Friday, July 30, 2010

Ngọc

Ngọc Jadeite: độ cứng 6,5-7 Mors, ký hiệu hóa học: [Na(Al,Fe3+)Si2O6] được thành tạo cách đây 150 triệu năm ở độ sâu dưới lòng đất 65km, là khoáng vật có lý lịch cực kỳ hiếm có (thuộc loại quý hiếm).
Ngọc Nephrite: độ cứng 5,5 - 6 Mors, ký hiệu hóa học: [Ca2(Mg,Fe2+)5(Si8O22)(OH,F)2, được thành tạo cách đây 100 triệu năm ở độ sâu dưới lòng đất 10km, nhiều nước có và dễ tìm thấy (không thuộc loại quý hiếm).
Ngọc Serpentine: độ cứng 5 - 5,5 Mors, được thành tạo cách đây 100 triệu năm ở độ sâu dưới lòng đất 5km (không thuộc loại quý hiếm).

Wednesday, July 21, 2010

Về vụ vua Quang Trung băng hà

Photobucket


Theo Bắc Cung hoàng hậu (Công chúa Ngọc Hân) trong bài Ai tư vãn khóc vua Quang Trung có đoạn:

Từ nắng hạ mùa thu trái tiết,
Xót mình rỗng mỏi mệt chẳng yên.
Xiết bao kinh sợ lo phiền,
Miếu thần đã đảo, thuốc tiên lại cầu.
Khắp mọi chốn đâu đâu tìm được .... 



Trong tháng 5-1792, thành Gia Định đã nhốn nháo vì tin quân Tây Sơn sắp tràn vào trong một toan tính to lớn đánh hai mặt: đường bộ theo từ trên Lào xuống Miên để đánh mặt sau ; đường thuỷ thì theo vào Côn Lôn đánh từ Hậu Giang đánh lên để chận tuyệt đường rút lui của Nguyễn ánh , khỏi lo hậu hoạn như gần hai mươi năm trước. Tháng 8 năm đó có hịch truyền của  Nguyễn Huệ loan báo cho dân hai phủ Quảng Ngãi , Quy Nhơn chuẩn bị đón quân ở Phú Xuân để chinh nam. Nguyễn ánh nghe báo lực lượng đó là hai , ba mươi vạn quân.??? Người ngoại quốc thì thấy ở Phú Xuân có đến ba mươi ngàn quân tập luyện hàng ngày (tài liệu của giáo sĩ La Mothe - Trong cuốn Lịch sử giáo hội Công Giáo của Linh Mục Bùi Đức Sinh (Tập II, trang 338) - La Mothe được phong lên giám mục năm 1796, làm phụ tá cho giám mục Labartte, giám mục Đàng Trong. ) . Tất nhiên theo đà chiến thắng liên tục của những ông vua mở nước, vua  Quang Trung không ngồi trong cung để nghe những tin báo cáo từ chiến trường gởi về . Thế mà tháng Quang Trung chết (16-9-1792) là 29 tháng 7 (thiếu) âm lịch, mùa gió (tây) Nam tháng 6 tháng 7 (âm lịch) nóng, nắng to: " Nắng tháng tám nám lá bưởi ",  vua phải còn lo việc luyện quân, phải bệnh nặng bất ngờ không chữa được , nguyên nhân không phải cần là do thầy thuốc danh tiếng mới biết. Nhà sử học Ch. Borri đã biết về cái nóng và gió vào mùa này, cái nóng làm chết ông trấn thủ đỡ đầu linh mục ở Quy Nhơn, ông trấn thủ chỉ mải mê đi săn trong một ngày với cơn sốt mê man và từ đó dẫn đến cái chết chỉ trong một tuần ! Cho nên chuyện Quang Trung kể với quan ngự y Trần Văn Kỷ về việc bị một " liệt thánh" là một ông già chít khăn đỏ tay cầm gậy sắt đánh vào đầu mà từ đó sinh bệnh.... Đây là câu chuyện có phần hư cấu sau này nhà Nguyễn viết thêm trong Đại Nam liệt truyện (Quyển 30) để cũng cố cái chuyện cơ trời của nhà Nguyễn tạo dựng lên chuyện để cũng cố cái vận thành công của nhà Nguyễn đã được " Thiên Cơ " ấn định từ trước. Còn chuyện vua Quang Trung bị đánh gậy lên đầu ngất đi cũng chỉ là chuyện mê sảng của của người đang trong thời kỳ mang căn bệnh nặng. Không cần phải là người bài bác "mê tín dị đoan" mới hiểu được... Đây cũng là cần phải lưu ý về sự tâng công hay lấy công chuột tội nhảy qua nhảy lại của ông Trần Văn Kỷ qua các triều đại của ông đã từng phục vụ ngày xưa...

Núi và Thác

Photobucket


Dòng nước xiết thu mình uốn éo qua các trũng, vực méo mó để buông mình vào không khí tạo thành âm thanh xì xầm.

Có lần núi đá hỏi thác:
- Ngươi chảy qua thân ta đã nhiều niên kỷ, nhưng sao chưa lần nào ngươi lên tiếng?
Thác nhẹ nhàng:
- Ta với ngươi đều là con của tạo hóa, tại sao cần phải lên tiếng? Và ta đã chảy qua thân ngươi từ lâu lắm rồi, ta cần nói gì với ngươi?
Núi buồn bã:
- Ta sừng sững giữa trời mấy ngàn năm vẫn chưa gặp kẻ được tương đồng.
Thác hỏi:
- Thế người nào mới đáng là tri kỷ của ngươi?
Núi cười lớn vang vọng không trung:
- Cao, mạnh, lì lợm như ta.
Thác phân vân:
- Thế chỉ có ngươi là cao và mạnh thôi sao?
Núi đáp:
- Hãy nhìn xem, trên trần gian này loài người chiêm ngưỡng ta, xem sự hùng vĩ của ta như ý chí để vượt qua khắc nghiệt cuộc đời. Biết bao thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ dùng ta làm đề tài nghệ thuật. Ngay cả thiền sư, triết gia cũng mượn ta làm nơi trú ẩn. Ta là biểu tượng của sức mạnh, và cả ngươi cũng chảy qua thân ta mà hình thành.
Thác tung cao lên chót vót đỉnh núi, đáp:
- Ta đâu khác ngươi. Ta cũng là đề tài của văn học và thi ca, của hội họa và nhiếp ảnh. Thiền sư, triết gia cũng từng mượn hình ảnh ta để giảng dạy. Ta là biểu tượng của đạo. Nếu có khác là ta di động, còn ngươi đứng một chỗ. Ta phiêu lưu nhiều hơn ngươi. Ta đã đi qua rất nhiều nơi, chẳng ai theo kịp ta cả, nhưng ta vẫn hiện diện ở đây hàng giây để leo qua thân ngươi.
Đối với núi, dường như “kỷ nguyên mấy lượt trơ không, vẫn mình” đã có câu giải đáp. Và rồi cả thác và núi đều không lên tiếng đàm luận nữa.

Thời gian và không gian ...

Photobucket

Charles Lamb viết: Không gì làm tôi bối rối bằng thời gian và không gian. Và cũng không có gì ít quấy rầy tôi hơn là thời gian và không gian, vì tôi không bao giờ nghĩ đến chúng.

Thời gian là khái niệm siêu hình, thật khó có thể vẽ hay diễn tả nó. Nhưng chúng ta cảm thấy một cách mạnh mẽ thời gian đang trôi qua, nhờ có ngày đêm. Nói cách khác, thời gian vừa tồn tại tự nhiên, vừa là một khái niệm gắn liền với thế giới con người trực tiếp cảm nhận nó. Tôi muốn nói đến một điều mà chắc tôi sẽ còn nhắc lại: sự tồn tại của vũ trụ cũng như thời gian chỉ có ý nghĩa khi có được những thực thể cảm nhận được nó.
Ngày nay ta biết rằng thời gian và không gian làm nên thế giới 4 chiều của chúng ta. Tuy thuyết tương đối ra đời đã lâu, nhưng những ấn tượng về thời gian tuyệt đối vẫn còn mạnh mẽ, và quả thật trong cuộc sống thường ngày thì người ta chỉ cần biết đến chuyện xem dồng hồ để biết giờ đi làm. Trước khi Einstein đưa ra bài báo của mình và lật đổ nhiều quan niệm cổ điển thì H.G.Wells đã biết rằng không gian và thời gian không thể tách rời được với nhau (The time machine). Mỗi người trong chúng ta có đồng hồ đo thời gian cho riêng mình, vậy thì ta sẽ sử dụng thời gian như thế nào? Vâng đúng thế, chúng ta sử dụng thời gian vào những mục đích của mình.
Thời gian chỉ có ý nghĩa khi vũ trụ ra đời khoảng 15 tỷ năm trước đây, và nó có thể có cuộc đời xác định: bắt đầu tại vụ nổ Big Bang, và kết thúc tại Big Crunch – khi vũ trụ co lại (nếu như nó co lại thật). Tuy nhiên, không-thời gian có thể kết thúc trong lỗ đen. Các lỗ đen cũng là chìa khóa cho việc du hành ngược thời gian, mà hi vọng tôi có thể sớm có một vài ý tưởng hay về nó. Wells cũng nói rằng chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Nếu điều này là sự thật thì hơi buồn, nhưng nó sẽ tránh cho chúng ta nhiều rắc rối. Nhưng chúng ta luôn có thể thay đổi được tương lai, và đó là chìa khóa của vấn đề.
Thời gian là thế lực khủng khiếp mà con người chưa thể chinh phục. Nó trôi qua không ngừng nghỉ, và chẳng chờ đợi ai bao giờ. 100 năm tuổi thọ của con người, hình như là quá ít. Tôi còn nhớ câu thơ Pháp: “Thời gian ăn cuộc đời”. Thật đáng sợ nếu như vài chục năm sau ta giật mình nhận ra rằng mình chưa làm được điều gì có ích.
Mặt trời có tuổi thọ 10 tỷ năm, nhưng rồi mặt trời cũng sẽ bốc cháy cùng với hệ hành tinh của nó, trở thành sao lùn trắng và rồi chìm vào quên lãng, vì sự tồn tại của nó không còn có ích nữa. Tôi biết con người có nhiều tham vọng hơn thế, chúng muốn vượt xa tuổi thọ của mặt trời và đến lúc đó có lẽ con người sẽ thấu hiểu được vũ trụ.
Hãy nhớ câu chuyện của Edison: một hôm khi đi trên phố, ông chợt nhận ra thời gian đang trôi qua, và ông đã rảo bước đi nhanh hơn trên đường. Và bạn cũng không nên quên rằng Einstein đã nói cho chúng ta biết, nếu chúng ta chuyển động càng nhanh thì thời gian của chúng ta càng chậm hơn, và chúng ta sẽ có thêm thời gian để làm nhiều việc có ích (thật ra đó chỉ là chuyện hão huyền, nhưng điều tôi muốn nói là chúng ta không thể điều khiển thời gian, vì vậy hãy cố tiết kiệm thời gian cho mình).
Thời gian là vốn quý của mỗi người. Nó cũng là kẻ sẽ hủy diệt mọi thứ. Tuy nhiên chúng ta không quên câu nói của người Ai Cập: “Con người sợ thời gian, nhưng thời gian sợ các kim tự tháp”. Và ước mơ chinh phục thời gian vẫn là ước mơ muôn thuở của con người.

Con người ???

Photobucket

Tại sao lại có con người? Tại sao chúng ta tồn tại ở đây?


Nếu đó là câu hỏi bạn đặt cho tôi, thì có thể tôi sẽ trả lời rằng: Chúng ta tồn tại để có thể tự đặt những câu hỏi như thế. Thú thật tôi rất thích thú với nguyên lý vị nhân, nhưng có lẽ đó là một câu trả lời đúng. Khi đã có những câu hỏi như vậy, nghĩa là con người đã ý thức được rõ ràng về sự tồn tại của mình, có vũ trụ quan riêng biệt.
Tôi còn nhớ một đoạn phim trên Discovery Channel cổ động cho chương trình bảo vệ môi trường sống. Trong hàng ngàn, hàng vạn loài sinh vật trên trái đất, tại sao chỉ có con người có được ý thức và trí khôn - những điều đã khiến con người trở thành sinh vật mạnh nhất. Tại sao con người lại có mặt? Đơn giản là vì chỉ có con người mới có đủ khả năng để bảo vệ những sinh vật khác, bảo vệ ngôi nhà chung của muôn loài.


Con người là người bảo vệ, hay là kẻ phá hoại?
Có thể là cả hai. Đã từ lâu khi con người tự thiết lập trật tự xã hội cho riêng mình, họ cũng đã đi ngược lại với tự nhiên. Và rồi con người cũng sẽ rời bỏ cái nôi của mình, như xưa kia sinh vật đã từ dưới nước lên sống ở trên cạn.
Tôi không biết là từ bao giờ, nhưng con nguời là sinh vật thích nhìn ngắm bầu trời nhất, đặc biệt là bầu trời đêm. Trong hằng hà sa số những vì lấp lánh trên kia… chúng ta quá cô đơn trong vũ trụ. Trái đất và con người còn bé hơn những hạt cát trong vũ trụ bao la kia, nhưng dường như chúng ta là những thực thể duy nhất biết được những điều nhỏ nhặt về vũ trụ. Những bộ phim khoa học viễn tưởng có liên quan đến du hành vũ trụ hay người ngoài Trái đất luôn làm tôi thích thú. Thật đáng ngạc nhiên là con người có thể tự vẽ ra tương lai cho mình. Trí tưởng tượng của con người là thứ duy nhất không bị giới hạn tương đối của Einstein kìm hãm. Có lẽ chúng ta thực sự có được một vị trí đặc biệt trong vũ trụ. Phải chăng vũ trụ đã được xếp đặt dành cho con người – những kẻ nhỏ nhoi quan sát vũ trụ bằng đầu óc trống rỗng của mình?
Con người bị chi phối bởi những điều kiện xã hội do chính họ đặt ra. Những mắt xích trong đời sống, cả thế giới hùng vĩ. Văn hóa, nghệ thuật, khoa học… thế giới nhân tạo của con người rồi sẽ phong phú hơn cả thế giới tự nhiên?

ĐỜI TA CHỈ BÁI LẠY TRƯỚC HOA MAI !





Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai

Mười năm chu du tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai
Cao Bá Quát

Người xưa vẫn thường bảo rằng vạn vật hữu tình. Nếu không có tình thì có làm sao cứ mỗi năm, lá ngô đồng rụng một lần cho cây lên hoa. Và cứ nghe len lén gió xuân là mai lại trổ vàng. Tự nghìn năm trước, người xưa đã nói về hồn của hoa mai là hồn của một người con gái yêu kiều. Cái dáng mai gầy lung linh trong gió, từa tựa như dáng một thiếu nữ ngược gió đi qua cầu Trường Tiền.
Thân mỏng, nhẹ mà rắn rỏi vô cùng. Hút hết tinh lực của đất nhưng cương quyết không cúi mình, không lớn vội vàng, mà cứ se sắt lại. Ngay cả cái màu xám đen của thân cây cũng là một thái độ sống rất chi là can trường. Như rằng cây hoa mai đã nhặt trong những đêm mùa đông, lạnh lẽo từng hạt sương mai mặn nồng để nuôi lớn một màu da. Dù bao nhiêu tuổi, cây hoa mai vẫn có một vóc dáng trẻ trung. Từng nhánh như cánh tay người đâm thẳng lên trời, đi qua bốn mùa mà nhẹ thênh như mưa dải nắng dầu chỉ là chút dâu bể không làm ngả lòng như quân tử.
 
Hồn của hoa mai trước hết là ở chữ tín. Chưa từng ai biết kiên nhẫn như hoa mai. Ðợi trong trời đất suốt suốt hai mươi bốn tiết, ba trăm sáu mươi lăm ngày chỉ để ngày đầu tiên của năm mới, nở cho đời một đoá vô thường. Không một lời hẹn nguyền mà đúng như chân tâm phát nguyện. Hoa nở để xác tín với đời về giá trị vĩnh cửu của sự sống. Nó luân chuyển trong đất đai, phập phồng sinh sôi trong từng mầm cây, để nở bùng lên như một ngọn lửa tê mê lòng. Mai còn là loài hoa có nghĩa, bởi biết trả cho đất cái đẹp của ơn hoài sinh, một cái đẹp lê phụ như những ngôi sao băng làm rạng rỡ bầu trời. Mùa xuân ở Huế thường có nhiều sa mù, cánh hoa vàng trong sương bãng lãng như những giọt nắng rơi từ trời cao xuống lòng phố nhoè những chấm vàng lung linh. Cái duyên ngầm của hoa mai có lẽ là ở chỗ biết diễn đạt lòng người. Hoa mai hiểu càn khôn, như con người hiểu lòng bàn tay mình. Ngày xuân nhìn hoa nở e ấp, lòng cứ ngờ ngợ như ai đó đang đi lại nói cười. E lệ nép vào dưới hoa là ngại ngần một tình yêu ban đầu. Gần như là chỉ có sự yên lặng vĩnh cửu mới diễn đạt đến tận cùng đời sống nội tâm dữ dội của hoa. Trăm năm nỗi thống khổ gởi gắm trong một sắc vàng mênh mông, chính vì vậy mà hoa mai được người đời mệnh cho là quân tử hoa.
Từng cánh hoa rơi vàng trong gió nhẹ, nghe như một hơi thở dài trên những bến vắng um tùm lau sậy mọc . Tôi vẫn hằng nghĩ màu vàng của hoa mai là màu vàng của hoài niệm. Sắc hoa ấy như chưa bao giờ phai nhạt mà theo thời gian cứ mãi vàng lên như một bóng nắng huyền hoặc di chuyển mãi tận phía sa mù. Trong giấc mơ ngày nọ của một cậu học trò , tôi bỗng thấy mình đi lạc giữa ngàn mai hoa. Bước chân mê mải dặm xanh giữa trùng trùng điệp điệp rồi tựa vào thân cây mai đánh giấc ngủ say ... Ở Huế có nhiều cội mai đã sống đến hàng trăm tuổi. Thân mai xanh một màu rêu đá. Cuối đông chỉ còn trơ những cánh tay gầy guộc. Tưởng chừng như hồn mai đã ra đi bỏ chút hơi tàn rơi lại trên vài đọt lá . ẤY thế mà chỉ một đêm dịu nhẹ gió xuân, sáng mai đã thấy hoa nở đầy trên những thân như một phép lạ của tâm hồn. Và năm nào cũng vậy, cứ vào độ tháng Chạp, nhiều người Huế bâng khuâng đi tìm mai. Bước chân của những chàng Lưu Nguyễn thời hiện đại cứ ngại ngần trên những dặm hoa mênh mông thôn Vỹ Dạ . Rồi lục tục từ ngàn ngọn núi xa, mai như người kéo nhau về dưới phố, nhuộm vàng cả một bến Hương chừ đã vắng sương mù. Cõng mai về phố có nhỏ nhoi một dáng mẹ già. Ðôi tay mẹ gầy những sương mai. Có chỏm tóc lục y nâu chàm của những chú tiểu, phong phanh một chiếc áo mỏng che chở cho những nhành mai cổ tự mà thân đã rêu mờ...
Có một ngày cuối năm đầy hương sắc, tôi đã tìm những đoá hoa mai mà lòng như lạc vào cõi chiêm bao. Dọc một bến sông vàng những hồn mai mộng mị. Có tiếng hát nào xa xôi lắm chợt ngân vang trong cõi sương mù "Mẹ ơi, hoa cúc hoa mai nở vàng rồi..."

Gió

Photobucket


Là gió
Bất chợt đến rồi đi
Ào ạt, thầm thì
Trãi lòng muôn dặm lý

Lan

Photobucket

Lan

Sáng kiêu sa
Tối ngải tà
Tàn cơn gió bụi
Bay qua .

Monday, July 19, 2010

Xích Bích hoài cổ - Đỗ Mục

Photobucket

赤壁懷古 杜牧

折戟沈沙鐵未銷
自將磨洗認前朝
東風不與周郞便
銅雀春深鎖二喬

Xích Bích hoài cổ - Đỗ Mục

Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều
Đông phong bất dữ Chu Lang tiện
Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều


Nhớ chuyện xưa  Xích Bích

Cát vùi lưỡi kích thép chửa tiêu
Mài rữa nhận ra dấu cổ triều
Ví thử Chu công không gió giúp
Xuân sâu Đồng Tước khoá hai Kiều


Xích Bích là một khúc sông trên Trường Giang thuộc tỉnh Hồ Bắc . Đời chiến quốc, nguyên soái Chu Du nhờ gió đông nổi lên mới dùng hỏa công đốt cháy các chiến thuyền của Tào Tháo . Nhị Kiều: tức Đại Kiều, vợ của Tôn Sách, và Tiểu Kiều, vợ của Chu Du . Khi Khổng Minh khích Chu Du đánh Tào Tháo, nên lập mưu nói rằng: " Tào Tháo thường nói xây đài Đồng Tước để khi chiếm được Đông Ngô, sẽ bắt Đại Kiều và Tiểu Kiều về ở đây để hưởng lạc thú lúc tuổi về già ." Nền cũ của đài Đồng Tước  hiện nay còn hiện diện ở huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam TQ  

Saturday, July 17, 2010

Haiku 1

Photobucket

Tìm Hiểu Thêm Về NinJa ( 忍者)






Vị Tổ sư Ninja đời thứ 34 của Nhật Bản, Hasumi, cho rằng mục đích của Ninjutsu là sự phát triển hài hòa giữa tinh thần và thể chất trong con người, phát huy khả năng vô tận của con người. Nếu như những môn sinh Ninja có được kỹ năng cận chiến, thể lực dồi dào qua thực tế luyện tập thì phương diện tinh thần của Ninjitsu chỉ có được đối với những ai biết kết hợp những tài năng bẩm sinh, lòng trung thành, chí kiên tâm, thái độ tôn sư trọng đạo một cách hài hòa.

Trung tâm giảng dạy Ninjitsu hiện đại chia chương trình ra gồm
8 phần: đánh bằng tay không, nhào lộn, đánh bằng côn gỗ, sử dụng vũ khí lạnh và ném liệng địch thủ, đánh bằng dây xích và kiếm, cách tẩu thoát và đột nhập vào những nơi đã đóng kín, nghệ thuật ngụy trang, và cuối cùng là chiến lược tác chiến.
 
Tất cả sở học của Ninjitsu phát triển theo
3 cấp . Ở cấp độ thứ nhất, nắm vững được các phương pháp giáp đấu sơ đẳng nhất “bằng tay không”, những nhóm cơ bắp, dây chằng được phát triển. Những Ninja tương lai đều có được sự mềm dẻo, linh hoạt cao, nhào lộn giỏi. Những sự tập luyện trong giai đoạn đầu rất cam go và những môn sinh mới không chịu nổi sự quá tải. Họ tập rơi xuống sàn cứng, bò trườn một khoảng cách rất xa. Một Ninja lão luyện có thể vượt qua 300km trong một ngày. Môn sinh được học cách chuyển dịch không gây tiếng động và thoát khỏi cuộc phục kích của địch. Đây là cấp độ đào tạo nhân tài – những võ sĩ, trinh sát nắm vững mọi kỹ năng thao tác chiến đấu.
 
Cấp độ thứ hai tương ứng với sự phát triển những khả năng tâm lý nhất định được gọi là
Tunin. Chiến  sĩ Ninja phải phân biệt được 5 trạng thái tính cách tâm lý của đối phương (Goje): thói hám danh, tính nhút nhát, sự nóng nảy, thói lười biếng, nhu nhược và nắm bắt được 5 dục vọng của kẻ thù (Go Yoku): đói, động dục, tự mãn, tham lam, tự kiêu. Một Ninja dày dạn kinh nghiệm sau khi thấu đáo bản chất của những cảm giác này có thể dùng thế  “Dĩ độc trị độc”.
 
Ninja sau khi đạt được cấp độ Tunin,có thể tránh được nguy hiểm đang rình rập họ trên đường đi không? Họ quyết đấu đến cùng không? Gài bẫy giăng  bắt được kẻ thù không?

Một  Ninja chân chính không chỉ là một chiến sĩ xuất chúng có khả năng tiêu diệt đối phương không gây tiếng động, giải thoát khỏi cuộc truy đuổi của địch, mà còn là một học giả uyên thâm, nhận thức cuộc sống của mình hư một hoạt động sáng tạo. Chẳng hạn như Masaaki Hasumi   – một nhà thơ cổ điển, một thủ bút tài hoa của Nhật Bản. Phải công nhận điều này không mấy phù hợp với hình ảnh Ninja mà chúng ta thấy trong phim ảnh, sách truyện tranh ...

Hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất một trường dạy Ninjitsu nổi tiếng mang tên Togakyre – Ru. Mới vừa tự xưng danh về mình nhưng không có ý muốn khẳng định truyền thống lịch sử lâu đời của môn phái mình qua những tài liệu nào đó. Tuy vậy, thực tế vẫn là thực tế. Những Ninja hiện đại được phát triển toàn diện cả tinh thần lẫn thể chất được đào tạo từ đó.


 
Theo Real Ultimate Power: The Official Ninja Book by Robert Hamburger 

Lai Lịch Của Các Sát Thủ Trong Bóng Tối



   Lai Lịch Của Các Sát Thủ Trong Bóng Tối

Hình ảnh trên diễn tả khá chính xác về một Ninja nhưng cũng dễ gây ra ngộ nhận về các đệ tử môn phái Ninjitsu. Trên thực tế, các Ninja quả đúng là các sát thần, sẵn Sàng nhúng tay vào máu của mọi nạn nhân bất kể lý do, nhưng vai trò của họ không chỉ thu gọn vào những mưu đồ thanh toán cá nhân lặt vặt. Thực ra, trong lịch sử của Nhật Bản, họ có mặt hầu như trong mọi biến cố và vai trò của họ đã để lại những dấu vết rất lớn trong đời sống của quốc gia này.

Các tài liệu nghiên cứu về giới Ninja đã nêu giả thuyết môn phái Ninjitsu xuất phát từ Trung Hoa vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, tức là cách đây khoảng 2.500 năm. Tuy nhiên, những tài liệu có thể tìm được cho biết cách đây hơn 800 năm, tức là 1192, môn phái Ninjitsu đã đạt tới một mức độ hoạt động khá quy mô ở Nhật. Những tài liệu này không tìm thấy nguồn gốc của môn phái ở Trung Hoa, nhưng cũng không xác định chắc chắn có phải là một môn phái riêng của người dân đảo quốc Nhật Bản hay không.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Ninjitsu xuất phát từ Tôn Tử hay Tôn Võ Tử, người đời Xuân Thu, sinh ở phía đông nũi La Phù, thao lược tinh thông. Ông đã soạn ra một bộ binh pháp gồm 13 thiên: Thuỷ kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư thiệt, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Tựu địa, Hoả công, Dụng gián ...Đến đời Kamakura, vào năm 1192, Ninjitsu bắt đầu phát triển mạnh và bành trướng rộng rãi suốt 400 năm tiếp theo. Vào thời gian này, có đến 25 võ đường được thiết lập để truyền dạy Ninjitsu, tập trung nhất ở hai tỉnh Iga và Koga. Một trong những thủ lãnh Ninja nổi tiếng của thế kỷ 16 là Sandayu Monochi từng chỉ huy một ngàn Ninja chống lại gần năm vạn quân của tướng Oda Nobunaga. Một thủ lãnh Ninja khác là Hanzo Hatori, sống vào thế kỷ 17, từng đắc lực giúp tướng quân Ieasu Tokugawa chiến thắng vẻ vảng bốn vạn quân phiến loạn ở Shimabara Kyushu vào năm 1637. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của các Ninja, dòng họ tướng quân Ieyasu Tokugawa đã trị vì đất nước của Thái Dương Thần Nữ đến cuối thế kỷ 19.

Mặc dù hiểu thế nào về lai lịch thì môn phái Ninjitsu cũng đã có một quá trình hơn 800 năm và đã tham dự vào hầu hết những khúc quanh quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Hầu như họ đã luôn có mặt bên cạnh các Lãnh chúa, các vị Tướng quân và đóng góp không ít công lao cho các nhân vật này trong các nỗ lực tranh giành quyền lực. Chính do điều đó, dù giới Ninja dễ dàng đặt lưỡi gươm của mình dưới uy lực của tiền tài, vật chất... họ vẫn được coi như các hiệp sĩ, và là các hiệp sĩ chọn lọc vì bản lĩnh đầy tính thần kỳ. Đối với đám đông và ngay cả với giới quyền quý, Ninja cũng chính là những Samurai, những Samurai thượng thặng. Việc họ sẵn sàng đặt mình dưới uy lực của tiền bạc chỉ do họ có điều kiện tự do
hơn các Samurai nhờ truyền thống môn phái. Trong khi các Samurai với truyền thống cột mình vào quan niệm thờ lãnh chúa của mình thì ngựoc lại  các Ninja có tòan quyền lựa chọn công việc. Họ không giao kết trọn đời với bất kỳ ai mà chỉ nhận lãnh từng nhiệm vụ theo sự cân nhắc của chính mình. Họ có thể ở
hàng ngũ này hôm nay và ở hàng ngũ kia vào ngày hôm sau..., Nhưng đó không phải là lý do để chê bai họ. Tất cả đều nghĩ đó là quyền của họ chứ không phải do họ thiếu trung thành hoặc hay thay lòng đổi dạ. Họ lênh đênh như những đám mây trôi và dừng lại ở bất cứ chỗ nào cần họ, hay họ cần dừng. Có điều là khi đã nhận một nhiệm vụ, hầu như họ hầu như không bao giờ bỏ dở hay làm hỏng, chỉ trừ khi cái chết cản trở. Với tinh thần và truyền thống đó, họ đã đi suốt chiều dài lịch sử Nhật Bản, ít nhất là cho tới khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt . Vào thời gian đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm tan rã hàng ngũ Samurai, nhưng các Ninja vẫn tiếp tục  đóng vai trò của mình trong các cơ quan tình báo dưới lớp áo của các điệp viên , nội gián ... Sang thế kỷ 20, trong Đệ nhị thế chiến, cơ quan mật vụ Nhật bản đã phải cần đến sự hoạt động của các cao thủ Ninjutsu để góp phần chấm dứt cuộc phong toả của quân đội Mỹ do tướng Douglas chỉ huy đang chiếm đóng ở Nhật lúc bấy giờ. Sau thế chiến thứ hai, chính phủ Nhật đã đặt các Ninja ra ngoài vòng pháp luật. Tuy vậy,
Ninjitsu vẫn được ngưỡng mộ. Vào tháng 5-1980, để đối phó với bọn khủng bố đánh chiếm sứ quán Iran tại Anh, người ta đã phải nhờ tới một chuyên viên Ninjitsu tổ chức giúp một cuộc tấn công cấp kỳ để giải thoát các con tin. Kết quả là với kỹ thuật đặc thù của Ninjitsu, cuộc tấn công đã hoàn tất chớp nhoáng chỉ trong mấy phút. Với công trạng diệu kỳ này, môn Ninjitsu đã được chấp nhập phục hồi, hầu truyền dạy cho những người đương đại các kỹ thuật huyền bí của môn võ "thần kỳ" này phục vụ cho những mục đích tốt đẹp của xã hội và nhân loại.   Có lẽ đây là vai trò mà họ đã sắn có trong nhiều thế kỷ nên khó có giới nào có thể thay thế họ.
 
Theo The Mystic Arts of the Ninja by Stephen K. Hayes 

Bản Lĩnh Và Nhiệm Vụ Của NinJa



    Tìm Hiểu Thêm Về Bản Lĩnh Và Nhiệm Vụ  Của NinJa

Như đã nói phần trên ,môn Ninjitsu sử dụng hầu hết thuật Binh Pháp của Tôn Tử, tập trung nhất là thiên "Dụng gián", tức thiên bàn về công tác sử dụng gián điệp trong chiến tranh. Nhưng chiến thuật về gián điệp của Tôn Tử đã du nhập vào Nhật bản dướit thời lãnh chúa Shotoku(593-622) qua việc lãnh chúa này lần đầu tiên sử dụng các thuộc hạ của mình mặc thường phục để do thám địch tình phục vụ cho cuộc chiến tranh, từ đó Ninjitsu đã hình thành và phát triển tại Nhật Bản.

Những võ đường đầu tiên của môn phái Ninjitsu được  có từ cuối thế kỷ 12, nhưng chỉ vào khoảng thế kỷ 16 mới có sự nở rộ của các võ đường môn phái này. Thế kỷ 16 cũng là thế kỷ đánh dấu nhiều đóng góp lớn lao của giới Ninja vào lịch sử của Nhật Bản . Thời gian này, cuộc tương tranh giữa các lãnh chúa tới hồi tàn lụi nên diễn ra hết sức quyết liệt. Các thủ lãnh quân sự cố giành lấy phần thắng về phía mình nên đã mở rộng vòng tay thu hút giới Ninja. Mỗi thủ lãnh đều có 1 nhóm Ninja riêng để làm tai mắt để dò xét đối phương hoặc thực hiện những vụ mưu sát quan trọng. Yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ này khiến giới Ninja mang đủ các hình thức cải trang, và khi cần xuất hiện thì giấu kín diện mạo dưới những lớp áo phủ kín mặt. Tất nhiên nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi họ thường phải mò mẫm trong đêm tối, và để tránh bị phát giác ,nên họ đã chọn màu đen cho y phục để dễ bề hòa lẫn với bóng đêm ...

Những năm cuối cùng của thế kỷ 16, các cuộc tranh giành quyền hành giữa các lãnh chúa chấm dứt thì lại biến thành cuộc tranh giành quyền hành giữa các cá nhân dưới triều đại của lãnh chúa duy nhất là Hideyoshi. Tính chất mới mẻ này trong tương tranh càng làm nổi bật hơn nữa vai trò của giới Ninja vì những người tương tranh không thể điều động binh lực để giải quyết số phận của kẻ thù mà phải nhờ cậy đến tài nghệ đặc biệt của các Ninja. Cuộc tương tranh kéo dài tới đầu thế kỷ 17 mới đưa được Tokugawa lên chiếc ghế trị vì tòan bộ đảo quốc Phù Tang. Thời gian kéo dài này đã tô điểm thêm nhiều nét đặc sắc hơn cho vai trò của các Ninja vì các Tướng quân đã có nhiều dịp để nhìn rõ sự tiếp tay đắc lực của họ. Tướng quân Ieyasu Tokugawa đã không ngần ngại thiết lập một đội quân bí mật gồm các Ninja. Đội quân này không mang quân phục và có phạm vi hoạt động rất rộng lớn. Một phần nhiệm vụ của họ là tạo ra quanh vị Tường quân một hàng rào bảo vệ và phần khác len lỏi sâu vào mọi vùng đất nước để nắm vững hoạt động của các phe nhóm chống đối. Nhờ vậy, Tướng quân Iesaku Tokugawa đã nhanh chóng dập tắt được các cuộc bạo loạn để tạo điều kiện kéo dài thời gian ngự trị của dòng họ Tokugawa tới cuối thế kỷ 19. Tới thời gian này, giới Ninja cũng ổn định hẳn về đẳng cấp môn phái dựa trên công phu rèn luyện và bản lãnh. Cho đến nay, không ai có thể nắm vững chắc chắn về chương trình huấn luyện của môn phái Ninjitsu, nhưng người ta biết có 3 đẳng cấp từ thấp đến cao là Genin, Chunin và Jonin. Đẳng cấp dựa trên công phu, đồng thời cũng quy định luôn cả quyền hạn và trách nhiệm.

- Gennin là những Ninja chuyên trách thi hành mệnh lệnh .
- Chunin là cấp chuyển giao mệnh lệnh, và cũng thực hiện mệnh lệnh, cùng với Genin.
- Jonin, là cấp giữ vai trò thủ lãnh . Chỉ huy tối cao thuộc về quyền hành .

Dù ở cấp nào, một Ninja cũng phải đạt tới bản lĩnh phi thường bao gồm nhiều kỹ thuật. Nếu một Samurai chỉ cần rèn luyện thuật dùng gươm cho tới mức tinh vi thì một Ninja phải rèn luyện tới mức tinh vi hàng chục kỹ thuật khác nhau. Họ phải leo, trèo, chạy, nhảy tới mức độ người bình thường gọi họ là những người biết bay. Những bờ tường cao, những hào nước rộng, thậm chí cả mặt sông mênh mông cũng không là chướng ngại đối với họ. Ngòai tài dùng gươm, họ còn phải thông thạo những thế võ đặc biệt để chiến đấu tay không một cách hiệu quả. Mỗi ngón tay của Ninja đều là một thứ vũ khí giết người dễ dàng. Họ còn phải thông thạo cách dùng chất độc, cách đánh hỏa khí và cả cách thoát thân ngay khi đã bị trói chặt. Tiêu chuẩn bản lĩnh này đã đặt Ninja dưới một những chương trình huấn luyện gian khổ lâu dài và môn phái Ninjitsu đã trở thành môn phái có công phu kỹ thuật ngòai mọi tưởng tượng. Chẳng hạn, một Ninja sẽ tập cách nào cho các bắp thịt có thể biến đi khi bị đâm để không bị cắt đứt. Hoặc tập cho các khớp xương nhỏ lại để có thể dễ dàng thoát khỏi mọi dây trói. Họ cũng phải tập ngưng thở để biến mình thành bất động hầu tránh sự phát giác trong những tình cảnh ngặt nghèo.



Theo The Mystic Arts of the Ninja by Stephen K. Hayes

kỷ Luật và Chương trình huấn luyện môn phái Ninjitsu

kỷ Luật và Chương trình huấn luyện môn phái Ninjitsu  




   Tìm Hiểu Thêm Về kỷ Luật và Chương trình huấn luyện môn phái Ninjitsu  

Trong thời Edo (1603-1868), hòa bình kéo dài dưới quyền cai trị của Tokugawa đe dọa làm cho ninjutsu và những người luyện tập môn này bị lãng quên. Để đối phó, Ninjutsu được lập một cách có hệ thống thành một môn võ thuật.
 
Các kỹ thuật, dụng cụ và vũ khí được đưa vào sách, thay vì chỉ được truyền miệng bí mật như trong quá khứ. Một trong những sách hướng dẫn được biết đến nhiều nhất là cuốn Mansen shukai (1676) do ông Fujibayashi Samuji biên soạn, có vai trò như một bản tóm lược những truyền thống và kỹ thuật của các trường Iga và Koga.
 
Từ đầu thời kỳ Edo, Ninja đi vào văn hóa quần chúng thông qua việc mô tả phóng đại như một loại anh hùng siêu nhân trong nhiều cuốn truyện và kịch. Xu hướng này tiếp tục kéo dài sang cả thế kỷ 20 và xuất hiện trong tiểu thuyết, điện ảnh, chương trình giải trí truyền hình và truyện tranh với trung tâm là những ninja biến hóa xuất quỷ nhập thần, kích thích trí tưởng tượng ở cả Nhật Bản và trên thế giới .

Nonuse (Nghệ thuật tàng hình, nghệ thuật ẩn thân) được lưu truyền vào Nhật Bản từ những năm 552 sau công nguyên và được độc quyền luyện tập bởi các nhà sư. Các nhà sư không phải là những con người hiếu chiến hay thích gây sự, mà đơn giản chỉ vì lối sống  của Nhật Bản những năm này giới tăng lữ nắm rất nhiều quyền lực. Và Nhẫn thuật chỉ được tập luyện bở các tầng lớp cấp cao. Họ được gọi là những con người thần bí ...
 
Mãi cho đến năm 645. Các nhà sư mới hoàn thiện được kỹ năng chiến đầu và sử dụng kỹ năng Nonuse 1 cách rộng rãi để tự vệ vì họ nhận ra được các mối nguy hiểm của các thế lực thù địch bên ngoài như sự đố kỵ của các tầng lớp quý tộc trong cung đình.
Từ năm 794 đến năm 1192, Xã hội Nhật Bản phát triển rực rỡ, nhiều tầng lớp mới giàu có, có thế lực đã nổi lên lập ra các vùng cai trị riêng. Để củng cố cho thế lực của mình, họ đã tạo ra nhiều cuộc chiến nhằm tiêu diệt lẫn nhau để nắm quyền lực. Để thực hiện các mưu đồ riêng, họ cần rất nhiều gián điệp cũng như sát thủ để thu thập thông tin và thực hiện các nhiệm vụ bí mật cho mình. Những người tập môn Nonuse rất thích hợp cho các công việc trên, chính vì thế mà Ninja ra đời.

Theo báo Black Belt

     Sau Đây Xin Trích Dẫn Một Tài Liệu Của Tác Giã Nguyễn Vũ :


Chương trình huấn luyện:

Chương trình huấn luyện môn Ninjitsu hiện đại bao gồm 8 phần:

1. Đánh bằng tay không.
2. Nhào lộn.
3. Đánh bằng côn gỗ
4. Sử dụng vũ khí lạnh và ném liệng đối thủ.
5. Đánh bằng dây xích và kiếm.
6. Cách tẩu thoát và đột nhập vào những nơi đã đóng kín.
7. Nghệ thuật nguỵ trang.
8. Chiến lược tác chiến.


Toàn bộ chương trình huấn luyện của Ninjitsu hiện đại phát triển theo ba cấp độ:

   Cấp độ thứ nhất:

Người tập nắm vững được các phương pháp giao đấu sơ đẳng bằng tay không. Những nhóm cơ bắp và các dây chằng trong cơ thể được phát triển nhằm tạo cho nguời tập sự mềm deỏ, linh hoạt cao, nhào lộn giỏi. Sự tập luyện trong giai đoạn đầu rất gay go: người tập phải rơi xuống những sàn cứng, bò trườn một khoảng cách rất xa, cũng như phải tập vượt qua 300 km với nhiều chướng ngại vật trong một ngày. Người tập cũng học cách chuyển dịch không gây tiếng động và thoát khỏi cuộc phục kích của địch.

   Cấp độ thứ hai:

Học tập và phân biệt năm trạng thái tâm lý của đối phương: thói hám danh, tính nhút nhát, sự nóng nảy, thói lười biếng, nhu nhược, cũng như nắm bắt được năm dục vọng của kẻ thù: đói, động dục, tự mãn, tham lam, tự kiêu. Với những bản lĩnh tâm lý này, môn đồ Ninjitsu bắt đầu trở thành những Ninja: vừa thành thạo các kỹ thuật song hành với việc hiểu biết tâm lý, đó là yếu tố của sự chiến thắng.

   Cấp độ thứ ba:

Ninjitsu truyền dạy cho môn đồ tinh thần kiên tâm tối thượng, thông hiểu chín mức độ định thần bí mật của môn phái. Mỗi mức độ tương ứng với sự đan chéo những ngón tay một cách kỳ bí và một âm thanh đặc biệt cho phép họ kết hợp nghị lực tinh thần của con người với trí tuệ vạn năng của thiên nhiên.( Ngưng Trích ...)

Nhưng, đó chỉ là bước đầu của công cuộc tập luyện gian khổ mà những “chuyên viên” phản gián, khủng bố và trả thù này phải trải qua. Họ phải luyện sức chịu đựng của bắp thịt và những động tác của cơ thể trong những giờ dài đằng đẵng, có thể hoàn tất được những việc gian nan như trèo lên những vách thành, những bờ đá dốc đứng, ở dưới nước trong một thời gian dài và thỉnh thoảng lại nín thở giả chết để lừa địch. Họ còn phải tập di chuyển nhanh và không gây tiếng động, tập biến hình trong đêm tối, tập làm sao cho thân hình trông như là một tảng đá, một bụi cây in trên nền trời …

Một vài võ tướng đặt các Ninja của mình trong những đô thị quan yếu thời bấy giờ để báo cáo tin tức bằng cách đốt lửa trên đỉnh núi. Mặc dầu hầu hết các Ninja hoạt động về đêm trong những bộ quần áo đen, một chiếc khăn trùm đầu cũng đen. Chỉ chừa hai lỗ cho hai con mắt, một số ít cũng hoạt động ban ngày cải trang thành đủ hạng người, từ những thương gia giàu có cho đến bọn hành khất.
 
Một trong những lãnh tụ Ninja tài giỏi nhất là Sandayu Momochi hoạt động ở vùng Iga trong vòng thế kỷ sóng gió ấy, thế kỷ 16. Để làm rối trí kẻ địch và giấu tung tích của mình, Sandayu tậu 3 căn nhà ở xa cách nhau, với ba bà vợ và ba gia đình. Khi tình hình trở nên nguy ngập cho tính mệnh mình trong một vùng nào đó, ông đi qua vùng khác và lại làm chủ một gia đình khác.
 
Hai trong số ba ngôi nhà của ông nay vẫn còn. Ngôi nhà thứ ba, căn cứ quan trọng nhất của ông ở vùng đồi núi Ueno bị tướng Oda Nobunaga san bằng. Tướng Oda Nobunaga phải dùng đến 46 ngàn quân mới thắng được một ngàn quân Ninja của Sandayu. Người ta cho rằng ông Sandayu đã trốn về phía đông.

Sandayu mất tích từ đó cho đến gần 4 thế kỷ sau, khoa học tân tiến mới tìm thấy dấu vết của ông. Những chuyên viên về mồ mả vừa tìm ra ngôi mộ của ông nằm trong mảnh đất gia đình nhỏ nhắn trên một ngọn đồi, đối diện với một trong những ngôi nhà ngày xưa của ông, tại vùng núi phía sau Nabari, cách Uecno chứng 15 dặm về phía Nam – cháu 17 đời của Sandayu vẫn còn sống trong ngôi nhà với vợ và ba đứa con. Ông ta tên là Itsuki Momochi, một nông dân 54 tuổi. Nhưng Itsuki say mê gặt hái mùa màng hơn là những Ninja đã khuất núi từ lâu.

Một Ninja quan trọng khác nữa vào thời đó là Hanzo Hatori, người đã giúp Tướng  quân Ieyasu Tokugawa thiết lập đội quân bí mật của mình, các đồ đệ của ông cải trang thành người làm vườn, hoạt động chung quanh những hành dinh của vị tướng này ở Edo (Bây giờ là Đông Kinh).

Các Ninja phải tự ép mình vào một thứ kỷ luật sắt. Họ phải giữ bí mật về các chiến thuật của phe mình và phải tìm cách dò xét xem những chiến thuật đó đã bị kẻ địch biết chưa. Số mạng của kẻ phản bội được giải quyết một cách nhanh chóng và chắc chắn. Hắn sẽ bị săn đuổi như một con thú và cuối cùng thế nào cũng bị giết chết . Nhưng nếu bị kẻ địch bắt thì tính mạng cũng chẳng còn. Còn Ninja thường tìm cách tự vận trước khi phải tiết lộ bất cứ bí mật nào. Tuy nhiên điều ấy ít khi xảy ra, vì nếu một Ninja bị kẻ địch bắt thì đồng môn hay đồng chí  của anh sẽ dùng một khẩu súng tre hay ném phi tiêu để kết liễu đời anh ta trước hết.
 
Sách vở và tài liệu viết về Ninjitsu được cất giữ rất kỹ lưỡng và được xem là những thứ gia bảo truyền từ đời cha sang đời con. Hiện nay, một số sách do vài gia đình cất giữ, một số khác được đưa vào bảo tàng viện hay do những học giả còn tập luyện vài môn trong ngành Jujitsu cất giữ. Những tài liệu này cùng những dụng cụ khi xưa các Ninja dùng thỉnh thoảng được trưng bày cho công chúng xem tại viện bảo tàng Ninja ở Meno.

Theo báo Black Belt  

Tìm Hiểu Thêm Về NinJa

  



  
Tìm Hiểu Thêm Về  NinJa ( 忍者)
 
Ninja (tiếng Nhật: 忍者) là những cá nhân hay tổ chức từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Tokugawa. 忍 có âm Hán-Việt là nhẫn, nghĩa là "chịu đựng", "nhẫn nhịn", trong tiếng Nhật nó lại có nghĩa là "ẩn nấp". Còn 者 có âm Hán-Việt là giả, nghĩa là "người", trong tiếng Nhật có nghĩa là "người" hoặc "tổ chức". Ninja là những lính đặc công có chức năng thám báo và ám sát các lãnh chúa phong kiến. Ninja không phải là các Samurai, nhưng trong cuộc đụng độ kéo dài hàng trăm năm của giới quân sự Nhật Bản họ cũng đã đóng vai trò quan trọng.

Tên gọi thực sự của những cá nhân và tổ chức trên là
Ninjutsu tsukai (忍術使い). Nhưng sau Thế chiến thứ hai, do ảnh hưởng của một số tác phẩm văn học, Shinobi no mono (忍びの者) và Ninja trở thành cách gọi mới và vì cách gọi Ninja ngắn gọn, dễ nói hơn, nên trở nên phổ biến hơn cả ở Nhật Bản lẫn trên thế giới.

Trong các tiểu thuyết, phim ảnh, Ninja thường được mô tả là những người mặc đồ đen từ đầu đến chân, lưng mang kiếm, lợi dụng đêm tối để đột nhập vào căn cứ địch mà do thám hoặc tiến hành ám sát. Tuy nhiên, trang phục thực sự của các ninja là màu nâu sẫm. Có giả thuyết cho rằng những trang phục này có nguồn gốc từ trang phục đi săn của người dân vùng Nam tỉnh Shiga và Đông tỉnh Mie hiện nay. Quả thực Ninja một đặc điểm của văn hoá Nhật Bản.Nó là cái mặt bên kia của Võ sĩ Đạo. Người trong tầng lớp Võ Sĩ Đạo phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức, những quan niệm thẩm mỹ được tập hợp lại từ những giáo điều của Nho giáo (Trung,Dũng), từ Thiền (Định Tâm), đến những quy định về danh dự (tục mổ bụng tự sát là một ví dụ. ) Nhưng trong cuộc sống , đâu phải lúc nào người ta cũng dùng được những biện pháp "Quang minh chính đại", do đó mà  Ninja theo đó mới ra đời ,có đất sống.Nếu Võ Sĩ Đạo là mặt sáng, thì Ninja là mặt tối, cả hai không tách được nhau. Cho nên lúc tầng lớp Võ Sĩ Đạo Bushido suy tàn thì Ninja cũng theo đó mà tàn lụi theo ...

Ninja còn được hiểu là những người sử dụng phép lẩn trốn (忍術, Ninjutsu). Thực tế là các Ninja chú trọng việc ngụy trang và lẩn trốn chứ không hiếu chiến.

Ninja bao gồm cả nam giới lẫn nữ giới. Ninja nữ còn được gọi là kunoichi (くノ一)

Ninja thường sử dụng phi tiêu và kiếm để thực hiện sứ mệnh vì các vũ khí đó dễ mang theo, không nặng nề dễ di chuyển và hoạt động. Đặc biệt Ninja rất quả quyết và dũng cảm, họ luôn bàn tính kĩ trước khi hành động, khi nhiệm vụ thất bại, thì mỗi Ninja phải tự kết liễu mạng sống của mình để tránh làm lộ bí mật của tổ chức.Do tính đặc thù của môn phái là gắn bó chặt chẽ với sứ mệnh đặc biệt quan trọng cho nên Ninjitsu đòi hỏi những môn đồ khi nhập môn phải hội đủ ba điều kiện: ý thức trách nhiệm cao, trí phán đoán nhanh nhạy và một thân thể khoẻ mạnh để có thể chịu đựng được quá trình tập luyện cũng như quá trình hoạt động đầy gian lao nguy hiểm.


NINJA Sát Thủ Vô Hình



NINJA Sát Thủ Vô Hình

Một buổi chiều gió tuyết năm 1692, hai kỵ sĩ xuất hiện bên bìa rừng phía ngoài thủ đô Edo. Đó là Hữu quân tuỳ tướng Yanagisawa và một vệ sĩ. Vừa dừng ngựa lại, vị Tùy tướng lấy ra một chiếc còi đưa lên miệng thổi hai tiếng. Lập tức, từ trong rừng một thủ lĩnh Ninja với với y phục phủ kín mặt bước ra. Vị Tuỳ tướng nói với người này:
_ Hẹn trong 3 ngày, ngươi phải giết cho bằng được tên Yutano.
Gã thủ lĩnh Ninja đáp:
_ Xin tuân lệnh. Nhưng, ngài sẽ trả bao nhiêu?
_ Ta sẽ đền công trọng hậu. Chỉ cần các ngươi giữ thật kín. Chuyện này sẽ không có ai ngòai ta và ngươi biết.
Gã thủ lĩnh Ninja khẽ nghiên người trả lời:
_ Dạ, thưa tướng công.
Tiếp liền đó, vị Tuỳ tướng giật bắn mình vì một tiếng hét kinh hòang ngay sau lưng. Viên vệ sĩ của ông ngã gục xuống với những mũi phi tiêu cắm sâu vào cuống họng.
Gã thủ lĩnh Ninja thản nhiên nói:
_ Y là kẻ ngòai tôi và tướng công biết rõ sự việc này.
Đoạn, gã rắc 1 ít bột lên xác người vệ sĩ và thảy ngọn đèn cầy lên. Ngọn lửa bùng cháy trên tử thi trước cặp mắt chưa hết hãi hùng của vị Hữu Quân Tuỳ Tướng.

Đó là một cảnh mà chúng ta đã có dịp đọc về bản lĩnh và hành vi của những Ninja, những người được mệnh danh là "Sát Thủ Vô Hình"
 
Theo Real Ultimate Power: The Official Ninja Book by Robert Hamburger 

HOẢ KHÍ NINJA



   HOẢ KHÍ CỦA NINJA

Từ buổi bình minh của nhân loại, lửa đã đóng vai trò chủ yếu trong sự sống của con người. Các thị tộc Ninja thuộc thời đại phong kiến Nhật Bản đặc biệt hiểu biết về các tác dụng của lửa trong nhu cầu quân sự cũng như dân sự, cho đến mức việc sử dụng lửa đã  
trở thành 1 trong 18 cấp độ huấn luyện đặc biệt về nghệ thuật chiến đấu của họ. Các thành viên môn phái Ninjitsu đã tìm ra cách sử dụng lửa tà i tình vượt quá phạm vi hiểu biết thông thường của con người thời đó. Đây chính là 1 trong những lý do nổi bật khiến cho các chiến sĩ thầm lặng kỳ bí nà y được cả giới nông dân lẫn các lãnh chúa quân sự kiêng nể và khiếp sợ.Trong một thời đại mà sự thần bí và những khả năng siêu nhiên thường được quy về lý do được thần linh khai ngộ hay bị quỷ ám, giới Ninja chỉ việc kiến thức về các nguyên tố trong thiên nhiên theo những cách thức phù hợp với mục đích của họ, tạo nên ảo tưởng về quyền năng siêu nhiên huyền bí trong tâm trí những kẻ kém hiểu biết, để phục vụ cho lợi ích của chính họ.  
Giới Ninja gọi tên nghệ thuật hỏa công tinh vi của họ là Kayakujutsu: Thuật dùng lửa và chất nổ. Nghệ thuật này y dẫn đến việc lắp  
đặt, tình giờ và kích phát các hoả khí phá hoại cũng như các dụng cụ tạo khói. Họ sử dụng các dụng cụ này để đe doạ, đánh lạc huớng, phá hoại, lẩn tránh và đánh lừa kẻ thù.
 
Trước khi thuốc súng được người Trung Hoa du nhập vào  Nhật Bản hồi cuối thế kỷ 13, giới Ninja đã khai thác hỏa khí từ những vật  
liệu dẫn hoả kém nhạy hơn. Các phát minh về hỏa khí nà y gồm 6 hạng mục chính: hỏa hiệu, đuốc, bom khói, bom sáng, bom nổ và bom cháy. Mỗi món hoả khí nà y đều có nhiều cách áp dụng khác nhau về mặt chiến thuật.  
 
   
1. Các hỏa hiệu có thể là những dụng cụ xách tay có chứa ngọn lửa cháy liên tục, hoặc 1 dụng cụ phát hỏa ngắn hạn, và được dập tắt ngay sau khi "bản tin" đường dài đã được phát xong. Một vài loại hoả hiệu xách tay được chứa trong các hộp đựng bằng gỗ hay
bằng kim loại, có những lỗ thông gió. những lỗ này có thẩ che chắn hay mở ra tuỳ ý để có thể đánh đi các thông điệp đã được mã  
hoá. Trong số những hỏa hiệu thông dụng nhất - có hình dạng như chiếc đèn lồng hay ống pháo sáng - gồm có:  
 
- Noroshi zutsu: hỗn hợp tro và lưu huỳnh được vo thành những nắm tròn nhỏ và nhồi vào trong một cái ống. hỏa hiệu nay được thắo lên để làm hiệu khi có nhu cầu.
 
- Dobi: 1 hộp đựng than hồng để mang đi đường. Loại này dùng để nhóm những đống lửa lớn làm hiệu hoặc để kích hỏa những thỏi  
chất nổ trong một cuộc tấn công phá hoại.
 
- Rosoku Tate: 1 cây nến đa dụng, dùng để đốt chất nổ hay nhồi súng hỏa mai, đánh tín hiệu đi bằng cách khoát hai tay liên tục  
trên ngọn lửa, hoặc dùng như đuốc soi đường.
 
   
2. Đuốc thì có nhiều cỡ và nhiều kiểu. Mặc dù đuốc vẫn có thể được dùng như những dụng cụ phát tín hiệu, nhưng các Ninja có  
khuynh hướng sử dụng chúng trong các mục đích khác. Đuốc được định nghĩa là bất cứ vật gì có thể giữ được 1 ngọn lửa cháy sáng  
trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chúng cần phải được thiết kế sao cho có thể chịu đựng được cã giông gió lẫn mưa. Một số
Loại đuốc:
 
- Mizo - taimatsu: loại đuốc gồm nhựa cây và sợi của cây gai dầu, giữ được ngọn lửa sáng trong mưa, tuyết hay gió mạnh.
 
- Tamagokoro - taimatsu: kích cỡ nhỏ, có thể giấu trong lòng bàn tay. Loại đuốc tí hon này được thiết kế có thể che khuất ngọn lửa,  
không  cho tia sáng lọt ra ngoài, tránh bị kẻ thù phát hiện.
 
Đuốc không những được sử dụng để cung cấp ánh sáng mà còn là những dụng cụ lý tưởng để nhóm lửa, kích hoả các chất nổ, và tạo  
ra màn khói. Nghệ thuật đặc thù này quan trọng đến nỗi các thị tộc Ninja đã khai triển vá hoàn thiện các chiến thuật sử dụng đuốc  
thật tinh tế, gồm có:  
 
- Hoka no jutsu: thuật phóng hỏa nội vi trại quân hay pháo đài của kẻ thù để gây hỗn loạn. Những thủ đoạn này có thể là phóng hỏa
 các trại quân, tàu ngựa ( để xua ngựa chạy tán loạn), các kho lẫm (tiêu hủy binh lương), và các kho đạn dược. Thường kết hợp với  
chiến thuật màn khói để các Ninja có htể thực hiện công tác mà khômg  bị phát hiện.
 
- Katahatae no jutsu: thuật dùng đuốc đốt sườn nhà , đôi khi kém theo sử dụng chất nổ.
 
- Katon jutsu: sử dụng nhiều loại hoá khí và chất cháy để hỗ trợ cho việc thoát ra từ bên trong căn cứ của kẻ thù.
 
   
3. Hạng mục thứ 3 về các hỏa khí của Ninja là bom khói và các món phụ tùng có liên hệ. Bom khói hay được sử dụng nhất để tạo ra  
một lối xâm nhập hay thoát ra khỏi căn cứ của kẻ địch mà kông bị phát hiện, để trốn thoát khỏi cuộc vây bắt, để dọa lũ gia súc hầu
tạo hỗn loạn, và là phương cách để tung chất metsubushi (chất làm cay mắt). Một và i dụng cụ mà giới Ninja dùng để xuất quỷ nhập thần này là :
 
- Hyakuraiju: tiền thân của mìn ngày nay. Hỗn hợp nổ nà y được trộn với chất kích hỏa khác, hay chất lm cay mắt, nhét vào 1 ống  
tre hay ống kim loại rồi bịt kín 2 đầu ống lại. Kết quả chẳng khác nào 1 loại bom ống. Tùy theo hỗn hợp pha trộn, những ống bom  
này có thể phát ra tiếng động lớn, lượng khói dày đặc hay nổ như tạc đạn.
 
- Nage teppo: đây là thể thu nhỏ của dụng cụ Hyakuraiju vừa kể trên, tương tự như 1 quả lựu đạn cay. Tuỳ theo hỗn hợp pha trộn,  
hoặc tiếng nổ, hoặc lượng khói lớn, hay cả 2 sẽ được phát ra. Kích thước nhỏ bé của Nage teppo cho phép người sử dụng có thể ném
bằng tay hay buộc vào mũi tên.
 
- Dokuen - jutsu: một dạng khác của nage teppo. Khi phát nổ sẽ sinh ra làn khói có độc chất. Loại lựu đạn tinh vi này được sử dụng  
khi các chiến sĩ Ninja muốn trục kẻ thù ra khỏi chỗ ẩn nấp an toàn của hắn.



Hyakuraiju  , Hoka no jutsu ,
 
Theo báo Black Belt .

Thursday, July 15, 2010

Thanh Minh - Đỗ Mục

Photobucket


青明  杜牧 

青明時節雨紛紛
路上行人欲斷魂
借問酒家何處有
牧童搖指荇花村

Thanh Minh - Đỗ Mục

Thanh minh thời tiết vũ phân phân ,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn .
Tố vấn tửu gia hà xứ hữu ,
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn

Tiết Thanh Minh

Thanh minh mưa bụi thổi từng cơn
Lữ khách sầu dâng tận cửa hồn
Ướm hỏi gần đây đâu quán rựu
Mục đồng trỏ hướng Hạnh Hoa thôn


Thanh minh lất phất mưa ngâu
Cô đơn lữ khách ôm sầu cố hương
Hỏi đâu quán nhậu qua đường
Hạnh Hoa thôn ở cuối đường mưa bay ... 




Wednesday, July 14, 2010

Thần Nhĩ

Photobucket

Thần Nhĩ :
Cũng như Thần nhãn là một giác quan giúp cho người ta thấy được sự vật ở cõi vô hình, thì Thần nhĩ là một giác quan giúp cho ta nghe được những tiếng động ở cõi vô hình. Do những năng khiếu đó, giác quan người ta mở rộng từ cõi hữu hình nầy đến cõi vô hình khác. Những quyền năng đó có thể giúp ta tiếp xúc với những Đấng vô hình ở các cõi trên.
Do đó người ta có thể tiếp xúc được với kẻ thân yêu vừa quá cố, với những vị Thiên thần ở cõi trên .Còn một bực cao hơn nữa là quyền năng giúp ta nghe được tiếng nói trong nội tâm, tức là tiếng nói của Thượng Đế trong lòng mỗi người vậy. Nghĩa là tiếng nói của linh hồn, tiếng nói của Chân nhân luôn luôn vọng lại cho ta để làm khí cụ nối liền Chân nhân với Phàm nhân. Tiếng nói Vô thinh đó luôn luôn giúp ta một nguồn cảm hứng và dìu dắt ta trong mỗi hành động hằng ngày của ta. Bằng phương pháp Tham thiền, người ta có thể nghe được tiếng nói của lòng, từ Chân nhân thốt ra, hay là bằng ý chí cũng có thể tiếp xúc được với Chân nhân của mình.
Trên bước thang tiến hóa của nhân loại, thì người ta chưa đạt đến mục đích. Trong giai đoạn tiến hóa hiện thời thì người ta chỉ mở được năm giác quan mà thôi. Còn hai giác nữa sẽ được phát triển, nghĩa là sẽ khai mở được trong tương lai. Hai giác quan đó tức là Thần nhãn và Thần nhĩ vậy.
Photobucket
Đó là bộ hạch trong óc gọi là pituitary gland, là cơ quan của Thần nhãn và bộ Tùng quả tuyến gọi là pineal gland, tức là cơ quan của Thần nhĩ. Hai cơ quan đó là của Thần nhãn và Thần nhĩ, nó thuộc về giác quan siêu đẳng của con người. Do những cơ quan đó, người ta có thể phát triển được tâm thức thuộc về Thượng trí và Bồ đề.
Photobucket
Bây giờ chúng ta hãy xem xét cái động lực nào, cái sức mạnh nào làm phát động những cơ quan đó. Có một năng lực thần bí tiềm tàng trong vũ trụ và trong con người. Người ta gọi nó là ngọn Lửa Thiêng sáng tạo. Nó là nguyên nhân mọi sự sanh hóa, mọi sự sinh nở của muôn loài trong Trời Đất. Nó ẩn trong tủy xương sống con người, khoanh tròn lại bảy vòng như hình con rắn và nằm trong xương mông dưới chót xương sống. Hiện bây giờ nó đang thức tỉnh một phần nào. Một khoanh trong bảy vòng đó đang khích động. Chính cái khoanh đó làm cho thần kinh hệ của chúng ta hoạt động và nó cũng là cơ quan truyền tiếng nói của ta nơi cõi vô hình. Khoanh thứ hai trong bảy khoanh đó cũng đang khích động, chính nó chủ động của sự sanh hóa và làm cho người ta có thể sinh nở được. Do nơi công phu luyện đạo, ngọn Lửa Thiêng đó bị khích động và đi lên đến đỉnh đầu. Sức mạnh thần bí đó gọi là Kundalini , một sức mạnh thuộc về điện lực, khi nó lên thì nó đi theo một đường vòng trôn ốc, rồi chui vào trong óc, là như nó phát điện cho bộ óc của ta vậy, nghĩa là làm cho bộ óc ta nhạy cảm thêm, và làm cho ta có thể đáp lại hay nhận thức được tiếng nói của Chân nhân. Nó cũng làm cho hai bộ hạch óc pituitary và pineal được khích động. Bộ óc của ta bị khích động bằng phương pháp đó thì nó làm cho ta nhận thức được những sự vật xảy ra trong cõi Trung giới và các cõi vô hình .
Photobucket

Thần Nhãn

Photobucket

Những quyền năng siêu nhiên có thể vận dụng được trong khi người ta vẫn tỉnh táo như thường. Quyền năng đó có thể chia làm ba loại : thứ nhất là Thần nhãn, tức là có thể thấy được những vật vô hình; thứ hai là Thần nhĩ tức là nghe thấy đặng tiếng động nơi cõi vô hình; thứ ba là Kiến tánh, nghĩa là trong khi hoàn toàn thức tỉnh, người ta có thể nhận thức được sự hợp nhất bản ngã của mình với Đại ngã của Vũ trụ; hay là sự hợp nhất của mình với mọi vật, mọi loài trong Trời Đất. Đó là cái quyền năng tối cao và lớn nhất mà người học Đạo có thể thực hiện được. Như tôi đã nói trong những kỳ trước thì điều đó chính là cái mục đích tối thượng, mục đích rốt ráo mà người học Đạo tìm cách thực hiện trong đời học Đạo của họ.

Thần Nhãn
Trước hết chúng ta hãy xét về vấn đề Thần nhãn và thử xem Thần nhãn nghĩa là gì ? Nên nhớ rằng : tôi muốn nói Thần nhãn, mà người ta có, do nơi sự tập luyện và người ta có thể dùng ý chí để kiểm soát được. Thần nhãn đó có thể chia ra làm hai phần : Thần nhãn thuộc về xác thể và Thần nhãn thuộc về siêu linh.
Thần nhãn thuộc về thể chất tức là Thần nhãn thông suốt như quang tuyến X vậy, vì do nó người ta nhìn thấy xuyên mọi vật đông đặc, cứng rắn. Thí dụ: người ta có thể nhìn xuyên qua xác thân con người, khi người ta muốn dùng Thần nhãn để mà khán nghiệm và xem bệnh tật. Do Thần nhãn đó người ta thấy rõ ràng những bộ phận và ngũ tạng lục phủ của con người. Những cơ quan trong con người như huyết mạch, gân cốt, tế bào, ngũ tạng lục phủ và tất cả những cơ quan trong thân thể v. v. . . đều có thể dùng Thần nhãn xem xét tỉ mỉ tùy ý mình muốn. Nhờ đó người ta có thể xem bệnh một cách chắc chắn, không bị sai lầm và dùng nó mà khám nghiệm một bộ phận nào trước khi mổ. Tất cả những điều đó có thể làm với Thần nhãn thuộc về quang tuyến.

Loại Thần nhãn thứ hai gọi là Thần nhãn phóng đại để dùng xem mọi vật nhỏ phóng đại ra như kính hiển vi vậy. Nhờ Thần nhãn đó mà người ta nhìn thấy những vật rất nhỏ bé li ti như tế bào, hạt nguyên tử. Người ta nhìn thấy những vật nhỏ đó bằng cách phóng đại nó ra như những vật lớn thường vậy. Người ta có Thần nhãn đó là do nơi bí huyệt, hay là luân xa giữa hai chơn mày và do sự hoạt động của một bộ hạch trong óc gọi là tuyến yên tuyến(pituitary gland ) . Bộ hạch óc nối liền với bí huyệt giữa hai chân mày bằng một cái ống dài độ 7 phân tây. Người ta có thể dùng ống đó để nhìn rõ ràng những vật muốn thí nghiệm như nhìn vào trong kính hiển vi vậy. Khi người ta luyện tập để dùng Thần nhãn đó thì có thể nhìn thấy bất cứ vật nhỏ bé nào. Do quyền năng ấy người ta có thể đặt tâm thức mình vào trong lòng hạt nguyên tử rất nhỏ bé để thí nghiệm xem xét coi vũ trụ bao lớn. Theo bên Ấn Độ Giáo người ta gọi phương pháp thí nghiệm đó là hòa hợp mình với hạt nguyên tử, tức là làm cho tâm thức mình thu nhỏ lại ở trong lòng của hạt nguyên tử. Danh từ tiếng Phạn gọi nó là “Anima”, tức là Thần nhãn phóng đại mọi vật.
Loại Thần nhãn thứ ba gọi là viễn vọng Thần nhãn .Do quyền năng đó người ta có thể xem xét những vật rất xa xôi như những tinh cầu trong không gian. Xét vì những nguyên nhân bệnh tật con người phần nhiều do nơi tình cảm hay tư tưởng sinh ra, vậy thì dùng Thần nhãn đó tức là truy nguyên nguồn gốc mọi bệnh tật vậy. Dùng Thần nhãn đó có thể thấy được bệnh tật phát sinh do nơi những tư tưởng sai lạc quấy quá của con người. Những người mang bệnh đó thì thường thường sinh lực của họ bị bại hoại.
Loại thứ tư thuộc về Thần nhãn của cái phách. Do quyền năng đó người ta có thể thấy cái phách của quả địa cầu và nhìn thấy bất cứ vật nhỏ li ti nào từ quả địa cầu thoát ra. Người ta cũng nhìn thấy những hạt vi trần (Particles) rất nhỏ thoát ra từ những hành tinh khác.
Photobucket
Khi người ta dùng thần nhãn đó để thí nghiệm, thì sẽ thấy rằng : trong vũ trụ nầy có biết bao nhiêu vạn ức điểm vi trần (Particles ) rất nhỏ bay lơ lửng trong không gian. Những hạt bụi vi trần li ti đó nhảy nhót lung tung và phát ra ánh sáng. Đó là những hạt nguyên tử của những chất lơ lửng trong không gian. Khi người ta xem xét cái phách của quả địa cầu, thì thỉnh thoảng thấy có luồng ánh sáng bừng lên, chạy từ chỗ này qua chỗ khác. Có khi người ta cũng nhìn thấy ánh sáng đó ở trong khóe mắt của chúng ta. Phân tách luồng ánh sáng ấy, người ta nhận thức rằng : đó là những hiện tượng thuộc về những Tinh linh trong cõi vô hình. Những Tinh linh đó là những sinh vật có khắp mọi nơi ở xung quanh chúng ta. Những Tinh linh ở cõi vô hình đó thuộc về ngũ hành như những loại Tinh linh của Đất, của Nước, của Gió và của Lửa. Thần nhãn của cái phách là một quyền năng rất có ích để dùng khám bệnh. Do đó mà cái phách con người có thể xem xét tỉ mỉ được. Khi dùng Thần nhãn thì người ta thấy cái phách chói sáng và có thứ màu đặc biệt. Trong phách có những luồng sinh lực nhiều màu khác nhau. Sự xem xét những bí huyệt và đường sinh lực trong cái phách có thể giúp cho ta nhận thấy rằng : người ta có bệnh tật hay không. Có lẽ trong chư huynh đệ cũng biết người ta có hào quang gọi là hào quang của sức khỏe. Từ hào quang sức khỏe đó người ta thấy phát ra đủ thứ sinh lực có sẵn trong mình.
Photobucket
Những người khỏe mạnh thì hào quang đó phát ra những tia ngay ngắn và dựng đứng. Những tia đó có thể thấy trong những chỗ nhọn của châu thân, như đầu ngón tay, ngón chơn và các góc cạnh trong mình. Những người có sức khỏe thì các tia đó phát ra từ đỉnh đầu mà lên. Trái lại những người bệnh tật thì hào quang của họ có những tia cúp xuống và xụi lơ. Những tia cúp xuống đó có thể thấy ở nơi những bộ phận bị đau đớn hay là khắp toàn thân. Nếu những tia đó ở khắp cả châu thân thì người ấy bị những chứng bệnh bại hoại kinh niên. Nếu những tia cúp xuống đó chỉ thấy ở trong một bộ phận nào mà thôi, thì chính bộ phận đó bị tê liệt hay đau bại. Như thế chúng ta thấy rằng : cách dùng Thần nhãn đó có thể làm phương pháp để khám bệnh rất hiệu quả.
Quyền năng kế đó gọi là Thần nhãn siêu đẳng hay là siêu thiên nhiên. Thần nhãn đó có nhiều cấp bực khác nhau. Có thứ Thần nhãn nhìn cõi Trung giới, có thứ Thần nhãn để nhìn cõi Thượng giới và trên cao hơn nữa. Do Thần nhãn đó, người ta có thể thấy ánh sáng phát ra từ hào quang con người và luân xa hay bí huyệt con người.


Nói tóm lại, Thần nhãn đó chia làm 4 loại :
Loại thứ nhất là Quang tuyến Thần nhãn nhìn xuyên mọi vật (như X Ray )
Thứ hai là Thần nhãn phóng đại (xem những vật nhỏ, như là kính hiển vi).
Thứ ba là Viễn vọng Thần nhãn , nhìn những vật ở xa, như viễn vọng kính(Telescopic vision)
Thứ tư là Thần nhãn thuộc về cái phách (etheric vision) . Ngoài ra lại còn những Thần nhãn dùng quan sát những cõi Trung giới, cõi Thượng giới và mở rộng tâm thức. Và còn Thần nhãn gọi là Thần nhãn của thời gian, do đó người ta có thể nhìn vào cái thể tinh anh của vũ trụ (Akasha). Với Thần nhãn thời gian, những nhà huyền bí học có thể nhìn thấy những sự vật sẽ xảy ra trong tương lai. Họ có thể đặt ra những câu hỏi khó khăn về tương lai con người, là những vấn đề thuộc về định mạng hay là ý chí.
Photobucket

Tuesday, July 13, 2010

Vân - Lai Hộc


Photobucket


雲  來鵠
千形萬象竟還空
映水藏山片復重
無限早苗枯欲盡
悠悠閑處作奇峰

Vân - Lai Hộc

Thiên hình vạn tượng cánh hoàn không
Ánh thủy tàng sơn phiến phúc trùng
Vô hạn tảo miêu khô dục tận
Du du nhàn xứ tác kỳ phong


Mây

Muôn hình vạn tướng hoá không
Lên ôm bóng núi về sông soi hình
Đồng khô cỏ cháy thương tình
Ung dung sao lại vô tình chẵng mưa


Dải mây trôi nhẹ qua bóng nước
Vụt nhanh không ảnh bản diện ta
Cuộn bay như tựa rồng xa đến
Thổi mưa rũ hết bụi đường xa...

 

Monday, July 12, 2010

Tống Xuân Từ - Vương Duy

Photobucket


送春詞  王維

日日人空老,
年年春更歸。
相歡在尊酒,
不用惜花飛。

Tống Xuân Từ  - Vương Duy

Nhật nhật nhân không lão
Niên niên xuân cánh qui
Tương hoan tại tôn tửu
Bất dụng tích hoa phi .


Lời Tiễn Mùa Xuân

Ngày ngày niệm khởi lẽ Không
Xuân tàn sang hạ, gương trong bụi gì ?
Tay nâng chén rựu cười khì
Mùa theo cơn gió tiếc gì hoa bay ...

Friday, July 9, 2010

Đào Hoa khê - Trương Húc

Photobucket

桃花谿   張旭

隱隱飛橋隔野煙, 石磯西畔問漁船;
桃花盡日隨流水, 洞在清谿何處邊?

Đào Hoa khê - Trương Húc


Ẩn ẩn phi kiều cách dã yên,
Thạch ky tây bạn vấn ngư thuyền
Đào hoa tận nhật tùy lưu thủy
Động tại thanh khê hà xứ biên


Suối Đào Hoa


Cầu treo lờ lững xuyên khói hồng
Bờ tây phiến đá hỏi ngư ông
Hoa đào theo nước trôi trôi mãi
Cửa động bên nào khe suối trong


Cầu treo trong khói sương đồng
Bờ tây phiếm đá ngư ông vái chào
Về đâu nước cuộn xác đào
Xa nơi cửa động chiêm bao bến bờ ...

Wednesday, July 7, 2010

Thuật Ngữ Võ Thuật T-U-V-W-X-Y-Z

Photobucket


T

Taekwondo: Thái Cực Đạo Túc Quyền Đạo : Môn võ chỉ sử dụng tay chân hay quyền cước ...

Tai Chi Chuan: Thái Cực quyền .

Taijutsu : Thân pháp ...

Taiso : Thể thao , sự vận động cơ thể ...

Tachi Dori : Các thế đoạt kiếm , hay kềm kiếm đối phương ...

Takeno Uchi Ryu: Trúc Chi Nội lưu .

Tai sabaki: Lối đánh móc ngữa tay , lối đánh quay vòng .

Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách: Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!

Tầm kiều: Tên bài quyền chú trọng đến luyện chuyển bộ theo bộ pháp xước mã , hay tìm cây cầu nối giữa công và thủ ...

Taijutsu: Thể thuật, đài thuật ( Một tên gọi khác của môn Jujutsu)

Tai Zhu ChangQuan: Thái Tổ Trường quyền, Tam Thập Lục Thế Hồng quyền .

Tanto: Đao (dao) ngắn .

TanBo : Cây đoản côn , gậy ngắn ...

Taolu: Thao Lộ , nơi sàng đấu ...

Tang Soo Do: Đường Thủ Đạo .

Tanken : Kiếm ngắn ...

Tatami: Thảm dùng để tập ( JuDo )

Tenkan: Chuyển hoán .

Tề mi côn: Cây gậy ngắn tới ngang chân mày người tập .

Tiểu niệm đầu: Siu Nim Tao , Tiểu luyện đầu, Tiểu hình ý, Tam bái phật . Bài quyền nhập môn của môn Vĩnh Xuân .

Tiếp Vĩ Quyền: đối phương vừa dứt đòn hết tầm ngay lập tức ta xuất thủ tiếp quyền đối phương ...

Thaing: Môn Võ Miến Điện .

Thất Thập Nhị Huyền công: 72 tuyệt kỷ của Thiếu lâm Tự ;72 Secret Arts of Shaolin, 72 Fists of Shaolin

Thái Tổ Trường Quyền: (Tai Zhu Chang Quan) của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn

Thập Hình Quyền : Long,Xà, Hổ, Báo, Hạc, Tượng, Hầu, Sư, Mã, Bưu

Thám Thủ: Chỉ động tác hư , giả , ... trong lúc giao đấu để thăm dò thực hư của đối thủ.

The Art Of War by Sun Tzu: Tôn Tử Binh Pháp

Thiết đầu công: Kỹ thuật dùng đầu để đánh ( Atama Ate wazate )

The Fifth Brother Eight Trigram Pole: Ngũ Lang Bát Quái Côn .

The Character I and Taming Tiger Form: Cung Tự Phục Hổ Quyền .

The Iron Wire Form Thiết Tuyến Quyền: (Tit Sin Kuen, The Iron Wire Set)

Thôi Thủ: Một trong những hình thức vận động của Thái Cực Quyền. Thôi Thủ còn có tên gọi khác là Đả Thủ, Tháp Thủ, chỉ hai người dùng các các loại thủ pháp kết hợp với bộ pháp, thân pháp,…qua đó nắm bắt được hướng vận động kình lực của đối phương, lợi dụng sơ hỏ mà ra đòn chế ngự họ ...

Túy quyền: Võ say , võ sỉn .

Tong Bei Quan: Thông Bối quyền, Thông Tý quyền .

Tonfa: Tâm ly côn ( Vũ khí của môn Karate xuất xứ từ Okinawa )

Tokonoma : Nơi trang trọng tại đạo đường ...

Trung côn: Cây gậy cao tới ngang nách người tập.

Trường cô: Cây gậy dài cao hơn đầu một nửa cánh tay .

Thất Trữu công: Lối đánh chỏ theo 7 hứong của môn Vĩnh Xuân .

Thất Tinh: Người xưa gọi bảy bộ vị cơ thể gồm: Đầu, Thủ (tay), Khiên (vai), Trừu (chỏ), Khóa (hông), Tất (gối), Túc (chân)

Trực Chỉ Chân Tâm: Thắng cái Vô minh vốn có sẵn ở trong mình (Theo định nghĩa của thầy Thái Không . )

Triệt Đầu Quyền: ngăn chặn đòn của đối phương ngay từ trong gốc trước khi phóng ra đến mục tiêu trên người ta

Trường Quyền: Tên gọi chung của Hoa quyền, Bát cực quyền, Yến Thanh quyền, Soa quyền, Thông bối quyền...? (Chang Quan) (tập trung các đặc trưng của Thiếu Lâm quyền bắc phái)

Thập Bát La Hán Quyền: 18 bài võ của chùa Thiếu Lâm Tự .

Thốn Kình: Phát kình lực , Tốc độ được gia tăng ...

Thính Kình: Mang nghĩa “nghe kình”, đó là tai nghe, mắt nhìn và cảm nhận của hệ thống thần kinh thông qua cảm giác tiếp xúc bề mặt da khi thực hiện áp thủ, từ đó nắm bắt được trình độ kungfu của đối phương.


U

Uchi: Đòn đánh , thế đánh ...

Uchi Deshi: Đệ tự tại gia , Môn đồ ưu tú ăn ở tại võ đừong .

Uraken: Đánh bật tay ( Back Fist )

Uke: Kỷ thuật học học cách trở nên bình tĩnh trong thế bất lợi, các vị trí mất thăng bằng mà nage gây ra ( Aikido )

Ukemi: Người nhận ( Aikido )

UFC: Ultimate Fighting Championship .


V

VoViNam Việt Võ Đạo .

Võ Tây Sơn Bình Định: Võ Thuật quy tụ nhiều hệ phái Võ Cổ Truyền . ???

Võ kinh Thất Thư: Tôn Tử binh pháp, Ngô Tử binh pháp, Tư Mã binh pháp, Uất Liễu Tử, Lục Thao, Tam Lược và Đường Thái Tông-Lý Vệ Công vấn đối.

Võ Ta: Võ dân gian của Ngừoi Việt gia truyền Chuyên chỉ xử dụng , đòn, Miếng , Thế ...

Võ Đức: Những đức tính tốt của người học võ (trí, nhân, dũng và nghiêm)

Võ Đạo: Budo , Do , Đạo Trong Võ Thuật , Đạo Trong Cuộc Sống ....

Võ Phục: Gi , Dobok , Quần áo dùng để luyện tập , lixiaolong ,kendo bogu, Hakama , uniform...

Vĩnh Xuân quyền Việt Nam: (Vietnamese Wing Chun) do Vs Tề Công truyền vào từ những năm trước 1945 .

Vịnh Xuân quyền Malaysia: (Malaysian Wing Chun kwen): dòng phái phát triển tại Malaysia do công của Diệp Kiên (Yip Kin) từ năm 1930 .

Vi Thủ: Công thủ của một đòn thế . ( Vị Thủ )



W


WaDo-Ryu: Hòa Đạo lưu ( Một trong tứ hệ phái của Không Thủ Đạo )

Wako : Hoà hiệp ...

Waza : Kỷ thuật đòn thế ...

Wari : Thương , Kích , mâu ...

Wing Chun: Vịnh Xuân quyền .

Wushu: Võ Thuật ( gốc tiếng Phổ Thông, tiếng Quan Thoại (Trung Quốc)

Wudang Taiji Quan : Võ Đang Thái cực quyền , còn được gọi là Do Long Phái (Youlong Pai) hay Long Hành Thái Cực quyền (Longxing Taiji Quan), mới được sáng tác, sau này trên tiêu chuẩn của Dương Gia Thái Cực quyền .

Wuxing Taiji quan : Ngũ Tinh Thái Cực quyền , (Wuxing Taiji quan) hay Ngũ Tinh Trùy (Wuxing Chui);Vào cuối thế kỷ thứ 19.

Wu family style Tai Chi ch’uan Ngô thức Thái Cực quyền

Wutang: Võ Đang - Wudang


X

Xà quyền: Còn gọi là xà hình quyền. Vì bắt chước hình, thần, ý, kình của rắn mà có tên, về nguồn gốc cũng khác nhau

Xiao Hong Quan: Tiểu Hồng quyền .

Xiao Luohan Quan: Tiểu La Hán quyền - Small Arhat Form, Small Arhat Fist



Y

Yang family style Tai Chi ch’uan: Dương thức Thái Cực quyền, Dương Phúc Khôi, học trò của Trần Trường Hưng

Yame : Ngưng , dừng lại ...

Yoko Geri: Đá ngang .

Yoi: Chú ý , chuẩm bị ...

Yoga: Du Già .

Yuejia Taiji Quan : Nhạc gia Thái cực quyền , thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20.

Yin Yang Theory: Thuyết Âm Dương (Triết Học Trung Hoa cổ đại) I CHING : Kinh Dịch .

Ying Jow Pai: Ưng Trảo Công ( Eagle Claw )




Z


Zarei : Quỳ (ngồi) chào, cách chào của người Nhật

Zenpo Kaiten : Kỹ thuật lộn nhào ra phía trước.

Zenshín: Kỷ thuật tiến từ từ để áp đảo đối phương ...

Zhangjia Taiji quan : Trương gia Thái cực quyền , truyền bởi Vạn Lai Thanh (Wan Laisheng) (1903-1992)

Zhengjia Taiji Quan : Trịnh gia Thái cực quyền , lập bởi Trịnh Mãn Thanh (Zheng Manqing) (1901-1975)

Zhaobaojia Taiji Quan : Triệu Bảo gia Thái cực quyền , lập bởi Trần Thanh Bình.

Zhaojia Taiji Zhang : Triệu gia Thái cực chưởng , do Triệu Trúc Khê (Zhao Zhuxi) (1898-1991) sáng tác vào thập niên 1950. Chương trình của môn này bao gồm bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức; Đơn vãn thôi thủ (Danwantuishou); Thái cực chưởng (Taijizhang); Thái cực kiếm (Taijijian); Thái cực đao (Taijidao) Ngoại trừ bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức, kỹ thuật của bộ môn thuộc Thái cực Đường Lang quyền (Taiji Tanglang quan)

Thuật Ngữ Võ Thuật Q-R-S

Photobucket

Q

Quá Môn: Chỉ động tác của người tránh , né khi bị tấn công ...

Qi Kung: Khí Công, Luyện Khí Công ( Chi Kung, Ki )

Quyền Tam Huấn : Thủ , Phá , Ly Thủ : bắt chước theo thầy , trong khi bắt chước thì học lấy nguyên lý . Phá : khi đã nắm được nguyên lý thì dựa trên nguyên lý ấy , sáng tạo ra các đòn thế của riêng mình . Ly : sáng tạo ra nguyên lý mới .

Quyền Phổ: Là tài liệu ghi chép về cách phân loại, hệ thống, tên gọi các chiêu thức của quyền pháp.

Quyền Phái: Lưu phái võ thuật .

Quyền Thế: Chỉ tư thế động tác , các sự biến hóa của động tác đó.

Quyền Thức: Chỉ hình thức, quy cách một động tác quyền thuật nào đó, như mã bộ thức, Cung bộ thức….

Quyền Thề: Một loại quyền chuyên luyện cùng với bùa chú , võ bùa...

Quân Kinh: Thư Bubishi , Chuang-ka : Kinh Ngũ Thư , Tài liệu cổ võ thuật cổ thấy tại Okinawa



R


RenShi: Ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai .

Roi Tiên, Quyền Tiếp Đấu: roi phải ra đòn trước, đấu quyền phải liên tiếp ( Khẩu quyết của võ Bình Định đối với roi và quyền

Ryu: Trường học , Chi phái , KaiKan ...

Ryukyu Kempo Karate: Cuốn sách quyền pháp Karate ở đảo Ryukyu



S


Sanshou: Tán Thủ .

Sambo: Một môn võ vật của Nga ...

Sabaki: Lối di chuyển ba chiều theo đồ hình Bát Cực ...

Sai: Kiếm ngắn . ( Vũ khí của môn Karate xuất xứ từ Okinawa )

Sanchin: Tam Chiến ( Tên của một bài Quyền không thủ Đạo )

Seipai: Thập Bát Thủ , tên một bài quyền Karate .

Seppuku: (Mổ bụng tự sát, 1 hành động vì danh dự của samurai, hay còn gọi là harakiri)

Samurai: Thị Vệ Có Võ Trang , Người võ sĩ đạo

Sutemi: - Con Đường Trung Đạo

Sun family style Tai Chi ch’uan : Tôn thức Thái Cực quyền, Tôn Lộc Đường, ban đầu là học trò Dương Kiện Hầu sau theo Hác Vi Trinh (Hác Vi Chân), sáng tạo Thái Cực quyền Tôn thức

Shogun: Tướng Quân .

Shuriken: Phi tiêu , ám khí .

Shuriken-Jutsu: Thuật ném phi tiêu .

Sugi: Kỹ thuật dùng tay ( Tiếng Hàn Quốc )

Seiken: Nắm đấm .

Sensei: Thầy Giáo , cô giáo .

Senshusei: Ngừoi chấm điểm trong các cuộc thi .

Sosai: Trấn môn , Người sáng lập ra một hệ phái ....

Soke: Trưởng Tràng , người kế giữ môn phái ....

Soko Geri: Đòn đá bằng mu bàn chân

Shotokan Ryu: Tùng Đào Quán Lưu .

Suzucho Karatedo Ryu: Linh Trường Không Thủ Đạo .

Shaolin: Thiếu Lâm .

Shaolin 18 Arhat Form: La Hán Thập Bát Thủ .

Shaolin Boxing: Thiếu Lâm quyền Shaolin Fist

Shaolin Emei: Thiếu Lâm Nga Mi .

Shaolin Budha Fist: Thiếu Lâm Phật Gia quyền ( Shaolin Budha Form, Shaolin Fut Gar Kuen)

Shaolin Choy Gar: (by Choy Lee, Fut or Choy Lay Fut) Thiếu Lâm Thái Gia (của Thái Lý Phật)

Shaolin Zhong Oi Jow Gar: Thiếu Lâm Chung Ngoại Châu Gia .

Shaolin Li Gar : Thiếu Lâm Lý Gia .

Shaolin Liu Gar : Thiếu Lâm Lưu Gia .

Shaolin Mantis Boxing: Thiếu Lâm Đường Lang quyền (Võ Phái Bọ Ngựa)

Shaolin Mo Gar: Thiếu Lâm Mạc Gia .

Shaolin Pak Mei: Thiếu Lâm Bạch Mi (White Eyebrow Shaolin)

Shaolin White Crane Boxing: Thiếu Lâm Bạch Hạc Quyền .

Shaolin Wing Sun: Vịnh Xuân Quyền .

Shoto-katana: kiếm dài . ( Daito - katana : kiếm ngắn )

Shiai : Hợp với sự chết, đồng âm với thi đấu, cũng vì phương hướng thi đấu sẽ dẫn đến sự chết chóc, hận thù

Shime Waza : Kỷ thuật xiết cổ ...

Shihan: Thầy cả ( Thầy lãnh đạo các thầy của một môn võ trong một vùng , tỉnh ...hay một quốc gia )

Shime-Waza: Siết cổ (võ thuật) .

Shito Ryu: Mịch Đông Lưu .

Shiho: Truyền công lực , dẫn khí , chỉ cách vận khí bởi ngừoi thầy ....

Shikko : Lối di chuyển bằng gối ( Aikido )

Shotei: Tay chưởng ,Mỡ tay , chấn

Shimpan: Trọng tài .

Sokuto Geri: Đá bằng cạnh bàn chân

Shodan: Nhất Dan .

Shorin Ji Kempo: Thiếu Lâm Tự Nhật Bản .

Shushin: Trọng tài trong thi đấu,

Shuto: Cưong đao , Cạnh bàn tay, bên ngón út, dùng để đỡ, tấn cộng..

Shuto Uchi: Đòn chém bằng cạnh bàn tay ngoài .

Shuhari kata: Các bài quyền môn sinh tự sáng tạo (Creative Kata).

Siu Fuk Fu Kuen: Tiểu Phục Hổ quyền (Small Tiger Fist, Small Tiger Form)

Xà Hình quyền: (Snake Style, Snake Fist , võ rắn ...

Soft-boxing: Nhu quyền (Soft Fist)

Southern Shaolin: Nam Thiếu Lâm .

Sumo: Môn vật truyền thống của Nhật Bản .

Ssireum: Môn vật truyền thống của Hàn Quốc