Tuesday, July 6, 2010

Budo- tồn tại giữa Triết Lý, Tôn giáo và Triết Học.

Photobucket


Điều quan trọng nhất trong kiếm thuật là đạt được một thái độ tinh thần gọi là “sự khôn ngoan bất định”. Sự khôn ngoan đó đạt được theo trực giác sau khi tập luyện nhiều. “Bất định” không có nghĩa là cứng chắc, nặng nề, và vô tri như gỗ đá. Nó có nghĩa là sự di động cao độ nhất với một trung tâm bất định. Tinh thần lúc này đến một điểm nhanh lẹ cao nhất, sẵn sàng hướng sự chú ý của nó đến bất cứ nơi nào cần thiết – qua trái, qua phải tới mọi hướng đòi hỏi. Khi sự chú ý của ngươi nhập cuộc và bị cây kiếm của địch thủ tung ra chặn lại, ngươi mất dịp đầu tiên để làm động tác kế tiếp. Ngươi chờ đợi, ngươi suy nghĩ, và trong khi ngươi làm thế, địch thủ của ngươi sẵn sàng đốn hạ ngươi. Việc của ta là không để cho hắn được dịp tốt như vậy. Ngươi phải theo động tác của cây kiếm trong tay địch thủ, để cho tâm trí ngươi tự do làm động tác phản đòn không cần sự can thiệp của ngươi. Ngươi phải xuất thủ khi địch thủ xuất thủ, và kết quả là hắn bại.  Ở đây không có sự trung gian nào, động tác này theo động tác kia không bị gián đoạn vì ý thức của người chủ động. Nếu người bị bối rối và suy nghĩ phải làm gì, thấy địch thủ sắp đốn hạ ngươi, ngươi để cho hắn một khoảng trống, nghĩa là một dịp tốt để chém giết ngươi. Hãy để đòn tự vệ của ngươi theo đòn tấn công không một giây phút gián đoạn, và không hề có hai động tác rời gọi là tấn công và tự vệ, Sự tức tốc của động tác về phía ngươi chắc chắn sẽ kết thúc trong sự bại trận của địch thu?. Nó giống như một con thuyền êm xuôi theo dòng thác; trong Zen, cũng như trong kiếm thuật ...  

Trong tiếng Nhật "Do" có nghĩa là Đạo. Tất cả chúng ta đều biết rằng sức mạch cơ bắp cũng như tinh thần của loài người là hữu hạn. Trí thông minh của chúng ta cũng nằm trong giới hạn của loài người. Một người không thể mạnh hơn sư tử và thông tỏ mọi chuyện hơn Thượng Đế. Thế nhưng tại sao không thử vượt qua ranh giới này?

Chính vì mục đích ấy mà Budo Nhật bản đã sáng tạo ra  "Wasa" một kỹ thuật siêu đẳng chân truyền từ thủa tiền thân của Samurai   Trong tiếng Nhật "Do" có nghĩa là Đạo. Vậy thì làm sao có thể đạt tới nó ? Bằng phương pháp nào ? Tất cả chúng ta đều biết rằng sức mạch cơ bắp cũng như tinh thần của loài người là hữu hạn. Trí thông minh của chúng ta cũng nằm trong giới hạn của loài người. Một người không thể mạnh hơn sư tử và thông tỏ mọi chuyện hơn Thượng Đế. Thế nhưng tại sao không thử vượt qua ranh giới này?

Zen lại có một kỹ thuật khác, đó là "Zazen" - một cách tập luyện về khí chất và tinh thần trong mọi tư thế: ngồi xếp chân, đi bộ, đứng thẳng, tập hít thở đung Zazen đem lại không những chỉ sức mạnh của cơ bắp và tinh thần nó còn mở ra con đường đi tới Giác Ngộ. Nó hội tụ trong mình những môn võ thuật Nhật bản. Budo đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn từng tồn tại giữa Triết Lý, Tôn giáo và Triết Học. Không thể chỉ bằng cách tập luyện công phu kỹ thuật của các môn võ để hướng tới Budo .Thế nhưng trong kiểu chữ kanji thì "Bu" còn có nghĩa là dừng lại, không đánh nhau nữa. Lẽ đơn giản bởi vì Budo không chỉ có nghĩa vươn tới các đỉnh cao mà nó hướng con người ta tới sự thanh thản và biết tự làm chủ bản thân mình , và giúp người chiến minh vượt lên cao hơn chính sức mạnh của bản thân mình.

 
 
Bushido - The way of the Warrior - The Unfettered Mind

No comments:

Post a Comment