Sunday, May 30, 2010

Mộ Xuân Quy Cố Sơn Thảo Đường - Tiền Khởi

Photobucket
暮 春 歸 故 山 草 堂 - 錢 起
谷 口 春 殘 黃 鳥 稀
辛 夷 花 盡 杏 花 飛
始 憐 幽 竹 山 窗 下
不 改 青 陰 待 我 歸

Mộ Xuân Quy Cố Sơn Thảo Đường - Tiền Khởi
Cốc khẩu xuân tàn hoàng điểu hi
Tân Di hoa tận hạnh hoa phi
Thủy liên u trúc sơn song hạ
Bất cải thanh âm đãi ngã quy


Cuối xuân về nhà tranh ở núi củ
Thung lũng xuân tàn , oanh thôi hót
Tân Di hoa hạnh ngập đường bay
Còn thương bụi trúc bên song cửa
Vẫn một mầu xanh chẵng đổi thay

Vô Đề kỳ IV - LÝ THƯƠNG ẨN

Photobucket

無題其四


相見時難別亦難, 東風無力百花殘。
春蠶到死絲方盡, 蠟炬成灰淚始乾。
曉鏡但愁雲鬢改, 夜吟應覺月光寒。
蓬萊此去無多路, 青鳥殷勤為探看。

Vô Đề kỳ IV - LÝ THƯƠNG ẨN


Tương kiến thì nan biệt diệc nan
Đông phong vô lực bách hoa tàn
Xuân tàm đáo tử ti phương tận
Lạp cự thành hôi lệ thủy can
Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải
Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn
Bồng Lai thử khứ vô đa lộ
Thanh điểu ân cần vị thám khan


KHÔNG ĐỀ


Đã khó gặp nhau lại khó xa
Gió đông không đủ rụng trăm hoa
Con tằm đến chết tơ còn vướng
Nến sáp khi tàn lệ vẫn nhoà
Gương sớm, nhưng buồn phai mái tóc
Đêm ngâm chợt cảm bóng trăng tà
Bồng Lai nẻo đến không xa mấy
Nhờ có chim xanh dẫn hộ ta ...

Monday, May 24, 2010

Cảm Kính - Bạch Cư Dị

Photobucket

Cảm Kính - Bạch Cư Dị


Mỹ nhân dữ ngã biệt
Lưu kính tại hạp trung
Tự tòng hoa nhan khứ
Thu thủy vô phù dung
Kinh niên bất khai hạp
Hồng ai phú thanh đồng
Kim triêu nhất phất thức
Tự cố tiều tụy dung
Chiếu bãi trùng trù trướng
Bối hữu song bàn long

Cảm Xúc Trước Gương

Ngày nàng dứt áo ra đi
Dấu yêu xưa có đọng gì trong gương
Mặt hoa xa cách dặm trường
Hồ thu như vắng hơi sương sen hồng
Suốt năm khép chặt cửa lòng
Bụi thời gian phủ lớp đồng rêu xanh
Sáng nay phủi bụi bao quanh
Nhìn gương thấy gã ốm xanh âu sầu
Lòng buồn chẵng thiết nhìn lâu
Thấy đôi rồng cuốn chụm đầu sau gương .

Trúc Lý Quán - Vương Duy

Photobucket

竹里館
獨 坐 幽 篁 裡
彈 琴 復 長 嘯
深 林 人 不 知
明 月 來 相 照

Trúc Lý Quán - Vương Duy
Độc tọa u hoàng lý
Đàn cầm phục trường khiếu
Thâm lâm nhân bất tri
Minh nguyệt lai tương chiếu

Quán Trúc-Ly
Một mình ngồi dưới trúc
Cùng đàn khúc hoan ca
Chốn non xanh ai hiểu
Trăng sáng vui cùng ta

Thẫn thơ dưới cội trúc vàng
Tơ đồng nâng nhịp, hát vang quên sầu
Non sâu nào có ai đâu
Chỉ vừng trăng sáng tựa đầu vào ta

Hoa Hạ Tuý - Lý Thương Ẩn

Photobucket

花下醉 李商隱

尋芳不覺醉流霞,
倚樹沉眠日已斜。
客散酒醒深夜後,
更持紅燭賞殘花

Hoa Hạ Tuý - Lý Thương Ẩn

Tầm phương bất giác tuý lưu hà,
Ỷ thụ trầm miên nhật dĩ tà.
Khách tán tửu tỉnh thâm dạ hậu,
Cánh trì hồng chúc thưởng tàn hoa

Say Dưới Hoa

Tìm hương chưa gặp đã ráng tà
Chiều ru mộng mị dưới cây già
Khách về ,nhà vắng khuya tỉnh rựu
Thắp nến hồng lên ngắm cánh hoa.

Tìm hương chưa thấy đã say
Bóng chiều ngã xuống , tựa cây ngủ kề
Khách về, khuya tỉnh cơn say
Thắp hồng nến ngắm hoa bay cánh tàn

Lạc Hoa - Nghiêm Uẩn

Photobucket

落花  嚴惲

春光冉冉歸何處?
更向花前把一杯。
盡日問花花不語,
為誰零落為誰開?

Lạc Hoa - Nghiêm Uẩn

Xuân quang nhiễm nhiễm quy hà xứ?
Cánh hướng hoa tiền bả nhất bôi.
Tận nhật vấn hoa, hoa bất ngữ,
Vị thuỳ linh lạc vị thuỳ khai ?

Hoa Rơi

Xuân ảnh lưu ly lẫn khuất rồi?
Người về bên hoa nâng chén mời
Suốt ngày thầm hỏi , hoa chẵng nói
Vì ai hoa nở, vì ai rơi...

Saturday, May 22, 2010

Tải Nguyệt Minh Qui


Photobucket
Tải Nguyệt Minh Qui - Thiền sư Đức Thành

Bách xích ti luân trực hạ thùy
Nhất ba tài động vạn ba tùy
Dạ tịnh thủy hàn ngư bất thực
Không thuyền mãn tải nguyệt minh qui


Chở trăng về
Buông tơ trăm thước trên sông vắng
Sóng lan tiếp đuổi vạn sóng vàng
Đêm khuya nước lạnh mờ tăm cá
Thuyền chở trăng về ngập đầy khoang

Friday, May 21, 2010

Điểu Minh Giản - Vương Duy

Photobucket
Điểu Minh Giản - Vương Duy
Nhân nhàn hoa quế lạc ,
Dạ tĩnh sơn xuân không ,
Nguyệt xuất kinh sơn Điểu,
Thời minh Xuân giản trung .

   Chim Kêu Trong Khe Núi
Người nhàn ngắm Quế hoa rơi ,
Đêm xuân, núi vắng chơi vơi nỗi buồn ,
Trăng lên lam động Chim muông ,
Lạc bầy gọi bạn dưới nguồn khe trong

Sơn trung dữ u nhân đối chước - Lý Bạch

Photobucket

Sơn trung dữ u nhân đối chước - Lý Bạch


Lưỡng nhân đối chước sơn hoa khai,
Nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi.
Ngã túy dục miên khanh thả khứ ,
Minh triêu hữu ý bão cầm lai .

Cùng người ẩn dật uống rượu trong núi


Uống rựu bên hoa giữa non ngàn
Chén một , chén hai , chén rựu tràn
Ta say đi ngủ anh về trước
Hạnh ngộ ngày mai nhớ mang đàn

Đáp Vi Chi - Bạch Cư Dị

Photobucket

Đáp Vi Chi - Bạch Cư Dị

Quân tả ngã thi doanh tự bích ,
Ngã đề quân cú mãn bình phong .
Dữ quân tương ngộ tri hà xứ ,
Lưỡng diệp phù bình đại hải trung .


Trả lời Vi Chi
Thơ tôi vách quán anh treo
Thơ anh tôi chép tôi treo... vách chùa !
Gặp nhau như bợt như đùa
Mai sau gió nỗi, sóng lùa biển xa ...

Tân Di Ổ - Vương Duy

Photobucket

Tân Di Ổ - Vương Duy

Mộc mạt phù dung hoa,
Sơn trung phát hồng ngạc.
Giản hộ tịch vô nhân,
Phân phân khai thả lạc .

Thôn Tân Di
Mộc mạc trên cành đoá phù dung
Thắm hồng bóng núi đứng chơi vơi
Xóm thưa, ngõ vắng không người tới
Tiếc cho hoa nở ... để rồi rơi...

Tầm Nam Khê Thường đạo sĩ - Lưu Trường Khanh

Photobucket

Tầm Nam Khê Thường đạo sĩ - Lưu Trường Khanh

Nhất lộ kinh hành xứ,
Môi đài kiến kịch ngân.
Bạch vân y tĩnh chử,
Phương thảo bế nhàn môn.
Quá vũ khan tùng sắc,
Tuỳ sơn đáo thuỷ nguyên.
Khê hoa dữ thiền ý,
Tương đối diệc vong ngôn.

TÌM THƯỜNG ĐẠO SĨ Ở NAM KHÊ

Lối củ , đường xưa chừng như quen
Dấu xanh rêu biếc, nắng qua thềm
Bãi sông mây trắng cùng mây trắng
Ngõ trúc, nhà xanh cỏ lót êm
Mưa qua , nắng mới xanh tùng bách
Dòng nước khe trong rúc rích cười
Mùi Đạo cùng hoa chừng cảm ý
Gặp nhau run rẩy chẵng nên lời...

Thursday, May 20, 2010

Đáp nhân - Thái thượng ẩn giả

Photobucket

Đáp nhân - Thái thượng ẩn giả


Ngẫu lai tùng thụ hạ
Cao chẩm thạch đầu miên
Sơn trung vô lịch nhật
Hàn tận bất tri niên

Trả Lời Người

Ngẩu nhiên tìm đến cội thông
Gối đầu lên đá quên cơn mộng cuồng
Non xanh chẳng tính ngày buồn
Từ đông dứt áo, xuân về chẵng hay ...

Oán Tình - Lý Bạch

Photobucket

Oán Tình - Lý Bạch
Mỹ nhân quyện châu liêm
Thâm toạ tần nga my
Đản kiến lệ ngân thấp
Bất tri tâm hận thùy


Hận Tình
Người xinh vén nhẹ rèm châu
Mặt hoa lệ úa buồn châu mày ngài
Vì ai làm lệ hoen dài
Hận ai ... ai hiểu... lòng nầy hận ai ...

HANGETSU Kata-Thử Tìm Hiểu Thêm ...

HANGETSU Kata(半月)là một trong những bài quyền cũng khá đặc trưng của Karate Về mặt chiết tự thì Han (bán) là một nửa, Gestu (nguyệt) nghĩa là mặt trăng, tháng trong năm. Vì vậy Hangetsu mang nghĩa là nửa tháng, hoặc là nửa mặt trăng. Thế nhưng ở Okinawa nó lại được gọi là Seisan hoặc Seishan, nghĩa là mười ba. Số mười ba được phát âm là Juusan ở các đảo chính của nước Nhật. Okinawa là địa phương có nhiều cách phát âm khác biệt nhất với các đảo chính của đất nước này. Nhưng tại sao bài kata này lại là "mười ba"?

Toàn bộ bài kata này có thể bắt nguồn từ một vũ điệu dân gian ở Trung Hoa mà trong đó các vũ công mô phỏng lại chu kỳ lên xuống theo 13 ngày của thủy triều khi mặt trăng xoay quanh Trái đất. Bài Kata này cũng được cho là có nhiều kỹ thuật không bắt nguồn từ võ thuật mà ra mà nó có  từ các vũ điệu gợi tả lại các động tác mà con người nên tuân theo trong thời kỳ lên xuống của nước triều , hay cách luyện tập vận khí nội công ...
Đối với những người đã từng tập qua bài Kata này có thể sẽ nghĩ rằng cái tên Hangetu bắt nguồn từ chuyển động theo hình vòng cung và thế đứng Hangetsu dachi của nó. Thực ra là không ai biết rõ về nguồn gốc về cái tên Hangetsu, chỉ biết là tên nguyên thuỷ của nó ở Okinawa là Seishan. Có thể cái tên Hangetsu là do tổ sư GICHIN FUNAKOSHI đặt cho. Trong quyển sách Ryukyu Kempo Karate (琉球拳法空手- quyền pháp Karate đảo Ryukyu) của ngài thì bài quyền này được ghi là Seishan. Từ này được dùng để chỉ chu kỳ 13 ngày của mặt trăng, có thể vì thế mà thầy GICHIN FUNAKOSHI  đã đổi tên bài quyền thành ra "Bán Nguyệt".
Bài quyền Hangetsu chứa tụ nhiều động tác chậm rãi nhưng với lối gồng ( Tích ) và phát với cường độ mạnh, qua đó giúp người tập luyện thở thông qua cách tập nén khí và phát khí . Mục đích của bài Hangetsu là tạo ra sự tương phản co giãn của cơ bắp khi tập. Những động tác chậm rãi, gồng cứng người trong bài quyền Hangetsu giúp người tập hiểu được cách của việc gồng người từ từ và thư giãn từ từ, và  là phương pháp để thư giãn cơ ở vai ,eo hông ... Ví dụ khi con người ta gồng cứng cơ bắp rồi thả lỏng thì cơ thể sẽ cảm thấy thư giãn hơn lúc bình thường.... Lưu ý rằng bài này khác hoàn toàn với bài Sanchin Kata
Nhiều hệ phái tập bài quyền Hangetsu với hơi thở phát ra âm thanh thành tiếng được gọi là Ibuki (息吹) chẵng hạn như  Kyokushinkai , Shindokai , Ishin Ryu , Ryobukai ... Tuy nhiên theo hệ phái Shotokan không luyện thở Ibuki trong bài Hangetsu Kata , nhưng hơi thở trong bài quyền này phải sâu và không được phát ra âm thanh . Nếu người tập có phát ra âm thanh nào thì nó phải phát ra từ cổ họng chứ không phải ở bụng, nơi đang tập trung "lực căng" của toàn bộ cơ thể. Nhiều người cũng cho rằng thế đứng Hangetsu dachi gây đau đớn nơi đầu gối, có thể vì họ đã hiểu sai về thế đứng này. Hangetu dachi cùng với lối miêu tấn Neko Dachi, Sanchin Dachi được xem là những thế đứng với vận gồng lực bên trong. Nhiều người mắc sai lầm ở thế đứng này. Theo đúng cách thì ở Hangetsu dachi, hai đầu gối phải hướng vào bên trong nhưng không được kéo hai đầu gối vào bên trong về phía nhau. Hai bàn chân phải đặt tự nhiên trên sàn, không bám vào sàn, nếu muốn cơ động hơn thì có thể đẩy chân trước về phía trước và chân sau về phía sau một tí. Như thế thì chân sau sẽ sẵn sàng đẩy về phía trước để hỗ trợ cho những kỹ thuật khác và khi đó trọng tâm không còn nằm ở chân trước nữa, sức mạnh của thế đứng sẽ được giải phóng hướng về phía trước.Khi người tập phải hít khí vào ở những động tác đi xuống, gồng kéo ... Và thở ra ở những động tác đẩy , đấm, gạt ... Nói cụ thể thì hít vào ở những kỹ thuật như đỡ đòn và thở ra ở những kỹ thuật như đấm. Điểm mấu chốt là phải làm cho hơi thở vào ra và nhịp độ của động tác hợp nhất , từ đó ta từ từ tập luyện nhịp nhàng cùng với ý thức . Thế nào là hợp nhất với ý thức ? Đây là sự tập trung ý thức ở những bộ phận cơ bắp cần thiết khi gồng cứng hay khi thả lõng hoàn toàn . Nói cách khác đó là sự ý thức về động tác giúp triệt tiêu bớt đi những khoảng phát lực không cần thiết, lực vô ích. (kukkin) . Ta nên tập khi di chuyển trọng tâm thì đứng bám bằng đầu ngón chân, thả lỏng hai vai , chỉnh lại tư thế toàn bộ xương sống phải trên một đường thẳng khi di chuyển . Ngoài ra trong khi tập luyện ta nên dùng ý thức tập trung vào đan điền. Lợi ích của việc luyện tập này tạo nên sự tưởng tượng đồng nhất Tâm Khí Thần chính là là sự tập trung của nội tâm , lối di chuyển đúng kỷ thuật và sự linh cảm của bản thân ... Khi đã tập luyện thuần tục được cách " Ý đi cùng với hơi thở , tay ra thì khí ra " trong lối đi tập quyền Kata của bài Hangetsu thì chúng ta dể những tuyệt ý trong Kumite ... Hệ phái Goju Ryu rất coi trọng những bài quyền với chuyển động chậm nhưng rắn chắc như Hangetsu. Phái Goju Ryu còn được gọi là Nahate vì bắt nguồn từ thủ phủ Naha của đảo Okinawa. Từ đó tồn tại hai phiên bản của bài quyền Hangetsu. Ở Okinawa tồn tại bài Seishan và bài Hangetsu ở các đảo chính của nước Nhật. Dĩ nhiên chúng đều có cùng nguồn gốc nhưng sự khác biệt cũng có thể thấy rõ. Bài Seishan của Nahate có vẻ phức tạp hơn bài Hangetsu. Bài này có những kỹ thuật giống như trong bài Bassai-dai mà Hangetsu không có. Phiên bản Seishan của Nahate được cho là phát triển sau này so với phiên bản Hangetsu được dạy trong phái Shotokan. Có lẽ bài này bắt nguồn từ võ thuật miền nam Trung Hoa và các võ đạo gia ở đây gọi nó là "Tứ môn thủ" hay là Tứ Tượng . Liệu tên gọi này có liên quan gì tới bốn cánh cổng do tứ thánh thú trấn giữ Tứ Tượng bốn phương : là Gembu (huyền vũ – Rùa đen, : Phương Bắc, hành Thuỷ, mùa đông ), Suzaku (Chu tước -Chim đỏ : Phương Nam - hành Hoả, mùa hạ ), Thanh long (Seiryu - Rồng xanh : Phương Đông - hành Mộc, mùa xuân) và Bạch hổ (Byakko - Hổ trắng : Phương Tây - hành Kim, mùa thu ) hay không? Nhưng dù gì thì đây cũng là một bài quyền lạ lùng trong hệ phái Shotokan vì ít có võ sinh nào muốn biểu diễn nó, hay cũng ít khi được đem ra thi đấu ? Có lẽ vì Hangetsu Kata thiếu những động tác bay nhảy mỹ miều như trong bài Unsu , Kururunfa ,Kusanku ( Kanku) Naihanchi (Tekki) ,Nisheishi ( Nijushiho) ? Hangetu Kata là một bài khá quan trọng trong chương trình huấn luyện của hệ phái Goju Ryu ( thiên về sự cương mãnh được gọi là Seishan)

Wednesday, May 19, 2010

Photobucket

Đào nguyên ức cố nhân (mộ xuân) - Tô Thức .


Hoa tư mộng đoạn nhân hà xứ .
Thính đắc oanh đề hồng thụ .
Kỷ điểm tường vi hương vũ .
Tịch mịch nhàn đình hộ .
Noãn phong bất giải lưu hoa trú .
Phiến phiến trứ nhân vô số .
Lâu thượng vọng xuân quy khứ .
Phương thảo mê quy lộ .

Ngày xuân nhớ Thiên Thai .

Người về đâu cho hoa chờ mộng úa
Chim oanh kêu rủ rựi cã cành hồng
Tường vi rụng mưa đưa hương nhè nhẹ
Ngõ vắng người , người lặng lẽ chờ mong
Làn gió ấm , hoa nương theo cánh gió ...
Từng mãnh bay ... bay nhẹ vướn tóc hiền
Tiếng ai vọng lầu cao , xuân dừng bước
Cỏ ngập ngừng hương lạc lối chân tiên .

Phú đắc tống Giả Đảo trích Trường Giang

Photobucket

Phú đắc tống Giả Đảo trích Trường Giang


Xao lư ngâm tuyết nguyệt ,
Trích xuất quốc tây môn .
Hành bạng Trường Giang ảnh ,
Sầu thâm Mịch thủy hồn .
Cung huề quá Trúc tự ,
Cầm điển tại Hoa thôn .
Cơ thập sơn tùng tử ,
Thùy tri Giả phó tôn .
Lý Động

Bài phú đắc Tiễn Giả Đảo đi đày ở Trường Giang

Cưỡi lừa ra khỏi cửa Tây

Ngâm câu tuyết nguyệt, đi đày chốn xa
Trường giang lưu bóng mình ta
Nghe hồn sông Mịch bao la nỗi buồn.
Đàn ơi ở tạm thôn Hoa
Gậy trúc lướt nhẹ qua miền Trúc lâm.
Đói ăn tạm hạt tùng sa
Ai rằng Giả Đảo tái sanh chốn nào?

Khiển Hoài - Đỗ Mục

Photobucket

Khiển Hoài - Đỗ Mục

Lạc phách giang hồ tái tửu hành
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh
Thập niên nhất giác Dương Châu mộng
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.

Tự Trách
Một đàn , một rựu chẵng thiết sầu
Tay nâng gái Sở nhẹ canh thâu
Dương Châu mười năm bừng tỉnh mộng
Bạc tình nức tiếng chốn thanh lâu .

Đăng Sơn Lý Thiệp

Photobucket

Đăng Sơn Lý Thiệp


Chung nhật hôn hôn túy mộng gian
Hốt văn xuân tận cưỡng đăng sơn
Nhân qua trúc viện phùng tăng thoại
Hựu đắc phù sinh bán nhật nhàn


Lên Núi


Cõi thường dệt mộng nhân gian
Hôm nay lên núi kẻo tàn ngày xuân
Gặp sư dưới cội trúc vàng
phù sinh quên tạm nhàn an nữa ngày ...

Xuân Hiểu - Mạnh Hạo Nhiên

Photobucket
Xuân Hiểu - Mạnh Hạo Nhiên

Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu ?

Mùa Xuân Sớm

Đêm xuân 
Say giất mơ hoa
Sáng nghe Chim hót
Nắng oà , nắng vui ...
Đêm qua
Mưa dập gió vùi
Chắc hoa
Nhiều ít dập vùi
Kiếp hoa ....

Bài ca của cô gái nước Việt

Photobucket

Việt Nữ Từ- Lý Bạch

Gia khê thái liên nữ
Kiến khách trạo ca hồi
Tiếu nhập hà hoa khứ
Dương tu bất xuất lai

Bài ca của cô gái nước Việt ...
Em là cô gái hái sen
Buông câu quan họ, ngã lơi tay chèo
Hoa như khúc khích cười reo
Làm ngơ ngẫn khách ... người ơi đừng về...

Photobucket

Hà Mãn Tử - Trương Hựu

Photobucket

Hà Mãn Tử

Cố quốc tam thiên lý,
Thâm cung nhị thập niên.
Nhất thanh "Hà mãn tử",
Song lệ lạc quân tiền .
Trương Hựu

Quê hương xa cách ba nghìn dặm
Hai mươi năm cung cấm xa nhà
Lẫy "Hà Mãn Tử" lời ca
Trước vua lệ chảy xót xa cung đàn ...

Hà mãn tử (何滿子) là tên một bài hát.
Niên hiệu Khai Nguyên đời Đường, một kỷ nữ ở Thương Châu bị tội tử hình,
dâng khúc Hà mãn tử nầy cho vua để xin chuộc mạng, nhưng cuối cùng cũng không khỏi bị tội chết. Về sau điệu ca ấy được lưu hành rộng rãi, nhất là đời Tống đã trở thành một thể tài của loại ca từ được yêu chuộng trong các kỷ viện .

Xuân tận - Hàn Ốc

Photobucket

Xuân tận - Hàn Ốc

Tích xuân liên nhật tuý hôn hôn,
Tỉnh hậu y thường kiến tửu ngân.
Tế thuỷ phù hoa quy biệt giản,
Đoạn vân tương vũ nhập cô thôn.
Nhân gian dị đắc phương thì hận,
Địa quýnh nan chiêu tự cổ hồn.
Tàm quý lưu oanh tương hậu ý,
Thanh thần độc vị đáo tây viên.

Tàn Xuân

Vì xuân say mấy hôm rồi
Áo hoen vì rượu tỉnh rồi mới hay
Hoa theo dòng nước đêm ngày
Mưa qua thôn vắng , mây bay lên ngàn
Hận thơm cõi thế nhân gian
Vô thường hồn cũ chẵng màng chốn đây
Thẹn oanh về chốn vườn tây
Vì ta một sớm ngậm đầy sương mai ...

Ức Đông San - Lý Bạch

Photobucket

Ức Đông San - Lý Bạch

Bất hướng Đông San cửu ,
Tường vi kỷ độ hoa .
Bạch vân hoàn tự tán ,
Minh nguyệt lạc thùy gia .

Nhớ Đông San

Đã lâu không ghé Đông San
Cánh tường vi bé mấy làn đổi thay
Cuối trời mây hợp lại bay
Khuya trăng còn lạc sáng đầy thềm ai ?

Tầm Ẩn Giả Bất Ngộ

Photobucket

Tầm Ẩn Giả Bất Ngộ

Tùng hạ vấn đồng tử
Ngôn sư thái dược khứ
Chỉ tại thử sơn trung
Vân thâm bất tri xứ.
Giả Đảo

Tìm Ẩn Sĩ Không Gặp

Dưới thông hỏi tiểu : "Thầy đâu" ?
Rằng :”Thầy hái thuốc , còn lâu về nhà ..."
Núi gần ôm chặt mây xa
Mù che kín lối đâu ra dấu giày ....

Khê Cư Tức Sự - Thôi Đạo Dung

Photobucket

Khê Cư Tức Sự

Ly ngoại thuỳ gia bất hệ thuyền,
Xuân phong xuy nhập điếu ngư loan.
Tiểu đồng nghi thị hữu thôn khách,
Cấp hướng sài môn khứ khước quan.
Thôi Đạo Dung


Trước dậu nhà ai quên buột thuyền
Đầm câu thuyền giạt , gió xuân lên ...
Trẻ ngỡ khách thôn về thăm viếng ,
Vội vã chạy ra động cửa thiền .

Kim Lũ Y - Đổ Thu Nương

Photobucket

Kim Lũ Y - Đổ Thu Nương

Khuyến quân mạc tích kim lũ y
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì
Hoa khai kham chiết, trực tu chiết
Mạc đãi vô hoa không chiết chi

Áo Kim Tuyến ( Áo Công Danh )

       Tiếc chi tấm áo công danh
Chàng ơi trân quý ngày xanh chúng mình
       Bẻ hoa khi nụ đương xinh
Mai sau hoa rụng trơ tình nhành khô.

Saturday, May 8, 2010

TRONG QUÁN NƯỚC NGOẠI Ô

Photobucket

TRONG QUÁN NƯỚC NGOẠI Ô

Và chúng mình gặp nhau từ buổi ấy
Trong quán nước nghèo khuya vắng ngoại ô
Sương ẩm ướt ôm túp lều trống trải
Quây ba bề xiêu vẹo tấm phên thưa


Phải chăng em? ái tình cần đạm bạc
Nên thiên nhiên đã dành sẵn nơi này
Trăng đủ sáng giãi vàng vuông đất hẹp
Gió vừa hanh rung động mái gianh gầy


Khi im lặng nắm tay nhau run rẩy
Trái tim ta giàu có biết bao nhiêu
Quán nước nhỏ hoá lâu đài lộng lẫy
Chứa kho vàng vô tận của tình yêu

Võ Văn Trực

Tuesday, May 4, 2010

Kho báu nhà Nguyễn hiện giờ ra sao?

Vào tháng Tám năm 1945 Chính quyền mới CS đã thu giữ nhiều báu vật của nhà Nguyễn. Việc coi sóc chúng trong điều kiện chiến tranh là cả một kỳ công với nhiều chuyện vui buồn. Giờ đây mong muốn được tận mắt chiêm ngưỡng những biểu tượng một thời của một triều đại đã đi vào quá vãng có lẽ cũng là một nhu cầu chính đáng...
Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn Ấn tín quý dưới thời Nguyễn - Ảnh tư liệu


Đổng lý văn phòng nội các Bảo Đại - Phạm Khắc Hòe ghi lại như sau:

Chiều 27 và sáng 28 tháng 8 năm 1945, tôi cho kiểm kê lại các thứ tài sản trong Đại Nội để giao cho Chính quyền Cách mạng. Nói đến của công trong Đại nội lúc bấy giờ thì quý giá nhất là các đồ vật bằng châu báu ngọc ngà có tính lịch sử của các Vua Nguyễn.
Các thứ này được cất trong một cái hầm lớn mé sau điện Cần Chánh. Hàng năm vào ngày 20 tháng Chạp Âm lịch, triều đình tiến hành lễ Phất Thức. Phất thức là mở hầm lấy tất cả các thức ra để kiểm điểm và quét bụi bặm lau chùi thật sạch rồi lại cất vào hầm khoá lại. Làm những việc này các quan từ nhị phẩm trở lên mới được dự lễ Phất thức và phải tự mình làm lấy mọi việc, đưa ra cất vào dọn dẹp lau chùi.
Cho nên lần tổng kiểm kê cuối cùng này được tiến hành khá dễ dàng và tất cả các loại tài sản đều được giao lại đầy đủ cho chính quyền nhân dân và có giấy tờ minh bạch. Người thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời để kiểm nhận tài sản là ông Bộ trưởng Lê Văn Hiến. (Phạm Khắc Hòe. Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc- NXB Hà Nội 1983 - Tr 74). Lòng không khỏi chút bồi bồi ngó lại những dòng của ông Đổng lý văn phòng nội các Bảo Đại Phạm Khắc Hòe ghi về một sự kiện đã quá vãng.
Lại một đoạn tiếp trong chính sử.
Chiều ngày 30/8/1945, trên nền Đài Lầu Ngũ Phụng Ngọ Môn, trước mặt hơn 5 vạn dân thành Huế, vị Hoàng đế cuối cùng là Bảo Đại đã trao bộ ấn kiếm tượng trưng quyền lực vương triều cho đại diện chính quyền cách mạng CS.
Sau này, đã có nhiều ý kiến cho rằng chiếc ấn đó là Đệ nhất bảo tỷ Hoàng đế chi bảo và cùng với nó là chiếc kiếm báu truyền từ đời Gia Long.
Thay mặt Chính phủ Cách mạng CS, ông Trần Huy Liệu và nhà thơ Cù Huy Cận đã tiếp nhận ấn kiếm và gắn huy hiệu công dân nước Việt Nam DCCH cho cựu hoàng. Bộ ấn kiếm này ngay ngày hôm sau được đem ra Hà Nội để kịp có mặt trong Lễ Độc lập vào ngày 2/9/1945.
Ấn cùng kiếm quý
Chiếc ấn Đệ nhất bảo tỷ Hoàng đế chi bảo, mà về mãi sau này, nhà thơ Huy Cận từng thốt lên với hậu sinh trong đó có người viết bài này rằng khi ông Trần Huy Liệu nhận từ tay ông Bảo Đại trao lại cho ông Huy Cận, nhà thơ đã suýt ngã vì chiếc ấn nặng quá, dễ hơn một yến (10 kg) chứ không ít!
Nhà thơ Huy Cận có lẽ đã không lầm?
Trong số những tài liệu tin cậy hiện có đã biên rõ về chiếc ấn ấy như sau: ấn Hoàng đế chi bảo được đúc bằng vàng ròng vào ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Đây là chiếc bảo ấn lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn. Ấn hình vuông, quai ấn là một con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đỉnh đầu rồng khắc hình chữ vương; kỳ (vây lưng) dựng đứng; đuôi cũng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước; 4 chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn rất vững vàng.
Mặt dưới của ấn khắc 4 chữ triện Hoàng đế chi bảo. Mặt trên của ấn, phía hai bên quai khắc nổi hai dòng chữ Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo (đúc vào giờ tốt ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4); Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân (đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân). Như vậy chiếc ấn suýt soát 281 lượng vàng, nếu tính 27 lượng tương đương 1kg, thì chiếc ấn này nặng khoảng 10,7kg.
Về việc đúc chiếc bảo ấn này, sách Đại Nam thực lục (tập VI, bản dịch của Viện Sử học, Nxb KHXH-1963, trang 146) có ghi “Ngày Giáp Thìn đúc ấn Hoàng Đế chi bảo núm làm rồng cuốn hai tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, làm bằng vàng 10 tuổi, nặng 280 lượng 9 đồng 2 phân”.
Hoàng đế chi bảo được chế tác (đúc) vào thời vua Minh Mạng, thời mà nước Việt mình lãnh thổ cương vực được mở rộng dài nhất được đổi quốc hiệu là Đại Nam. Vận nước hanh thông triều đình thì thịnh. Riêng vua thì chính phi, thứ phi cung tần mỹ nữ chưa rõ số nhưng khiêm tốn thôi, 142 người con cả thảy, trong đó 74 trai, 68 gái!
Theo quy định của triều Nguyễn, ấn Hoàng đế chi bảo chỉ dùng khi “gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy, và ban sắc, thư cho ngoại quốc”.
Nếu đúng chiếc ấn mà Bảo Đại trao cho ông Trần Huy Liệu là Hoàng đế chi bảo thì kể từ khi đúc ra đến khi trao cho chính quyền Cách mạng, ấn Hoàng đế chi bảo đã có 122 tuổi.

Ấn Khâm văn chi tỷ, thời Minh Mệnh năm thứ 8 (1827) trọng lượng 137 lạng vàng 10 Ảnh: TL

Đang ở đâu?
Chiếc ấn quý cùng thanh bảo kiếm ấy chắc chắn sẽ nằm trong kho báu nhà Nguyễn mà chính quyền mới có trách nhiệm bảo quản giữ gìn như vừa nói ở phần trên! Nhưng hóa ra chúng có một thân phận khá lạ lùng...
Kho báu nhà Nguyễn từ Hà Nội được chuyển đến nơi an toàn một cách khẩn trương, nhưng sau đó bộ ấn kiếm đã bị bỏ quên tại một ngôi chùa ở mạn ngoại thành! Một điều ít ai ngờ là cuối những năm 50, quân Pháp đã triệt hạ cái làng ngoại thành ấy phá chùa lấy gạch xây bốt. Thế là phát lộ ra bộ ấn kiếm báu! Ngày 3/3/1952, quân Pháp đã tổ chức rùm beng một cái lễ trao ấn kiếm.
Người nhận bộ ấn kiếm ấy là quốc trưởng chính phủ Bảo Đại thay vì vị thế Đại Nam Hoàng Đế! (Hiện Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế còn lưu giữ tấm ảnh ghi lại sự kiện này). Để lưu giữ chắc chắn các báu vật trong Hoàng tộc, ông Bảo Đại đưa bộ ấn kiếm ấy cho bà thứ phi Mộng Điệp mang sang bên Pháp trao cho hoàng hậu Nam Phương và hoàng tử Bảo Long. Bộ ấn kiếm yên hàn được đến thời điểm năm 1963 bà Nam Phương mất.
Mặc dù được giữ cẩn mật tại nhà băng Châu Âu (Union des Banques Européennes) nhưng bộ ấn kiếm ấy đã không yên bởi mâu thuẫn dẫn đến kiện cáo giữa hai cha con ông Bảo Đại. Bởi ai cũng muốn sở hữu thứ quốc bảo ấy nên họ phải nhờ đến tòa án. Tòa phán, ấn thì cha giữ còn kiếm báu Gia Long thì con cầm. Nghe nói vì túng tiền hay lý do chi đó, vị hoàng tử này đã bán mất bộ kiếm báu còn chiếc ấn không rõ có phải là Hoàng đế chi bảo không, nhưng số phận cũng hẩm hiu không kém. Không phải châu về hợp phố mà lại về tay người đẹp Monique Baudot, người vợ mà ông Bảo Đại cưới năm 1982!
Người coi sóc lũ báu vật Nhà Nguyễn
Cách đây đã lâu, để tìm hiểu chiếc ấn Hoàng đế chi bảo và bộ kiếm báu có nằm trong bộ sưu tập của nhà nước mình không, tôi đã tìm tới cụ Đỗ Phạm Huyến nhà ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.
Căn nhà cổ của cụ Huyến hơn trăm năm trước đã là nhà thờ tổ một chi họ Đỗ. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (người có công trong việc sáng lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) một thời gian dài đã ở đây cùng với ông bố. Cụ thân sinh Nguyễn Đỗ Cung là Nguyễn Đỗ Mục cùng nhóm giao du lẫn dịch thuật với cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Bà cụ thân sinh Nguyễn Đỗ Cung là chị ruột cụ thân sinh ra ông. Nên ông với họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung là con cô con cậu. Lệ họ Đỗ là lấy họ mẹ làm tên lót.
Nguyễn Đỗ Cung viết thư cho bạn là Văn Tiến Dũng... có thằng em là Đỗ Phạm Huyến ở làng Xuân Đỉnh. Năm 1943 nó đã tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ. Năm 1944 tham gia hoạt động Việt Minh ngoại thành rồi sau toàn quốc kháng chiến thì ở khu 10 Phú Thọ làm công tác đoàn thể. Nhờ ông tìm hộ gửi nó vào Vệ quốc đoàn...

Ấn Hoàng đế chi bảo (được coi là Bảo Đại trao cho ông Trần Huy Liệu ngày 30/8/1945) Ảnh: TL

Được sự giới thiệu của ông Văn Tiến Dũng, Đỗ Phạm Huyến theo nghiệp binh đến khi giải phóng Thủ đô. Sau khi chuyển ngành về Bộ Văn hóa, thạo tiếng Pháp lại biết cả chữ Hán nên ông được chọn vào tổ tiếp quản nhà Viễn Đông bác cổ...
Người ta dẫn ông xuống phố Hàng Chuối, nơi có một cơ sở của Bộ Tài chính đóng. Một khu biệt thự. Dưới biệt thự là một tầng hầm... Chật cứng khoảng mờ tối ấy là những hòm gỗ, thùng sắt...
Tại đây ông Huyến mới được biết đó là những vật báu của Triều đình nhà Nguyễn mà chính quyền CS tiếp thu trước kia nay trên quyết định chuyển những báu vật này từ Bộ Tài chính sang nhà Viễn Đông bác cổ tức Bảo tàng Lịch sử bây giờ! Nhiệm vụ của ông Huyến và một người nữa là phải tiếp nhận cụ thể từng món một. Ông không biết những hòm những thùng này đây nằm dưới tầng hầm ở phố Hàng Chuối này bao lâu rồi nhưng các báu vật này từng được lưu giữ ở nhiều nơi trong cuộc kháng chiến trong đó có Liên khu V.
Khoản đầu tiên là các loại ấn. Loại lớn có, nhưng phổ biến cỡ 10 kg (khi đó chưa có loại cân đặc biệt của Bộ Tài chính nên không thể đo chính xác được trọng lượng, chất lượng từng loại ấn một), loại nhỏ hơn 7 rồi 5, 3, 2 rồi 1 kg. Loại ấn bằng ngọc, những bích ngọc, bạch ngọc, thanh ngọc... được phân loại đánh số riêng. Bao nhiêu ấn mỗi loại, ông Huyến không nhớ hết nhưng mỗi ông vua, mỗi một hoàng tử hoàng hậu đều có ấn cho riêng mình.
Thái hậu chi bửu, Hoàng tử chi bửu rồi Hoàng hậu chi bửu vv... Các thứ kim ấn hình thù kích cỡ khác nhau nhưng ông Huyến biết tất cả đều bằng vàng. Vàng 10, vàng 9 non hơn thì 8,5 tuổi. Trên có lưỡng long hoặc độc long để làm núm thứ thì màu nâu thứ thì nâu đen thứ vàng choé tất thảy mọi thứ đều được kê biên đánh số cẩn thận! Ngày nối ngày miệt mài đánh vật với những báu vật như thế, ông Huyến chả dám hé răng với ai nhiệm vụ của mình bởi đã được dặn dò trước!
Kế đó là những đỉnh, chậu, bát, hộp, đồ thờ cúng trong đó có cành vàng lá ngọc. Và đặc biệt là những bộ kim sách. Việc tất tả bấn bíu nhưng ông Huyến vẫn bị ám ảnh bởi những hàng chữ nổi vuông thành sắc cạnh bằng vàng trên những tờ vàng lá nâu xỉn hoặc chói lói. Gáy của những cuốn kim sách ấy được đính lại bằng những khuyên cũng bằng vàng. Gia phả hoàng tộc. Những lời giáo huấn của vua. Đôi khi một bài thơ cổ hoặc thơ của người trong hoàng tộc...
Hơn một tháng đằng đẵng bên những hòm châu báu như thế để tới cái ngày kiểm đếm xong bàn giao xong giữa hai bên. Những thùng báu vật được lặng lẽ chở đến một cái kho của Bảo tàng Lịch sử.
Tai họa
Đúng vào dịp Quốc khánh năm 1961, trên có quyết định trưng bày cuộc triển lãm tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Nhưng ngoài những người trong cuộc không ai có thể biết được một sự cố khủng khiếp đã xảy ra!
Tại gian trưng bày, một sớm thu như thế, người phát hiện ra một cái ấn vàng mà ông Huyến nghe nói là của Nam Phương Hoàng hậu đã không cánh mà bay! Ông Huyến lúc này lại là người phụ trách phòng kiểm kê bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam!
Mặc cho những sự trần tình này khác nhưng ông vẫn bị đưa thẳng vào Hỏa Lò. Có lẽ cỡ trọng tội nên chỗ ông nằm thấy bản chính là gian cấm cố  Hoàng Văn Thụ năm xưa. Ba tháng nằm trong đó... Bất chợt nửa đêm có khi về sáng hay giữa trưa ông Huyến bất thần được gọi đi cung. Ngoài những cuộc gọi hỏi liên miên, người ta cũng cho mời một số công an gác cổng một số sứ quán nước ngoài đến để nhận mặt ông với hy vọng mong manh biết đâu họ chợt có lần nào đó thấy ông đem cái ấn ấy bán cho người nước ngoài!?
Ba tháng xà lim đặc biệt rồi tám tháng ở xà lim thường... Mười một tháng nằm xà lim cả thảy... Rồi ông được chuyển sang chế độ giam thường. Ông Huyến đếm tính từng ngày trong Hỏa Lò. Vậy là đã 23 tháng... Một sáng nọ người ta nhã nhặn mời ông về... nhà mình! Đã tóm được bọn ăn cắp. Gian trưng bày triển lãm báu vật, cửa giả tuềnh toàng nên ban đêm chúng mò vào dễ dàng. Có chủ đích ăn cắp ấn đâu mà định khoắng thứ khác nhưng chả có đành thử quơ đại một cái ấn nặng chịch mà chẳng biết nó là thứ chi! May mà chỉ một cái...
Thời gian trong tù, ông Huyến không biết một vụ trộm thứ hai đã xảy ra cũng tại gian trưng bày sau vụ thứ nhất hơn nửa năm. Số là sau khi ẵm cái cục nặng chịch hình thù quái gở ấy ra, bọn trộm cho nó một nhát rồi nhiều nhát búa và mang một mảnh đem đi thử! Trời đất ơi, vàng! Vàng thật! Đợi một thời gian thấy êm êm bởi các nhà chức trách đã tóm được thủ phạm đã giam cứng trong Hoả Lò rồi và chắc chả có hướng điều tra nào khác nên chúng táo tợn mò vào một lần nữa. Hoà trong dòng người tham quan, một thằng đợi đến khi đóng cửa tót lên máng nước ém ở đấy.
Đợi đến đêm thì ra tay. Chắc đợi lâu quá nên hắn thoải mái như ở nhà bèn làm ngay một bãi gần chỗ núp trước khi ẵm một cái ấn khác. Sáng hôm sau người nhà Bảo tàng hoảng tam tinh khi phát hiện vụ trộm. Chả lẽ ông Huyến từ Hỏa Lò độn thổ ra để thực thi vụ này? Nhưng chả khó khăn gì, người ta phát giác ra cái thứ khốn kiếp của thằng trộm kia... Chết cho hắn là mảnh giấy chùi là một lá thư! Lá thư? Chứ sao, thư của một người nhà ở quê gửi cho hắn... Bên an ninh tài thế, đã tìm được cái địa chỉ từ mảnh giấy nhòe nhoẹt bẩn thỉu ấy! Thằng cầm đầu cũng như đồng bọn bị tóm.
Ông đang kể cái đoạn sau khi ra tù được ông Bộ trưởng Hoàng Minh Giám thân mời lên pha nước cho uống động viên an ủi... Ông Huyến được phục chức trưởng phòng như cũ cũng như giữ nguyên Đảng tịch. Tiền lương ông được truy lĩnh nhưng phải trừ vào số tiền cơm tù 23 tháng trong Hoả Lò!? Bây giờ ông Huyến nhớ lại đâu như mười mấy đồng một tháng...
Ngó cái xương bả vai của ông khó nhọc lên xuống theo nhịp thở, tôi tưởng như nỗi nhọc nhằn của ông vào cái thời điểm chiến tranh Nam Bắc Việt Nam được trao nhiệm vụ đưa những báu vật ấy từ Bảo tàng Lịch sử sơ tán lên Việt Bắc. Trước khi đi lại phải kiểm kê lại bàn giao. Khi yên hàn đưa chúng về Hà Nội cũng thế. Việc trông coi bảo vệ đã có anh em bộ đội nhưng ông phải có trách nhiệm ở lỳ tại đó cùng với họ...
Năm 1979, ông lại phải tháp tùng lũ báu vật ấy từ Bảo tàng Lịch sử theo một toa tàu đặc biệt để chuyển vào phía Nam ngộ nhỡ ngoài này xảy ra điều gì! Bình Trị Thiên khu Năm ra Hà Nội. Hà Nội Thái Nguyên. Thái Nguyên Hà Nội. Hà Nội thành phố
Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn- Hà Nội. Những hòm báu vật gập ghềnh bất trắc dằng dặc trên đường thiên lý ấy cấm có suy suyển đi tẹo nào cho đến khi ông Huyến về hưu năm 1992!
Trước khi rời khu vườn và căn nhà u tịch, tôi được ông Huyến cho hay rằng chiếc ấn Hoàng đế chi bảo mà tôi mô tả tường tận hình dáng lẫn trọng lượng cùng bộ kiếm ấy hình như không có trong danh sách trong kho báu? Mà ông Huyến cho biết thêm, có một chiếc ấn được coi là lớn nhất đó là Sắc mệnh chi bảo đâu như trọng lượng mấy trăm lạng vàng thời vua Minh Mạng.
Một vựng tập báu vật nhà Nguyễn, tại sao không?
Bây giờ ngồi viết lại những dòng này thầm tiếc cho người đã hơn ba mươi năm góp phần giữ gìn coi sóc cho kho báu quốc gia mà không có diễm phúc được ngó lại một lần nữa lũ báu vật đã từng đổ mồ hôi và cả nước mắt để giữ gìn coi sóc? Cụ Đỗ Phạm Huyến nay đã là người thiên cổ...
Ngồi mà thầm tiếc (bởi chỉ nghe chứ chưa thấy) khi giở cuốn Ấn Chương Việt Nam của TS Nguyễn Công Việt (GS Hà Văn Tấn đã nhận xét đây là công trình đầu tiên và không gì có thể so sánh được về lĩnh vực ấn chương học) khi ông viết những dòng đại loại như thế này.
Để sánh với Đại Thanh, Minh Mệnh đổi quốc hiệu là Đại Nam; năm 1832 cho khắc con dấu bằng vàng mười (kim tỉ) Hoàng đế chi bảo, Sắc mệnh chi bảo, Trị lịch minh thời chi bảo... Sắc mệnh chi bảo dùng để đóng trên các văn bản phong tặng các nhân thần và sắc cáo cho các quan văn võ công thần, nặng tới 235 lượng vàng, phải có một võ quan khỏe mạnh giúp việc đóng dấu.
Đó là kim tỉ lớn nhất. Mỗi loại ấn tỉ có công dụng khác nhau. Để đóng dấu trên những công văn cho người nước ngoài, Minh Mệnh dùng ngọc tỉ Đại Nam thiên tử chi tỉ, thể hiện rõ tư tưởng độc lập và tinh thần tự hào dân tộc. Còn ngọc tỉ quý và lớn nhất được chế tác vào đời vua Thiệu Trị thứ 6 (năm 1846) gọi là Đại Nam hoàng đế chi tỉ.
Vân vân và vân vân...
Nếu chưa làm được việc triển lãm rộng rãi, thiển nghĩ nên sớm có một vựng tập về kho báu nhà Nguyễn. Dám chắc những thứ như Sắc mệnh chi bảo cùng hàng chục món kim ngọc bảo tỷ trong kho báu quốc gia, ngoài cụ Huyến và một số nhà chức việc do có quan hệ công việc được quan chiêm lẫn được sờ vào hiện vật, tính tới thời điểm này có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay!
Vậy nên, sẽ như thế nào nếu một bộ vựng tập lần đầu tiên, tất cả các thứ kim ngọc bảo tỷ từ ấn vàng ấn ngọc, kim sách vv... của nhà Nguyễn được công bố?
Không được sờ vào hiện vật nhưng nội những tấm ảnh chụp chi tiết hình dáng các loại ấn với những mặt trên, núm, mặt đế, dấu kiêm lời giới thiệu chi tiết... cũng mang lại cho người xem bao nhiêu là sắc thái biểu cảm! Với điều kiện, kỹ thuật in ấn như nước ngoài vẫn làm nhằm giới thiệu quảng bá rộng rãi sự độc đáo tinh khéo, hội đủ những giá trị nhân văn lịch sử về các giai đoạn thời kỳ nhà Nguyễn (hiện tại đối với xứ mình không khó) chắc chắn sẽ đáp ứng rộng rãi nhu cầu chính đáng của rất nhiều người!
Mong rằng là tại sao chưa chứ chả phải tại sao không?

Lập thu năm Sửu
Xuân Ba

Kim Ngọc Bảo Tỷ của Hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn

Giới thiệu sách mới: “Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam”

Sách “Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam” là một món quà quý của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới độc giả.
Cuốn sách do Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam); Tiến sĩ Ngữ văn Hán – Nôm Nguyễn Công Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán – Nôm, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cùng tham gia biên soạn, cùng với sự cộng tác và giúp đỡ chí tình của các đồng nghiệp.
Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam là một phần trong bộ sưu tập đồ ngự dụng cung đình triều Nguyễn. Đây là bộ sưu tập Bảo vật Quốc gia, được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp nhận từ Triều đình Huế, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và mới được bàn giao trở lại cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam quản lý năm 2007. Bộ sưu tập chủ yếu là của Vua và Hoàng tộc, như thế, mỗi Bảo vật đã mang tính cung đình và độc bản. Cuốn sách “Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam” là ấn phẩm mở đầu trong chương trình nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đối với sựu tập quý hiếm này; đồng thời, cũng là công bố sưu tập theo định hướng truyền thống, như một phương cách quảng bá lịch sử văn hóa nước nhà tới du khách trong và ngoài nước, bên cạnh những trưng bày chuyên đề và hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng.
Cuốn sách được chia làm 9 phần, bao gồm: chữ viết tắt, Niên biểu Vương triều Nguyễn, Lời giới thiệu, Lời mở đầu, Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam, Danh mục Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam, Tài liệu tham khảo, Bản ảnh, Bản dập. Trong đó, phần “Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam” được các tác giả xếp vào 4 loại chính: Kim Bảo đời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu; Kim Bảo tỷ của các Hoàng đế triều Nguyễn; Ngọc Tỷ và ấn ngà của các Hoàng đế triều Nguyễn; Kim Bảo của các Vương hậu triều Nguyễn.
Trong sưu tập Kim ngọc Bảo tỷ, ngoài 2 Kim Bảo có từ đời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu, hầu hết những Bảo tỷ quan trọng được chế tác vào đầu đời Gia Long đến đời Đồng Khánh, đều được chính sử ghi chép lại.
Sau đây, Ban biên tập xin trân trọng gửi tới độc giả một số hình ảnh về bộ sưu tập Kim ngọc Bảo tỷ trong cuốn sách này.
1. Kim Bảo đời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu


Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo; vàng 8; cao 6,30 cm, cạnh 10,84 x 10,84 cm, dầy 1,10 cm; trọng lượng 64,43 lạng; đúc vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh thứ 5, 1709, đời vua Lê Dụ Tông.
2. Kim Bảo tỷ của các Hoàng đế triều Nguyễn






Quốc gia tín bảo, vàng; cao 9,50 cm, cạnh 10,70 x 10,70 cm, dầy 1,65 cm, đúc vào đời vua Gia Long (1802 – 19 )




Hoàng Đế tôn thân chi bảo; vàng 10; cao 11,10 cm, cạnh 13,77 x 13,77 cm, dầy 2,68 cm; trọng lượng 234,43; đúc vào tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827.



Khải Định Đại Nam Hoàng Đế; bạc mạ vàng; cao 9,75 cm, cạnh 07,55 x 06,34 cm, dầy 0,82 cm; đúc vào năm Bính Thìn 1916.
3. Ngọc Tỷ và Bảo ấn ngà của Hoàng đế triều Nguyễn





Vạn Thọ vô cương; bích ngọc; cao 6,80 cm, cạnh 7,30 x 7,30 cm, dầy 3,20 cm; đúc vào thế kỷ 18; Chúa Nguyễn





Hoàng Đế chi tỷ; bạch ngọc; cao 8,27 cm, cạnh 10,50 x 10,50 cm, dầy 4,22 cm; đúc vào năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16, 1835





Khải Định Hoàng Đế ngọc tỷ; thanh ngọc; cao 3,10 cm, cạnh 04,13 x 04,13 cm, dầy 1,75 cm; đúc vào năm Bính Thìn, 1916
4. Kim Bảo của các Vương hậu triều Nguyễn





Từ Dũ Thái Hoàng Thái hậu chi bảo; vàng 8,5; cao 7,91 cm, cạnh 11,75 x 11,75 cm, dầy 1,28 cm; trọng lượng 86,48 lạng; đúc vào tháng 3, năm Hàm Nghi thứ 1, 1885





Lệ Thiên Anh Hoàng hậu chi bảo; bạc mạ vàng; cao 6,28 cm, cạnh 09,92 x 09,92 cm, dầy 1,62 cm; trọng lượng 54,10 cm; đúc vào tháng 6, năm Thành Thái thứ 14, 1902



Đoan Huy Hoàng Thái hậu bảo; bạc mạ vàng; cao 7,50 cm, cạnh 09,65 x 09,65 cm, dầy 1,87 cm; trọng lượng 55,00 cm; đúc vào tháng 2, năm Bảo Đại thứ 8, 1933


Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Ấn Triện Triều Nguyễn

Những chiếc ấn triện Triều Nguyễn lâu nay được nhắc đến khá nhiều song chúng ít được giới thiệu một cách có hệ thống.

(Ảnh 1a)
1. Thời Nguyễn (1802-1945), từ vua, quan ở trung ương đến các chức dịch địa phương đều sử dụng ấn tín, coi đó như là những vật biểu trưng quyền lực và biểu trưng pháp lý của nhà vua và chế độ. Tùy theo địa vị, cấp bậc của người sử dụng; tùy theo tính chất, chức năng của từng loại văn bản phải cần phải sử dụng ấn tín, triều đình nhà Nguyễn đã tạo tác, định danh và ban cấp nhiều loại ấn tín khác nhau, như: tỉ, ấn, quan phòng, đồ ký, kiềm ký, đồ chương, triện...
- Tỉ: là con dấu của vua; đúc bằng vàng gọi là kim bửu tỉ; làm bằng ngọc gọi là ngọc tỉ.
(Ảnh 1b)
- Ấn: là tên gọi chung các loại con dấu của vua quan. Ấn của vua gọi là ngự ấn hay bửu ấn thường được đúc bằng vàng. Ấn của các quan: bố chánh, án sát, tri châu, tri phủ, tri huyện... được đúc bằng đồng. Ví dụ: Chiếc ấn đồng khắc các chữ Hán: Quốc sử quán ấn ở mặt ấn(ảnh 1a) và Tự Đức tam thập niên tạo. Trọng nhất cân tứ lượng ở lưng ấn (ảnh 1b).
- Quan phòng: là con dấu của các quan: khâm sai, tổng đốc, tuần vũ, đề đốc, lãnh binh, đốc học... được đúc bằng đồng.
(Ảnh 2)
- Ðồ ký: là con dấu của các quan: đồng tri phủ (phân phủ), giáo thụ, huấn đạo... được đúc bằng đồng, hoặc tiện bằng gỗ. Ví dụ: các đồ ký bằng gỗ, khắc các dòng chữ Hán: Ích Thông hiệu khí cơ thuyền đồ ký (ảnh 2, bên phải); Tuy An phủ giáo thụ ký (ảnh 2, bên trái); Nghĩa Hành huyện huấn đạo đồ ký (ảnh 3, bên trái) và Nghi Lộc huấn đạo đồ ký (ảnh 3, bên trái). - Ðồ chương: là con dấu của thường dân, chủ yếu là của các văn nhân, nho sĩ, họa gia... dùng để đóng lên các tác phẩm, họa phẩm do họ sáng tác hay thuộc quyền sở hữu của họ, thường làm bằng ngà hay bằng gỗ.
(Ảnh 3)
- Kiềm ký :là con dấu của các chức quan nhỏ, quan trấn thủ các cửa tấn, của ải nơi biên viễn, được làm bằng gỗ.
- Triện: là con dấu của các chức dịch địa phương như: lý trưởng, chánh tổng... được làm bằng gỗ.
2. Bảo tàng MTCÐ Huế hiện sở hữu hơn 30 ấn triện các loại, được làm bằng nhiều chất liệu như: ngà voi, đồng, gỗ...
Ngoài chiếc ấn đồng và những đồ ký bằng gỗ được giới thiệu trên đây, bảo tàng này đang thủ đắc 2 bộ ấn ngà rất đặc biệt:
(Ảnh 4)
a. Bộ ấn thứ nhất, nguyên thủy được thiết trí trong điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức), hiện đang bảo quản trong kho của Bảo tàng MTCÐ Huế. Bộ ấn gồm 2 chiếc ấn bằng ngà, đặt trong hộp khung gỗ, lồng kính, bốn góc bịt đồng. Ðế hộp bằng gỗ gõ, lót vải nhung màu tím. Hai chiếc ấn cùng kiểu thức tạo tác, nhưng khác về kích thước: mặt ấn hình chữ nhật, núm ấn tạo hình rồng đứng; đuôi rồng xoáy, mang đặc trưng của đuôi rồng thời Nguyễn; chân rồng có 5 móng (ảnh 4); vành ngoài mặt ấn có đường viền nổi khắc chìm đồ án “lưỡng long triều nhật” và 4 đám mây. Theo sách Minh Mạng chính yếu (Quyển XVIII: Pháp độ), những chiếc ấn có kiểu thức trang trí như vậy gọi là ấn tiểu long.
(Ảnh 5)
- Ấn thứ nhất cao 7,4cm; mặt ấn dài 7,7cm, rộng 6cm; khắc nổi 3 dòng chữ Hán, kiểu chữ triện: Tự Ðức ngự lãm chi bửu: Ấn vua Tự Ðức (để đóng vào) văn bản vua (đã) xem xét) (ảnh 5, ấn bên trái).
- Ấn thứ hai cao 5,8cm; mặt ấn dài 7cm, rộng 4,9cm, cũng khắc nổi 3 dòng chữ Hán, kiểu chữ triện:Ðộc thư bất cầu thậm giải: đọc sách không cần tìm hiểu sâu xa (Ảnh 5, ấn bên phải). Câu này lấy chữ trong bài Ngũ liễu tiên sinh truyện của Ðào Tiềm, ẩn sĩ nổi tiếng đời nhà Tấn (265-420) bên Trung Hoa, tả sự thanh cao, nhàn nhã của kẻ sĩ. Nguyên văn câu này như sau: Văn tĩnh thiểu ngôn, bất mộ vinh lợi, hiếu độc thư bất cầu thậm giải: Nhàn nhã ít nói, không ưa danh lợi, thích đọc sách mà không cần tìm hiểu sâu xa.
Ảnh 6
b. Bộ ấn ngà thứ hai hiện đang trưng bày trong điện Long An, tòa nhà trưng bày chính của Bảo tàng MTCÐ Huế, cũng đặt trong chiếc hộp có kiểu thức y hệt chiếc hộp đựng ấn ở lăng vua Tự Ðức. Ðế hộp khoét lõm 4 ô hình vuông và 3 ô hình bầu dục, lót vải nhung tím, là chổ để những chiếc ấn. Căn cứ vào các ô để ấn trên đáy hộp, có thể xác định: nguyên thủy bộ ấn này gồm 7 chiếc, gồm 4 chiếc ấn mặt vuông vát góc và 3 chiếc ấn mặt bầu dục. Vì lý do nào đó, 1 chiếc ấn mặt bầu dục đã bị thất lạc, nên bộ ấn chỉ còn 6 chiếc (ảnh 6).
Núm của 4 chiếc ấn mặt vuông chạm lộng hình rồng mây (ảnh 7), cùng một kiểu thức, nhưng khác về kích thước. Núm của 2 chiếc ấn mặt bầu dục đều tạo dáng hình rồng.
- Ấn thứ nhất trong bộ ấn ngà này khắc nổi 3 dòng chữ Hán, kiểu chữ triện: Phác nhi văn đạm nhi vị: Ðơn sơ mà văn vẻ, đạm bạc nhưng ý vị (ảnh 8).
Ảnh 7
- Ấn thứ hai khắc chìm 3 dòng chữ Hán, 2 dòng phía ngoài mỗi dòng 2 chữ, dòng giữa 3 chữ, kiểu chữ triện: Học vu cổ huấn nải hữu hoạch: Học theo phép tắc xưa mới có được kết quả (ảnh 9).
- Ấn thứ ba khắc nổi 3 dòng chữ Hán, 2 dòng phía ngoài mỗi dòng 2 chữ, dòng giữa gồm 3 chữ, kiểu chữ triện: Giám vu thành hiến vĩnh vô khiên: Xét theo phép tắc đã có (sẽ) mãi mãi không lầm lỗi (ảnh 10).
- Ấn thứ tư khắc nổi 3 dòng chữ Hán, kiểu chữ triện: Lục hào Khiêm quái giai cát: Quẻ Khiêm có 6 hào đều tốt (ảnh 11).
- Ấn thứ năm khắc nổi 4 chữ Hán, xếp theo hình thoi, kiểu chữ triện: Hóa cửu đạo thành: Dạy lâu thì thành đạo) (ảnh 12, bên phải).
Ảnh 8
- Ấn thứ sáu khắc chìm 4 chữ Hán, xếp theo hình thoi, kiểu chữ triện: Vô sở kỳ dật: Không có điều gì là vượt quá (ảnh 12, bên trái).
Cả 4 chiếc ấn mặt vuông đều có đường viền bên ngoài, khắc hình hai con rồng, kiểu tiểu long. Ðầu rồng hướng lên phía trên, chầu hình quẻ Khôn ở giữa 2 mặt trời. Phía dưới, giữa 2 đuôi rồng là hình quẻ Càn, 2 bên có hình mây như ý. Mặt của 2 chiếc ấn hình bầu dục, do đường viền rất mảnh nên 2 hình tiểu long được trang trí trực tiếp lên mặt ấn: một hình khắc chìm và một hình khắc nổi, và chỉ có biểu tượng của quẻ Khôn và quẻ Càn, không có các hình mặt trời và mây như ý.
3. Qua bước giám định ban đầu, tôi nhận thấy cả 2 bộ ấn ở Bảo tàng MTCÐ Huế đều có chung một phong cách tạo tác, kiểu thức chạm trổ giống và cùng thể thức chất liệu, nghĩa là chúng có cùng niên đại và cùng được một nơi làm ra. Do trong bộ ấn thứ nhất có chiếc ấn mang dòng chữ Tự Ðức ngự lãm chi bửu, nên tôi cho rằng cả 2 bộ ấn này đều được làm dưới triều Tự Ðức (1848-1883).
Ảnh 9
Ngoài chiếc ấn Tự Ðức ngự lãm chi bửu có văn ngôn theo thể thức thông dụng của ấn triện thời phong kiến; văn ngôn trên 7 chiếc ấn còn lại không theo thể văn ngôn thường thấy trên ấn tín thuộc loại công ấn. Chúng không biểu tượng cho uy quyền và tính pháp lý của vua và triều đình, mà chỉ là những câu triết lý sâu xa, theo thể đối từ, cách ngôn, được trích rút từ các điển tích xưa theo những lựa chọn và cảm nhận hoàn toàn riêng tư của chủ nhân những chiếc ấn. Tự Ðức là ông vua mẫn đạt, thông thái, am tường luân lý Nho gia và say mê văn chương. Văn ngôn trên 7 chiếc ấn còn lại cho phép suy đoán chủ nhân của cả 2 bộ ấn này là vua Tự Ðức. Ông đã sưu tầm những câu danh ngôn từ thư tịch xưa, cho khắc lên ấn để thưởng ngoạn và chiêm nghiệm.
Khảo sát bộ ấn 6 chiếc đang trưng bày ở điện Long An, tôi nhận thấy rằng có 2 cặp ấn (4 chiếc) được tạo tác theo thể thức “âm-dương”:
+ Cặp thứ nhất là 2 chiếc ấn khắc các dòng chữ: Học vu cổ huấn nãi hữu hoạch (Ảnh 9) và Giám vu thành hiến vĩnh vô khiên (Ảnh 10). Trong đó, chiếc ấn Học vu cổ huấn nãi hữu hoạch có văn tự và biểu tượng Càn-Khôn được khắc chìm còn các đồ án trang trí được khắc nổi, trong khi chiếc kia có văn tự và biểu tượng Càn-Khôn được khắc nổi còn các đồ án trang trí được khắc chìm. Đem ghép văn ngôn trên hai chiếc ấn này với nhau, sẽ có được một đôi câu đối hoàn chỉnh.
Ảnh 10
+ Cặp thứ hai là 2 chiếc ấn mặt hình bầu dục mang các dòng chữ: Hóa cửu đạo thành và Vô sở kỳ dật (Ảnh 12).Trong đó, chiếc ấn Hóa cửu đạo thành có văn tự, biểu tượng Càn-Khôn và các đồ án trang trí đều được khắc chìm, trong khi chiếc kia có văn tự, biểu tượng Càn-Khôn và các đồ án trang trí đều được khắc nổi. Văn ngôn trên hai chiếc ấn này tuy không đối nhau, nhưng ý nghĩa của chúng bổ khuyết cho nhau khá hài hòa.
- Trong bài Vài nét về kim ngọc bảo tỉ triều Nguyễn của Nguyễn Công Việt in trên Khảo cổ học (Số 2/1995, tr. 19-25), có giới thiệu hình in một chiếc tiểu long bảo (bửu), khắc dòng chữ: Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành. Theo Nguyễn Công Việt, đây là một chiếc kim bảo tỉ trong một bộ gồm 2 chiếc: một đúc bằng vàng, một đúc bằng bạc, cùng một thể thức, văn ngôn và kích thước. Do viền mặt ấn có khắc hình 2 con rồng nhỏ, nét chạm mảnh, chầu biểu tượng Càn-Khôn, nên sử sách nhà Nguyễn thường gọi là tiểu long bảo. Theo sách Minh Mệnh chính yếu (Quyển XVIII: Pháp độ), các loại ấn tiểu long được dùng để đóng lên đầu các trang giấy trong những đạo chiếu chỉ, nhưng từ năm Minh Mạng thứ 9 (1828), nhà vua đã ban dụ đình chỉ việc sử dụng các loại ấn tiểu long này.
Ảnh 11
Ðối chiếu hình in chiếc ấn Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành do Nguyễn Công Việt giới thiệu với 2 bộ ấn ngà trên đây, tôi thấy kiểu thức của chúng như nhau: cùng có hình rồng chầu Càn-Khôn; văn tự đều được khắc theo lối chữ triện, kích thước gần tương tự. Duy có 3 điều khác:
+ Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành thuộc loại kim bửu (bảo) tỉ, được làm bằng vàng (hoặc bạc) còn 8 chiếc ấn trong hai bộ ấn trên làm bằng ngà.
+ Trên mặt ấn Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành, biểu tượng quẻ Càn nằm ở phía trên và biểu tượng quẻ Khôn nằm ở phía dưới. Trong khi biểu tượng quẻ Càn và quẻ Khôn ở trên 6 chiếc ấn trong bộ ấn ở điện Long An được bố trí ngược lại (Khôn trên, Càn dưới).
Ảnh 12
+ Mặt ấn tiểu long từ triều Minh Mạng trở về trước luôn là hình chữ nhật, nhưng những chiếc ấn tiểu long bằng ngà nói trên thì mặt ấn có cả hình chữ nhật, hình vuông (vát góc) lẫn hình bầu dục.
Từ những nhận xét trên đây, tôi cho rằng đây là 2 bộ ấn ngà do vua Tự Ðức sai chế tác, dựa trên thể thức của ấn
tiểu long của tiên triều, để dùng vào việc văn chương, hoặc để trưng bày trong thư phòng, như một món trong bộ văn phòng tứ bảo của nhà vua. Những chiếc ấn này hoàn toàn không phải là công ấn dùng trong việc trị quốc, mà là một thứ tư ấn hay đồ chương được thửa riêng cho một vị hoàng đế-thi sĩ. Chúng xứng đáng được nhìn nhận như những vưu vật còn may mắn sót lại trên đất Cố đô.

Trần Đức Anh Sơn (netcodo.net)