Saturday, July 17, 2010

Tìm Hiểu Thêm Về NinJa ( 忍者)






Vị Tổ sư Ninja đời thứ 34 của Nhật Bản, Hasumi, cho rằng mục đích của Ninjutsu là sự phát triển hài hòa giữa tinh thần và thể chất trong con người, phát huy khả năng vô tận của con người. Nếu như những môn sinh Ninja có được kỹ năng cận chiến, thể lực dồi dào qua thực tế luyện tập thì phương diện tinh thần của Ninjitsu chỉ có được đối với những ai biết kết hợp những tài năng bẩm sinh, lòng trung thành, chí kiên tâm, thái độ tôn sư trọng đạo một cách hài hòa.

Trung tâm giảng dạy Ninjitsu hiện đại chia chương trình ra gồm
8 phần: đánh bằng tay không, nhào lộn, đánh bằng côn gỗ, sử dụng vũ khí lạnh và ném liệng địch thủ, đánh bằng dây xích và kiếm, cách tẩu thoát và đột nhập vào những nơi đã đóng kín, nghệ thuật ngụy trang, và cuối cùng là chiến lược tác chiến.
 
Tất cả sở học của Ninjitsu phát triển theo
3 cấp . Ở cấp độ thứ nhất, nắm vững được các phương pháp giáp đấu sơ đẳng nhất “bằng tay không”, những nhóm cơ bắp, dây chằng được phát triển. Những Ninja tương lai đều có được sự mềm dẻo, linh hoạt cao, nhào lộn giỏi. Những sự tập luyện trong giai đoạn đầu rất cam go và những môn sinh mới không chịu nổi sự quá tải. Họ tập rơi xuống sàn cứng, bò trườn một khoảng cách rất xa. Một Ninja lão luyện có thể vượt qua 300km trong một ngày. Môn sinh được học cách chuyển dịch không gây tiếng động và thoát khỏi cuộc phục kích của địch. Đây là cấp độ đào tạo nhân tài – những võ sĩ, trinh sát nắm vững mọi kỹ năng thao tác chiến đấu.
 
Cấp độ thứ hai tương ứng với sự phát triển những khả năng tâm lý nhất định được gọi là
Tunin. Chiến  sĩ Ninja phải phân biệt được 5 trạng thái tính cách tâm lý của đối phương (Goje): thói hám danh, tính nhút nhát, sự nóng nảy, thói lười biếng, nhu nhược và nắm bắt được 5 dục vọng của kẻ thù (Go Yoku): đói, động dục, tự mãn, tham lam, tự kiêu. Một Ninja dày dạn kinh nghiệm sau khi thấu đáo bản chất của những cảm giác này có thể dùng thế  “Dĩ độc trị độc”.
 
Ninja sau khi đạt được cấp độ Tunin,có thể tránh được nguy hiểm đang rình rập họ trên đường đi không? Họ quyết đấu đến cùng không? Gài bẫy giăng  bắt được kẻ thù không?

Một  Ninja chân chính không chỉ là một chiến sĩ xuất chúng có khả năng tiêu diệt đối phương không gây tiếng động, giải thoát khỏi cuộc truy đuổi của địch, mà còn là một học giả uyên thâm, nhận thức cuộc sống của mình hư một hoạt động sáng tạo. Chẳng hạn như Masaaki Hasumi   – một nhà thơ cổ điển, một thủ bút tài hoa của Nhật Bản. Phải công nhận điều này không mấy phù hợp với hình ảnh Ninja mà chúng ta thấy trong phim ảnh, sách truyện tranh ...

Hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất một trường dạy Ninjitsu nổi tiếng mang tên Togakyre – Ru. Mới vừa tự xưng danh về mình nhưng không có ý muốn khẳng định truyền thống lịch sử lâu đời của môn phái mình qua những tài liệu nào đó. Tuy vậy, thực tế vẫn là thực tế. Những Ninja hiện đại được phát triển toàn diện cả tinh thần lẫn thể chất được đào tạo từ đó.


 
Theo Real Ultimate Power: The Official Ninja Book by Robert Hamburger 

No comments:

Post a Comment