Saturday, July 3, 2010

Tên và ý nghĩa các cấu tạo trên thanh Katana

Photobucket

Tên và ý nghĩa các cấu tạo trên thanh Katana

Có lẽ không ai không công nhận rằng kiếm Nhật là một thứ vũ khí vô cùng sắc bén và nguy hiểm Không những thế, câu chuyện về những thanh kiếm được rèn luyện công phu hoặc được những anh hùng huyền thoại sử dụng, từ đó trở thành những thanh bảo kiếm độc nhất vô nhị và được nhiều người săn lùng, là những chuyện hoàn toàn có thật chứ không mang tính hư cấu hay tưởng tượng hoang đường .

1. Saya: bao kiếm
2. Tsuka: chuôi kiếm
3. Menuki : Là các huy hiệu hay gia huy đính trên trên Tsuka .
4. Tsuba: tấm chắn che tay , tấm bảo vệ tay ...
5. Fuchi : Fuchi là miếng chặn và bọc giữa tsuka và tsuba
6. Kashira: đốc kiếm
7. Ha: lưỡi kiếm


1. Saya :Để có được một thanh kiếm hoàn hảo thì bên cạnh lưỡi kiếm sắc bén nhất định phải có một cán kiếm thích hợp và một bao kiếm đúng cách. Muốn làm một bao kiếm, người thợ phải làm hai mảnh vừa khít theo đường cong của kiếm rồi dán lại với nhau bằng một loại hồ nấu bằng gạo ( Bây giờ thì người ta dùng keo dán ) Điều kiện quan trọng nhất là bao và kiếm không được tiếp xúc với nhau mà vẫn phải vừa khít vì hơi ẩm của bao gỗ có thể làm sét rỉ kiếm. Màu của bao kiếm thông thường gồm 5 màu: vàng, đỏ, đen, xanh dương và trắng. Đa số các bao kiếm làm bằng gỗ, bên cạnh đó cũng có loại vật liệu khác như ngà, sắt... Chế tạo bao kiếm là một công đoạn rất phức tạp đòi hỏi tài năng nơi người thợ.


2. Tsuka : Là cái chuôi kiếm .Độ dài của Tsuka tùy loại kiếm và tùy người sử dụng. Trên các tsuka thường được quấn các vòng vải bằng cotton hay lụa, còn được gọi là tsuka-ito, nhằm tăng ma sát (và để làm đẹp ) Có các kiểu quấn tsuka chính: Hineri-maki, là kiểu quấn cơ bản; Tsunami-maki; Hira-maki (lối quấn cổ dành cho các thanh Tachi) và Katate-maki với phần đầu và đuôi quấn theo lối Hineri-maka, đoạn giữa quấn thẳng.
Photobucket

3. Menuki :Đính trên Tsuka là các hình chạm nổi rất đẹp, có thể là gia huy của chủ nhân thanh kiếm .
Photobucket
Photobucket

4. Tsuba : phân chuôi kiếm - lưới kiếm ra thành 2 phần và để chặn lưỡi kiếm của địch khỏi quét vào tay mình. Tsuba có thể làm bằng sắt hay nạm vàng, bạc,
đồng...Tsuba cũng được xem là một tác phẩm nghệ thuật với những hình ảnh như cỏ cây, hoa lá hoặc những linh vật cầu mong may mắn cho kiếm sĩ. Do đó, ngày nay tsuba cũng được các nhà sưu tập tìm mua với giá rất cao ...
Photobucket

5.Fuchi : là miếng chặn giữa tsuka và tsuba, thường đi kèm đồng bộ với kashira .
Photobucket
Photobucket
6. Kashira :Phần ở cuối cùng bọc ở chuôi kiếm , Kashira cũng là một nghệ phẩm giá trị của thanh kiếm.
Photobucket
7. Ha: lưỡi kiếm : Từ những " Hamon " ( Lời văn,Ký tự, hoa văn lượn sóng) trên lưỡi kiếm cho đến những dấu hiệu, kí tự khác trên kiếm...chính là nguồn thông tin quan trọng giúp ta có thể biết được niên đại lịch sử cũng như quá trình chế tác thanh kiếm. Vì thế muốn đánh giá một thanh bảo kiếm thì đừng quên bỏ qua những chi tiết quan trọng này.

Kĩ thuật kitaeru (rèn kiếm) và mài kiếm là một bí quyết, một nghệ thuật mang tính truyền thống lâu đời mà theo đó, thanh kiếm không chỉ là vũ khí để chiến đấu và giết chóc nữa mà nó còn mang cả tinh thần của giới Bushido hay người  dân Nhật Bản. Nếu  chúng ta hay các nước khác có sử dụng kiếm thì chỉ dừng lại ở mức sử dụng và tôn trọng thanh kiếm. Còn người Nhật đã nâng nó lên thành "Đạo", và thanh kiếm gắn liền với sinh mạng cũng như nhân cách người võ sĩ Đạo : kiếm còn người còn, kiếm mất người cũng vong thân .

No comments:

Post a Comment