Wednesday, January 27, 2010

Đào hoa khê

    Photobucket

       Đào hoa khê

Ẩn ẩn phi kiều cách dã yên
Thạch cơ tây bạn, vấn ngư thuyền
Đào hoa tận nhật tùy lưu thủy
Động tại thanh khê hà xứ biên ?
Trương Húc

      Suối hoa đào
Cầu treo ẩn hiện sau màn khói
Bờ đá phía tây, hỏi bạn chài
Nước chảy,hoa đào trôi mãi thế
Tìm đâu trong suối, động Thiên Thai ?

Photobucket

Đại Lâm tự đào hoa

Nhân gian tứ nguyệt phương phi tận
Sơn tự đào hoa thủy thịnh khai
Trường hận xuân quy vô mịch xứ
Bất tri chuyển nhập thử trung lai.


Bạch Cư Dị

Hoa đào chùa Đại Lâm

Tháng tư hương sắc đã phai rồi
Sơn tự đào hoa nở khắp trời
Ta giận mùa Xuân trôi mất dấu
Nào ngờ Xuân chuyển đến đây thôi


Tháng tư khắp cõi hương bay hết
Hoa đào sơn tự nở đầy cây
Giận nàng Xuân biến đi đâu mất
Nào biết Xuân về lại chốn đây


Cao Nguyên

Monday, January 25, 2010

Tranh ký họa về VN năm 1872 của tác giả là Docteur Morice.

Photobucket
Hát bội trong trang phục hóa trang

Photobucket
Những người lính ở SG vào năm 1872 

Photobucket
Một khu họp chợ ở Sài Gòn...thể hiện nhiều nhiều sắc dân cùng sinh hoạt trong xã hội thời đó ...

Photobucket
Hình rong chơi trẻ em ....

Photobucket
Một khung cảnh nhà quê Vĩnh long vào năm 1872

Photobucket
Hình họp mặt giữa người Việt và người Hoa ( Chắc là đang nhậu nhẹt và hút xách )

Photobucket
Một người bán hàng và đứa bé chăn vịt  ở Hà Tiên vào năm 1872.

Photobucket
Hai vợ chồng trong một gia đình quan lại nhà Thanh ?  (Người Hoa ở Chợ Lớn vào khoảng năm 1872.)

Saturday, January 23, 2010

Về một quả ấn vàng của hoàng đế thời Nguyễn

Ấn vàng của các Hoàng đế thời Nguyễn được gọi là Kim Bảo để phân biệt với Ngọc tỷ là ấn được làm bằng ngọc. Trong số hàng trăm quả Kim Bảo dừng với ý nghĩa quốc gia đại sự đó, có một quả ấn vàng "Ngự tiền chi bảo" mà tên tuổi của nó gắn liền với sự kiện trọng đại của nước Đại Nam cuối thế kỷ XIX.

Năm 1802 khi mới lên ngôi Gia Long đã ra ngay sắc lệnh dùng vàng đúc ấn Bảo, Tỷ. Sử cũ còn ghi "Đức Hoàng khảo thế tổ Cao Hoàng đế ta dựng thành quy chế lập ra pháp luật trăm chế độ đều mới cả, ra sắc lệnh đúc các loại ấn như chế cáo chi bảo, Ngự tiền chi bảo, Mệnh đức chi bảọ.."  "Ngự tiền chi bảo" được đúc bằng vàng mười, núm hình rồng, mặt dấu làm theo khuôn hình bầu dục có kích thước 2,5 x 3cm, viền ngoài được khắc hoạ tiết rất đẹp. Điều đặc biệt ở đây là tất cả Kim Ngọc Bảo Tỷ đều khắc theo thể chữ triện ở mặt ấn, riêng "Ngự tiền chi bảo" mặt ấn lại khắc theo thể chữ Chân, nét khắc đậm nhạt như chữ viết trên giấy.
Cũng như các Bảo Tỷ truyền quốc khác, "Ngự tiền chi bảo" tồn tại qua nhiều đời vua Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mệnh tới vị Hoàng đế trẻ Hàm Nghi. Rất nhiều hình dấu "Ngự tiền chi bảo" gắn liền với những văn bản chữ Hán quan trọng của các vua nhà Nguyễn được lưu giữ cẩn trọng ở Văn phòng Nội các và những cơ quan đơn vị cao cấp khác. Nhưng rồi biến cố đã xảy ra bằng cuộc chiến giữa người Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Năm 1885 Kinh đô Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi rời bỏ Kinh thành Huế và mang theo ấn "Ngự tiền chi bảo" và nhiều báu vật khác. Quả ấn vàng đã theo vua Hàm Nghi cùng đoàn quân kháng chiến từ Cam Lộ vượt Trường Sơn hiểm trở đến châu Mường Mahasay của đất Lào, rồi lại lặn lội qua đèo Quy Hợp về lại đất Việt để lập bản doanh ở vùng Hương Khê núi Ấu. Tại nơi đây chiếu Cần Vương và bao chỉ dụ có đóng dấu Ngự bảo được gửi đi khắp nơi, đã dấy động lòng dân và sĩ phu cả nước tinh thần ái quốc trung quân quyết tử chống giặc Pháp. Bên cạnh vua Hàm Nghi, tên tuổi của Lê Trực, Phan Đình Phùng, Tôn Thất Đạm... vẫn còn sống mãi, mấy năm ròng họ chiến đấu chống quân xâm lược chủ yếu không phải bằng khí giới và bằng khí phách tinh thần.
Tại nơi rừng thẳm, lúc vua Hàm Nghi đóng dấu Ngự bảo lên chiếu Cần Vương thì ở Huế người Pháp và phái chủ hoà đã dựng Ưng Kỷ lên ngôi với niên hiệu Đồng Khánh. Việc làm đầu tiên của Đồng Khánh là cho chế tác ngay Bảo ấn để thay thế số ấn vàng bị Tôn Thất Thuyết mang đi. Sử cũ chép năm Đồng Khánh Ất Dậu (1885) "... Sai làm hai ấn Ngự tiền chi bảo và Văn lý mật sát..." . Bảo ấn "Ngự tiền chi bảo" trước đây đúc bằng vàng hình bầu dục, Đồng Khánh cho rằng nếu đúc theo khuôn cũ sẽ nhầm với ấn Ngự bảo mà Tôn Thất Thuyết đang giữ, nên mới sai làm "Ngự tiền chi bảo" mới theo hình bát giác và dùng chất liệu bằng ngà voi. Mấy tháng sau khi mọi việc đã yên ổn, Đồng Khánh sai lấy vàng đúc lại "Ngự tiền chi bảo", núm hình rồng, mặt dưới hình bát giác dài 8 phân 5 ly, rộng 7 phân 5 ly, khắc chữ chân phương như cũ.
Cuối năm 1888 khi vua Hàm Nghi bị bắt, bên cạnh nhà vua chỉ có một ít quần áo cũ, một số tiền vàng tiền bạc, mảnh giấy ghi nơi chôn giấu vàng ở Huế và mấy thi thể đẫm máu của các bề tôi trung thành. Ngoài những thứ đó ra tuyệt nhiên quân Pháp không tìm thấy ấn Ngự tiền chi bảo đâu cả.
Trở lại với Tôn Thất Thuyết, sau khi phong trào Cần Vương đã dấy lên mạnh mẽ, Thuyết quyết định sang phương Bắc cầu viện Thanh triều. Đội quân ở lại từ lúc Thuyết đi cho đến khi ngã xuống người cuối cùng, không ai còn trông thấy đâu nữa. Phải chăng Tôn Thất Thuyết đã mang theo Ấn Ngự bảo kia sang Trung Quốc với hy vọng lấy lại cơ đồ? để rồi không thành và ông phải nằm lại nơi đất khách quê người, bao bí mật và số phận quả ấn vàng đã theo ông xuống mồ tại đất Long Châu, Quảng Tây năm 1913.
Ngày nay nếu ai muốn tìm lại dấu tích của "Ngự tiền chi bảo" xin mời đến Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hà Nội. Trong các tập châu bản giấy đã ngả màu, chúng ta dễ dàng tìm ra dấu Ngự bảo xưa có hình bầu dục, nét chữ Hán chân phương với màu son đỏ thắm như màu máu không phai của các nghĩa sĩ Cần Vương năm nào.

Cánh Buồm Nâu - Nguyễn Bính

Photobucket
        Cánh Buồm Nâu

       Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
      Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu... cánh buồm nâu... cánh buồm ...


Nguyễn Bính

Nguyễn Trãi -TẶNG HỮU NHÂN

Photobucket

TẶNG HỮU NHÂN


Bần, bệnh dư lân nhữ,
Sơ cuồng, nhữ tựa dư.
Ðồng vi thiên lý khách,
Câu độc sổ hàng thư.
Hộ lạc tri hà dụng,
Thê trì lương hữu dư.
Tha niên Nhị Khê ước,
Ðoản lạp hạ xuân sừ

Nguyễn Trãi

TẶNG BẠN

Thương anh đã bệnh lại nghèo,
Cuồng ngông, bạn với ta đều giống nhau.
Cùng ly khách,
chốn cơ cầu,
Dăm ba trang sách,
đôi câu thánh hiền.
Vô dụng nên chẳng ai cần
Nhởn nhơ vui thú điền viên có thừa.
Nhị Khê,chốn cũ hẹn về.
Xuân, đội nón, cuốc đề huề bên nhau.

Cao Nguyên dịch

Đường Về Quê Mẹ - Đoàn Văn Cừ

Photobucket

Đường Về Quê Mẹ

U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.
Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
Những dòng sông trắng lượn ven đê .
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
Người xới cà, ngô rộn bốn bề .
Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au .
Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,
Đoàn người về ấp gánh khoai lang,
Trời xanh cò trắng bay từng lớp,
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.
Tà áo nâu in giữa cánh đồng,
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi cặp má hồng.
Tới đường làng gặp những người quen.
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.

Đoàn Văn Cừ

ị a - ị à...

Photobucket

Nhớ thời thơ bé ngồi bô
Mẹ thường nựng nịu ru hò "ị a"
Con ngoan con hãy ị ra
Ơ kìa chú cún đứng chờ vẫy đuôi


Bây giờ khôn lớn nên người
Vẫn hằng nhớ mãi những lời mẹ ru
Con đi bốn bể năm châu
Ngày nào con cũng hát câu "ị à".

Hương Vị Cô Liêu

Photobucket

Tìm chi bời rối thôi về

Bên hiên vắng nọ nằm nghe gió lùa
Chiều chiều mắc võng đong đưa
Hai đầu biển núi bốn mùa lặng thinh
Nghe mưa nắng vẳng tự tình
Và trong sâu thẳm tâm linh vọng vờn
Thấm đầy hương vị cô đơn
Hòa âm nhật nguyệt tiếng hồn thi ca
Lời vô ngôn cảm giao hòa
Không tâm không cảnh không ta không người
Từ mộng đến mộng mà thôi
Giữa đời biến chuyển muôn đời nhân duyên
Dứt sầu lo bặt ưu phiền
Về đây thanh tịnh bình yên cõi lòng
Vầng trăng tuệ chiếu xanh trong
Sáng ngời chân nghĩa huyễn đồng nhất như.

Yến Lan - Bến My Lăng

Photobucket

Bến My Lăng


Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.
Ông không muốn run người ra tiếng địch,
Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao.
Vì đìu hiu, đìu hiu, trời tĩnh mịch,
Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao.
Trôi quanh thuyền những lá vàng quá lạnh
Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng trăng.
Chiều ngun ngút dài trôi về nẻo quạnh,
Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng.
Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã,
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.
Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách,
Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn trăng.
Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng!
Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng.


Yến Lan

BA KIẾP LANG THANG - Vũ Hoàng Chương .

Photobucket

BA KIẾP LANG THANG



Chúng ta đánh mất cả rồi sao?
Cả đến âm thanh một thuở nào...
Da trống, tơ đàn, ôi trúc phách !
Đều khô như tiếng hát gầy hao.
Đàn mang tên Đáy mà không đáy
Rút hết rồi chăng sợi nhớ thương?
Hay phách từ lâu rồi lạc phách
Không còn dựng nổi bến Tầm Dương?
Hơi ca hồng đã tan thành huyết
Để tiếp vào cho má đỡ xanh ?
Bạc mệnh, hỡi ơi, hoàn mệnh bạc,
Đâu còn ấm nữa rượu tàn canh !
Hay là đêm ấy Ngưu lìa Chức
Xé nát da mình lau mắt ai?
Còn được gì đâu cho mặt trống;
Đập lên hoang vắng đến ghê người!
Âm thanh trống rỗng, còn chi nữa,
Gắng gượng chi cho hồn Nhạc đau !
Ba kiếp lang thang ngồi chụm lại,
Chúng ta mất hết chỉ còn nhau.

Vũ Hoàng Chương .
10.7.1973
In trong tập Chúng ta mất hết chỉ còn nhau, NXB Rừng trúc, Paris, 1974.

Chu Trung Vũ Dạ - Bạch Cư Dị

Photobucket

Chu Trung Vũ Dạ


Giang vân ám du du,
Giang phong lãnh tu tu,
Dạ vũ trích thuyền bối,
Dạ lãng đả thuyền đầu.
Thuyền trung hữu bệnh khách.
Tả giáng hướng Giang Châu.

Bạch Cư Dị

Trong Thuyền êm Mưa

Khói sóng mờ dâng buồn điệp điệp
Mây lạnh vây bủa dạ nao nao
Lao sao mưa ướt mạn thuyền
Sóng liền sóng vỗ ruột gan rối bời
Bệnh nằm buồn chẵng nên lời
Giang Châu phía trước chốn nơi lưu đầy ....


Badmonk

Ký phu

Photobucket

Ký phu


Phu thú biên quan, thiếp tại Ngô ,
Tây phong xuy thiếp, thiếp ưu phu .
Nhất hàng thư tín, thiên hàng lệ ,
Hàn đáo quân biên, y đáo vô ?


Trần Ngọc Lan

Gửi Cho Chồng
Chàng quan san thiếp tại ngô
Trời Tây trỡ gió thấy lo nhớ chàng
Lời thư nhoè lệ hai hàng
Biên thuỳ giá rét áo chàng mặc chưa ?


Badmonk .

Tuesday, January 19, 2010

Kamikaze - Huyền Thoại Về Các Cảm Tử Quân Nhật Bản .

Photobucket

Đứng bên cạnh hình ảnh các Samurai hiên ngang bất khuất là những cảm tử quân ít người biết đến: Kamikaze (Kami = god; kaze = wind ; Kamikaze = Thần Phong).


Thần phong, gió thần hay Kamikaze (tiếng Nhật: 神風; kami = thần, kaze = phong) là một từ tiếng Nhật, được những tiếng khác vay mượn để chỉ các cuộc tấn công cảm tử bởi các phi công chiến đấu Nhật Bản chống lại tàu chiến của các nước Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai trong giai đoạn kết thúc Chiến dịch Thái Bình Dương.
Phi công Kamikaze sẽ lái máy bay của mình, thường là chở đầy thuốc nổ, bom, thủy lôi và bình đựng xăng đâm vào tàu địch. Máy bay của anh như vậy có vai trò hỏa tiễn sống trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tăng tối đa độ chính xác và tổn thất cho địch quân so với bom đạn thông thường. Mục tiêu của các phi công này là đánh phá càng nhiều càng tốt tàu bè của phe Đồng Minh.
Các cuộc tấn công này bắt đầu từ tháng 10 năm 1944, sau một số trận thua nặng nề của Nhật Bản. Việc tiềm lực chiến tranh giảm sút– cùng với việc mất đi rất nhiều phi công giỏi giàu kinh nghiệm–sản xuất công nghiệp suy yếu đi so với Hoa Kỳ, cũng như việc chính phủ Nhật Bản không muốn đầu hàng, dẫn đến chiến thuật sử dụng kamikaze khi lực lượng Đồng Minh tiến đánh Quần đảo Nhật Bản.
Các cuộc tấn công cảm tử Kamikaze là các cuộc tấn công nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất, giống như các cuộc "xung phong banzai" bởi bộ binh Nhật. Ngoài ra, người Nhật còn có các đội tấn công cảm tử khác như tàu ngầm Kairyu, thủy lôi sống Kaiten, khinh tốc đỉnh Shinyo.
Photobucket
Trong những năm đầu của thập niên 1940 khi hạm đội Mỹ khống chế Thái Bình Dương, những cuộc đụng độ giữa hải quân Nhật-Mỹ liên tục diễn ra, đặc biệt là sau trận Trân Châu cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 với thắng lợi thường thuộc về người Mỹ vì Mỹ có ưu thế lớn về hải quân và không quân. Những thất bại đó mà đỉnh điểm là trận Hải chiến biển Philippines đã khiến quân Nhật nghĩ đến những phương sách khác, trong bối cảnh đó bộ tham mưu Nhật đã nghĩ đến những cuộc tấn công cảm tử để tái lập thế quân bình lực lượng. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là chỉ huy trưởng căn cứ Nhật Tateyama tuy không được chấp thuận nhưng ý kiến này đã được bảo lưu và nghiên cứu.
Hồi đầu chiến dịch Thái Bình Dương trong Đại chiến thế giới thứ 2 của Nhật, Onishi là Trưởng phòng phát triển không quân của Hải quân Nhật, và là người chịu một số trách nhiệm về kỹ thuật trong đợt tấn công của quân Nhật vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), dưới sự lãnh đạo của thống đốc hải quân Isoroku Yamamoto. Bản thân Onishi đã từng phản đối cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, khiến cho Mỹ sau đó tuyên chiến với Nhật và dẫn đến một cuộc chiến đẫm máu, và cuối cùng Nhật đã phải đầu hàng không điều kiện.

Photobucket

Vào tháng 10/1944, Onishi được thăng chức thành tư lệnh Chiến hạm Không quân ở phía bắc Philippines. Onishi đã nghiên cứu các phương pháp đánh cảm tử vào những tàu chiến của quân Mỹ và Đồng minh, phương pháp mà hồi đầu Onishi đã từng phản đối. Sau khi bị mất dãy đảo Mariana, Onishi thay đổi ý kiến và ra lệnh tấn công bằng máy bay chứa đầy bom. Kế hoạch là khoảng 250 kg bom được đưa lên máy bay Misubishi A6M Zero và đâm thẳng vào tàu chiến địch.
Trong buổi gặp mặt ở sân bay Magracut gần Manila , Philippines vào ngày 19/10, Onishi đến thăm đội bay 201 đã cho rằng: "Tôi nghĩ chúng ta sẽ không còn phương pháp nào giữ được Philippines , bằng cách cho 250 kg bom lên chiếc Zero và đâm thẳng xuống tàu chiến Mỹ". Từ đó những cuộc tấn công theo kiểu Kazmikaze này liên tiếp được tiến hành, nhưng không phải mọi máy bay đều đâm trúng đích. Nhiều chiếc đã bị bắn rơi trước khi kịp đâm trúng mục tiêu.
Bộ tư lệnh tối cao Nhật lúc đó đã tin tuởng vào hiệu quả đặc biệt của chiến thuật 'bom nguời' và Nhật Hoàng Hiro Hito đọc diễn văn ca ngợi những chàng trai trẻ tuổi đôi mươi đã ra đi 'chết hạnh phúc và tự hào vì hoàng đế và sự chiến thắng'. Số người tự nguyện hi sinh nhiều gấp 10 lần số máy bay mà quân đội Thiên hoàng có.Theo nhà nghiên cứu Maurice Pinguet,những phi công đó biết rằng sớm hay muộn gì họ cũng sẽ hi sinh trong một cuộc chiến không cân sức nên họ đã chọn một cái chết nhanh chóng và có ích hơn.Họ không được hứa hẹn một sự đền đáp nào,một thiên đường nào kể cả niềm tự hào chiến thắng.Trong số những người tình nguyện,có cả những sinh viên;họ được huấn luyện trong một chế độ đặc biệt trong 7 ngày; 2 ngày cho việc cất cánh với một quả bom 250kg; 2 ngày cho việc bay theo đội hình và 3 ngày cho việc tiếp cận mục tiêu và tấn công. Phần lớn các kamikze đêu là những thanh niên ưu tú của Nhật Bản ở độ tuổi 20,họ là sinh viên của những trường Đại Học Nhật Bản ,phần lớn họ theo học các ngành kỹ thuật . Chính học đã tự đăng ký đẻ được trở thành các Kamikze-hi sinh cho Tổ Quốc .Tinh thần Samurai đã thấm nhuần vào dòng máu nhưng người con Nhật Bản và danh sách đăng ký ngày càng tăng cao.
Và vào một buổi chiều, nguời chỉ huy truởng căn cứ báo cho họ biết lệnh xuất phát vào sáng hôm sau. Họ chỉ còn có một đêm cuối cùng để viết một bức thư cuối cùng cho cha mẹ.Sáng sớm,sau buổi thuyết trình thuờng lệ , họ có mặt trong những bộ đồ bay, bên sườn lủng lẳng thanh trường kiếm của nguời hiệp sĩ samurai , đầu quấn chiếc băng chéo thêu nổi hình mặt trời mọc . Chỉ huy trưởng căn cứ trao cho mỗi nguời một cốc rượu sake ; tất cả nghiêng mình về hướng cung điện của Nhật hoàng truớc khi chạy bổ nhào đến máy bay truớc sự hoan hô nồng nhiệt của các đồng đội còn ở lại . Theo truyền thuyết, những phi công trẻ trong các sứ mệnh tự sát kamikaze sau khi cất cánh thường bay về hướng Tây Nam của nước Nhật ở cao độ 992 mét ( khoảng 3.000 bộ Anh) của vùng núi Kaimon . Quả núi cũng được mang tên gọi là "Satsuma Fuji" (có nghĩa là "Phú sĩ sơn của làng Satsuma" , có nét đẹp tựa núi Phú sĩ Fuji ở hướng Tây - Tây Nam của Đông kinh, Tokyo ). Các phi công đã phải ngoái cổ nhìn qua vai của họ để nhìn thấy được ngọn núi xa tít phía Nam trên giải đất Nhật, và trong khi bay trên không , trước khi rời xa mãi mãi đất mẹ, họ nói lời vĩnh biệt và phất tay chào ngọn núi lần cuối...
Những người dân cư ngụ trên đảo Kikaijima, nằm về phía đông của làng Amami Oshima, nói rằng các phi công trong những nhóm thi hành sứ mệnh tự sát đã thả những nhánh hoa tươi từ trên không, khi họ đang đi bay, chuyến bay sứ mệnh cuối cùng . Theo truyền thuyết thì những ngọn đồi ở chung quanh phi trường Kikajima có những luống hoa (giống như hoa bắp, cornflower) thường trổ hoa vào đầu tháng Năm
Photobucket
 
Tuy nhiên cũng có nhiều người tỏ ý nghi ngời hiệu quả của chiến thuật kamikaze, trong đó có cả các phi công nổi tiếng. Trung úy Yukio Seki, phi công kamikaze thứ 24 trong đội đặc nhiệm tham gia đánh chìm hàng không mẫu hạm St. Lo viết: "Tương lai Nhật Bản thật ảm đạm nếu như chúng ta buộc phải hy sinh những phi công giỏi nhất của mình. Tôi tham gia chiến dịch này không vì Đế quốc Nhật hay vì Hoàng Đế... Tôi tham gia vì tôi được lệnh phải tham gia!" Trong chuyến bay, chỉ huy của anh nghe thấy anh nói "Thà chết còn hơn sống như một kẻ hèn hạ."
Photobucket
Tọa độ chính của những điệp vụ kamikaze

Tuy nhiên, nhìn chung người ta không có khó khăn tuyển mộ phi công. Yêu cầu rất đơn giản: "Trẻ tuổi, nhanh nhẹn và hăng hái. Chỉ cần kinh nghiệm bay ở mức tối thiểu, kỹ năng hạ cánh không cần thiết". Đại tá Motoharu Okamura nhận xét "có nhiều người tình nguyện cho các phi vụ cảm tử đến mức đông như đàn ong, vì ‘ong chết sau khi đốt’". Các phi công Kamikaze tin tưởng bằng sự hy sinh của mình, họ đã đền đáp lại công ơn gia đình, bạn bè và Thiên hoàng. "Họ hăng hái đến mức khi chuyến bay bị trì hoãn hay hủy bỏ, thì các phi công trẻ được huấn luyện sơ sài này tỏ ra hết sức bực dọc. Nhiều người sau khi được chọn thực hiện các phi vụ cảm tử được kể lại là rất hân hoan vui sướng trước phi vụ cuối cùng của mình".
Chiến công của các thần phong :
7 giờ 30 sáng ngày 13/04/1945, khi các loa phóng thanh của quân đội Mỹ đồng loạt báo tin tổng thống Roosevelt từ trần thì cũng là lúc 185 máy bay Thần phong, được sự hỗ trợ của 150 chiến đấu cơ Zero, 45 phi cơ phóng lôi của Nhật tấn công vào hải quân Mỹ ngoài khơi Okinawa. Lần đầu tiên quân Nhật sử dụng một vũ khí mới, đó là bom bay OKA (hoa Anh Đào nở). Bom bay này do máy bay mang theo và phóng đi. Mỗi qủa bom bay có một cảm tử quân ngồi bên trong, điều khiển trái bom đánh trúng mục tiêu và hy sinh khi bom nổ.
Tám chiếc oanh tạc cơ Mitsubishi G4M đem theo loại bom bay mới OKA cùng tham gia tấn công gây nỗi kinh hoàng trên các tầu Mỹ. Một trái bom bay đánh trúng khu trụ hạm Abele đã bị thương vì một Thần phong đâm trúng, chiến hạm nổ tung và bị cắt làm 2. Mốt trái khác đánh nổ tung khu trụ hạm Stanly. Trong lúc đó, các Thần phong đánh chìm tầu LST33, đánh hư hại nặng một thiết giáp hạm, 3 khu trục hạm và 8 hạm tầu khác.
Tối hôm đó, loa phóng thanh của Nhật kêu gọi: "Quân đội Thiên hoàng chia buồn cùng quân Mỹ về cái chết của tổng thống Roosevelt. Cái chết của ông mở màn tấn thảm kịch của Hoa Kỳ và tấn thảm kịch ấy xẩy ra ở đây, ngay đối với bản thân các người. Lực lượng đặc biệt của Nhật Bản (tức Thần phong) sẽ liên tục đánh chìm tầu bè của các người. Các người sẽ làm bạn với cây cỏ của đảo này".
Ngày 25/05/1945, hợp đồng tác chiến với cuộc rút quân ở Shuri (phòng tuyến chính của Nhật trên đảo Okinawa) là đợt tiến công của Thần phong lần thứ 7 ở Okinawa.
Photobucket
Suốt 12 giờ liền, 176 Thần phong chia làm nhiều đợt từ Nhật Bản đến biển Okinawa để lao mình vào hạm đội Mỹ. Một số bị bắn nổ tung trên trời, một số rơi xuống biển nhưng có những chiếc lao trúng mục tiêu. Khu trục hạm Bates bị hai chiếc đâm trúng, nổ tung và chìm ngay, tầu đổ bộ LSM 135 chìm, 4 biến hạm khác bị đánh cháy và hư hại nặng. Phó đô đốc C.R.Brown có mặt tại hạm đội Mỹ ở Okinawa viết như sau :
"Thật là một cảnh tượng lạ kỳ, khi đứng trên tầu ta nhìn thấy một chiếc máy bay lao thẳng vào ta. Có những pháo thủ gan dạ, đầy kinh nghiệm nhưng khi thấy một Thần Phong lao vào tầu, tự nhiên miệng há hốc ra, tay quên xiết cò súng. Tựa như anh ta bị lôi cuốn bởi trò chơi quái ác kia. Thực tình mà nói, người đứng trên tầu, lúc ấy không nghĩ đến mình nữa mà lại nghĩ lo cho anh chàng lái máy bay kia."
Cùng ngày hôm ấy, 5 chiếc máy bay hai động cơ từ Nhật bay đến, xuyên qua hệ thống phòng không, len lỏi vào không phận sân bay Yontan giữa đảo Okinawa (lúc này đã nằm trong tay quân Mỹ). Bốn chiếc bị bắn rơi, một chiếc từ từ hạ cánh xuống đường bằng. Máy bay vừa dừng lại, cảm tử quân Nhật ùa ra chạy đến các bãi đậu máy bay và các bồn chứa của Mỹ. Họ dùng bộc phá, lựu đạn, tiểu liên, phá hủy 7 máy bay Mỹ, làm hư hại 26 chiếc khác và đốt cháy 2 bồn chứa 70.000 gallon xăng máy bay.
Chế độ huấn luyện :
Những người tình nguyện hi sinh, bao gồm nhiều thành phần từ phi công chính quy, binh lính cho đến cả sinh viên được huấn luyện theo một chế độ đặc biệt trong vòng 7 ngày: 2 ngày cho việc cất cánh với 1 quả bom 250 kg; 2 ngày cho việc bay theo đội hình và 3 ngày tập cách tiếp cận mục tiêu và tấn công.
Các phi công được cấp một bản hướng dẫn chi tiết về cách tiến hành tiến công cảm tử. Theo đó phi công phải bổ nhào nhắm vào giữa tháp chỉ huy và ống khói, vì đó là cách hiệu quả nhất để đánh chìm tàu. Phi công cũng được dặn không nên nhắm vào đài chỉ huy hay tháp pháo, mà nên nhắm vào cầu thang máy hoặc boong tàu. Nếu tiếp cận từ đường chân trời thì phi công nên "nhắm vào thân tàu, cao hơn mặt nước biển một chút", hoặc "nhắm vào cửa khoang chứa máy bay hoặc chân ống khói".
Thời khắc ra đi mãi mãi
Vào buổi chiều trước ngày xuất phát, người chỉ huy trưởng căn cứ thông báo cho họ biết lệnh xuất phát vào ngày hôm sau và họ còn một đêm cuối cùng để viết một bức thư cuối cùng cho người thân trước khi ra đi mãi mãi vào hôm sau. Sáng sớm, sau buổi thuyết trình ca ngợi sự hi sinh, họ có mặt trong bộ đồ phi công, đeo bên mình thanh gươm của người võ sĩ đạo, đầu quấn chiếc băng chéo thiêu nổi hình mặt trời mọc, quốc kỳ của Đế quốc Nhật Bản. Chỉ huy trưởng căn cứ trao cho mỗi người một ly rượu sake, tất cả nghiêng mình về hướng cung điện để tỏ lòng tôn kính Nhật hoàng trước khi leo lên máy bay trong sự hoan nghênh của những người còn lại.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Thiên hoàng Hiro Hito đọc tuyện bố đầu hàng vô điều kiện, một số người không chịu đựng được nỗi nhục thất trận đã mổ bụng tự sát theo tinh thần người Nhật. Hàng ngàn phi công trở về nhà bị lãng quên trong thời kì sau chiến tranh. Một số người cùng với những người khác xây dựng lại đất nước và khắc phục hậu quả chiến tranh, một số gia nhập Đảng Cộng sản Nhật Bản trong những năm 1946-1948, số khác bị khủng hoảng tinh thần và chỉ sau thập niên 1950, khi nền kinh tế Nhật Bản dần dần phục hồi đa phần trong số họ trở thành công nhân trong các hãng sản xuất lớn như: Sony, Honda, Denzu,… để quên đi quá khứ tuy đau thương nhưng không kém phần hào hùng.

Theo Day of the Kamikaze và Bách khoa toàn thư Wikipedia Photobucket

Con chim nhỏ đến giữa cuộc đời ngứa cổ hát chơi ...

Photobucket

Con chim nhỏ đến giữa cuộc đời này đó là một dòng đời nào chàng những thầm mơ ước để đánh đổi cuộc đời này, để nơi ấy chàng có thể nói với ai đó một lời thầm kín nhất và cũng là lời cuối cùng của một đời người bằng một khát khao sống, chàng du ca chỉ những muốn mở phơi nỗi lòng cho tình yêu , thân phận con người , mẹ và đất nước ....Sống giữa đô thị mà vẫn lạc loài giữa đô thị, chàng du ca cô độc chạy trốn đô thị để về biển khơi ; ra biển khơi lại nhớ núi đồi ; về núi đồi vực sâu lại mơ tìm đến

mặt trời của đêm , mái tóc có mùi hoa tường vi ... Đêm thì lòng như thác đổ , trưa ghé phố xưa nằm xuống để thấy xác thân hoang tàn , buổi sáng nào thì lòng như trẻ nhỏ .Những sự mất mát trong quá khứ từ tình yêu , chiến tranh , tuyệt vọng Trịnh Công Sơn thấy được cái vô thường của đời này. Nỗi ám ảnh về cái chết, về sự mất mát, về tính vô thường của kiếp người như hạt bụi ... đôi lúc trong những giây phút thăng hoa Tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, và tình yêu quê hương, cuối cùng, đã giúp Trịnh Công Sơn sống trọn vẹn với trần gian này ..." Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này "
Trịnh Công Sơn ôm đàn đến giữa đời rồi lặng lẽ ra đi , Anh như con chim nhỏ từ núi lạ đến cõi tạm này ngứa cổ hát chơi ...Cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã mở ra những chân trời mới cho nền âm nhạc Việt Nam, với minh chứng thi, ca là một? Qua những hình ảnh thơ, mang ẩn dụ nhân sịnh Hay Trịnh Công Sơn đã thi ca hoá những phi lý, mới lạ của ngôn ngữ để nẩy bẩy bật lên cái khía cạnh thân phận của kiếp người? Chẳng bao giờ ta có được một giải thích minh hay minh chứng trước một thiên tài. Cũng như chẳng bao giờ ta có một soi rọi thấu hiểu trước một trái tim của một thiên tài Chúng ta, chỉ biết một ít phần sự thật về nhạc sỉ thông những bài báo hay miệng lưỡi nhân gian . Mỗi chúng ta trong cõi chật chội của mình, với một cái nhìn phán đoán trong nỗi chật hẹp của chốn nhân gian ... Điều duy nhất ta có thể quả quyết, đó là cõi nhạc Trịnh Công Sơn, khởi đi từ một trái tim Việt Nam tha thiết.
Người du ca đến bên cuộc đời tạm này chỉ vui chơi với chúng ta rồi ôm đàn ra đị Ði mãi đi mãi về núi lạ hay lăng về phía mặt trời , Trịnh Công Sơn vẫn đi một mình, đi một mình như thế qua suốt cuộc hành trình từ trần gian này đến một trần gian khác để lại cho nền âm nhạc Việt Nam một tiếc nuối không nguôi ...

Sunday, January 17, 2010

Để Hiếu Thêm Về Nỗi Sợ Hãi

Photobucket

Mọi người từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt lìa đời ai ai cũng luôn bị nội sợ hãi ám ảnh không ngừng ...

So sánh sản sinh ra sợ hãi, bạn hãy tự quan sát sẽ thấy. Tôi muốn trở thành nhà văn viết hay hơn, hoặc trở thành người đẹp và thông minh hơn. Tôi muốn có nhiều kiến thức hơn mọi người. Tôi muốn thành công, muốn trở thành nhân vật quan trọng, muốn có danh tiếng trên thế giới. Thành công và danh tiếng là những điều so sánh rất căn bản về mặt tâm lý, mà do đó, chúng ta liên tục sản sinh ra sự lo sợ. Và sự so sánh cũng làm tăng thêm những mâu thuẫn, phấn đấu vốn được coi như những điều quan trọng.
Bạn nói rằng bạn phải cạnh tranh để sinh tồn trong cái thế giới này, do đó bạn so sánh và thi đua trong công việc làm ăn, trong gia đình và cái-gọi-là nội dung có tính cách tôn giáo. Bạn phải vào được thiên đường và ngồi ngay bên cạnh Chúa Phật, hoặc một đấng cứu độ đặc biệt nào đó của bạn. . Suốt đời, chúng ta mài miệt trau giồi cái loại tâm linh đó một cách siêng năng, cần mẫn, phấn đấu để khá hơn, hoặc đạt được vị trí cao hơn người khác. Cấu trúc của đời sống xã hội và đạo đức của chúng ta đặt nền tảng trên những cái đó.
Cho nên trong cuộc đời chúng ta, cái tình trạng so sánh, cạnh tranh và sự phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành một nhân vật hay trở thành người vô danh, thì cũng vậy. Tôi cảm thấy rằng chính cái đó là cội rễ của toàn bộ sự sợ hãi, bởi vì chính nó đã sản sinh ra lòng thèm muốn, tật đố kị, thói ghen tị, căm thù.
Ở đâu có sự căm thù thì ở đó chắc chắn là không có tình thương yêu và sẽ càng ngày càng tăng thêm sự sợ hãi.


J. KRISHNAMURTI - Think on These Things

Nghệ Thuật Trong Võ Thuật

Photobucket

Võ không chỉ có kim chỉ nam là Đạo, mà cần có cái Nền, là Thuật. Thuật đây gồm kỹ, mỹ và nghệ thuật. Kỹ thuật là cái kỹ năng, là phần khoa học trong trong lãnh vực dạy võ, học võ, hành võ; là phương pháp xử lý sao cho chính xác, đạt hiệu quả cao nhất trong hoàn cảnh. Mỹ thuật là tinh thần thượng võ, cái nhân bản sáng tỏa bên trong, và thể hình sức lực bên ngoài. Người lực sĩ, võ sĩ, trước tiên phải đẹp từ trong cốt cách tinh thần mới ra ngoài hành động; từ cuộc sống bình thường tới lúc thượng võ đài. Chính cái đẹp bên trong chủ đạo cái đẹp hành động bên ngoài. Tổng thể thẩm mỹ này có ý nghĩa bảo chứng cho sức sống của Võ.

Vậy nghệ thuật ẩn tàng chỗ nào trong võ? Đó là sự hoà quyện, kết tinh giữa kỹ thuật và mỹ thuật để tạo khởi một nội dung thuần khiết, đưa tiến trình hành động tới chỗ cao hơn, hoàn chỉnh; đẩy tới chỗ phần hữu hình của Đạo. Kỹ thuật là phần nâng cao, làm rộng sức mạnh. Nghệ thuật là phần tinh tuý của võ. Nghệ thuật càng thâm sâu, càng huyền nhiệm, thực tế của võ càng đơn giản, nhưng tinh vi huyền ảo; thậm chí gọi rằng “vô chiêu”
Mỗi cá nhân được may mắn tiếp cận với võ thuật, là con nhà võ, nếu cố gắng tu luyện, sẽ đạt tới chỗ lành mạnh, cân bằng, điều hòa tâm, sinh, thể, trí. Ở chừng mực nào đó, võ thuật có vai trò làm sáng tỏ, chứng minh rằng xã hội con người hãy còn tồn tại lòng vị tha bác ái, đức tính dũng cảm, chân thật.
Nghệ thuật nào cũng có một mục đích duy nhất là phục vụ cho Nghệ thuật Sống. Mà nghệ thuật sống, có một ý nghĩa tích cực và triệt để, là làm sao cho mỗi cá nhân trong mỗi xã hội càng ngày càng tiến tới hoàn chỉnh chất Người. Mong rằng trong đó có đóng góp của võ thuật, một nghệ thuật của khoa học sức mạnh, khác với thế giới chữ nghĩa, nhưng hoàn toàn không đối lập, mà đầy đậm bản chất nhân văn.

Saturday, January 16, 2010

Giá Trị

Photobucket

Một nhà hùng biện nổi tiếng đã mỡ đầu buổi diễn thuyết của mình bằng cách giơ tờ 20 đôla lên và hỏi hơn 200 người tham dự rằng: "Ai muốn có tờ 20 đôla này?". Rất nhiều cánh tay giơ lên.
Ông nói "Tôi sẽ đưa tờ 20 đôla này cho một người trong số các bạn nhưng đầu tiên hãy để tôi làm điều này đã...". Ông bắt đầu vò nát tờ 20 đôla và sau đó lại hỏi: "Ai vẫn muốn tờ tiền này?". Vẫn có những cánh tay xung phong.
"Được... Vậy nếu tôi làm thế này thì sao?". Ông ném tờ 20 đôla xuống sàn, dùng giầy dẫm mạnh lên. Sau đó, ông nhặt nó lên. Bây giờ tờ 20 đôla đã nhàu nát và bẩn thỉu. "Nào, giờ thì còn ai muốn nó nữa không?", ông hỏi, vẫn có nhiều cánh tay giơ lên, chỉ giảm đi chút xíu so với ban đầu.
"Các bạn thân mến, các bạn vừa được học một bài học về giá trị. Dù tôi có làm gì với đồng tiền này thì các bạn vẫn cần nó vì giá trị của nó vẫn không hề giảm sút. Nó vẫn có giá là 20 đôla.
"Khỏe mạnh hay ốm yếu, thành công hay thất bại, đối với bạn bè, người thân, những người yêu mến bạn, bạn vẫn thật cần thiết. Giá trị của bạn là ở chính con người bạn. Bạn thật đặc biệt. Hãy luôn nhắc mình nhớ điều đó. Đừng ngồi đếm những nỗi buồn mà hãy thử đếm xem bao nhiêu lần bạn được hạnh phúc.
"Chúng ta có thể bị đánh gục, bị vò xé, bị giày xéo trong bùn đen bởi những quyết định sai lầm, những tình huống "đen đủi" bất chợt hiện ra cản con đường khiến chúng ta cảm thấy dường như mình chẳng còn giá trị. Nhưng dù điều gì đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra, bạn hãy luôn nhớ rằng bản thân bạn thật đáng quý và giá trị ấy sẽ không bao giờ mất đi". Và hãy giữ cho những giá trị đừng bao giờ mất đi, bạn nhé.

Nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối...

Photobucket

Hãy tìm nhau, lại gần với nhau học lại từ đầu bài học yêu thương. Những bông hoa đẹp đẽ. Những cây lành trái ngọt không thể nảy sinh từ lòng căm thù. Sự hận thù chỉ làm cho người ta nhỏ lại. Làm cho cuộc đời tăm tối hơn. Làm cho tâm hồn nghèo nàn, thấp kém. Cái tâm không bình yên sẽ chẳng còn ai nghĩ đến ai với những điều tử tế, dẫu chỉ trong trí tưởng.

Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu ...con chim hót trên những cành lau... nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối...
Một người tầm thường không thể làm nổi những điều tốt đẹp và một người vĩ đại không hề làm những điều tầm thường.

BỨC THƯ GỬI CHO VUA KHẢI ÐỊNH

Photobucket

BỨC THƯ GỬI CHO VUA KHẢI ÐỊNH

(Trích bản dịch của Ô . Nguyễn Kim Ðính)
... Trinh này viết đến đây thì bút đã cùn rồi, tay đã mõi rồi, giấy đã hết rồi, mực đã cạn rồi, mà còn muốn nói chưa dứt lời . Những điều của Trinh bày tỏ ra đó, chẳng phải công kích riêng một mình bệ hạ đâu chính là công kích những bậc làm vua hôn muội đó . Ông Mạnh Tử có nói rằng : Tôi có muốn nói nhiều đâu, cực chẳng đã nên phải nói đó thôi ! Ấy là cái tâm sự của Trinh này cũng như thế đó . Bệ hạ nếu còn một chút thiên lương mà biết hối ngộ ra, tin rằng quân quyền không có thể cậy được, dân quyền không thể đoạt được, mau mau quay đầu lại mà thoái vị đi, đem chính quyền trao trả cho quốc dân, để quốc dân được trực tiếp ngay với chính phu? Pháp mà làm công việc để mưu sự lợi ích sau này , vậy thì may ra quốc dân còn thương cái lòng mà tha cái tội đi, ấy là cái kế sách của bệ hạ ngày nay, không còn gì hơn nữa . Chứ ví bằng thói cũ không chừa, choán cái ngôi chí tôn, ra cái chuyên chế, hãm chìm quốc dân xuống vực sâu, hang thẳm kiếp kiếp đời đời, thì Trinh này sẽ bố cáo với quốc dân và thương thuyết với chính phu? Pháp, tính mạng hai mươi lăm triệu đồng bào Việt Nam, cùng với bệ hạ tuyên chuyến một trận kịch liệt, hễ cái ngày nào đầu Trinh nầy rớt xuống đất tức là cái ngày quân quyền của Bệ hạ chìm xuống đáy sâu, kẻo lại trách rằng Trinh không bảo trước .
Bức thư này một bản viết bằng Hán văn gửi cho bệ hạ, ngoài ra còn dịch ra Pháp văn để đăng lên các báo, và phát đơn ra để yêu cầu người Pháp công đoán .
Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạ đã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ gì, chỉ đứng vào cái địa vị đối đãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ, mà chính là gửi cho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đã quen trong Hán văn đó mà thôi .
Một là Trinh, vì là người theo Khổng giáo nên không theo cái lễ phép chuyên chế đặt ra từ đời Tần Thủy Hoàng trở về sau, cái tên húy của Vua không dám nói động đến; nước Tàu nước Nhật bỏ đã lâu rồi chỉ còn nước Nam đó thôi , ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông Bửu Ðạo là cái tên húy của bệ hạ, để to? ý phản đối .

Phan Chu Trinh

Phiến Vân - Tề Kỷ

Photobucket

          Phiến vân

Thủy để phân minh thiên thượng vân ,
Khả liên hình ảnh tự ngô thân .
Hà phương thư tác tòng long thế ,
Nhất vũ xuy tiêu vạn lý trần .
Tề Kỷ

          Dải mây 
Dải mây trôi nhẹ in đáy nước ,
Như in hình thể bản diện ta .
Rồi tan như tựa rồng xa đến ,
Thổi mưa rũ hết bụi đường xa.

Mùa xuân sớm

Photobucket

           Mùa xuân sớm .

Hoa thơm nồng gởi vào trong gió
Sớm ban mai rất lạ đến quanh đây
Cám ơn xuân đã trao tay
Nhặt cành hoa trắng lòng ngây nhớ người ...

Friday, January 15, 2010

Mộng Đời - Trần Dạ Từ

Photobucket

     Mộng Đời



Hoa và trái một đêm nào thức dậy,
Nghe mộng đời xao-xuyến giấc xuân xanh .
Con đường đó một đêm nào trở lại
Cùng gío mưa phùn trên cánh tay anh .


Hoa bỗng nở và trái sầu bỗng chín
Tim xa-xưa còn đó chút trông-chờ
Màu thơ dại vẫn tươi màu kỹ-niệm,
Bóng cây nào ôm mãi mắt hư-vô .


Tháng giêng đó, anh mỉm cười bước tới,
Khi yêu em tay cũng mở như lòng .
Môi Thần-Thánh biết gì đâu tội-lỗi,
Lối đi- nào ngây-ngất bước song-song ?


Anh sẽ nhắc trong những tàn phai ấy,
Đêm hoàng-lan thơm đến ngọt vai mình,
Ai sẽ biểu trong một lần trở lại,
Hoàng-lan xưa còn nức-nở hồn anh .


Tháng Giêng hết thôi giận hờn đã muộn,
Khi xa em, vai mới biết đau buồn,
Tơ gấm biếc nào nâng từng bước chậm
Trả giùm tôi về những dấu chân chim .


Hoa và trái đêm nay đây thức dậy
Ôi mộng đời em hiểu chữ xuân-xanh
Con đường đó đêm này đây trở lại ;
Cùng gío mưa phùn buốt cánh tay anh ...

Trần Dạ Từ (Thuở Làm Thơ Yêu Em)

Đường Khuya Trở Bước - Đinh Hùng

  Photobucket

 Đường Khuya Trở Bước


Tôi đến đêm xưa, Em vắng nhà,
Trăng vàng, mây bạc, sầu như hoa .
Tôi từ viễn phố rời chân lại,
Chỉ thấy sương nhiều như lệ sa .


Ở cũng bâng khuâng, đi chẳng đành,
Đêm trời, sao cũ sáng long lanh.
Lòng ta ngẫm truyện mười phương vậy:
Người gái khuê phòng kia mắt xanh?


Tôi cũng chưa đi hết dặm đường,
Đời dài, mới đến nửa sầu thương.
Một đêm trở bước cho lòng nghĩ,
Sao biếc rơi tàn mộng phấn hương.

Đinh Hùng

Mùa Xuân Xanh - Nguyễn Bính .

    Photobucket
       Mùa Xuân Xanh


Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh


Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh

NGUYỄN BÍNH

Nhà Thơ Omar Khayyam - Lữa Thiêng

Photobucket

Dậy! Buổi sáng ném Đá vào Chén của Đêm
Đá đuổi Sao Di chuyển. Và hãy nhìn!
Người đi săn của Phương Đông cài bẫy
Tháp của Vua trong Thòng lọng Bình minh.


Khi Tay Trái Bình minh giữa Trời xanh
Ta mơ màng nghe từ Quán rượu kêu lên:
“Dậy, các Con, dậy rót cho đầy Chén
Trước khi Rượu Đời khô trong Chén của mình”.


Gà gáy sáng, người ta kêu trước cửa
Của Quán rượu rằng: “Hãy mau mở Cửa!
Ngươi có biết, đời ngắn ngủi lắm thay
Một lần đi, không còn quay về nữa”.


Ở nơi đây dưới bóng lá bóng Cành
Với Bánh, Rượu, Quyển sách Thơ – và Em
Hát bên anh, thì dù cho Sa mạc
Đối với anh cũng vẫn cứ Thiên đàng.


Hãy nhìn xem, hoa Hồng nở xung quanh
Hoa cười, nói: Ta đến cõi Trần gian
Rồi phút giây Kho báu từ tơ lụa
Bỗng tan ra rải rác khắp cả Vườn”.


Hy vọng Trần gian trong trái Tim người
Thành Tro bụi, hoặc tan biến ngay thôi
Như Tuyết trên gương Mặt hồng Sa mạc
Một hai Giờ, rồi sẽ biến mất ngay.


Và ai người gìn giữ Bông lúa Vàng
Ai người ném ra Gió, như Mưa giông
Về với Đất, không còn như vàng bạc
Đã chôn rồi, Thiên hạ chẳng đào lên.


Omar Khayyam

LỜI THIÊNG 2

Photobucket

LỜI THIÊNG



Nếu bạn nghèo, xin đừng làm quen với những kẻ chỉ biết đo giá trị con người bằng tiền bạc!
Hai báu vật chính của đời là sắc đẹp và chân lý. Tôi đã tìm thấy sắc đẹp trong một trái tim đang yêu, và tôi đã tìm thấy chân lý trong một bàn tay lao động.
Thấy họ ăn uống, tôi biết họ là hạng người nào.
Tôi phải nói sao về kẻ tát tôi khi tôi hôn mặt nó, và kẻ hôn chân tôi lúc tôi tát nó?
Nặng nhọc thay cuộc sống của kẻ đòi hỏi tình yêu, nhưng chỉ nhận được dục vọng.
Con người của bạn mang hai bản ngã: một bản ngã tưởng mình hiểu mình và một bản ngã tưởng người khác hiểu mình.
Khoa học và tôn giáo hoàn toàn hoà hợp. Nhưng khoa học và đức tin hoàn toàn xung khắc.
Chúng ta đều là chiến sỹ trên bãi chiến cuộc đời. Nhưng có kẻ chỉ huy, người tuân lệnh.
Tôi sẽ trở thành một nhà hiền triết khi biết được lý do sự ngu xuẩn của tôi.
Cuộc sống nặng nhọc thay cho kẻ muốn chết nhưng phải sống mãi cho những mình yêu!
Ai nhìn những hình ảnh nhỏ và gần, khó thấy những hình ảnh lớn và xa.
Tôi ngượng ngùng trước những lời tán tụng, nhưng người tán tụng cứ bô bô khiến tôi trơ trẽn trước toàn thể thế giới.
Ai trong chúng ta lắng nghe nhạc ru của dòng suối đang khi giông bão gào thét?
Có người nghe bằng tai, có người nghe bằng bao tử, có người nghe bằng túi đựng, và có những người chằng nghe gì cả.
Bức tường ngăn cách người khôn với kẻ ngu, còn mong manh hơn tơ nhện.
Bản chất của mọi vật hữu hình cũng như vô hình là linh thiêng. Đi vào thành phố vô hình, thể xác tôi bị vây lút bởi tâm linh tôi. Ai đòi phân cách thể xác với tinh thần hoặc tinh thần với thể xác, kẻ ấy đưa lòng mình xa rời chân lý. Hoa và Hương cùng là một. Người đui mù là kẻ chối bỏ màu sắc và hình ảnh của hoa khi quả quyết hoa chỉ là hương lan toả trong cõi thinh không. Họ cũng giống như ngững kẻ thiếu khứu giác chỉ thấy muôn hoa là hình thể, là màu sắc vắng hương thơm.
Mọi vật trong vũ trụ hiện hữu nơi bạn. Mọi vật nơi bạn hiện hữu trong vũ trụ. Bạn không ngừng tiếp xúc với những vật gần nhất. Hơn nữa, khoảng cách không đủ rộng để phân rẽ bạn khỏi những vật xa xôi. Từ vật thấp nhất đến vật cao nhất, từ vật nhỏ nhất đến vật lớn nhất, hết thảy đều bằng nhau trong con người bạn. Một nguyên tử bao hàm tất cả yết tố của trái đất. Một giọt nước chưa đứa đựng tất cả bí mật của đại dương. Mỗi vận chuyển của tâm linh cuốn theo tất cả vận chuyển của mọi luật sống.
Người cao thượng nhất là kẻ đỏ mặt khi được ta ca tụng và lặng thinh khi bị ta bôi xấu.
Nghèo đói nhất là một chứng bệnh qua mau. Giàu sang là một cơn đau kéo dài.
Kẻ nào thương hại người đàn bà là hạ nhục nàng. Kẻ nào gán cho người đàn bà những điều xấu xa của xã hội là áp chế nàng. Kẻ nào nghĩ người đàn bà tốt là vì mình, người đàn bà xấu là vì mình là mạo nhận trơ trẽn. Kẻ nào đón nhận người đàn bà như Thượng Đế đã tác thành là đối xử công bằng với nàng.
Thơ là một làn chớp loé. Nó chỉ còn là một bố cục suông khi có sự sắp xếp giữa các tiếng.
Tình yêu say đắm là một nỗi thèm khát không bao giờ nguôi.
Nếu bạn muốn hiểu người đàn bà hãy ngắm miệng nàng khi nàng cười; nhưng nếu bạn muốn hiểu người đàn ông, hãy quan sát cặp mắt trắng bợt của hắn lúc hắn nổi giận.
Có người cho tôi một con chiên, tôi trả lại hắn một con lạc đà mẹ. Hắn cho tôi thêm hai con chiên, tôi trả lại hắn hai con lạc đà mẹ. Sau đó hắn đến thăm đàn chiên tôi và đếm được chín con lạc đà. Bây giờ hắn trả lại tôi chín con chiên.
Kẻ hữu dụng nhất trong đám quần chúng, ấy chính là kẻ sống xa quần chúng.
Nền thịnh vượng đạt được do hai công việc: khai thác đất đai và phân phối địa sản.
Người tân canh nào cũng là một nhà cải cách. Nếu họ đúng, họ hướng đạo quần chúng đi đúng đường. Nếu họ sai, thuyết cuồng tín họ khơi dậy nơi quần chúng, càng khuyến khích quần chúng theo đúng đường mình đi.
Câu nói phải ăn sâu vào tập quán mới khỏi thành vô nghĩa.
Ai diện bộ đồ đẹp nhất ngày đưa đám tang hàng xóm, sẽ ăn mặc ránh rưới buổi hôn lễ con mình.

KAHLIL GIBRAN 1883-1931

LỜI THIÊNG

Photobucket

LỜI THIÊNG


Sẽ tới một kỷ nguyên khi con người không nhận họ với chúng ta, cũng như chúng ta không nhận họ với loài khỉ.
Nếu thưởng phạt là mục đích của tôn giáo, nếu ái quốc phụng sự cho tư lợi, và nếu giáo dục là phương tiện để tiến thân, thì tôi xin được làm một kẻ vô tín ngưỡng, một người vô tổ quốc, một đứa thất học ngu si.
Có những tâm hồn giống như bọt biển. Bạn chẳng vắt lấy được gì nơi chúng ngoài những thứ chúng đã hút được nơi bạn.
Nếu có hai người giống nhau, trái đất này không đủ chỗ dung nạp họ.
Kẻ giáng hoạ cho dân tộc là kẻ không bao giờ gieo một hạt giống, đặt một viên gạch, dệt một tấm áo, nhưng là kẻ chọn khoa chính trị làm nghề mình.
Người ta thường nói im lặng là ưng thuận, nhưng tôi cho bạn hay: im lặng là khước từ, là nổi loạn, là khinh khi.
Khi trang điểm, ta vô tình thú nhận vẻ xấu xí của mình.
Đây lịch sử con người: sinh phối tử, sinh phối tử, rồi sinh phối tử. Nhưng một người điên xuất hiện. Hắn có những tư tưởng kỳ quái. Hắn mơ về một thế giới khác có những con người văn minh hơn nhìn thấy qua giấc mơ của họ, những chuyện còn hơn là sinh ,phối, tử.
Hãy nghe người đàn bà khi nàng nhìn bạn! Đừng nghe người đàn bà khi nàng nói với bạn!
Có những kẻ tìm khoái lạc trong đau khổ; và có những người chỉ thanh tẩy mình được bằng đồ nhơ.
Đời hôn ta lên đôi má
Từ sáng tới chiều,
Đời cười ta xuẩn động
Từ chiều tới sáng.
Nếu bạn muốn ngắm thung lũng, hãy trèo lên đỉnh núi; nếu bạn muốn ngắm đỉnh núi, hãy vươn lên mây trời, nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu mây trời, hãy nhắm mắt lại và suy tư.
Hãy cứu tôi khỏi miệng lưỡi nọc độc hay nói thật. Hãy cứu tôi khỏi người đức hạnh thiếu thiện ý; và hãy cứu tôi khỏi người tìm tự trọng bằng cách bôi xấu kẻ khác.
Lo sợ hình phạt địa ngục là chính địa ngục đấy, khao khát phần thưởng Thiên Đường là chính thiên đường vậy.
Chân lý là con đẻ của cảm hứng; phân tách, bàn luận đưa con người đi xa chân lý.
Chúng ta có thể thay đổi theo thời tiết nhưng thời tiết không thay đổi được chúng ta.
Ta không được quên rằng còn có những con người ở hang. Hang đây là chính lòng ta vậy.
Đứa trẻ vô thừa nhận là một hài nhi được thụ thai bằng tình yêu và niềm tin tưởng nhưng bị sinh ra trong âu lo và thù hận. Người mẹ bọc con bằng trái tim đang hấp hối, đặt con nơi cổng cô nhi viện, rồi bỏ đi, mặt cúi gầm, u hoài nằng chĩu đôi vai. Và để hoàn thành vở bi kịch, tôi và bạn đã phỉ báng bà: “Nhục nhã thay! Nhục nhã thay”.
Có những kẻ ngờ là tôi nháy họ khi tôi nhắm mắt lại để khỏi phải nhìn thấy họ.
Sống bằng tâm hồn là nô lệ, nếu tâm hồn chưa trở nên thành phần của thể xác.
Xin cho tôi xa kẻ nói câu:”Ta là ngọn đuốc soi đường cho dân chúng”, hãy để tôi tới gần người biết tìm đường đi dưới ánh sáng của dân chúng.
Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.


KAHLIL GIBRAN 1883-1931

Muốn bay ra biển lớn ...

Photobucket

Chúng ta đã và đang đi cùng bánh xe của lịch sử.
Chúng ta có nghĩa vụ phải ghi nhớ lịch sử trước khi học cách tiến vào tương lai. Hẳn là vậy rồi!
Tại sao tôi nói sử Việt Nam là “bảo khố” cho một tài năng ôm mộng làm tác gia văn học. Bởi vì dòng sử lẫy lừng ấy thật sự vô tận, thật sự hào hùng, và thật sự đáng vinh danh.
Đọc tiểu thuyết Trung Hoa, chúng ta biết về một Đại Đường văn hóa đạt tới đỉnh cao bởi thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ .v.v. Chúng ta biết được sự phục hưng của dòng Phật Giáo phương Bắc nhờ vào Đường Huyền Trang…Chúng ta cũng biết được những danh tướng của Tống triều, biết được những cuộc binh đao đẫm máu vì tranh đoạt chút hư vinh…
Nhưng dẫu có hay, có hào hùng thì vẫn là lịch sử của một quốc gia khác, một dân tộc khác. Chúng ta chỉ có thể ngưỡng mộ chứ hoàn toàn không được quyền tự hào. Bởi sự hào hùng của một dân tộc chỉ dành cho con người trong chính dân tộc đó,không phải dành cho chúng ta. Thế nhưng chúng ta có thật nhiều cái để đáng mà tự hào, vinh dự. Chúng ta hoàn toàn không thua bất cứ dân tộc nào về lịch sử, về truyền thống, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng quyết tâm .v.v.
Câu hỏi cứ day dứt tôi là tại sao cái quá khứ huy hoàng ấy không được tái dựng cho con cháu đời nay có thể biết, hiểu và tự hào về những gì cha ông chúng ta đã gây dựng nên. Cứ nhìn vào quá khứ mà tự lừa dối mình thì không tốt, nhưng nhìn vào quá khứ để mà xác định quyết tâm, lòng tin là một việc thực sự tuyệt vời. Ở một diễn đàn nhỏ thế này, tôi hiểu điều trăn trở có chăng cũng chỉ thêm vài người biết, nhưng thêm một người là thêm một niềm tin, thêm một hành động. Hành động vì khúc tráng ca được hát từ ngày xưa.
Đầu bài viết tôi đã nói, lịch sử chúng ta là “bảo khố bằng vàng” cho những giấc mơ văn học. Chưa cần đi quá xa về thời trước, chúng ta có một Vạn thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh, bằng tài năng của mình dẹp yên nội loạn, lần đầu tiên thống nhất và mang về độc lập nước nhà. Tự mình xưng đế để có thể coi ngang hàng với các vua chúa Trung Hoa. Suốt 1000 về trước năm, thử hỏi có được bao nhiêu con người như ông. Chúng ta có một Ngô Quyền dụng binh như thần, lợi dụng nước thủy triều mà đóng cọc bịt sắt để làm mồ chôn hàng vạn Hán binh. Chúng ta có một Lý Thường Kiệt, đem quân nước nhỏ mà đánh sang nước lớn để giàng chủ động trên chiến trường. Đặc biệt chúng ta có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, với Hịch tướng sĩ, với Binh thư yếu lược, với chính sách “dĩ dân vi bản” không những đánh bại đệ nhất đế quốc lúc bấy giờ,mà còn là kinh nghiệm cho biết bao cuộc kháng chiến sau này. “Dĩ dân vi bản” đã trở thành truyền thống cho dân tộc ta bắt nguồn từ thời xa xưa đó vậy. Chúng ta còn có Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung .v.v. Vâng, anh tài chúng ta xuất chúng và nhiều vô kể vì chúng ta phải kháng chiến để giữ nước nhà. Dân tộc ta từ trẻ em tới người già mang một lòng nồng nàn yêu nước tuyệt không phai.
Nhưng chúng ta chưa viết được nhiều, không viết được nhiều. Lí do có nhiều trong đó bởi khả năng, say mê, nhưng quan trọng hơn cả là trách nhiệm của mỗi người với lịch sử đất nước mình vẫn còn chưa đúng tầm vóc mà nó đáng được hưởng.
Vậy viết về điều đó chúng ta phải làm những gì?
Đó phải có lòng yêu nước của từng con người, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không ngại hy sinh để quyết tâm dành và giữ cho nước nhà.
Đó là tình yêu quê hương, xóm làng, tình yêu con người đậm đà và thủy chung.
Đó cũng là phong cảnh đậm chất làng quê thôn dã mà nhắc đến là ta thấy mái đình, cây đa, giếng nước bên đàng, là nhắc đến những cánh đồng mươn mướt lúa xanh.
Đó còn là những phong tục đã ngấm vào những câu ca dao cho đến giờ vẫn còn lưu truyền lại….
Thiếu một cái không làm nên văn hóa Việt Nam.
Thiếu một cái không làm nên văn học Việt Nam.
Đó cũng là cái sẽ phân biệt văn học của chúng ta với những nền văn học khác. Phân biệt văn hóa chúng ta với những nền văn hóa khác.
Muốn bay ra biển lớn ,ta cần phải có một cánh buồm, nhưng muốn có một cánh buồm, ta phải chắt lọc những sản phẩm nhỏ bé vốn có trong chính khu vườn của chúng ta.
Kho tàng là của chúng ta và có sử dụng được nó hay không cũng là do chúng ta. “Bảo khố” hay một đống sách vở cũ kĩ bình thường điều đó hoàn toàn phụ thuộc cách đánh giá của mỗi người.


© 2005 talawas

Một Mùa Thu Nào Lãng Mạn

Photobucket

Chỉ 16 ca khúc, Đoàn Chuẩn đã đi vào đời sống âm nhạc VN như là một nhạc sĩ viết về tình yêu say đắm nhất.
Tung phấn hương yêu qua bao lời hát
Bay tới bên em, tới em thầm nhắc
Đây ý tơ xưa đâu duyên tình cũ
Bóng anh phai dần ái ân tàn theo
Mối tình nghệ sĩ như giấc mơ
Chóng tàn vì vương vấn muôn ý thơ...
Đoàn Chuẩn không phải là những "Lá Thư", "Tà Áo Xanh", "Lá Đổ Muôn Chiều" như người ta thường nói, mà là con thuyền: Thuyền rời xa bến vắng người ợi Con thuyền muôn đời, của ca dao, của Đường Thi, từ bến Tần Hoài của Đỗ Mục, đến bến Phong Kiều của Trương Kế - hay gần hơn - trong Xuân Diệu: Tình du khách thuyền qua không buộc chặt...
Ca khúc Đoàn Chuẩn là thế giới quy ước. Người phụ nữ tô quầng mắt, ngập ngừng trong chiếc áo nhung..., đôi mắt như hồ thu..., bên cầu ngồi xoã tóc thề... là người đẹp trong tranh Tố Nữ, tranh lụa ....
Trong thế giới quy ước và hư ảo đó, Đoàn Chuẩn đã vẽ vời nên vẻ đẹp của Trần Gian qua những mùa Thu Quyến Rũ:
Anh mong chờ mùa thu
Trời đất kia ngả màu xanh lơ
Đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh
Anh mong chờ mùa thu
Dìu thế nhân dần vào chốn Thiên Thai
Vài cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa thu quyến rũ anh rồi...
Cái sắc mạnh huy hoàng của Đoàn Chuẩn là ở chỗ đó. Ông đã đưa Thiên Thai về đây với thu trần gian, trong khi Văn Cao phải lên tận cõi Đào Nguyên. Trong tình khúc Đoàn Chuẩn, Hoa xuân (đã) gặp bướm trần gian, ánh trăng xanh (đã) tan thành suối trần gian...
Đoàn Chuẩn hay Từ Linh, Từ Linh hay Đoàn Chuẩn, hai tên hay một tên, thiết nghĩ cũng đâu có gì là quan trọng để phải cố công tìm hiểu, vì chính người viết ra cái tên ấy cũng chẳng hề bận tâm, cũng chẳng xem chuyện gì là quan trọng. Cứ xem như một cái tên cũng được vậy, có sao đâu. Hai tên đã như một tên gọi đầy tình thương mến và ngưỡng mộ đối với người yêu nhạc. Người đời vẫn cứ nói "bài hát ấy là của Đoàn Chuẩn Từ Linh", chứ không nói "...là của Đoàn Chuẩn và Từ Linh". Tác giả của những bản tình ca đó đã muốn ghép chung hai cái tên ấy thành một, vậy thì ta cũng nên tôn trọng, cũng nên hiểu như vậy mà xếp hai cái tên ấy nằm cạnh bên nhau, gần lại với nhau. Hơn thế nữa, một khi đã xem "mối tình nghệ sĩ" chỉ "như giấc mơ" thôi và đã từng có những lúc quay lưng "lạnh lùng mà đi luyến tiếc thêm chi", thì có sá gì một cái tên mà hai chàng chẳng "gửi gió cho mây ngàn bay"...
Ca khúc Đường Về Việt Bắc bày tỏ tâm sự của người nhạc sĩ với người vợ lúc xa cách khi từ bỏ cuộc sống ấm no nơi đô hội để bước chân vào chốn sơn lâm ở Khu Bốn, vợ con di tản lên vùng núi đồi Việt Bắc:
Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng, nhớ người.
Đường về Việt Bắc bao cách xa,
Nhìn về đường lối đây núi cao, muôn xa xăm, đầy lá hoa reo ngàn xưa.
Đường về ngập gió tha phương, tiếc đời gấm hoa, màu sắc núi rừng...
Nhớ nhau từng phút yêu từng giây.
Đường về Việt Bắc xa xôi rừng núi.
Nâng phím tơ lên mấy cung lả lơi.
Đường về Việt Bắc xa xôi núi đồi .
Mùa thu có đẹp nhưng sao cứ nghe man mác buồn!
Lá vàng từng cánh rơi từng cánh... (Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay)
Mưa rơi làm rụng lá vàng... (Thu Quyến Rũ)
Thôi thế từ nay như lá vàng bay... (Lá Đổ Muôn Chiều)
Lá thu còn lại đôi ba cánh... (Lá Đổ Muôn Chiều)
Lá thu lìa cành nhớ hoa ngàn xưa... (Tình Nghệ Sĩ) Những chiếc lá lìa cành mà hai chàng gọi là "những cánh đời mong manh" hay là "nước mắt người đi". Trên những dòng nhạc ấy, chỉ thấy những hoa rơi, lá rơi, và những chuyện tình buồn vời vợi....
Thực ra đâu có riêng gì mùa thu, mùa nào trong nhạc ĐC-TL cũng có vẻ buồn cả. (Mùa xuân mà "lá vẫn bay...", vẫn "hoa mai rơi từng cánh trên đường..." thì cũng đâu có vui gì).
Nhưng tại sao lại là mùa thu? Có phải vì mọi chuyện khởi đầu từ mùa thu...
Ta quen nhau mùa thu, ta thương nhau mùa đông, ta yêu nhau mùa xuân... (Tà Áo Xanh)
Nhớ tới mùa thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương... (Lá Thư)
Và cũng kết thúc vào mùa thu...
Nhưng một sớm mùa thu, giữa chân trời xanh ngắt, nàng đi gót hài xanh... (Gửi Người Em Gái)
Để mùa thu lá vàng khóc tình ta... (Vàng Phai Mấy Lá)
Chuyện tình mùa thu để lại nhiều hối tiếc.
Thu nay vì đâu tiếc nhiều, thu nay vì đâu nhớ nhiều... (Thu Quyến Rũ)
Mùa thu ĐC-TL đẹp như bài thơ. Có khi chỉ trong một bài nhạc ("Cánh Hoa Duyên Kiếp" chẳng hạn) ta nhặt ra được những câu thơ viết về mùa thu thật là đẹp, tưởng như hai chàng nhạc sĩ bỗng nhiên nổi hứng, bỏ nhạc quay sang làm thơ vậy: yêu một sớm, nhớ nhau bao mùa thu..., tình em như mây trong mùa thu bay rợp lối..., hương thu màu tím buồn... (cũng tựa như "màu thời gian tím ngát" trong thơ Đoàn Phú Tứ vậy).
Mùa thu ĐC-TL đẹp như tranh vẽ. Có khi chỉ là những nét chấm phá:
Hàng cây đứng hững hờ, lá vàng từng cánh rơi từng cánh... (Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay)
Hoặc có khi là cảnh trí đầy mầu sắc, bầu trời trong xanh, bướm hoa và chim chóc:
Trời đất kia ngả mầu xanh lơ, đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa, bên những bông hồng đẹp xinh... (Thu Quyến Rũ)
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay... (như sợ làm vỡ mùa thu)
Làm sao có thể vẽ được bức tranh sinh động ấy, làm sao có thể bắt được những rung động của thiên nhiên ấy nếu không có một trái tim thật là nhạy cảm. Người nghe tưởng nghe được cả tiếng thở nhẹ của mùa thu, tưởng thấy được cả không gian lắng đọng của đất trời vào thu, tưởng chạm tay vào được cả vạt áo dài lướt thướt của mùa thu, và như ngất ngây trong khoảnh khắc "dìu thế nhân dần vào chốn thiên thai" ấy...
Giờ ông đã ra đi. Chắc chắn rằng tên tuổi của ông còn lưu danh bởi những tình khúc bất hủ làm lay động mọi con tim...


Viết tổng hợp theo báo Văn - Một mối tình với mùa thu .

Thãnh thơi một sáng nơi vườn cũ

Photobucket

Vua Lý Thái Tông, khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038), một sáng mùa xuân tìm vào núi viếng thăm Thiền sư Thiền Lão.

Vua hỏi: Hòa Thượng đến tu núi này được bao lâu rồi?
Sư đáp :
Đãn tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu Xuân Thu
Hôm nay hãy biết hôm nay
Còn Xuân Thu trước ai hay làm gì!
Vua lại hỏi tiếp: Vậy thường ngày Hòa Thượng làm việc gì?
Sư đáp:
Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân
Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác.
Trăng trong mây trắng hiện toàn chân
Vua hỏi: Là ý gì?
Sư đáp: Lắm lời không ích về sau.
Vua liền tỉnh ngộ. Sau đó, khi vua sắp cho người rước Sư về triều làm cố vấn, thì Sư đã viên tịch
Xuân này bất chợt ra ngắm dòng khe nước phía sau núi . Không phải năm nay do mưa nhiều mà nước từ  tuyết tan từ trên núi chảy về róc rách , trong veo . Nhìn mấy xác lá khô của mùa thu trước còn sót lại trôi lừ đừ theo dòng nước mà thấy chừng như trôi dạt hết cả thân phận kiếp người, lại không khỏi bâng khuâng. Chắc dòng nước này rồi cũng len lõi thấm vào mạch đất  để rồi cuối cùng lại hòa mình vào lòng đại dương ngoài kia . .Thiền sư Mãn Giác thì bảo:
Trước mặt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Tuổi mới nhi lập, chưa làm được gì. Lòng còn nhiều ham muốn, nhưng nghĩ đến cổ nhân ngày trước, kim nhân ngày này, bao nhiêu kiêu bạc bình sinh đều lặn dấu vào trong cả.
Nay đọc câu thơ cũ, thật mới hay trúc biếc xanh xanh, đều là pháp thân, hoa vàng dờn dợn, há chẳng phải Bát nhã.
Lại mong “Thảnh thơi một sớm nơi vườn cũ”