Thursday, July 1, 2010

Chiến bào Samurai



Người Nhật Bản gọi chiến bào của mình là Kikou, cùng chiếc mũ chiến đi kèm với y phục là kabuto và một thanh kiếm có thể đã rất quen thuộc với chúng ta với tên gọi katana. Khi 3 vật này đi liền với nhau, nó thể hiện cho sức mạnh vô song đã được thần linh bảo vệ, là biểu tượng cho sức mạnh của quân đội Nhật Hoàng. Mỗi một bộ chiến bào, theo quan điểm của người Nhật Bản cổ xưa rằng, nó mang theo trong mình một linh hồn, gắn liền với người tướng quân hay một chiến binh Samurai mặc bộ áo giáp đó.

Chiến bào, hay còn gọi là áo giáp bởi trong lịch sử, người Nhật chỉ sử dụng loại chiến bào được kết từ kim loại và các chất liệu khác nữa. Không giống với người Trung Hoa hay người Hàn Quốc, cùng thời điểm đó thì quân lính trong bộ binh có thể mặc áo vải lâm trận. Chỉ người chủ tướng mới mặc đến áo giáp. Các bộ chiến bào của người Nhật được chia thành 4 loại chính. Dựa vào thời kỳ ra đời của từng loại chiến bào mà chúng ta sẽ tìm hiểu về chúng theo sự phân nhánh này.
Loại thứ nhất: Oyoroi .
Loại đầu tiên có tên là O-yoroi, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 10.
Đây là loại phổ biến nhất trong các đội quân của Nhật Hoàng. Tuy vậy, nó chỉ phổ biến đối với tầng lớp thủ lĩnh, những chiến binh thuộc gia đình dòng dõi, có thân thế chứ không dành cho các Samurai thông thường.
Một bộ áo giáp tiêu chuẩn Oyoroi phải nặng 30kg. Được kết bởi da thuộc và các lớp sắt. Hầu hết chúng ta sẽ nhận ra đặc điểm quan trọng mà các bộ chiến bào phải có, đó chính là việc kết nối nhiều mảnh kim loại và các lớp kim loại ở phần thân ngực, bở vai và phần hông để ngăn những sát thương vào các khu vực quan trọng này của cơ thể người mặc. Oyoroi nổi bật bởi tính năng bảo vệ trong khi vẫn tạo cảm giác thoải mái, dễ di chuyển cho các vị thống lĩnh. Có lẽ bởi để tạo nên một bộ Oyoroi cần rất nhiều công sức bởi một người chế tác nổi tiếng, cùng việc sử dụng các chất liệu da thuộc và sắt đã tôi luyện tốt nhất…
Khác với sự kín kẽ của Oyoroi là vẻ đơn giản của chiếc chiến bào có tên gọi Domaru
Domaru thì chỉ dành cho bộ binh hay các quân lính thuộc cấp thấp trong một đội quân. Do phải di chuyển nhiều bằng đôi chân nên chiếc áo giáp này chỉ dài tới phần thắt lưng, nhìn nó có dáng như một chiếc áo phông với 2 dây đeo rất đơn giản.
PhotobucketPhotobucket
Loại thứ hai : Domaru .

Domaru xuất hiện từ thế kỷ 11, và trở nên phổ biến trong giai đoạn thế kỷ 12. Điều khác biệt lớn nữa của một chiếc áo giáp Domaru là ở chất liệu. Thay vì sử dụng các tấm kim loại nhỏ, Domaru là sự kết hợp giữa các cuộn dây thừng và da thuộc. Chính nhờ sự kết hợp này mà việc mặc và cởi của Domaru rất tiện lợi cho người sử dụng. Tuy vậy, khả năng chống đỡ đao kiếm lại kém hơn rất nhiều so với Oyoroi.
Photobucket

Loại thứ ba : Haramaki .

Ra đời muộn hơn, phải tới thế kỷ thứ 13 và có tên gọi là: Haramaki. Chiếc Haramaki có tính năng sử dụng và chất liệu tạo thành khá giống với một chiếc áo giáp loại Domaru. Tuy nhiên, về độ bền trong sử dụng thì lại không bằng 2 loại trên. Và cũng vì có chất liệu kém chất lượng hơn nên một chiếc Haramaki thường nhẹ hơn rất nhiều lần so với Oyoroi và Domaru
PhotobucketPhotobucket
Loại thứ tư : Toudei Gusoku .

Loại cuối cùng, cũng là loại đặc sắc nhất dù phong cách của nó lại là sự kết hợp giữa phong cách của một chiếc áo giáp Nhật truyền thống với phong cách của các loại áo giáp châu âu. Loại này có tên gọi là Toudei Gusoku
Về hình dáng cơ bản, một chiếc áo giáp loại này có các bộ phận đầy đủ như một chiếc Oyoroi. Nghĩa là nó phải bao gồm cả phần thân áo với các mảnh giáp che vai, che đùi cũng như phía trước và hông phía sau. Nhưng Toudei Gusoku chứng tỏ sự hoàn thiện của mình bằng cả phần giáp bao bọc lấy 2 chân, tay cũng như đùi. Nghĩa là, khi mặc chiếc chiến bào này, cộng thêm cả chiếc mũ giáp thì toàn bộ phần mềm của cơ thể người mặc đều sẽ được che kín. Vậy nên đương nhiên là nó rất khó mặc, cũng như khi mặc thì khá khó di chuyển. Vì thế, Toudei Gusoku dành chủ yếu cho các vị tướng quân, thống lĩnh cả binh đoàn nghìn quân với việc thường xuyên…di chuyển trên lưng của những chú ngựa, ngay cả khi tiến vào chiến trận.
PhotobucketPhotobucket
Những bộ chiến bào này, mỗi một bộ đều thể hiện sự khéo léo của kỹ thuật rèn và may mặc thời chiến trong lịch sử các triều đại ở Nhật Bản . Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những di vật độc đáo của thời gian này chỉ còn nằm lại với một số ít trong các viện bảo tàng hay bộ sưu tập của các nhà sưu tập tư nhân giàu có. Hiện nay, có một số tổ chức tại Nhật Bản đang kêu gọi những đầu tư và sự quan tâm của chính phủ cũng như các cá nhân tới việc phục chế những chiếc áo giáp tuyệt đẹp này .

No comments:

Post a Comment