Saturday, July 17, 2010

Lai Lịch Của Các Sát Thủ Trong Bóng Tối



   Lai Lịch Của Các Sát Thủ Trong Bóng Tối

Hình ảnh trên diễn tả khá chính xác về một Ninja nhưng cũng dễ gây ra ngộ nhận về các đệ tử môn phái Ninjitsu. Trên thực tế, các Ninja quả đúng là các sát thần, sẵn Sàng nhúng tay vào máu của mọi nạn nhân bất kể lý do, nhưng vai trò của họ không chỉ thu gọn vào những mưu đồ thanh toán cá nhân lặt vặt. Thực ra, trong lịch sử của Nhật Bản, họ có mặt hầu như trong mọi biến cố và vai trò của họ đã để lại những dấu vết rất lớn trong đời sống của quốc gia này.

Các tài liệu nghiên cứu về giới Ninja đã nêu giả thuyết môn phái Ninjitsu xuất phát từ Trung Hoa vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, tức là cách đây khoảng 2.500 năm. Tuy nhiên, những tài liệu có thể tìm được cho biết cách đây hơn 800 năm, tức là 1192, môn phái Ninjitsu đã đạt tới một mức độ hoạt động khá quy mô ở Nhật. Những tài liệu này không tìm thấy nguồn gốc của môn phái ở Trung Hoa, nhưng cũng không xác định chắc chắn có phải là một môn phái riêng của người dân đảo quốc Nhật Bản hay không.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Ninjitsu xuất phát từ Tôn Tử hay Tôn Võ Tử, người đời Xuân Thu, sinh ở phía đông nũi La Phù, thao lược tinh thông. Ông đã soạn ra một bộ binh pháp gồm 13 thiên: Thuỷ kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư thiệt, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Tựu địa, Hoả công, Dụng gián ...Đến đời Kamakura, vào năm 1192, Ninjitsu bắt đầu phát triển mạnh và bành trướng rộng rãi suốt 400 năm tiếp theo. Vào thời gian này, có đến 25 võ đường được thiết lập để truyền dạy Ninjitsu, tập trung nhất ở hai tỉnh Iga và Koga. Một trong những thủ lãnh Ninja nổi tiếng của thế kỷ 16 là Sandayu Monochi từng chỉ huy một ngàn Ninja chống lại gần năm vạn quân của tướng Oda Nobunaga. Một thủ lãnh Ninja khác là Hanzo Hatori, sống vào thế kỷ 17, từng đắc lực giúp tướng quân Ieasu Tokugawa chiến thắng vẻ vảng bốn vạn quân phiến loạn ở Shimabara Kyushu vào năm 1637. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của các Ninja, dòng họ tướng quân Ieyasu Tokugawa đã trị vì đất nước của Thái Dương Thần Nữ đến cuối thế kỷ 19.

Mặc dù hiểu thế nào về lai lịch thì môn phái Ninjitsu cũng đã có một quá trình hơn 800 năm và đã tham dự vào hầu hết những khúc quanh quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Hầu như họ đã luôn có mặt bên cạnh các Lãnh chúa, các vị Tướng quân và đóng góp không ít công lao cho các nhân vật này trong các nỗ lực tranh giành quyền lực. Chính do điều đó, dù giới Ninja dễ dàng đặt lưỡi gươm của mình dưới uy lực của tiền tài, vật chất... họ vẫn được coi như các hiệp sĩ, và là các hiệp sĩ chọn lọc vì bản lĩnh đầy tính thần kỳ. Đối với đám đông và ngay cả với giới quyền quý, Ninja cũng chính là những Samurai, những Samurai thượng thặng. Việc họ sẵn sàng đặt mình dưới uy lực của tiền bạc chỉ do họ có điều kiện tự do
hơn các Samurai nhờ truyền thống môn phái. Trong khi các Samurai với truyền thống cột mình vào quan niệm thờ lãnh chúa của mình thì ngựoc lại  các Ninja có tòan quyền lựa chọn công việc. Họ không giao kết trọn đời với bất kỳ ai mà chỉ nhận lãnh từng nhiệm vụ theo sự cân nhắc của chính mình. Họ có thể ở
hàng ngũ này hôm nay và ở hàng ngũ kia vào ngày hôm sau..., Nhưng đó không phải là lý do để chê bai họ. Tất cả đều nghĩ đó là quyền của họ chứ không phải do họ thiếu trung thành hoặc hay thay lòng đổi dạ. Họ lênh đênh như những đám mây trôi và dừng lại ở bất cứ chỗ nào cần họ, hay họ cần dừng. Có điều là khi đã nhận một nhiệm vụ, hầu như họ hầu như không bao giờ bỏ dở hay làm hỏng, chỉ trừ khi cái chết cản trở. Với tinh thần và truyền thống đó, họ đã đi suốt chiều dài lịch sử Nhật Bản, ít nhất là cho tới khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt . Vào thời gian đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm tan rã hàng ngũ Samurai, nhưng các Ninja vẫn tiếp tục  đóng vai trò của mình trong các cơ quan tình báo dưới lớp áo của các điệp viên , nội gián ... Sang thế kỷ 20, trong Đệ nhị thế chiến, cơ quan mật vụ Nhật bản đã phải cần đến sự hoạt động của các cao thủ Ninjutsu để góp phần chấm dứt cuộc phong toả của quân đội Mỹ do tướng Douglas chỉ huy đang chiếm đóng ở Nhật lúc bấy giờ. Sau thế chiến thứ hai, chính phủ Nhật đã đặt các Ninja ra ngoài vòng pháp luật. Tuy vậy,
Ninjitsu vẫn được ngưỡng mộ. Vào tháng 5-1980, để đối phó với bọn khủng bố đánh chiếm sứ quán Iran tại Anh, người ta đã phải nhờ tới một chuyên viên Ninjitsu tổ chức giúp một cuộc tấn công cấp kỳ để giải thoát các con tin. Kết quả là với kỹ thuật đặc thù của Ninjitsu, cuộc tấn công đã hoàn tất chớp nhoáng chỉ trong mấy phút. Với công trạng diệu kỳ này, môn Ninjitsu đã được chấp nhập phục hồi, hầu truyền dạy cho những người đương đại các kỹ thuật huyền bí của môn võ "thần kỳ" này phục vụ cho những mục đích tốt đẹp của xã hội và nhân loại.   Có lẽ đây là vai trò mà họ đã sắn có trong nhiều thế kỷ nên khó có giới nào có thể thay thế họ.
 
Theo The Mystic Arts of the Ninja by Stephen K. Hayes 

No comments:

Post a Comment