Thursday, July 1, 2010

Tìm Hiểu Katana

Photobucket

Tìm Hiểu Thêm Về Kiếm Nhật

Kiếm Nhật còn có tên gọi phổ thông khác là Katana hay Nihonto Katana thường được đeo bên hông cùng 1 thanh kiếm ngắn khác gọi là Wakizashi : Đoản kiếm .
Katana được sử dụng ngoài chiến trường, cho các trận đấu, hoặc để tạo dáng ...
Bộ Kiếm đã đi liền vào trong tiềm thức của các Samurai như một biểu tượng mang lại danh dự cũng như quyết định vận mệnh con ngừoi võ sĩ đạo . Thanh Wakizashi đeo bên hông thường xuyên ( kể cả khi ngủ cũng phải đặt bên mình ) sử dụng khi đánh nitou ( song kiếm ), tự vệ khi ở những nơi bình thường ( ở nhà chẳng hạn ) do sự thuận tiện về kích thước, Wakizashi rất hữu dụng trong những trường hợp đánh cực cận chiến, tập kata, hoặc Iaido ...
Ngoài ra còn 1 loại cơ bản nữa, đó chính là Tantou - là dao găm, thường dùng khi các Samurai Cái này dùng để mổ bụng tự sát, một nghi lễ của các Samurai khi thua trận, hoặc có chủ bị chết, họ sử dụng tantou để rạch 1 đường từ trái sang phải ...
Nhóm 1 : Độ dài khoãng 90 cm .
1.Nagamaki
2.No-Dachi
3.Odachi
4.Okatana
5.Jin Tachi

Nhóm 2 : Độ dài vào khoãng 71 - 90 cm .
1.Chokuto
2.Dōtanuki
3.Katana
4.Ninjato
5.Shin Gunto
6.Tachi
7.Tsurugi
8.Uchigatana

Nhóm 3 :Độ dài vào khoãng 55 - 66 cm .
1.Chisakatana
2.Kodachi
3.Shikomizue
4.Wakizashi
Ngoài ra các loại như : Hachiwara , Tanto ( Suguta Tanto ,Koshirae Tanto , Yoroi Toshi ... Thì độ dài không nhất định )

Ngoài ra kiếm dùng để tập luyện :
1.Bokken
2.Iaito
3.Shinai
4.Suburito
5.Tanren Bo

kiếm Nhật đựoc cấu thành từ hàng lớp thép, vừa dẻo dai vừa cứng rắn. Bí quyết truyền thống để chế tác một thanh kiếm Nhật hoàn hảo là ở nghệ thuật đắp thêm đất sét vào bên ngoài mẫu thép. Trước khi tôi luyện, họ phủ một lớp đất sét dày lên phần lưng gươm và phủ lớp mỏng trên kiếm Nhật đựoc cấu thành từ hàng lớp thép, vừa dẻo dai vừa cứng rắn. Bí quyết truyền thống để chế tác một thanh kiếm Nhật hoàn hảo là ở nghệ thuật đắp thêm đất sét vào bên ngoài mẫu thép. Trước khi tôi luyện, họ phủ một lớp đất sét dày lên phần lưng gươm và phủ lớp mỏng trên phần lưỡi cắt. Làm như vậy, phần lưng kiếm sẽ cứng vì có hàm lượng carbon cao, phần lưỡi sẽ rất sắc và đàn hồi tốt vì hàm lượng carbon ít. Công đoạn còn lại được làm bằng những con dao cứng cực sắc, làm bằng crom. Đôi khi người ta còn tạo những đường rãnh trên kiếm, để tiết kiệm thép nhưng độ cứng vẫn đựoc bảo toàn theo nguyên tắc vật lý, sau đó là tăng khả năng sát thương cho kiếm. Đây là một trong những đặc thù nổi bật của kiếm Nhật. Người Nhật cũng sử dụng phương pháp bao một lớp vỏ mềm bên ngoài để tạo nên những làn sóng trang điểm cho lưỡi kiếm. Khi đã định dạng đựoc thanh kiếm, một loại hợp chất gồm tro rơm và bùn đỏ sẽ đựoc trét lên mặt lưỡi kiếm, sau đó để khô. Người ta dùng 1 thanh bamboo để khắc hoa văn lên bùn đỏ, rồi để vào lò nung tiếp, rồi lại lấy ra, khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. Giai đoạn này lưỡi kiếm được bao bằng đất và tro phải thật nóng. Lớp bùn đó chỗ dày chỗ mỏng, thường ở lưỡi kiếm mỏng nhất, các nơi khác dày hơn để khi nung, lưỡi kiếm sẽ cứng mềm khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Lưỡi chém, phần cứng nhất của kiếm ( hamon ), có những hạt khác nhau gọi là nie và nioi. Nie ( nước sôi ) tượng trưng cho tinh thần hùng dũng, cứng cỏi, nioi ( hương thơm nhìn được ) tượng trưng cho sự cao thượng, quí phái. Những hạt này có được do sự gập đi gập lại và cũng là 1 dấu hiệu của môi trường vì mỗi phương pháp có những đường vân riêng. Nioi mắt thường không trông thấy, chỉ gợn lên như 1 làn sương mỏng, giải ngân hà 1 đêm sao. Hạt Nie thì to và thô hơn, trông lấm tấm như 1 chùm tinh tú. Những hoa văn đó được đặt tên, hoặc mây ( Kumo ), sóng biển ( Tsunami ), dãy núi ( Yama ), hoa ( Hana - Kikuichimoni ...). Kiếm tốt luôn đựoc đi kèm với vẻ đẹp của nó , đây đặc trưng của nền văn hóa đặc thù của Nhật Bản .

Theo Wikipedia - Soshu School, known for Itame hada and midareba .

No comments:

Post a Comment