Về vụ vua Quang Trung băng hà
Theo Bắc Cung hoàng hậu (Công chúa Ngọc Hân) trong bài Ai tư vãn khóc vua Quang Trung có đoạn:
Từ nắng hạ mùa thu trái tiết,
Xót mình rỗng mỏi mệt chẳng yên.
Xiết bao kinh sợ lo phiền,
Miếu thần đã đảo, thuốc tiên lại cầu.
Khắp mọi chốn đâu đâu tìm được ....
Trong tháng 5-1792, thành Gia Định đã nhốn nháo vì tin quân Tây Sơn sắp tràn vào trong một toan tính to lớn đánh hai mặt: đường bộ theo từ trên Lào xuống Miên để đánh mặt sau ; đường thuỷ thì theo vào Côn Lôn đánh từ Hậu Giang đánh lên để chận tuyệt đường rút lui của Nguyễn ánh , khỏi lo hậu hoạn như gần hai mươi năm trước. Tháng 8 năm đó có hịch truyền của Nguyễn Huệ loan báo cho dân hai phủ Quảng Ngãi , Quy Nhơn chuẩn bị đón quân ở Phú Xuân để chinh nam. Nguyễn ánh nghe báo lực lượng đó là hai , ba mươi vạn quân.??? Người ngoại quốc thì thấy ở Phú Xuân có đến ba mươi ngàn quân tập luyện hàng ngày (tài liệu của giáo sĩ La Mothe - Trong cuốn Lịch sử giáo hội Công Giáo của Linh Mục Bùi Đức Sinh (Tập II, trang 338) - La Mothe được phong lên giám mục năm 1796, làm phụ tá cho giám mục Labartte, giám mục Đàng Trong. ) . Tất nhiên theo đà chiến thắng liên tục của những ông vua mở nước, vua Quang Trung không ngồi trong cung để nghe những tin báo cáo từ chiến trường gởi về . Thế mà tháng Quang Trung chết (16-9-1792) là 29 tháng 7 (thiếu) âm lịch, mùa gió (tây) Nam tháng 6 tháng 7 (âm lịch) nóng, nắng to: " Nắng tháng tám nám lá bưởi ", vua phải còn lo việc luyện quân, phải bệnh nặng bất ngờ không chữa được , nguyên nhân không phải cần là do thầy thuốc danh tiếng mới biết. Nhà sử học Ch. Borri đã biết về cái nóng và gió vào mùa này, cái nóng làm chết ông trấn thủ đỡ đầu linh mục ở Quy Nhơn, ông trấn thủ chỉ mải mê đi săn trong một ngày với cơn sốt mê man và từ đó dẫn đến cái chết chỉ trong một tuần ! Cho nên chuyện Quang Trung kể với quan ngự y Trần Văn Kỷ về việc bị một " liệt thánh" là một ông già chít khăn đỏ tay cầm gậy sắt đánh vào đầu mà từ đó sinh bệnh.... Đây là câu chuyện có phần hư cấu sau này nhà Nguyễn viết thêm trong Đại Nam liệt truyện (Quyển 30) để cũng cố cái chuyện cơ trời của nhà Nguyễn tạo dựng lên chuyện để cũng cố cái vận thành công của nhà Nguyễn đã được " Thiên Cơ " ấn định từ trước. Còn chuyện vua Quang Trung bị đánh gậy lên đầu ngất đi cũng chỉ là chuyện mê sảng của của người đang trong thời kỳ mang căn bệnh nặng. Không cần phải là người bài bác "mê tín dị đoan" mới hiểu được... Đây cũng là cần phải lưu ý về sự tâng công hay lấy công chuột tội nhảy qua nhảy lại của ông Trần Văn Kỷ qua các triều đại của ông đã từng phục vụ ngày xưa...
No comments:
Post a Comment