Tìm Hiểu Thêm Về Bản Lĩnh Và Nhiệm Vụ Của NinJa
Như đã nói phần trên ,môn Ninjitsu sử dụng hầu hết
thuật Binh Pháp của Tôn Tử, tập trung nhất là thiên "
Dụng gián", tức thiên bàn về công tác sử dụng gián điệp trong chiến tranh. Nhưng chiến thuật về gián điệp của
Tôn Tử đã du nhập vào Nhật bản dướit thời lãnh chúa
Shotoku(593-622) qua việc lãnh chúa này lần đầu tiên sử dụng các thuộc hạ của mình mặc thường phục để do thám địch tình phục vụ cho cuộc chiến tranh, từ đó
Ninjitsu đã hình thành và phát triển tại Nhật Bản.
Những võ đường đầu tiên của môn phái
Ninjitsu được có từ cuối thế kỷ
12, nhưng chỉ vào khoảng thế kỷ
16 mới có sự nở rộ của các võ đường môn phái này. Thế kỷ 16 cũng là thế kỷ đánh dấu nhiều đóng góp lớn lao của giới
Ninja vào lịch sử của Nhật Bản . Thời gian này, cuộc tương tranh giữa các lãnh chúa tới hồi tàn lụi nên diễn ra hết sức quyết liệt. Các thủ lãnh quân sự cố giành lấy phần thắng về phía mình nên đã mở rộng vòng tay thu hút giới
Ninja. Mỗi thủ lãnh đều có 1 nhóm
Ninja riêng để làm tai mắt để dò xét đối phương hoặc thực hiện những vụ mưu sát quan trọng. Yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ này khiến giới
Ninja mang đủ các hình thức cải trang, và khi cần xuất hiện thì giấu kín diện mạo dưới những lớp áo phủ kín mặt. Tất nhiên nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi họ thường phải mò mẫm trong đêm tối, và để tránh bị phát giác ,nên họ đã chọn màu đen cho y phục để dễ bề hòa lẫn với bóng đêm ...
Những năm cuối cùng của thế kỷ
16, các cuộc tranh giành quyền hành giữa các lãnh chúa chấm dứt thì lại biến thành cuộc tranh giành quyền hành giữa các cá nhân dưới triều đại của lãnh chúa duy nhất là
Hideyoshi. Tính chất mới mẻ này trong tương tranh càng làm nổi bật hơn nữa vai trò của giới Ninja vì những người tương tranh không thể điều động binh lực để giải quyết số phận của kẻ thù mà phải nhờ cậy đến tài nghệ đặc biệt của các
Ninja. Cuộc tương tranh kéo dài tới đầu thế kỷ 17 mới đưa được
Tokugawa lên chiếc ghế trị vì tòan bộ đảo quốc
Phù Tang. Thời gian kéo dài này đã tô điểm thêm nhiều nét đặc sắc hơn cho vai trò của các
Ninja vì các Tướng quân đã có nhiều dịp để nhìn rõ sự tiếp tay đắc lực của họ. Tướng quân
Ieyasu Tokugawa đã không ngần ngại thiết lập một đội quân bí mật gồm các
Ninja. Đội quân này không mang quân phục và có phạm vi hoạt động rất rộng lớn. Một phần nhiệm vụ của họ là tạo ra quanh vị Tường quân một hàng rào bảo vệ và phần khác len lỏi sâu vào mọi vùng đất nước để nắm vững hoạt động của các phe nhóm chống đối. Nhờ vậy, Tướng quân
Iesaku Tokugawa đã nhanh chóng dập tắt được các cuộc bạo loạn để tạo điều kiện kéo dài thời gian ngự trị của dòng họ
Tokugawa tới cuối thế kỷ 19. Tới thời gian này, giới Ninja cũng ổn định hẳn về đẳng cấp môn phái dựa trên công phu rèn luyện và bản lãnh. Cho đến nay, không ai có thể nắm vững chắc chắn về chương trình huấn luyện của môn phái
Ninjitsu, nhưng người ta biết có 3 đẳng cấp từ thấp đến cao là
Genin, Chunin và Jonin. Đẳng cấp dựa trên công phu, đồng thời cũng quy định luôn cả quyền hạn và trách nhiệm.
-
Gennin là những Ninja chuyên trách thi hành mệnh lệnh .
-
Chunin là cấp chuyển giao mệnh lệnh, và cũng thực hiện mệnh lệnh, cùng với Genin.
-
Jonin,
là cấp giữ vai trò thủ lãnh . Chỉ huy tối cao thuộc về quyền hành .
Dù ở cấp nào, một
Ninja cũng phải đạt tới bản lĩnh phi thường bao gồm nhiều kỹ thuật. Nếu một
Samurai chỉ cần rèn luyện thuật dùng gươm cho tới mức tinh vi thì một
Ninja phải rèn luyện tới mức tinh vi hàng chục kỹ thuật khác nhau. Họ phải leo, trèo, chạy, nhảy tới mức độ người bình thường gọi họ là những người biết bay. Những bờ tường cao, những hào nước rộng, thậm chí cả mặt sông mênh mông cũng không là chướng ngại đối với họ. Ngòai tài dùng gươm, họ còn phải thông thạo những thế võ đặc biệt để chiến đấu tay không một cách hiệu quả. Mỗi ngón tay của Ninja đều là một thứ vũ khí giết người dễ dàng. Họ còn phải thông thạo cách dùng
chất độc, cách đánh
hỏa khí và cả cách thoát thân ngay khi đã
bị trói chặt. Tiêu chuẩn bản lĩnh này đã đặt
Ninja dưới một những chương trình huấn luyện gian khổ lâu dài và môn phái
Ninjitsu đã trở thành môn phái có công phu kỹ thuật ngòai mọi tưởng tượng. Chẳng hạn, một
Ninja sẽ tập cách nào cho các bắp thịt có thể biến đi khi bị đâm để không bị cắt đứt. Hoặc tập cho các khớp xương nhỏ lại để có thể dễ dàng thoát khỏi mọi dây trói. Họ cũng phải tập ngưng thở để biến mình thành bất động hầu tránh sự phát giác trong những tình cảnh ngặt nghèo.
Theo The Mystic Arts of the Ninja by Stephen K. Hayes
No comments:
Post a Comment