kỷ Luật và Chương trình huấn luyện môn phái Ninjitsu
Tìm Hiểu Thêm Về kỷ Luật và Chương trình huấn luyện môn phái Ninjitsu
Trong thời Edo (1603-1868), hòa bình kéo dài dưới quyền cai trị của Tokugawa đe dọa làm cho ninjutsu và những người luyện tập môn này bị lãng quên. Để đối phó, Ninjutsu được lập một cách có hệ thống thành một môn võ thuật.
Các kỹ thuật, dụng cụ và vũ khí được đưa vào sách, thay vì chỉ được truyền miệng bí mật như trong quá khứ. Một trong những sách hướng dẫn được biết đến nhiều nhất là cuốn Mansen shukai (1676) do ông Fujibayashi Samuji biên soạn, có vai trò như một bản tóm lược những truyền thống và kỹ thuật của các trường Iga và Koga.
Từ đầu thời kỳ Edo, Ninja đi vào văn hóa quần chúng thông qua việc mô tả phóng đại như một loại anh hùng siêu nhân trong nhiều cuốn truyện và kịch. Xu hướng này tiếp tục kéo dài sang cả thế kỷ 20 và xuất hiện trong tiểu thuyết, điện ảnh, chương trình giải trí truyền hình và truyện tranh với trung tâm là những ninja biến hóa xuất quỷ nhập thần, kích thích trí tưởng tượng ở cả Nhật Bản và trên thế giới .
Nonuse (Nghệ thuật tàng hình, nghệ thuật ẩn thân) được lưu truyền vào Nhật Bản từ những năm 552 sau công nguyên và được độc quyền luyện tập bởi các nhà sư. Các nhà sư không phải là những con người hiếu chiến hay thích gây sự, mà đơn giản chỉ vì lối sống của Nhật Bản những năm này giới tăng lữ nắm rất nhiều quyền lực. Và Nhẫn thuật chỉ được tập luyện bở các tầng lớp cấp cao. Họ được gọi là những con người thần bí ...
Mãi cho đến năm 645. Các nhà sư mới hoàn thiện được kỹ năng chiến đầu và sử dụng kỹ năng Nonuse 1 cách rộng rãi để tự vệ vì họ nhận ra được các mối nguy hiểm của các thế lực thù địch bên ngoài như sự đố kỵ của các tầng lớp quý tộc trong cung đình.
Từ năm 794 đến năm 1192, Xã hội Nhật Bản phát triển rực rỡ, nhiều tầng lớp mới giàu có, có thế lực đã nổi lên lập ra các vùng cai trị riêng. Để củng cố cho thế lực của mình, họ đã tạo ra nhiều cuộc chiến nhằm tiêu diệt lẫn nhau để nắm quyền lực. Để thực hiện các mưu đồ riêng, họ cần rất nhiều gián điệp cũng như sát thủ để thu thập thông tin và thực hiện các nhiệm vụ bí mật cho mình. Những người tập môn Nonuse rất thích hợp cho các công việc trên, chính vì thế mà Ninja ra đời.
Theo báo Black Belt
Sau Đây Xin Trích Dẫn Một Tài Liệu Của Tác Giã Nguyễn Vũ :
Chương trình huấn luyện:
Chương trình huấn luyện môn Ninjitsu hiện đại bao gồm 8 phần:
1. Đánh bằng tay không.
2. Nhào lộn.
3. Đánh bằng côn gỗ
4. Sử dụng vũ khí lạnh và ném liệng đối thủ.
5. Đánh bằng dây xích và kiếm.
6. Cách tẩu thoát và đột nhập vào những nơi đã đóng kín.
7. Nghệ thuật nguỵ trang.
8. Chiến lược tác chiến.
Toàn bộ chương trình huấn luyện của Ninjitsu hiện đại phát triển theo ba cấp độ:
Cấp độ thứ nhất:
Người tập nắm vững được các phương pháp giao đấu sơ đẳng bằng tay không. Những nhóm cơ bắp và các dây chằng trong cơ thể được phát triển nhằm tạo cho nguời tập sự mềm deỏ, linh hoạt cao, nhào lộn giỏi. Sự tập luyện trong giai đoạn đầu rất gay go: người tập phải rơi xuống những sàn cứng, bò trườn một khoảng cách rất xa, cũng như phải tập vượt qua 300 km với nhiều chướng ngại vật trong một ngày. Người tập cũng học cách chuyển dịch không gây tiếng động và thoát khỏi cuộc phục kích của địch.
Cấp độ thứ hai:
Học tập và phân biệt năm trạng thái tâm lý của đối phương: thói hám danh, tính nhút nhát, sự nóng nảy, thói lười biếng, nhu nhược, cũng như nắm bắt được năm dục vọng của kẻ thù: đói, động dục, tự mãn, tham lam, tự kiêu. Với những bản lĩnh tâm lý này, môn đồ Ninjitsu bắt đầu trở thành những Ninja: vừa thành thạo các kỹ thuật song hành với việc hiểu biết tâm lý, đó là yếu tố của sự chiến thắng.
Cấp độ thứ ba:
Ninjitsu truyền dạy cho môn đồ tinh thần kiên tâm tối thượng, thông hiểu chín mức độ định thần bí mật của môn phái. Mỗi mức độ tương ứng với sự đan chéo những ngón tay một cách kỳ bí và một âm thanh đặc biệt cho phép họ kết hợp nghị lực tinh thần của con người với trí tuệ vạn năng của thiên nhiên.( Ngưng Trích ...)
Nhưng, đó chỉ là bước đầu của công cuộc tập luyện gian khổ mà những “chuyên viên” phản gián, khủng bố và trả thù này phải trải qua. Họ phải luyện sức chịu đựng của bắp thịt và những động tác của cơ thể trong những giờ dài đằng đẵng, có thể hoàn tất được những việc gian nan như trèo lên những vách thành, những bờ đá dốc đứng, ở dưới nước trong một thời gian dài và thỉnh thoảng lại nín thở giả chết để lừa địch. Họ còn phải tập di chuyển nhanh và không gây tiếng động, tập biến hình trong đêm tối, tập làm sao cho thân hình trông như là một tảng đá, một bụi cây in trên nền trời …
Một vài võ tướng đặt các Ninja của mình trong những đô thị quan yếu thời bấy giờ để báo cáo tin tức bằng cách đốt lửa trên đỉnh núi. Mặc dầu hầu hết các Ninja hoạt động về đêm trong những bộ quần áo đen, một chiếc khăn trùm đầu cũng đen. Chỉ chừa hai lỗ cho hai con mắt, một số ít cũng hoạt động ban ngày cải trang thành đủ hạng người, từ những thương gia giàu có cho đến bọn hành khất.
Một trong những lãnh tụ Ninja tài giỏi nhất là Sandayu Momochi hoạt động ở vùng Iga trong vòng thế kỷ sóng gió ấy, thế kỷ 16. Để làm rối trí kẻ địch và giấu tung tích của mình, Sandayu tậu 3 căn nhà ở xa cách nhau, với ba bà vợ và ba gia đình. Khi tình hình trở nên nguy ngập cho tính mệnh mình trong một vùng nào đó, ông đi qua vùng khác và lại làm chủ một gia đình khác.
Hai trong số ba ngôi nhà của ông nay vẫn còn. Ngôi nhà thứ ba, căn cứ quan trọng nhất của ông ở vùng đồi núi Ueno bị tướng Oda Nobunaga san bằng. Tướng Oda Nobunaga phải dùng đến 46 ngàn quân mới thắng được một ngàn quân Ninja của Sandayu. Người ta cho rằng ông Sandayu đã trốn về phía đông.
Sandayu mất tích từ đó cho đến gần 4 thế kỷ sau, khoa học tân tiến mới tìm thấy dấu vết của ông. Những chuyên viên về mồ mả vừa tìm ra ngôi mộ của ông nằm trong mảnh đất gia đình nhỏ nhắn trên một ngọn đồi, đối diện với một trong những ngôi nhà ngày xưa của ông, tại vùng núi phía sau Nabari, cách Uecno chứng 15 dặm về phía Nam – cháu 17 đời của Sandayu vẫn còn sống trong ngôi nhà với vợ và ba đứa con. Ông ta tên là Itsuki Momochi, một nông dân 54 tuổi. Nhưng Itsuki say mê gặt hái mùa màng hơn là những Ninja đã khuất núi từ lâu.
Một Ninja quan trọng khác nữa vào thời đó là Hanzo Hatori, người đã giúp Tướng quân Ieyasu Tokugawa thiết lập đội quân bí mật của mình, các đồ đệ của ông cải trang thành người làm vườn, hoạt động chung quanh những hành dinh của vị tướng này ở Edo (Bây giờ là Đông Kinh).
Các Ninja phải tự ép mình vào một thứ kỷ luật sắt. Họ phải giữ bí mật về các chiến thuật của phe mình và phải tìm cách dò xét xem những chiến thuật đó đã bị kẻ địch biết chưa. Số mạng của kẻ phản bội được giải quyết một cách nhanh chóng và chắc chắn. Hắn sẽ bị săn đuổi như một con thú và cuối cùng thế nào cũng bị giết chết . Nhưng nếu bị kẻ địch bắt thì tính mạng cũng chẳng còn. Còn Ninja thường tìm cách tự vận trước khi phải tiết lộ bất cứ bí mật nào. Tuy nhiên điều ấy ít khi xảy ra, vì nếu một Ninja bị kẻ địch bắt thì đồng môn hay đồng chí của anh sẽ dùng một khẩu súng tre hay ném phi tiêu để kết liễu đời anh ta trước hết.
Sách vở và tài liệu viết về Ninjitsu được cất giữ rất kỹ lưỡng và được xem là những thứ gia bảo truyền từ đời cha sang đời con. Hiện nay, một số sách do vài gia đình cất giữ, một số khác được đưa vào bảo tàng viện hay do những học giả còn tập luyện vài môn trong ngành Jujitsu cất giữ. Những tài liệu này cùng những dụng cụ khi xưa các Ninja dùng thỉnh thoảng được trưng bày cho công chúng xem tại viện bảo tàng Ninja ở Meno.
Theo báo Black Belt
CHUỐI TIÊU LÀ CHUỐI GÌ? TÁC DỤNG CỦA CHUỐI TIÊU.
6 years ago
No comments:
Post a Comment