Samurai
Tìm Hiểu Thêm Về Samurai
Trong tiếng Nhật, chữ Thị được đọc là Samurai (侍). Chữ Thị là chữ được ghép bởi chữ Nhân đứng(イ) trước mặt chữ Tự(寺). Nhân có nghĩa là người, Tự có nghĩa là đền, là chùa, là dinh quan ở. Nhân đứng trước trước cửa dinh quan, cửa chùa nên có ý ám chỉ là người đầy tớ, người hầu. Trong danh từ quân sự, chúng ta có thể gọi Samurai là người thị vệ, cận vệ. Hiểu như thế thì có lẽ chúng ta mới dễ dàng phân biệt được hai chữ Samurai và Bushido (võ sĩ đạo). Hai chữ này tuy hai mà một và tuy một nhưng lại là hai.
Trở về thời xa xưa, khi mà gạo được xem là lương thực chủ yếu trên những hòn đảo ở phía đông châu Á, khoảng 5000 năm trước. Người ta đã bắt đầu sinh sống bằng nghề nông qua trồng trọt, săn bắn, nuôi gia súc, từng bước làm chủ đất đai, vườn tược. Tập họp lại thành nhóm, con người lập nên những cộng đồng để chia sẻ, trao đổi, và tự bảo vệ lẫn nhau, chống lại những áp lực bên ngoài. Theo sự phát triển của cuộc sống, việc bảo vệ lãnh thổ, đất đai đã là chuyện tất yếu và chiến tranh trở thành mối đe doạ khủng khiếp mà con người phải gánh chịu. Ngược lại dòng lịch sử Nhật Bản, Samurai là một giai cấp chiến binh thị vệ đầu tiên do triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên (thế kỷ 12) thiết lập nhằm tạo ra một giai cấp chiến binh trung thành để bảo vệ ngôi vị Shogun (Tướng Quân) của dòng họ Đằng Nguyên. Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách tuyệt đối, có trách nhiệm, các samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể đương đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca và hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, Võ sĩ đạo đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng hành động của các Samurai
Cũng vào thời gian trước đó ít thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nhất là tinh thần an nhiên của Phật giáo Thiền tông vốn chuộng sự đơn giản và tĩnh lặng cũng ảnh hưởng mạnh đến xã hội Nhật đương thời. Sự an nhiên tạo cho các samurai sự bình tĩnh và bình thản trước mọi tình huống. Sự đơn giản giúp cho Samurai nhìn nhận ngay cả sự sống chết cũng là một sự đơn giản, một sự nhẹ nhàng tựa như đời sống của hoa Anh Đào.
Anh Đào là loại cây thường nở hoa vào cuối tháng 3 hàng năm. Hoa Anh Đào chỉ nở khi tiết trời đã ấm lên. Khi trời trở lạnh đúng vào dịp nụ đã căng thì cũng sẽ giữ hoa lại không nở cho đến khi trời ấm lên lại. Hoa nở bung ra ít ngày, rồi một trận gió thổi qua hay một trận mưa xuân nhẹ đến, từng cánh anh đào mỏng manh nương theo làn gió lìa hoa, lìa cành. Đời sống của những đóa hoa Anh Đào thật ngắn ngủi, nhưng có hai lần trở thành tuyệt đẹp: khi hoa nở rực rỡ dưới ánh nắng xuân và khi hoa bay theo làn gió lìa cành. Samurai tự ví đời sống mình đẹp như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các Samurai xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi. Kẻ mạnh bao giờ cũng được tôn sùng bởi kẻ yếu, nhờ chiến đấu giỏi họ bảo vệ được quyền lợi của kẻ yếu. Những biệt tài đó nâng kẻ mạnh thành người hùng, thành những chiến sĩ, kiếm sĩ lỗi lạc.
Phát triển từ thế kỷ thứ 3 cho đến thế kỷ thứ 12, Võ Sĩ Đạo bắt đầu hình thành, lớn mạnh trong xã hội Nhật và đến triều đại Tokugawa (1603-1867) đã đóng một vai trò quan trọng dưới trướng hai thế lực lớn ở Nhật là Taira và Minamoto. Để có được lực lượng tuỳ tùng giỏi, các lãnh chúa đã tổ chức những kiếm sĩ, những võ sĩ đạo xuất sắc thành một đạo quân được gọi là Shogun. Trong tiếng Nhật, ý nghĩa của Samurai gần như có liên hệ đến từ “phục vụ“, nghĩa là người võ sĩ đạo là người phục vụ, phục tùng các lãnh chúa (daimyo). Theo lịch sử Nhật thì hầu hết các cuộc tranh quyền đoạt vị của các lãnh chúa daimyo đều bắt nguồn từ tranh chấp về lãnh thổ. Võ sĩ đạo Nhật đã được huấn luyện đặc biệt về quân sự để giúp các lãnh chúa trông coi nhiều vùng đất rộng, đông dân. Bên cạnh đó có những võ sĩ đạo không trực thuộc một đạo quân nào cả gọi là Ronin, tức những võ sĩ đạo không có người lãnh đạo, không có lãnh chúa hoặc người cầm đầu. Điều này có thể xảy ra khi lãnh chúa của họ qua đời, những người Ronin trung thành, không còn ai phục vụ sau đó trở về làm ruộng, đi tu, hoặc đánh thuê giết mướn hay trở thành kẻ cướp, côn đồ ....
Người Võ Sĩ Đạo có nhiều đặc quyền, họ được phép mang hai thanh kiếm khác nhau ở bên trái, một dài (katana hoặc tachi) một ngắn (wakisashi) và có thể thêm một con dao nhỏ được gọi là tanto, thông thường dùng để mổ bụng tự sát (hara-kiri hoặc seppuki). Tất cả những vũ khí này đã được sử dụng vào cuối thời Kamakura (1185-1333), trước đó cung tên là vũ khí chính. Người dân bình thường không được phép mang các loại vũ khí đó và có thể bị chém nếu có ý định chống đối võ sĩ đạo. Về trang phục, giới võ sĩ đạo cũng khác. Thường thì họ mặc kimono. Ở giữa thế kỷ thứ 12 và 17 dưới triều đại Edo, bộ 2 mảnh Hitatare rất phổ biến mà chúng ta thường thấy trong nhiều bộ phim như Kagemusha, Ran, Throne of Blood, Heaven and Earth... Bên cạnh đó, trên ngực áo của họ còn có mang phù hiệu tương tự như cờ xí của đạo quân Shogun mà họ trực thuộc. Sau một thời gian, hitatare mở đường cho bộ kamishimo mà các võ sĩ đạo hay mặc bên ngoài chiếc kimono của mình, phần trên được gọi là kataginu tương tự như một chiếc áo khoác ngoài, phần dưới gọi là hakama, hai ống quần rộng rãi và thoải mái hơn. Kiểu tóc của võ sĩ đạo có truyền thống theo lãnh chúa
No comments:
Post a Comment