Một vị vua của nhà Nguyễn là Đồng Khánh, có thể có những tiến bộ khôn ngoan và uyển chuyển trong những quan hệ ngoại giao với Âu - Mỹ. Nhưng với một thời gian trị vì quá ngắn ngủi (1885-1889), vua này đã không thể cải cách được nhiều gì hơn. Lâm trọng bệnh và băng hà chỉ vào năm 25 tuổi.
(Chân dung vua Đồng Khánh)
Tuy trong thời gian ngắn ngủi đó, Pháp đã rất quý mến cũng như nể phục vua Đồng Khánh. Khi vừa được sự tin cậy để sẽ có những bước giao thiệp tốt đẹp hơn, chính phủ Pháp đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng để trong khi ra mắt vua An Nam, sẽ có một món quà tuy nhỏ nhưng thật ấn tượng và xứng đáng, đánh dấu một bước tiếng ngoại giao đáng kể. Cuối cùng, nhờ vào sự yêu cầu của Flourens (Bộ trường bộ ngoại giao) và lời cố vẫn của Pène Siefert (người Pháp thân cận và thường xuyên diện kiến vua Đồng Khánh), chính phủ Pháp đã vui mừng như tháy...ánh sáng cuối đường hầm!
Đó là làm quà tặng tới vua Đồng Khánh một ấn triện, vừa có ý theo phong cách triều chính An Nam, vừa chứng tỏ sự uy quyền tuyệt đối của vua cho những chiếu chỉ vua ban. Ấn đặc biệt này sẽ được dành riêng cho vua, để đóng ấn trên những công văn từ vương phủ.
Dĩ nhiên, với cái ấn đặc biệt này, không những phải cần thợ giỏi mà còn phải có được một loại quý kim tuyệt hảo. Thế là Pháp lại suy nghĩ . Và cuối cùng phải nhờ tới cố vấn là Stanislas Meunier (nhà địa chất học, khoáng vật học, nhà báo khoa học). Ông này tán: "Đối với một vị "con Trời" như vua Đồng Khánh, không gì hay hơn là nên tặng vua một bảo vật đến từ trời. Vậy thì tôi xin yêu cầu chính phủ xứ ta hãy cố tìm cho ra một thiên thạch, sau đó hãy khắc và tiện nó ra thành một cái ấn qúy vậy! Nhưng dĩ nhiên đây cũng phải là một thiên thạch đặc biệt, để có được một cảm giác thú vị khi cần xử dụng đến nó". Ý kiến này đã được Kaempfen (giám đốc trường Mỹ Nghệ) hoàn toàn tán thành.
(Ấn triện trạm trổ tay nắm bằng thiên thạch)
Những thiên thạch này đã từng được người xưa dùng, như: cán dao tìm được từ thành cổ Troie; lưỡi gươm trui luyện với thiên thạch của một vị vua Mông Cổ. Thế là Stanislas Meunier được lãnh trọng trách đi tìm báu vật. Ông phải khăn gói quả mướp lên đường, lục khắp các cửa hàng chuyên môn của Pháp và ngoại quốc, nhưng đều không tìm được một thiên thạch nào vừa ý. Cuối cùng, tại thành phố Vienne (Áo quốc), ông mới mua được một khối đa' đã rơi xuống trái đất vào ngày 30.01.1868 tại Pultusk (Ba Lan). Thiên thạch này không bị nứt nẻ, có dáng đẹp mắt, kích thước thích hợp. Ông mừng quá và mang về giao cho thợ kim hoàn chế tạo lại theo yêu cầu. Như hình vẽ chính xác lại của ấn đó, khi đã hoàn tất dưới đây. Phía dưới tay cầm được gắn ấn tròn bằng vàng ròng, có khắc chữ và ấn vương như sau: "Le gouvernement de la République Française à S. M. Dong-Khanh, roi d'Annam" (Chính phủ cộng hoà Pháp tặng vua Đồng Khánh, quốc vương xứ An Nam).
(Mặt ấn bằng vàng ròng, khắc nổi chữ: "Le gouvernement de la République Française à S. M. Dong-Khanh, roi d'Annam" và ấn tín của vua Đồng Khánh)
Khi nhận được qúy phẩm này, vua Đồng Khánh đã viết thư hồi đáp, có đoạn như sau (dịch từ tiếng Pháp, vì không rõ là bức thư này, vua Đồng Khánh đã viết thẳng bằng Pháp ngữ hay xử dụng tiếng Nôm hoặc Hán) qua hồi ký của Stanislas Meunier. Và cũng rất tiêc là chưa thấy được thủ bút cùng thư trát này của vua Đồng Khánh:
"Vương quốc chúng tôi, từ bấy lâu nay, vẫn là một đồng minh với Pháp quốc qua những hiệp ước còn duy trì đến nay. Không may rằng, vì những biến cố xẩy ra ngoài ý muốn, sự giao hảo của hai quốc gia đã từng có lúc bị gián đoạn. Đến hôm nay, hoàng đế Pháp quốc (*) đã nối lại mối quan hệ bằng cách gửi đến chúng tôi những vị quan cao chức trọng, với mục đích cùng hợp tác với triều đình bản quốc trong việc thực hiện lại những hiệp ước đã có, sau khi sẽ được hai quốc gia cùng phê chuẩn.
Những hiệp ước đó chứng tỏ sự chân thành và không dứt trong sự giao hảo này.
Tuy nhiên, vì đất nước chúng tôi hoàn toàn xa cách quý quốc bởi không gian cùng biển rộng. Nên đã có một điều đáng ngại, là không có gì chứng thực cho những liên lạc giữa hai quốc gia.
Hôm nay, ông Hector, đại diện cho quý quốc và hiện đang thường trú tại bản quốc, đã trao tận tay tôi một ấn triện hoàng gia, được chế tác từ một loại đá quý lấy ra trong một thiên thạch xuống từ trời cao. Món quà này là một qúy phẩm cực kỳ hiếm có, mà chỉ nhờ vào những tinh tác mới có thể biến một hòn đá vô tri thành một món trân bảo xinh đẹp này.
Tất cả chúng ta phải theo nguyên tắc tín nghĩa và trung thành, cùng hợp tác để phục vụ cho hai quốc gia. Tình hữu nghị đến từ hai phía sẽ trở nên thắm thiết hơn, cũng như hoà bình và hạnh phúc sẽ ở vĩnh viễn với hai quốc gia này"
(Thư trát hoàng gia trao tận tay, ngày mồng Một tháng Năm năm Đồng Khánh thứ ba)
Ký: Đồng Khánh.
(Chân dung vua Đồng Khánh)
Tuy trong thời gian ngắn ngủi đó, Pháp đã rất quý mến cũng như nể phục vua Đồng Khánh. Khi vừa được sự tin cậy để sẽ có những bước giao thiệp tốt đẹp hơn, chính phủ Pháp đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng để trong khi ra mắt vua An Nam, sẽ có một món quà tuy nhỏ nhưng thật ấn tượng và xứng đáng, đánh dấu một bước tiếng ngoại giao đáng kể. Cuối cùng, nhờ vào sự yêu cầu của Flourens (Bộ trường bộ ngoại giao) và lời cố vẫn của Pène Siefert (người Pháp thân cận và thường xuyên diện kiến vua Đồng Khánh), chính phủ Pháp đã vui mừng như tháy...ánh sáng cuối đường hầm!
Đó là làm quà tặng tới vua Đồng Khánh một ấn triện, vừa có ý theo phong cách triều chính An Nam, vừa chứng tỏ sự uy quyền tuyệt đối của vua cho những chiếu chỉ vua ban. Ấn đặc biệt này sẽ được dành riêng cho vua, để đóng ấn trên những công văn từ vương phủ.
Dĩ nhiên, với cái ấn đặc biệt này, không những phải cần thợ giỏi mà còn phải có được một loại quý kim tuyệt hảo. Thế là Pháp lại suy nghĩ . Và cuối cùng phải nhờ tới cố vấn là Stanislas Meunier (nhà địa chất học, khoáng vật học, nhà báo khoa học). Ông này tán: "Đối với một vị "con Trời" như vua Đồng Khánh, không gì hay hơn là nên tặng vua một bảo vật đến từ trời. Vậy thì tôi xin yêu cầu chính phủ xứ ta hãy cố tìm cho ra một thiên thạch, sau đó hãy khắc và tiện nó ra thành một cái ấn qúy vậy! Nhưng dĩ nhiên đây cũng phải là một thiên thạch đặc biệt, để có được một cảm giác thú vị khi cần xử dụng đến nó". Ý kiến này đã được Kaempfen (giám đốc trường Mỹ Nghệ) hoàn toàn tán thành.
(Ấn triện trạm trổ tay nắm bằng thiên thạch)
Những thiên thạch này đã từng được người xưa dùng, như: cán dao tìm được từ thành cổ Troie; lưỡi gươm trui luyện với thiên thạch của một vị vua Mông Cổ. Thế là Stanislas Meunier được lãnh trọng trách đi tìm báu vật. Ông phải khăn gói quả mướp lên đường, lục khắp các cửa hàng chuyên môn của Pháp và ngoại quốc, nhưng đều không tìm được một thiên thạch nào vừa ý. Cuối cùng, tại thành phố Vienne (Áo quốc), ông mới mua được một khối đa' đã rơi xuống trái đất vào ngày 30.01.1868 tại Pultusk (Ba Lan). Thiên thạch này không bị nứt nẻ, có dáng đẹp mắt, kích thước thích hợp. Ông mừng quá và mang về giao cho thợ kim hoàn chế tạo lại theo yêu cầu. Như hình vẽ chính xác lại của ấn đó, khi đã hoàn tất dưới đây. Phía dưới tay cầm được gắn ấn tròn bằng vàng ròng, có khắc chữ và ấn vương như sau: "Le gouvernement de la République Française à S. M. Dong-Khanh, roi d'Annam" (Chính phủ cộng hoà Pháp tặng vua Đồng Khánh, quốc vương xứ An Nam).
(Mặt ấn bằng vàng ròng, khắc nổi chữ: "Le gouvernement de la République Française à S. M. Dong-Khanh, roi d'Annam" và ấn tín của vua Đồng Khánh)
Khi nhận được qúy phẩm này, vua Đồng Khánh đã viết thư hồi đáp, có đoạn như sau (dịch từ tiếng Pháp, vì không rõ là bức thư này, vua Đồng Khánh đã viết thẳng bằng Pháp ngữ hay xử dụng tiếng Nôm hoặc Hán) qua hồi ký của Stanislas Meunier. Và cũng rất tiêc là chưa thấy được thủ bút cùng thư trát này của vua Đồng Khánh:
"Vương quốc chúng tôi, từ bấy lâu nay, vẫn là một đồng minh với Pháp quốc qua những hiệp ước còn duy trì đến nay. Không may rằng, vì những biến cố xẩy ra ngoài ý muốn, sự giao hảo của hai quốc gia đã từng có lúc bị gián đoạn. Đến hôm nay, hoàng đế Pháp quốc (*) đã nối lại mối quan hệ bằng cách gửi đến chúng tôi những vị quan cao chức trọng, với mục đích cùng hợp tác với triều đình bản quốc trong việc thực hiện lại những hiệp ước đã có, sau khi sẽ được hai quốc gia cùng phê chuẩn.
Những hiệp ước đó chứng tỏ sự chân thành và không dứt trong sự giao hảo này.
Tuy nhiên, vì đất nước chúng tôi hoàn toàn xa cách quý quốc bởi không gian cùng biển rộng. Nên đã có một điều đáng ngại, là không có gì chứng thực cho những liên lạc giữa hai quốc gia.
Hôm nay, ông Hector, đại diện cho quý quốc và hiện đang thường trú tại bản quốc, đã trao tận tay tôi một ấn triện hoàng gia, được chế tác từ một loại đá quý lấy ra trong một thiên thạch xuống từ trời cao. Món quà này là một qúy phẩm cực kỳ hiếm có, mà chỉ nhờ vào những tinh tác mới có thể biến một hòn đá vô tri thành một món trân bảo xinh đẹp này.
Tất cả chúng ta phải theo nguyên tắc tín nghĩa và trung thành, cùng hợp tác để phục vụ cho hai quốc gia. Tình hữu nghị đến từ hai phía sẽ trở nên thắm thiết hơn, cũng như hoà bình và hạnh phúc sẽ ở vĩnh viễn với hai quốc gia này"
(Thư trát hoàng gia trao tận tay, ngày mồng Một tháng Năm năm Đồng Khánh thứ ba)
Ký: Đồng Khánh.
No comments:
Post a Comment