Bất chấp kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, những tỷ phú giàu nhất thế giới vẫn đang bỏ ra hàng trăm triệu USD làm phong phú thêm bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật của mình.
Tạp chí Forbes hôm 27/7 vừa công bố danh sách các nhà sưu tập đang sở hữu những bộ sưu tập có giá trị lớn nhất.
Theo đó, tỷ phú Philip Niarchos - thành viên của Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York và là con của ông trùm hãng vận tải Greek, Starvros Niarchos - đứng ở vị trí đầu bảng với bộ sưu tập bao gồm các tác phẩm của Picasso, Van Gogh và Jean-Michel Basquiat, trị giá 2 tỷ USD.
Theo sau là tỷ phú người Pháp François Pinault - người hiện là chủ của Nhà đấu giá Christie. François Pinault hiện đang sở hữu các tác phẩm nghệ thuật của Picasso cũng như của Jeff Koons và Piet Mondrian, trị giá tổng cộng 1,4 tỷ USD.
Đứng ở vị trí thứ ba là Eli Broad, hiện đang sở hữu bộ sưu tập 1 tỷ USD và với bộ sưu tập này, ông đã thành lập Hiệp hội Các tác phẩm nghệ thuật - một đơn vị hoạt động như thư viện cho các bảo tàng ở khắp thế giới thuê tác phẩm.
Thị trường tác phẩm nghệ thuật bắt đầu ấm trở lại bắt đầu từ tháng 6 vừa qua khi tỷ phú François Pinault khai trương một bảo tàng nghệ thuật hiện đại mới có tên Punta della Dogana tại Venice, Áo.
Sự ra mắt của Dogana đã khiến hội chợ nghệ thuật tại Thuỵ Sĩ Art Basel sau đó một tháng sôi động trở lại với 61.000 khách tham dự, trong đó có các tỷ phú lừng danh như Mitchell Rales, Eli Broad và Roman Abramovich.
Mặc dù giao dịch mua bán tại hội chợ không thực sự nhiều, nhưng những tín hiệu khởi sắc đã có. Thống kê cho thấy, tính từ đầu năm những người giàu có nhất trên thế giới đã bỏ ra hơn 700 triệu USD để mua các tác phẩm nghệ thuật.
Được biết, xếp hạng của Forbes dựa trên các cuộc điều tra tới chính những nhà sưu tập, người đánh giá các tác phẩm nghệ thuật, các công ty bảo hiểm, các nhà đấu giá và những người sở hữu các phòng trưng bày nghệ thuật trên khắp thế giới.
Xếp hạng trên chỉ được thực hiện đối với các cá nhân, không bao gồm những công ty mua bán tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp như Larry Gagosian, hoặc sưu tập thuộc sở hữu của các doanh nghiệp lớn như Microsoft, và cũng không tính đến sở hữu của các hoàng gia.
Tỷ phú người Pháp François Pinault hiện đang sở hữu 2.000 tác phẩm nghệ thuật của hơn 80 danh hoạ, trị giá 1,4 tỷ USD.
Tạp chí Forbes hôm 27/7 vừa công bố danh sách các nhà sưu tập đang sở hữu những bộ sưu tập có giá trị lớn nhất.
Theo đó, tỷ phú Philip Niarchos - thành viên của Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York và là con của ông trùm hãng vận tải Greek, Starvros Niarchos - đứng ở vị trí đầu bảng với bộ sưu tập bao gồm các tác phẩm của Picasso, Van Gogh và Jean-Michel Basquiat, trị giá 2 tỷ USD.
Theo sau là tỷ phú người Pháp François Pinault - người hiện là chủ của Nhà đấu giá Christie. François Pinault hiện đang sở hữu các tác phẩm nghệ thuật của Picasso cũng như của Jeff Koons và Piet Mondrian, trị giá tổng cộng 1,4 tỷ USD.
Đứng ở vị trí thứ ba là Eli Broad, hiện đang sở hữu bộ sưu tập 1 tỷ USD và với bộ sưu tập này, ông đã thành lập Hiệp hội Các tác phẩm nghệ thuật - một đơn vị hoạt động như thư viện cho các bảo tàng ở khắp thế giới thuê tác phẩm.
Thị trường tác phẩm nghệ thuật bắt đầu ấm trở lại bắt đầu từ tháng 6 vừa qua khi tỷ phú François Pinault khai trương một bảo tàng nghệ thuật hiện đại mới có tên Punta della Dogana tại Venice, Áo.
Sự ra mắt của Dogana đã khiến hội chợ nghệ thuật tại Thuỵ Sĩ Art Basel sau đó một tháng sôi động trở lại với 61.000 khách tham dự, trong đó có các tỷ phú lừng danh như Mitchell Rales, Eli Broad và Roman Abramovich.
Mặc dù giao dịch mua bán tại hội chợ không thực sự nhiều, nhưng những tín hiệu khởi sắc đã có. Thống kê cho thấy, tính từ đầu năm những người giàu có nhất trên thế giới đã bỏ ra hơn 700 triệu USD để mua các tác phẩm nghệ thuật.
Được biết, xếp hạng của Forbes dựa trên các cuộc điều tra tới chính những nhà sưu tập, người đánh giá các tác phẩm nghệ thuật, các công ty bảo hiểm, các nhà đấu giá và những người sở hữu các phòng trưng bày nghệ thuật trên khắp thế giới.
Xếp hạng trên chỉ được thực hiện đối với các cá nhân, không bao gồm những công ty mua bán tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp như Larry Gagosian, hoặc sưu tập thuộc sở hữu của các doanh nghiệp lớn như Microsoft, và cũng không tính đến sở hữu của các hoàng gia.
No comments:
Post a Comment