1) Tri Kiến Tuyết Liên: Có những tục lụy phải được chấm dứt bằng cái nhìn quán chiếu như thật. Sự hiện hữu của muôn loài chỉ là sự kết nối của năm uẩn vốn vô thường, khổ, không. Không hề có một con sông hay biển cả nào trong những giọt nước.
2) Hộ Căn Kỳ Sâm: Có những tục lụy phải được giải quyết từ sự phong bế các đại huyệt mà Phật gia gọi là Lục Căn không để bát phong thần chưởng của nhân gian xô động. Phòng cháy luôn tốt hơn chữa cháy.
3) Thọ Dụng Sâm Thương Thảo: Có khi tục lụy được giải quyết bằng sự sử dụng khôn ngoan vài thứ vật chất nhu yếu như thêm dầu vào đèn, tưới nước vào cây. Đời tu không sao phủ nhận triệt để mọi tiếp liệu, nhưng phải luôn ở mức Cần và Đủ.
4) Kham Độc Thần Sa: Đôi lúc tục lụy được giàn xếp chỉ bằng chút khả năng gồng mình chịu đựng của hành giả. Từ nắng gió mưa sương đến những trò đời nghiệt ngã đều phải được đón nhận bằng hai hàm răng cắn chặt. Bị đau nhưng không để khổ, bị thất nhưng không bại, nghèo nhưng không hèn, nhẫn mà không nhục.
5) Đào Tị Lăng Ba Thủy: Nhiều lúc tục lụy phải được chấm dứt bằng sự lẫn tránh. Không phải lúc nào sự đương đầu đối mặt cũng là thượng sách khi mà hành giả chưa đủ nội lực hoặc sự va chạm đó không thực sự cần thiết mà chỉ làm tiêu hao tâm huyết.
6) Khu Tà Tục Cốt Tán: Có những trường hợp tục lụy cần được chấm dứt bằng sự trực diện để nhổ cỏ tận gốc. Biết đó là ác niệm độc hại thì lập tức đối trừ không lần lửa.
7) Huân Tu Tráng Lực Đơn: Là trường hợp các tục lụy được giải quyết bằng việc tu tập các Giác Chi theo thế đối trọng. Thiện đến thì ác đi. Trong một không gian nội tâm không thể cùng lúc hiện hữu hai món tương khắc. Bởi xưa nay chánh tà bất luỡng lập.
CHUỐI TIÊU LÀ CHUỐI GÌ? TÁC DỤNG CỦA CHUỐI TIÊU.
6 years ago
No comments:
Post a Comment