Wednesday, September 19, 2012

Thập nhất nguyệt quá bạc Vịnh Sơn hiểu trú - Trần Minh Tông




十 一 月 過 泊 詠 山 曉 住 - 陳 明 宗

月 落 小 窗 船,
巖 花 冷 不 眠。
曙 分 山 失 影,
陽 伏 水 生煙。
往 事 須 臾 際,
成 人 三 十 年。
不 言 恍 若 醒,
坐 對 一 爐 前。

Thập nhất nguyệt quá bạc Vịnh Sơn hiểu trú - Trần Minh Tông

Nguyệt lạc tiểu song thuyền,
Nham hoa lãnh bất miên.
Thự phân sơn thất ảnh,
Dương phục thuỷ sinh yên.
Vãng sự tu du tế,
Thành nhân tam thập niên.
Bất ngôn hoảng nhược tỉnh,
Toạ đối nhất lô tiền.

Tháng mười một qua hồ Vịnh Sơn đổ thuyền lúc bình minh

Trăng lặn sau khung cửa thuyền trôi,
Hoa đá rét căm thức sáng trời .
Bóng núi sáng lên hòa sắc núi,
Mặt trời chưa ló nước bốc hơi .
Chuyện củ hợp tan theo gió sớm,
Thành bại được người ba mươi năm .
Bâng khuâng mộng mị lòng không nói,
Trầm lặng nhìn than lửa bập bùng .

Badmonk - Tâm Nhiên



Trăng lặn ngoài cửa sổ nhỏ trên thuyền,
Hoa núi lạnh chẳng ngủ được.
Tảng sáng, bóng núi mờ hẳn đi,
Khi mặt trời chưa ló mặt nước như bốc khói.
Việc đã qua chỉ như trong chốc lát,
Thành được người thì đã ba mươi năm.
Bâng khuâng như tỉnh lại, chẳng nói năng gì,
Ngồi lặng trước bếp lò .



Trần Minh Tông(1300-1357), tên huý là Trần Mạnh, là con thứ tư vua Trần Anh Tông, cháu ngoại của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, sinh ngày 21 tháng Tám năm Canh Tý (4-9-1300), mất ngày 19 tháng Hai năm Đinh Dậu (10-3-1357).

Thuở nhỏ, vua cha sợ ông khó nuôi như các hoàng tử khác nên Trần Nhật Duật đã nhận ông về nuôi nấng, dạy dỗ như con. Năm 15 tuổi, vua cha lên làm thượng hoàng, Trần Minh Tông được kế vị, trở thành vị hoàng đế thứ năm của triều Trần.

Trong 15 năm làm vua (1314-1329) và 28 năm làm thượng hoàng (1329-1357), Trần Minh Tông đã ban hành nhiều chính sách nhằm củng cố thêm cơ nghiệp nhà Trần. Ông tỏ ra cứng rắn hơn trong việc dùng sức mạnh để quét sạch các lực lượng quấy rối biên giới phía Tây và phía Nam, bảo đảm một bờ cõi yên ổn và vững mạnh. Trong quan hệ với nhà Nguyên, ông vẫn giữ thái độ mềm dẻo nhưng không nhân nhượng, chủ động chống mọi âm mưu lấn đất, nhòm ngó của họ. Về nội trị, Minh Tông chú ý đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, kêu gọi vương hầu trả lại ruộng đất lấn chiếm, giải quyết thoả đáng các vụ tranh chấp ruộng đất. Nho học được đề cao hơn, Phật học giảm dần uy thế. Minh Tông không xuất gia như các tiên đế, ông dặn dò các hoàng hậu cũng đừng đi tu. Dưới triều đại ông, truyền thống cởi mở, thân ái giữa vua tôi vẫn được duy trì. Hai thế hệ sĩ phu - lão thành và trẻ tuổi - đều được thi thố tài năng như nhau, nên sử sách đời sau bình luận rằng thời này "nhân tài đầy dẫy". Tuy nhiên, về cuối triều Minh Tông, mâu thuẫn trong triều dần dần trở nên gay gắt, hình thành những phe phái đối lập, có lúc phát thành những vụ thanh toán tàn khốc đẫm máu. Nhà vua cũng không đủ sáng suốt nên chính ông cũng bị lôi kéo vào những vụ đó, để sau này ông đã phải hối hận.

Về thơ văn, mặc dù khi lâm chung, Minh Tông có sai đốt hết đi, nhưng ngày nay vẫn còn giữ lại được một số. Có thể nói, dưới những sắc thái khác nhau, thơ ông đã phản ánh trung thực tư tưởng, tình cảm và tính cách vủa ông. Qua thơ, Minh Tông tỏ ra là một vị vua có tinh thần chủ động, năng nổ với việc nước, ưu ái đối với các bề tôi giỏi, thương yêu dân chúng trong bờ cõi và cả dân chúng các nước láng giềng. Thơ Minh Tông hùnh hồn, phóng khoáng, nhưng cũng bình dị, tự nhiên, tinh tế. Nhà thơ không ngần ngại bộc bạch những tâm sự sâu kín, những lỗi lầm thời trẻ mà sau này ông mới nhận thức được.

Tác phẩm có "Minh Tông thi tập", 1 quyển, nay đã mất. Hiện chỉ còn 25 bài thơ chép rải rác trong "Toàn Việt thi lục", "Trần triều thế phả hành trạng", "Việt âm thi tập", "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Nam Ông mộng lục". Ngoài ra còn một bài tựa cho tập "Đại hương hải ấn thi" của Trần Nhân Tông
- Theo VH.Org

Giải mã tượng Trần Nhân Tông .


Đệ nhất tổ Trúc lâm (Trần Nhân Tông) tháp Huệ Quang


Giải mã tượng Trần Nhân Tông .

Một bức tượng, đặc biệt là tượng phật giáo thường có ý nghĩa. Để phân biệt tượng nào là tượng nào, vì khác với tượng hiện đại hay theo truyền thống phương Tây là tượng truyền thần, các tượng phật giáo đều na ná giống nhau. Không thể theo nét mặt mà đoán ra là ai . Không kể do tư duy luân hồi, mỗi nhân vật có thể có nhiều kiếp khác nhau, khiến hình dạng khác nhau... Kết quả cùng một tượng, ví dụ: Tượng Quan Âm, người ta có thể tìm thấy vô số các mẫu tượng khác nhau... Nếu không biết có thể nhầm nó với tượng thần Shiva, vishnu ,Parameshwara?... Biết đó là tượng
Quan Âm thì tượng thường phải có thêm một tượng phật A di đà được tạc ở trong búi tóc. Điều này cũng có thể vẫn đúng với tượng đã chịu ảnh hưởng văn hoá TQ. Ví dụ: tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Phật tích, trên cùng trong búi tóc của bà vẫn có tượng phật A di đà...vv

Ý nghĩa của các tượng phật giáo nằm ở trong thế tượng và dáng bàn tay. Trong đó có lẽ dáng bàn tay là quan trọng nhất. Các dáng bàn tay này không phải vô cớ tuỳ tiện mà có, mà nó có chuẫn ( Theo quy định ? ) , moi dáng có một tên gọi và một ý nghĩa . Tuỳ theo ý nghĩa này mà người ta có thể hiểu người làm tượng, và người đặt tượng muốn nói gì cũng như là thể hiện vị thần vị phật nào.( Mọi người có thể tìm thấy những dáng cơ bản này trong google, tìm từ Mudra ).

Dáng tay là một dấu ấn của văn hoá Ấn Độ . Khác với văn hoá Trung quốc truyền bá chủ yếu qua văn tự là chữ Nho, văn hoá Ấn Độ truyền bá qua vũ điệu, nghi lễ tôn giáo, nhạc, một dạng multimedía cổ điển. Chính vì thế mà văn hoá Ấn độ không cần đồng hoá, mà chỉ thâm nhập thẩm thấu vào văn hoá bản địa. Với một người Kinh vốn quen với văn hoá Trung hoa hơn, tức là tiếp nhận bằng văn tự, nhận thức được cái dạng multimedía Ấn độ này cũng không dễ.

Những ngôn ngữ hình thế (body langage) này được đưa vào phật giáo rõ ràng nhất là từ mật tông (Tantrisme), tức là là dòng phật giáo đầu tiên du nhập vào ĐNA và Đông Á. Ở Nhật người ta gọi là chính tông (tông ở đây là ngôn ngữ, không phải là tông phái) bởi Tantrisme cần 3 biểu tượng: dáng tay (mudra) được gọi là thủ ấn, mantra được gọi là thần chú. Mandala là hình ảnh để trụ tư duy (cột tâm ). Hiện tại trong bất cứ một kinh phật nào vẫn có thần chú. Ví dụ câu thần chú đọc ở cuối cùng trong tâm kinh chẳng hạn... Trong Kinh Pháp Hoa, những phẩm cuối của kinh, phẩm nào cũng kết thúc bằng thần chú cả. Đó là những câu chỉ cần đọc mà không cần hiểu, nhưng nó có tác dụng trợ lực , linh thiêng.... Đấy chính là dấu vết Mantra của Mật tông (hay chính tông).

Không những chỉ mật tông, mà Yoga cũng cần dáng tay, và hình thể nói chung. Dáng ngồi Thiền mà người ta hay thấy trong những tượng phật, chính là một trong những dáng yoga này.

Nếu giả thiết là tượng Trần Nhân Tông là một tượng làm theo chuẩn của Đại thừa ( Indian Version ), thì có nghĩa là người làm tượng phải biết các chuẩn của văn hoá Ấn độ tôi đề cập ở trên. Vậy cái mudra (thế tay) tượng Trần Nhân Tông nói lên điều gì ?

1- Thứ nhất, tượng này không phải là tượng ngồi thiền. Vì nếu là tượng ngồi thiền, thì thế tay phải để trước bụng, hay lòng bàn tay phải ngửa lên trên và hai ngón cái phải chạm nhau. Ngay cả việc tượng( đang mở mắt ) cũng chứng tỏ nó không phải là tư thế ngồi thiền. Như vậy tượng Trần Nhân Tông được tạc với ý nghĩa một vị thánh.

2- Chính xác cái thế tay kia, ý nghĩa nó là gì. Rất đáng tiếc là tôi không tìm được chính xác. Nhìn trên ảnh thì thấy hai bàn tay của ngài để trên gối, lòng bàn tay úp xuống đất. Nhưng chỉ có 2 ngón chỉ xuống đất còn hai ngón út và giáp út thì cụp lại. Tôi không rõ đó là vì hay ngón tay này bị gẫy, hay tượng được tạc như thế. Cách đây rất lâu, khi tôi tò mò tìm hiểu những điều này thì tôi nhớ là thế tay kiểu này là thế tay : trị vì (souverainty), kiểu như một vị vua. Dường như là ý nói " sở hữu đất này".

Vì không tìm lại được cái thế mudra chính xác, tôi đành nhận xét ở đây theo kiểu suy luận, tức là chập các mudra có hình thức hao hao như thế để đoán. Có hai hình mudra có vẻ gần gũi nhất với thế tay tượng này đó là thế tay phật lấy đất làm chứng cho mình đã giác ngộ. Thế đó một tay để trên đầu gối, lòng bàn tay quay xuống dưới, nhưng cả 5 ngón tay đều chỉ xuống đất. Còn tay kia thì để vào giữa lòng, khum lại, ngửa lòng bàn tay lên trên như là thế thiền. So với thế tay tượng Trần Nhân Tông thì nó giống việc tay chỉ đất úp xuống dưới, nhưng tượng úp cả hai tay. Chứ không phải một.

Nếu hai ngón tay không bị gẫy, mà người ta tạc như thế, thì thế tay hai ngón chỏ giơ ra được gọi là thế Bát nhã (Prajana) tức là đã ngộ , ngộ Bát nhã ba la mật đa (Prajana paramita). Ở trên tôi có nói tới trong Đại thừa( Indian version ) có các loại tượng Prajana paramita, nhưng tôi cũng nói thêm là nó là tượng nữ. Cũng phải nói thêm nữa, là cái tượng Prajana paramita mà tôi thấy ở bảo tàng châu Á ở Paris, về hình thức là tượng mẹ của vua Chàm. Có nghĩa là nó còn được dùng như thờ cúng tổ tiên. Cái này thì cũng hiểu theo suy luận logic , vì người mất được coi như đã đi qua bờ bên kia, cũng là ý nghĩa của từ parammita.

Vậy tượng của Trần Nhân Tông có thể coi là loại tượng này không ? Tôi chịu. Vì thế cứ để ngỏ nó như thế này cho mọi người suy ngẫm tự tìm hiểu.


Tả Thiên Thanh

Có thể đọc và tìm hiểu thêm ở đây : http://vietbao.vn/Van-hoa/Phat-hien-nep-ao-tieu-thua-tren-tuong-Tran-Nhan-Tong/2 0767229/181/



Phát hiện vết nếp áo tiểu thừa trên tượng vua Trần Nhân Tông


Tiểu thừa còn được gọi là Theraveda (Phật giáo nguyên thuỷ) hay Hinayana, là phật giáo hiện tại ở phần lớn các nước ĐNA : Miến điện, Thái lan, Lào, Campuchia, Nam bộ (VN)...Người Kinh theo phật giáo Đại thừa (Mahayana) giống như ở TQ, Triều tiên, Nhật Bản .

Đạo Phật vào ĐNA qua đường biển bắt đầu từ khoảng đầu công lịch, tức là khoảng 500 năm sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Phật giáo theo chân các thương nhân Ấn độ trên đường đi tìm vàng và hương liệu. Các thương nhân Ấn thường theo đạo Phật, vì nếu họ theo đạo Bà la môn một cách thuần thành thì không được phép rời Ấn Độ, còn trong đạo Phật không có điều cấm kỵ ấy. Cũng có người cho rằng phật giáo xuất dương vì chính sách truyền đạo Phật của vua Ashoka (tiếng việt vua A dục), lại có cả thuyết các đoàn truyên giáo Ấn đã từng đặt bảo tháp, hay cột kinh ở Đồ Sơn (Hải phòng). Khi đạo phật xuất dương như thế thì đó là đạo phật đương đại ở Ấn Độ. Lúc đó đạo phật thịnh hành ở Ấn là đạo Phật Đại thừa, thậm chí còn là dòng cuối cùng của Đại thừa là Mật tông (Tantrisme) chứ không phải là phật giáo Nguyên thuỷ (theraveda). Như vậy việc phật giáo du nhập vào ĐNA đi theo quá trình ngược lại của phát triển phật giáo ở Ấn độ. Nó bắt đầu bằng Mật tông (Tantrisme), rồi Đại thừa (Mahayana), và cuối cùng là Tiểu thừa (Theraveda). Trong khi theo lịch sử phật giáo thì Theraveda có trước, rồi tới Mahayana cuối cùng là Tantrisme.

Trong quá trình giao lưu văn hoá với các sắc dân bản địa ở ĐNA (người Môn, người Khơ me, người Mã lai, người Piu, người Chàm, người Kinh ,..) văn hoá Ấn độ thâm nhập vào vùng đất này. Ngoại trừ Giao Chỉ, tức là miền Bắc và bắc trung bộ VN đã có một hệ thống hành chính kiểu TQ (lúc này là thời Bắc thuộc), các tộc người khác đều chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn độ mà lập nước. Nhà nước kiểu Ấn độ đầu tiên được thành lập ở ĐNA còn được ghi lại trong sử (qua các sử gia TQ) là nhà nước Lâm Ấp mà trung tâm của nó là tỉnh Hà tĩnh ngay nay.

Trong các nhà nước này, chính quyền được cấu thành theo kiểu vua Thần (Devaraja), xã hội có đẳng cấp, theo kiểu Bà la môn. Tông phái Bà la môn thịnh hành nhất là phái thờ thần Silva, mà biểu tưởng là cái linga, như người ta còn thấy ở di tích Mỹ sơn, ở các tháp Chàm, hay ở các di tích khác ở các nước ĐNA... Bên cạnh đó tồn tại Phật giáo Đại thừa. Ở vùng đất mà ta quan tâm vì có quan hệ mật thiết với VN là Campuchia, Champa... thì đạo phật Đại thừa hưng thịnh nhất vào thời vua Jayavarman VII thế kỷ XII. Lúc này phật giáo Đại thừa là quốc đạo ở Campuchia (lúc đó là Phù Nam), và cũng đồng thời là quốc đạo ở Champa, vì Champa bị nội thuộc vào Phù Nam khoảng 20 năm trong thời kỳ này. Sau khi Jayavarman mất thì ở Campuchia, quyền lực lại trở về với tông phái Silva của đạo Bà la môn.

Vào thời điểm vua Trần Nhân Tông sang tham Champa , rồi hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chàm lúc này là Chế Mân ở nước này trong cung đình thì theo đạo Bà la môn phái Silva, còn dân chúng nói chung theo đạo Phật đại thừa. Dấu vết của đạo phật đại thừa còn để lại đến ngày nay qua các bức tượng Quan Âm (Avalokitesvara) hay tượng Bát nhã ba la mật đa (Prajnaparamita). Một trong hai biểu tượng lớn nhất của phật giáo Đại thừa. Tượng Bát nhã Ba la mật đa thường là tượng có hình phụ nữ. Loại tượng này không tồn tại ở Đại Việt cũng như là ở các nước Đông Á theo phật giáo Đại thừa khác như Nhật, Triều tiên, Trung quốc. Còn tượng Quan Âm thường được tạc với hình đàn ông hay thuộc dạng , chứ không phải là " Phật Bà " như ta quan niệm. Trong bảo tàng châu Á ở Paris, khách viếng thăm có thể chiêm ngưỡng những bức tượng này. Tôi không rõ trong bảo tàng Chàm ở Đà nẵng, có loại tượng này không ?. Tóm lại không có phật giáo Tiểu thừa ở Champa, và nói rộng ra ở ĐNA vào thời kỳ đó để vua Trần mang về Đại Việt. Có lẽ vua Trần Nhân Tông chưa bao giờ được nhìn thấy tận mắt văn hoá phật giáo Tiểu thừa như thế nào. Ngược lại về mặt lý thuyết kinh kệ, thì đó là điều không phải xa lạ với bất cứ một người nghiên cứu phật giáo đại thừa nào, bởi vì trong các tông phái Đại thừa (nếu tôi không nhầm thì có 9 tông), trong đó có 3 tông là Tiểu thừa. 3 tông Tiểu thừa này cũng thịnh hành ở TQ vào khoảng thế kỷ thứ IV đời nhà Tuỳ, trước khi tịnh diệt. Cho đến nay, khi người ta học theo phật giáo Đại thừa, cũng vẫn có phần nói tới 3 tông này.

Vậy cái áo trên tượng vua Trần Nhân Tông để hở vai phải có ý nghĩa gì ? Nó chỉ có ý nghĩa là y phục của tăng ni theo phật giáo Đại thừa theo kiểu ĐNA ,không chịu ảnh hưởng của y phục TQ mà thôi. Nó cũng chứng tỏ, phật giáo vào VN theo nhiều nguồn, có nguồn trực tiếp từ ĐNA lên có nguồn từ TQ xuống. Người ta cũng có thể suy rộng ra là y phục của phật giáo VN thời nhà Trần là y phục phật giáo như ở các nước ĐNA, được truyền trực tiếp từ Ấn độ qua. Trong khi kinh kệ, vì dùng chữ Nho nên lại nhập từ TQ qua. Vì thế văn hoá VN mới được gọi là IndoChine (tức là ảnh hưởng của cả Ấn độ lẫn TQ, không kể phần bản địa). Nó cũng nói lên một điều là VN và TQ có nhiều điều giống nhau, nhưng không phải vì lý do VN học TQ, mà vì cả VN lẫn TQ đều học chung từ một nguồn, thậm chí cái nguồn ấy vào Việt Nam trước rồi mới sang Trung Quốc , mà phật giáo Đại Thừa là một ví dụ.

Cách để hở vai phải cũng có ở trong phật giáo TQ. Dấu vết của nó chính là cái vuông vải mầu vàng lớn, được vắt lên vai trong y phục của các hoà thượng TQ, mà người ta có thể thấy ngay cả trong những phim:mì ăn liền, chưởng, Kungfu của Hồng Kông ... Có điều khác là họ không khoác trực tiếp lên người, có lẽ vì đó là y phục của vùng Trung Á, hay có thể vì lạnh quá mà người ta không thể mặc thế được. Nhiều khi cái khăn vắt vai này còn có mô típ ca rô, bởi vì về nguyên thuỷ, đó là một trong tam cụ của chư tăng, và nó phải là vải chắp vá từ những miếng vải hoả thiêu người chết ghép lại.

Phật giáo Tiểu thừa thì vào ĐNA khá muộn, từ thế kỷ XIV, từ miền Nam Ấn (bang Tamil Nadu ở Ấn độ hiện tại). Tức là lúc mà bắc Ấn độ đã bị người Hồi giáo xâm lược và thống trị một phần. Đạo Phật ở Bắc Ấn và lưu vực sông Hằng đã bị huỷ diệt. Đại học phật giáo nổi tiếng Nalanda không còn nữa.

Những nhà nước theo phật giáo Tiểu thừa đầu tiên ở ĐNA là ở Hạ lưu sông Mê Nam của người Môn (đất Thái lan ngày nay), hay ở vùng đồng bằng ven biển Miến Điện. Sau này người Thái xâm lược Phù nam (Campuchia hiện tại), làm tan rã nhà nước này, cùng đồng thời truyền phật giáo Tiểu thừa vào. Nhưng phật giáo Tiểu thừa không bao giờ ra tới Champa. Ở nước này, sau phật giáo Đại thừa tuyệt diệt, người Chàm đã theo hồi giáo, cũng là do thương nhân Ấn truyền đạo chứ không phải trực tiếp từ người Ả rập. Dấu vết của nó là tông Hồi giáo Bani (nghĩa là hồi giáo cổ),hiện chỉ có trong tín ngưỡng của người Việt gốc chàm ở Phan rang, Phan Thiết, theo đó người ta vẫn theo mẫu hệ (dù hồi giáo là phụ hệ triệt để), và còn giữ được nhiều tín ngưỡng từ Ấn độ giáo. Ngược lại người việt gốc Chàm ở An giang hay Tây ninh, hay người Chàm ở Campuchia (tỉnh Công pông chàm) thì theo Hồi giáo đợt sau (nhập từ Java vào) thì phát triển mạnh hơn.

Tóm lại về mặt lịch sử, vua Trần Nhân Tông không thể nào tiếp xúc với một văn hoá phật giáo Tiểu thừa được, mà nó chỉ là phật giáo Đại thừa không bị văn hoá Trung quốc bản địa hoá mà thôi. Tức là ngài đã được mục kích một Original Indian version of Buddhism Mahayana , và cái nếp áo trên tượng của ngài là một minh chứng cho việc này.


 
Bạn có thể xem thêm hình và chi tiết bài viết tại đây ...

http://silenhill-badmonk.blogspot.com/2010/04/nep-ao-tieu-thua-tren-tuong-vua-tr an.html


http://www.thuvienhoasen.org/phathiennepaotieuthua.htm

Lạng Châu vãn cảnh - Trần Nhân Tông



諒 州 晚 景 - 陳 仁 宗

古 寺 淒 涼 秋 靄 外,
漁 船 蕭 瑟 暮 鐘 初。
水 明 山 靜 白 鷗 過,
風 定 雲 閒 紅 樹 疏。

Lạng Châu vãn cảnh - Trần Nhân Tông

Cổ tự thê lương thu ái ngoại,
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.
Thuỷ minh sơn tĩnh bạch âu quá,
Phong định vân nhàn hồng thụ sơ.

VIẾNG CẢNH LẠNG CHÂU

Chùa cổ êm đềm lẫn khói thu,
Thuyền về chiều xuống tiếng chuông đưa .
Núi lặng, nước yên chim âu trắng,
Gió đứng, mây ngừng, lá đỏ thưa ...

Badmonk - Tâm Nhiên



Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu,
Thuyền câu hiu quạnh chuông chùa bắt đầu điểm.
Nước trong núi lặng, chim âu trắng bay qua,
Gió im mây nhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ

Vãn Hứng - Nguyễn Trãi



晚 興 - 阮 廌

窮 巷 幽 居 苦 寂 寥
烏 巾 竹 杖 晚 逍 遙
荒 村 日 落 霞 棲 樹
野 徑 人 稀 水 沒 橋
今 古 無 窮 江 漠 漠
英 雄 有 恨 葉 蕭 蕭
歸 來 獨 凭 欄 杆 坐
一 片 冰 蟾 掛 碧 霄

Vãn Hứng - Nguyễn Trãi

Cùng hạng u cư khổ tịch liêu,
Ô cân trúc trượng vãn tiêu dao.
Hoang thôn nhật lạc, hà thê thụ.
Dã kính nhân hi, thủy một kiều.
Kim cổ vô cùng giang mạc mạc,
Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu.
Quy lai độc bẵng lan can tọa,
Nhất phiến băng thiềm quải bích tiêu

CHIỀU CẢM HỨNG

Ngõ vắng đường quanh lặng chơi vơi,
Khăn khâm nhàn chống gậy trúc chơi.
Bóng chiều bãng lãng xuyên tàn lá,
Đê vắng cầu nghiêng nước ngập rồi.
Mịt mùng sóng lẫn sầu kim cổ,
Anh hùng hận gửi lá vàng rơi.
Về ngồi tựa cửa lan can ngắm,
Một mảnh trăng treo lạnh giữa trời.

Badmonk - Tâm Nhiên


Trong ngõ cùng, ở nơi vắng vẻ, buồn nỗi quạnh hiu,
Khăn đen, gậy trúc đi dạo chơi buổi chiều.
Nơi thôn vắng, mặt trời xế, ráng đậu trên cây,
Con đường ngoài nội ít người qua lại, nước ngập cầu.
Xưa nay thời gian không cùng như sông chảy xuôi mờ mịt,
Anh hùng mang hận như tiếng gió thổi cây lá nghe vu vu.
Trở về một mình ngồi tựa lan can,
Một mảnh trăng sáng lạnh như băng treo trên nền trời biếc

Vãn hứng - Nguyễn Trãi




晚 興 - 阮 廌

窮 巷 幽 居 苦 寂 寥
烏 巾 竹 杖 晚 逍 遙
荒 村 日 落 霞 棲 樹
野 徑 人 稀 水 沒 橋
今 古 無 窮 江 漠 漠
英 雄 有 恨 葉 蕭 蕭
歸 來 獨 凭 欄 杆 坐
一 片 冰 蟾 掛 碧 霄

Vãn hứng - Nguyễn Trãi

Cùng hạng u cư khổ tịch liêu,
Ô cân trúc trượng vãn tiêu dao.
Hoang thôn nhật lạc, hà thê thụ.
Dã kính nhân hi, thủy một kiều.
Kim cổ vô cùng giang mạc mạc,
Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu.
Quy lai độc bẵng lan can tọa,
Nhất phiến băng thiềm quải bích tiêu

CHIỀU CẢM HỨNG

Ngõ vắng đường quanh lặng chơi vơi,
Khăn thâm nhàn chống gậy trúc chơi.
Bóng chiều bãng lãng xuyên tàn lá,
Đê vắng cầu nghiêng nước ngập rồi.
Mịt mùng sóng lẫn sầu kim cổ,
Anh hùng hận gửi lá vàng rơi.
Về ngồi tựa cửa lan can ngắm,
Một mảnh trăng treo giữa tối trời.

Badmonk - Tâm Nhiên

Trong ngõ cùng, ở nơi vắng vẻ, buồn nỗi quạnh hiu,
Khăn đen, gậy trúc đi dạo chơi buổi chiều.
Nơi thôn vắng, mặt trời xế, ráng đậu trên cây,
Con đường ngoài nội ít ngườiqua lại, nước ngập cầu.
Xưa nay thời gian không cùng như sông chảy xuôi mờ mịt,
Anh hùng mang hận như tiếng gió thổi cây lá nghe vu vu.
Trở về một mình ngồi tựa lan can,
Một mảnh trăng sáng lạnh như băng treo trên nền trời biếc

Wednesday, September 12, 2012

Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng - Nguyễn Trãi




和 友 人 烟 霞 寓 興 - 阮 廌

草 堂 結 得 近 東 山,十 里 辭 家 百 里 難。
浮 世 頓 令 青 眼 白,締 袍 誰 念 故 人 寒。
不 將 功 業 陳 三 冊,且 把 生 涯 寄 一 竿。
野 菊 若 能 憐 寂 寞,秋 來 相 向 立 危 闌。

Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng - Nguyễn Trãi

Thảo đường kết đắc cận đông san,
Thập lý từ gia bách lý nan.
Phù thế đốn lệnh thanh nhãn bạch,
Đế bào thùy niệm cố nhân hàn.
Bất tương công nghiệp trần tam sách,
Thả bả sinh nhai ký nhất can.
Dã cúc nhược năng liên tịch mịch,
Thu lai tương hướng lập nguy lan

HỌA BÀI THƠ YÊN HÀ NGỤ HỨNG CỦA BẠN

Nhà cỏ nằm ven ngọn núi đông,
Xa quê vươn vấn mãi tất lòng .
Nhìn đời mắt chuyển xanh thành trắng,
Áo bào mõng bạc có thành không .
Công trạng mờ ghi dăm trang sách,
Bán mộng mua suông đủ dăm đồng .
Âm thầm cúc nỡ trong đêm vắng,
Lạnh chớm đầu thu tựa nỗi lòng .

Badmonk - Tâm Nhiên


Dựng ngôi nhà tranh cạnh ngọn núi phía đông,
Ở cách quê nhà mười dặm lòng như xa trăm dặm
Cuộc đời trôi nỗi như màu mắt xanh chuyển thành trắng
Áo bào không đủ che lạnh
Không kể đến công trạng được ghi trong vài ba pho sách
Để làm kế sinh nhai chỉ đủ một đồng
Hoa cúc nỡ hoa trong đêm tĩnh mịch
Mùa thu đang đến len lén trong tâm hồn

Tuesday, September 11, 2012

Bán nguyệt Hwang Jin Yi (Hoàng Chân Y)

Today at 6:06pmQuote Quote Modify Modify Remove Remove


Bán nguyệt - Hwang Jin Yi (Hoàng Chân Y)

Thùy đoạn Côn Lôn ngọc,
Tài thành Chức Nữ sơ .
Khiên Ngưu nhất khứ hậu,
Sầu trịch bích không hư .

Half Moon

Who cut the pure jade from Gonryunsan
And finely formed jingyeo's handsome comb
Yet once Gyeonu took leave
Sorrowfully cast it into the emty night sky

Nữa Vừng Trăng

Ai làm lược ngọc Côn Luân,
Để nàng Chức Nữ bâng khuâng chải đầu .
Ngưu Lang giờ biệt nơi đâu ?
Khuya cài nữa mảnh giữa bầu tương tư ...


Badmonk - Tâm Nhiên

Monday, July 30, 2012

Bạch Ðằng giang - Trần Minh Tông




白 藤 江 - 陳 明 宗

挽 雲 劍 戟 碧 巑 岏,
海 唇 吞 潮 捲 雪 瀾。
綴 地 花 鈿 春 雨 霽,
撼 天 松 籟 晚 霜 寒。
山 河 今 古 雙 開 眼,
胡 越 贏 輸 一 倚 欄。
江 水 渟 涵 斜 日 影,
錯 疑 戰 血 未 曾 乾。

Bạch Ðằng giang - Trần Minh Tông

Vãn vân kiếm kích bích toàn ngoan,
Hải thẩn thôn triều quyển tuyết lan.
Xuyết địa hoa điền xuân vũ tễ,
Hám thiên tùng lại vãn sương hàn.
Sơn hà kim cổ song khai nhãn,
Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan.
Giang thuỷ đình hàm tà nhật ảnh,
Thác nghi chiến huyết vị tằng can.

SÔNG BẠCH ĐẰNG

Núi dựng như gươm chạm mây thành,
Triều dâng sóng bạc phủ mờ xanh .
Mưa ướt hoa vàng phô mặt đất,
Rung chuyển thông chiều sương quẩn quanh .
Non sông gấm vóc hai lần rạng,
Thắng thua Hồ-Việt giờ thoãng nhanh .
Sông chiều ráng đỏ như màu máu,
Ngỡ xác quân thù vẫn còn tanh .


Badmonk - Tâm Nhiên


Núi biếc cao vút, tua tủa như gươm giáo kéo lấy tầng mây,
Hải thẩn nuốt thuỷ triều cuộn làn sóng bạc.
Hoa vàng điểm tô mặt đất lúc mưa xuân vừa tạnh,
Tiếng sáo thông rung chuyển trời khi sương chiều lạnh lẽo.
non sông này xưa nay đã hai lần mở mắt,
Cuộc hơn thua giữa Hồ và Việt thoàng qua như một lúc dựa vào lan can.
Nước sông chan chứa rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối,
Còn ngỡ là máu chiến trường thuở trước chưa từng khô.

Thursday, July 5, 2012

Sơn phòng mạn hứng Trần Nhân Tông

Quote Quote Modify Modify Remove Remove



山 房 漫 兴 - 陳 仁 宗

是 非 念 逐 朝 花 落,
名 利 心 隨 夜 雨 寒,
花 盡 雨 晴 山 寂 寂,
一 聲 啼 鳥 又 春 殘,

Sơn phòng mạn hứng - Trần Nhân Tông

Thị phi niệm trục triêu hoa lạc,
Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn.
Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch,
Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

CẢM HỨNG Ở AM NÚI

Thị phi rụng cùng hoa buổi sáng,
Lợi danh lòng lạnh tựa mưa đêm .
Hoa tàn mưa tạnh rừng u tịch,
Một tiếng chim kêu xuân vội sang .

Badmonk - Tâm Nhiên



Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm,
Lòng danh lợi lạnh theo trận mưa đêm.
Hoa rụng hết, mưa đã tạnh, núi non tịch mịch,
Một tiếng chim kêu, lại cảnh xuân tàn.



Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Ngày 22 tháng Mười âm lịch năm Mậu Dần (tức 8 tháng 11 năm 1278), ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình).

Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan. Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.

Nhà vua từng nói: ‎" Các người chớ quên , chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ , trái đạo . Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo . Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu . Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải . Các việc trên , khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn . Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước . Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp . Không thôn tính được ta , thì gậm nhấm ta . Họ gậm nhấm đất đai của ta , lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích . Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn : " Một tấc đất của Tiền nhân để lại , cũng không được để lọt vào tay kẻ khác " . Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu "

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này. Ông qua đời ngày 3 tháng Một âm lịch năm Mậu Thân (tức 16 tháng 12 năm 1308), được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.

Tác phẩm của Trần Nhân Tông có:Thiền lâm thiết chủy ngữ lục (Ngữ lục về trùng độc thiết chủy trong rừng Thiền)Tăng già toái sự (Chuyện vụn vặt của sư tăng)Thạch thất mỵ ngữ (Lời nói mê trong nhà đá) Đại hương hải ấn thi tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm)Trần Nhân Tông thi tập (Tập thơ Trần Nhân Tông)Trung Hưng thực lục (2 quyển): chép việc bình quân Nguyên xâm lược. Các phẩm trên đều đã thất lạc, chỉ còn lại 25 bài thơ chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục - Theo Wikipedia





Tuesday, June 19, 2012

Đốn tỉnh Tuệ Trung thượng sĩ - Đại Việt Cổ Thi




頓 省 - 慧 中 上 士

斷 知 空 有 不 相 差,
生 死 原 從 一 派 波。
昨 夜 月 明 今 夜 月,
新 年 花 發 故 年 花。
三 生 倏 忽 真 風 燭,
九 界 循 環 是 蟻 磨。
或 問 如 何 為 究 竟,
摩 訶 般 若 薩 婆 訶,

Đốn tỉnh - Tuệ Trung thượng sĩ

Đoán tri không hữu bất tương sa (sai),
Sinh tử nguyên tòng nhất phái ba.
Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt,
Tân niên hoa phát cố niên hoa.
Tam sinh thúc hốt chân phong chúc,
Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma.
Hoặc vấn như hà vi cứu cánh,
Ma-ha bát nhã tát-bà-ha.

CHỢT TỈNH

Có - Không lằng giới sợi chỉ thưa,
Tử sinh thoát từ ngọn sóng đưa .
Trăng chiếu đêm nay trăng hôm trước,
Hoa nở năm này hoa năm xưa .
Ba sinh như đuốc đi trong gió,
Chín cõi tuần hoàn kiến bò quanh .
Vấn hỏi thế nào là cứu cánh,
Ma Ha Bát Nhã Ta Bà Ha .

Badmonk - Tâm Nhiên



Đoán biết rằng "không" và "có" không cách nhau lắm,
Sống và chết vốn từ một đợt sóng.
Trăng sáng đêm qua vẫn là trăng đêm nay,
Hoa nở năm mới cũng là hoa năm cũ.
Ba sinh thấm thoắt thực như ngọn đuốc trước ngọn gió,
Chín cõi tuần hoàn, giống như cái kiến bò trên miệng cối xay bột.
Có người hỏi thế nào là cứu cánh,
Thì ta bảo "Ma-ha bát-nhã, ta-bà-ha".



Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1291) tên thật là Trần Tung (hay Trần Quốc Tung), là một thành viên trong hoàng tộc nhà Trần với tước hiệu Hưng Ninh Vương và là một thiền sư Việt Nam. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử . Thời trẻ, ông không thích công danh, chỉ ham nghiên cứu về Thiền. Sau, ông học đạo với thiền sư Tiêu Dao, vừa thực hành giải thoát tâm trong đời sống gia đình theo hình thức cư sĩ, vừa đảm trách các công việc xã hội mà triều đình giao phó. Ông được vua Trần Thánh Tông nể vì do kiến thức uyên bác về nội ngoại điển , được vua tôn làm đạo huynh. Ông sáng tác nhiều thi, kệ; một số được kiết tập trong "Thượng sĩ ngữ lục" (Ngữ lục của Thượng sĩ) rất nổi tiếng.

Ông là người Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định. Ông là con trưởng của An Sinh vương Trần Liễu (nguyên tác chép An Ninh vương), anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm húy Thiều, vợ vua Trần Thánh Tông.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 (1285) và lần 3 (1287-1288, ông đều trực tiếp tham gia . Sử chép rằng ngày 10 tháng 6 năm 1285, ông cùng với Hưng Đạo Vương đem hơn hai vạn quân giao chiến với tướng nhà Nguyên là Lưu Thế Anh và đuổi Thoát Hoan chạy dài đến sông Như Nguyệt (sông Cầu). Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, ông còn được giao những nhiệm vụ ngoại giao quan trọng, từng đến đồn trại đối phương vờ ước hẹn trá hàng, làm cho họ mất cảnh giác, sau đó cho quân đến đánh phá.

Hiện thơ ông còn lại 49 bài, được xếp trong bộ Thượng sĩ ngữ lục .

Sau khi kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (nay ở huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp Thiền. Năm 1291, Tuệ Trung thượng sĩ mất, thọ 61 tuổi -Theo Wikipedia

Sunday, June 10, 2012

Hạ cảnh - Trần Thánh Tông





夏 景 - 陳 聖 宗

窈 窕 華 堂 晝 影 長,
荷 花 吹 起 北 風 涼。
園 林 雨 過 綠 成 幄,
三 兩 蟬 聲 鬧 夕 陽。

Hạ cảnh - Trần Thánh Tông

Yểu điệu hoa đường trú ảnh trường,
Hà hoa xuy khởi bắc phong lương.
Viên lâm vũ quá lục thành ác,
Tam lưỡng thiền thanh náo tịch dương.

CẢNH MÙA HÈ

Thềm hoa ngày nắng rủ bóng chờ,
Sen lồng song bắc mộng bâng quơ .
Mưa qua khoát áo rừng xanh biếc,
Ve động chiều hôm ý hững hờ .

Thềm hoa nắng ủ bóng ngày,
Hương sen cửa bắc gió đầy bay sang .
Sau mưa xanh phủ đại ngàn,
Tiếng ve chiều tối râm rang xa gần .


Badmonk - Tâm Nhiên


Nhà hoa thăm thẳm, bóng ngày rủ dài,
Hoa sen đưa hương mát đến cửa sổ phía bắc.
Vườn rừng sau mưa trở thành tấm màn biếc,
Vài ba tiếng ve khua rộn bóng chiều .



Trần Thánh Tông (1240 – 1290) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông), ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 (sau khi Thượng hoàng Thái Tông mất) cho đến khi qua đời. Ông là một vị Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Dưới triều đại của ông, nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên Mông không sang xâm lược nữa. Không những đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và giáo dục, ông đã thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, nhưng cương quyết, đề cao quyền lợi của Đại Việt chứ quyết không để cho người Nguyên sang thôn tính. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với vua con Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.

Ông tên thật là Trần Hoảng, là vị Hoàng đế có lòng thương dân và thân thiết với anh em trong Hoàng gia . Trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1, vào ngày 24 tháng 12 năm 1257 (năm Nguyên Phong thứ bảy), Thái tử Hoảng cùng với vua cha Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong trận đánh ở đây, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt ..

Saturday, June 2, 2012

Túc Hoa Âm tự - Nguyễn Trung Ngạn




宿 花 陰 寺 - 阮 忠 彥

偶 徬 招 提 宿,
僧 留 半 榻 分。
石 泉 朝 汲 水,
紙 帳 夜 眠 雲。
松 子 臨 窗 墜,
猿 聲 隔 岸 聞。
粥 魚 敲 夢 醒,
花 雨 落 繽 紛。

Túc Hoa Âm tự - Nguyễn Trung Ngạn

Ngẫu bạng chiêu đề túc,
Tăng lưu bán tháp phân.
Thạch tuyền triêu cấp thuỷ,
Chỉ trướng dạ miên vân.
Tùng tử lâm song truỵ,
Viên thanh cách ngạn văn.
Chúc ngư sao mộng tỉnh,
Hoa vũ lạc tân phân.

Ở TRỌ ĐÊM TẠI CHUA HOA ÂM

Gặp chùa ghé trọ giữa khuya
Đời trần quán tạm sư chia nửa giường
Sáng ra suối đá tầm hương
Đêm về ngủ dưới bốn phương mây lồng
Lặng yên thông rụng ngoài song
Tiếng con vượn hú bên sông gọi đàn
Chày kình khuya động giấc vàng
Hoa đâu bổng rụng từng hàng như mưa

Badmonk - Tâm Nhiên


Trọ tại chùa Hoa Âm

Ngẫu nhiên vào ngủ đêm trong ngôi chùa,
Sư dành cho nửa giường.
Sáng đi múc nước ở suối đá,
Đêm ngủ với mây trong trướng giấy.
Quả thông rụng trước cửa sổ,
Tiếng vượn nghe bên kia sông.
Mõ chùa khua tỉnh giấc mộng,
Mưa hoa rơi xuống tơi bời.


Nguyễn Trung Ngạn (1289–1370), tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Ông là một nhà chính trị, một đại thần có tài, được xếp vào hàng "Người phò tá có công lao tài đức đời Trần" . Cùng với Nguyễn Trung Ngạn là Trần Quang Khải, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài, Trần Thì Kiến, Phạm Tông Mại, Trần Nguyên Đán.

Wednesday, May 9, 2012

Xuân giang hoa nguyệt dạ - Trương Nhược Hư



春江花月夜 - 张若虚

  春江潮水连海平,海上明月共潮生。
  滟滟随波千万里,何处春江无月明。
  江流宛转绕芳甸,月照花林皆似霰。
  空里流霜不觉飞,汀上白沙看不见。
  江天一色无纤尘,皎皎空中孤月轮。
  江畔何人初见月,江月何年初照人。
  人生代代无穷已,江月年年只相似。
  不知江月待何人,但见长江送流水。
  白云一片去悠悠,青枫浦上不胜愁。
  谁家今夜扁舟子,何处相思明月楼。
  可怜楼上月裴回,应照离人妆镜台。
  玉户帘中卷不去,捣衣砧上拂还来。
  此时相望不相闻,愿逐月华流照君。
  鸿雁长飞光不度,鱼龙潜跃水成文。
  昨夜闲潭梦落花,可怜春半不还家。
  江水流春去欲尽,江潭落月复西斜。
  斜月沉沉藏海雾,碣石潇湘无限路。
  不知乘月几人归,落月摇情满江树。


Xuân giang hoa nguyệt dạ - Trương Nhược Hư

Xuân giang triều thủy liên hải bình,
Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh.
Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý,
Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh.

Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện,
Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển.
Không lý lưu sương bất giác phi,
Đính thượng bạch sa khan bất kiến.

Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần,
Hạo hạo không trung cô nguyệt luân.
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt ?
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân?

Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ,
Giang nguyệt niên niên vọng tương tự.
Bất tri giang nguyệt chiếu hà nhân,
Đãn kiến trường giang tống lưu thủy.

Bạch vân nhất phiến khứ du du,
Thanh phong giang thượng bất thăng sầu.
Thùy gia kim dạ biên chu tử,
Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu?

Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi,
Ưng chiếu ly nhân trang kính đài.
Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ,
Đảo y châm thượng phất hoàn lai.

Thử thời tương vọng bất tương văn,
Nguyệt trục nguyệt hoa lưu chiếu quân.
Hồng nhạn trường phi quang bất độ,
Ngư long tiềm dược thủy thành văn.

Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa,
Khả liên xuân bán bất hoàn gia.
Giang thủy lưu xuân khứ dục tận,
Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà.

Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ,
Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ.
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân qui,
Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.


ĐÊM HOA TRĂNG TRÊN SÔNG XUÂN

Thủy triều lên, mặt sông xuân ngang mặt bể,
Trên bể, trăng sáng cùng lên với thủy triều.
Lấp loáng theo sóng trôi muôn ngàn dặm,
Có nơi nào trên sông xuân là không sáng trăng?

Dòng sông lượn vòng khu cồn hương thơm,
Trăng chiếu rừng hoa ngời như hạt tuyết.
Trên sông sương trôi tưởng như không bay
Bãi sông cát trắng, nhìn chẳng nhận ra

Sông và trời, một màu không mảy bụi,
Ngời sáng trong không, vầng trăng trơ trọi
Người bên sông,ai kẻ đầu tiên thấy trăng?
Trăng trên sông, năm nào đầu tiên rọi xuống người?

Người sinh đời đời không bao giờ ngừng
Trăng trên sông năm năm ngắm vẵn y nguyên
Chẳng biết trăng trên sông chiếu sáng những ai
Chỉ thấy sông dài đưa dòng nước chảy

Mây trắng một dải, vẩn vơ bay
Cây phong biếc xanh trên bờ buồn khôn xiết
Người nhà ai đêm nay dong con thuyền nhỏ
Người nơi nao trên lầu trăng sáng đương tương tư?

Đáng thương cho trên lầu vầng trăng bồi hồi
Phải chiếu sáng đài gương người biệt ly
Rèm nhà ngọc cuốn lên rồi, trăng vẫn không đi
Phiến đá đập áo lau đi rồi, trăng vẫn cứ lại

Giờ đây cùng ngắm trăng mà không cùng nghe tiếng nhau
Nguyện theo ánh đẹp vầng trăng trôi tới chiếu sáng bên người
Chim hồng nhạn bay dài không thể mang trăng đi
Cá rồng lặn nhảy, chỉ khiến làn nước gợn sóng

Đêm qua thanh vắng, mơ thấy hoa rơi,
Đáng thương cho người đã nửa mùa xuân chưa về nhà
Nước sông trôi xuôi, xuân đi sắp hết
Trăng lặn trên bãi sông, trăng xế về tây

Trăng xế chìm dần lẩn trong sương mù mặt bể
Núi Kiệt Thạch, sông Tiêu Tương đường thẳm không cùng
Chẳng biết nhân ánh trăng đã mấy người về
Trăng lặn, rung rinh mối tình, những cây đầy sông

  

ĐÊM HOA TRĂNG TRÊN SÔNG XUÂN

Đêm xuân trăng thủy triều dâng mặt biển
Trăng lồng trong lớp lớp sóng vỡ tràn
Ngàn ánh bạc tiếp đuôi vờn lấp loáng
Sông xuân ơi đâu chẳng ánh trăng vàng

Sông như lụa uốn mình theo dải cát
Rắc lên hoa trăng phủ ánh phấn ngà
Sương khói mõng là đà bay lãng đãng
Cát trắng nằm nên chẳng nhận ra

Trăng đơn chiếc giữa trời xanh biêng biếc
Bụi lắng yên trời nước lẫn một màu
Ai bên sông ngày đầu trăng chiếu
Trăng ngày đầu chiếu xuống nỗi lòng ai

Dòng đời đó chuyển kiếp người ghê rợn
Trăng trên sông năm tháng vẫn còn nguyên
Nên chẳng biết vì ai mà trăng sáng
Để dòng sông thao thức chở trăng vàng

Hồn mây bạc trôi về đâu viễn phố
Rừng phong già gió lặng đợi suy tư
Đêm thanh vắng khách dong con thuyền nhỏ
Ai trên lầu trăng sáng tương tư...

Nhớ nhau lắm một thủa nào trăng sáng
Thương cho người khóc hận buổi chia ly
Rèm ngọc cuốn trăng vào ra lãng đãng
Áo trao rồi trăng day dứt chẳng chịu đi

Vì hai đứa xa cách nhau vời vợi
Nhờ ánh trăng gởi gấm giấc mộng dài
Hồng nhạn chở nỗi lòng nơi sẻ tới
Ngư long xin quẫy sóng động hồn ai

Đêm qua nằm mộng mơ hoa rơi
Thương nữa chừng xuân thương cuộc đời
Sông cứ chảy như lời thở nhẹ
Trăng về tây trăng đã rụng rồi

Trăng xám lạnh lẫn màn sương của biển
Đâu Tiêu Tương, Kiệt Thạch, nào cố hương
Ai lữ thứ theo trăng thôi dừng gót
Tình đơn phương mà vung vãi khắp nẽo đường

Badmonk - Tâm Nhiên




Tuesday, February 28, 2012

Xuân Từ - Lưu Vũ Tích




春 詞 - 劉 禹 錫

新 妝 宜 面 下 朱 樓, 深 鎖 春 光 一 院 愁。
行 到 中 庭 數 花 朵, 蜻 蜓 飛 上 玉 搔 頭。

Xuân Từ - Lưu Vũ Tích

Tân trang nghi diện hạ châu lâu,
Thâm tỏa xuân quang nhất điện sầu.
Hành đáo trung đình sổ hoa đóa,
Tình đình phi thướng ngọc tao đầu.

LỜI CỦA MÙA XUÂN

Ngày xuân trang điểm xuống lầu,
Viện buồn phong kín xuân sầu vòng tay .
Đếm hoa gót nhẹ dấu giầy,
Chuồn chuồn bay đậu lên cây trâm cài .

Badmonk - Tâm nhiên


Trang điểm xong nàng bước xuống lầu son.
Cảnh xuân bị khóa kín trong điện quạnh hiu buồn lạnh
Nàng đi nhẹ và đếm những bông hoa
Chuồn chuồn bay đậu lên trên chiếc trâm ngọc cài đầu

Tuesday, February 21, 2012

Xuân sơn nguyệt dạ - Vu Lương Sử



春 山 夜 月 - 于良史

春 山 多 勝 事,
賞 翫 夜 忘 歸 。
掬 水 月 在 手,
弄 花 香 滿 衣 。
興 來 無 遠 近,
欲 去 惜 芳 菲 。
南 望 鐘 鳴 處,
樓 臺 深 翠 微 。

Xuân sơn nguyệt dạ - Vu Lương Sử

Xuân sơn đa thắng sự,
Thưởng ngoạn dạ vong quy.
Cúc thuỷ nguyệt tại thủ,
Lộng hoa hương mãn y.
Hứng lai vô viễn cận,
Dục khứ tích phương phi.
Nam vọng chung minh xứ,
Lâu đài thâm thuý vi.

ĐÊM TRĂNG TRÊN NÚI MÙA XUÂN

Lau trắng cùng mây quyện núi xanh
Mãi vui quên lối chiều qua nhanh
Vốc nước trăng vàng tay sóng sánh
Áo vướng hương hoa tỏ ngọn ngành
Rẻ đá đạp mây chân bước nhẹ
Hồn gởi vào đây chẳng muốn về
Chuông chiều vọng phía nơi trần thế
Lầu đài bóng núi lẫn vào nhau ...

Badmonk - Tâm Nhiên

Thursday, February 2, 2012

Dạ quy lộc môn ca - Mạnh Hạo Nhiên




夜 歸 鹿 門 歌 -  孟 浩 然


山 寺 鳴 鐘 晝 已 昏,漁 樑 渡 頭 爭 渡 喧。
人 隨 沙 岸 向 江 村,余 亦 乘 舟 歸 鹿 門。
鹿 門 月 照 開 煙 樹,忽 到 龐 公 棲 隱 處。
岩 扉 鬆 徑 長 寂 寥,唯 有 幽 人 獨 來 去。

Dạ quy lộc môn ca - Mạnh Hạo Nhiên

Sơn tự minh chung trú dĩ hôn,
Ngư lương độ đầu tranh độ huyên.
Nhân tùy sa ngạn hướng giang thôn,
Dư diệc thừa chu qui Lộc Môn.
Lộc Môn nguyệt chiếu khai yên thụ,
Hốt đáo Bàng Công thê ẩn xứ.
Nham phi tùng kính trường tịch liêu,
Duy hữu u nhân độc lai khứ.


CA KHÚC VIẾT KHI ĐÊM VỀ Ở NÚI LỘC MÔN


Chuông chùa trên núi ngâng vang
Hoàng hôn phủ bóng ngày tàn qua mau
Ngư Lương bến nước đổi màu
Thuyền chài đổ bến tranh nhau dập dồn
Người men triền cát về thôn
Thuyền ta ghế bến Lộc Môn tối trời
Vạch mây trăng xuống rạng ngời
Chiếu xuyên khói mõng trên đồi hàng cây
Chợt nghe ẩn sỉ đâu đây
Bàng Công thủa ấy giờ đây có nhà
Lặng im cổng đá sương pha
Bóng tùng đổ bóng đường xa xôi sầu
Cảnh buồn lòng chợt nao nao
Chỉ còn ẩn sỉ ra vào đơn côi ...


Badmonk - Tâm Nhiên

Bàng Công là Bàng Đức Công không chịu ra làm quan, về ẩn ở Lộc Môn

Monday, January 30, 2012

Mai hoa - Tô Thức (Tô Đông Pha )



梅 花 -  蘇 軾 (蘇 東 坡)
(其一)

春 來 幽 谷 水 潺 潺,
 的 落 梅 花 草 棘 間.
 一 夜 東 風 吹 石 裂,
 半 隨 飛 雪 度 關 山.

Mai hoa - Tô Thức (Tô Đông Pha )
(kỳ nhất)

Xuân lai u cốc thủy sàn sàn,
Đích lạc mai hoa thảo cúc gian.
Nhất dạ đông phong xuy thạch liệt,
Bán tùy phi tuyết độ quan san.


HOA MAI ( Bài 1)

Xuân qua lũng vắng nước tuôn đầy,
Mai tàn trong đám lau cỏ may .
Một đêm gió động rung vách đá,
Thổi cánh tàn mai lẫn tuyết bay .


Badmonk - Tâm Nhiên

Sunday, January 29, 2012

Giang Nam Xuân Đỗ Mục

DSCN1005.jpg

江 南 春 - 杜 牧

十 里 鶯 啼 綠 映 紅
水 村 山 郭 酒 旗 風
南 朝 西 百 八 十 寺
多 少 樓 臺 煙 雨 中

Giang Nam Xuân - Đỗ Mục

Thập lý oanh đề lục ánh hồng
Thủy thôn sơn quách tửu kỳ phong
Nam Triều tứ bách bát thập tự
Đa thiểu lâu đài yên vũ trung

XUÂN GIANG NAM

Mười dặm oanh ca lá đỏ hoa
Làng sông, thành núi, quán cờ lay
Bốn trăm tám chục chùa Nam quốc
Thành quách giờ đây khói mưa bay...

Badmonk - Tâm Nhiên

Giang Nam trong mùa xuân

Mười dặm đường chim oanh hót, lá xanh chen lẫn màu hoa đỏ
Làng xóm bên sông, thành quách trên núi, gió thổi cờ quán rượu
Thời thủa Nam Triều có 480 ngôi chùa
Nhiều ít lầu đài thành quách bây giờ trong khói mưa

Friday, January 27, 2012

Ký hữu Nguyễn Du



寄 友 -  阮 攸

漠 漠 塵 埃 滿 太 空
閉 門 高 枕 臥 其 中
一 天 明 月 交 情 在
百 里 鴻 山 正 氣 同
眼 底 浮 雲 看 世 事
腰 間 長 劍 掛 秋 風
無 言 獨 對 庭 前 竹
霜 雪 消 時 合 化 龍

Ký hữu - Nguyễn Du


Mạc mạc trần ai mãn thái không,
Bế môn cao chẩm ngọa kỳ trung.
Nhất thiên Minh nguyệt giao tình lại,
Bách lý Hồng Sơn chính khí đồng.
Nhăn để phù vân khan thế sự,
Yêu gian trường kiếm quải thu phong.
Vô ngôn độc đối đình tiền trúc,
Sương tuyết tiêu thời hợp hóa long.

GỞI BẠN


Mịt mù cát bụi mười phương,
Khóa then gối khểnh ngẫm thương thân này .
Trăng xưa bạn củ còn đây,
Lạc Hồng trăm dặm đắp dày khí thiêng .
Kiếm rung nộ khí bao miền,
Nhìn đời chìm nổi lọt viền mắt xanh .
Lặng yên trúc mọc sau mành,
Tan hơi sương 
lạnh hóa thành rồng lên
.

Badmonk - Tâm nhiên

Cát bụi đầy trời mịt mù,
Đóng cửa gối cao nằm khàn trong nhà.
Trăng sáng giữa trời, tình bạn còn đó,
Non Hồng trăm dặm, cùng chung một chính khí.
Mắt xem việc đời như một đám phù vân,
Thanh kiếm đeo lưng trước làn gió thu.
Một mình im lặng nhìn đám trúc trước sân bên song,
Sương tuyết tan rồi, nó sẽ hóa rồng.

Tuesday, January 24, 2012

CHÂN NHƯ



CHÂN NHƯ

Hoa mai điểm nụ bừng thị hiện 
Ba nghìn thế giới hiện tiền khai


Badmonk - Tâm Nhiên

Wednesday, January 4, 2012

Đối tửu Nguyễn Du



對 酒  - 阮 攸

趺 坐 閒 窗 酒 眼 開
落 花 無 數 下 蒼 苔
生 前 不 盡 樽 中 酒
死 後 誰 澆 墓 上 杯
春 色 漸 遷 黃 鳥 去
年 光 暗 逐 白 頭 來
百 期 但 得 終 朝 醉
世 事 浮 雲 眞 可 哀


Đối tửu - Nguyễn Du

Phu tọa nhàn song tửu nhãn khai
Lạc hoa vô số hạ thương đài
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ
Niên quang ám trục bạch đầu lai
Bách kì đãn đắc chung triêu túy
Thế sự phù vân chân khả ai

TRƯỚC RỰU

Ngồi nhìn song vắng thẩn thờ say
Thềm rêu xanh biếc rụng hoa đầy
Sống không nghiêng cạn sầu khổ đế
Đợi chết mồ ai rưới rựu đây  
Xuân hết oanh về vô tận xứ
Tháng năm sương phủ mái tóc gầy
Ước được trăm năm say chẳng dậy
Thế sự phù du mây trắng bay

 
Badmonk - Tâm Nhiên