Giải mã tượng Trần Nhân Tông .
Đệ nhất tổ Trúc lâm (Trần Nhân Tông) tháp Huệ
Quang Giải mã
tượng Trần Nhân Tông . Một bức tượng, đặc biệt là tượng
phật giáo thường có ý nghĩa. Để phân biệt tượng nào là tượng nào, vì khác với
tượng hiện đại hay theo truyền thống phương Tây là tượng truyền thần, các tượng
phật giáo đều na ná giống nhau. Không thể theo nét mặt mà đoán ra là ai . Không
kể do tư duy luân hồi, mỗi nhân vật có thể có nhiều kiếp khác nhau, khiến hình
dạng khác nhau... Kết quả cùng một tượng, ví dụ: Tượng Quan Âm, người ta có thể
tìm thấy vô số các mẫu tượng khác nhau... Nếu không biết có thể nhầm nó với
tượng thần Shiva, vishnu ,Parameshwara?... Biết đó là tượng
Quan Âm thì
tượng thường phải có thêm một tượng phật A di đà được tạc ở trong búi tóc. Điều
này cũng có thể vẫn đúng với tượng đã chịu ảnh hưởng văn hoá TQ. Ví dụ: tượng
Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Phật tích, trên cùng trong búi tóc
của bà vẫn có tượng phật A di đà...vv
Ý nghĩa của các tượng phật giáo
nằm ở trong thế tượng và dáng bàn tay. Trong đó có lẽ dáng bàn tay là quan trọng
nhất. Các dáng bàn tay này không phải vô cớ tuỳ tiện mà có, mà nó có chuẫn (
Theo quy định ? ) , moi dáng có một tên gọi và một ý nghĩa . Tuỳ theo ý nghĩa
này mà người ta có thể hiểu người làm tượng, và người đặt tượng muốn nói gì cũng
như là thể hiện vị thần vị phật nào.( Mọi người có thể tìm thấy những dáng cơ
bản này trong google, tìm từ Mudra ).
Dáng tay là một dấu ấn của văn
hoá Ấn Độ . Khác với văn hoá Trung quốc truyền bá chủ yếu qua văn tự là chữ Nho,
văn hoá Ấn Độ truyền bá qua vũ điệu, nghi lễ tôn giáo, nhạc, một dạng multimedía
cổ điển. Chính vì thế mà văn hoá Ấn độ không cần đồng hoá, mà chỉ thâm nhập thẩm
thấu vào văn hoá bản địa. Với một người Kinh vốn quen với văn hoá Trung hoa hơn,
tức là tiếp nhận bằng văn tự, nhận thức được cái dạng multimedía Ấn độ này cũng
không dễ.
Những ngôn ngữ hình thế (body langage) này được đưa vào phật
giáo rõ ràng nhất là từ mật tông (Tantrisme), tức là là dòng phật giáo đầu tiên
du nhập vào ĐNA và Đông Á. Ở Nhật người ta gọi là chính tông (tông ở đây là ngôn
ngữ, không phải là tông phái) bởi Tantrisme cần 3 biểu tượng: dáng tay (mudra)
được gọi là thủ ấn, mantra được gọi là thần chú. Mandala là hình ảnh để trụ tư
duy (cột tâm ). Hiện tại trong bất cứ một kinh phật nào vẫn có thần chú. Ví dụ
câu thần chú đọc ở cuối cùng trong tâm kinh chẳng hạn... Trong Kinh Pháp Hoa,
những phẩm cuối của kinh, phẩm nào cũng kết thúc bằng thần chú cả. Đó là những
câu chỉ cần đọc mà không cần hiểu, nhưng nó có tác dụng trợ lực , linh
thiêng.... Đấy chính là dấu vết Mantra của Mật tông (hay chính tông).
Không những chỉ mật tông, mà Yoga cũng cần dáng tay, và hình thể nói
chung. Dáng ngồi Thiền mà người ta hay thấy trong những tượng phật, chính là một
trong những dáng yoga này.
Nếu giả thiết là tượng Trần Nhân Tông là một
tượng làm theo chuẩn của Đại thừa ( Indian Version ), thì có nghĩa là người làm
tượng phải biết các chuẩn của văn hoá Ấn độ tôi đề cập ở trên. Vậy cái mudra
(thế tay) tượng Trần Nhân Tông nói lên điều gì ?
1- Thứ nhất, tượng
này không phải là tượng ngồi thiền. Vì nếu là tượng ngồi thiền, thì thế tay phải
để trước bụng, hay lòng bàn tay phải ngửa lên trên và hai ngón cái phải chạm
nhau. Ngay cả việc tượng( đang mở mắt ) cũng chứng tỏ nó không phải là tư thế
ngồi thiền. Như vậy tượng Trần Nhân Tông được tạc với ý nghĩa một vị thánh.
2- Chính xác cái thế tay kia, ý nghĩa nó là gì. Rất đáng tiếc là tôi
không tìm được chính xác. Nhìn trên ảnh thì thấy hai bàn tay của ngài để trên
gối, lòng bàn tay úp xuống đất. Nhưng chỉ có 2 ngón chỉ xuống đất còn hai ngón
út và giáp út thì cụp lại. Tôi không rõ đó là vì hay ngón tay này bị gẫy, hay
tượng được tạc như thế. Cách đây rất lâu, khi tôi tò mò tìm hiểu những điều này
thì tôi nhớ là thế tay kiểu này là thế tay : trị vì (souverainty), kiểu như một
vị vua. Dường như là ý nói " sở hữu đất này".
Vì không tìm lại được
cái thế mudra chính xác, tôi đành nhận xét ở đây theo kiểu suy luận, tức là chập
các mudra có hình thức hao hao như thế để đoán. Có hai hình mudra có vẻ gần gũi
nhất với thế tay tượng này đó là thế tay phật lấy đất làm chứng cho mình đã giác
ngộ. Thế đó một tay để trên đầu gối, lòng bàn tay quay xuống dưới, nhưng cả 5
ngón tay đều chỉ xuống đất. Còn tay kia thì để vào giữa lòng, khum lại, ngửa
lòng bàn tay lên trên như là thế thiền. So với thế tay tượng Trần Nhân Tông thì
nó giống việc tay chỉ đất úp xuống dưới, nhưng tượng úp cả hai tay. Chứ không
phải một.
Nếu hai ngón tay không bị gẫy, mà người ta tạc như thế, thì
thế tay hai ngón chỏ giơ ra được gọi là thế Bát nhã (Prajana) tức là đã ngộ ,
ngộ Bát nhã ba la mật đa (Prajana paramita). Ở trên tôi có nói tới trong Đại
thừa( Indian version ) có các loại tượng Prajana paramita, nhưng tôi cũng nói
thêm là nó là tượng nữ. Cũng phải nói thêm nữa, là cái tượng Prajana paramita mà
tôi thấy ở bảo tàng châu Á ở Paris, về hình thức là tượng mẹ của vua Chàm. Có
nghĩa là nó còn được dùng như thờ cúng tổ tiên. Cái này thì cũng hiểu theo suy
luận logic , vì người mất được coi như đã đi qua bờ bên kia, cũng là ý nghĩa của
từ parammita.
Vậy tượng của Trần Nhân Tông có thể coi là loại tượng này
không ? Tôi chịu. Vì thế cứ để ngỏ nó như thế này cho mọi người suy ngẫm tự tìm
hiểu. Tả Thiên Thanh
Có thể đọc và tìm hiểu
thêm ở đây : http://vietbao.vn/Van-hoa/Phat-hien-nep-ao-tieu-thua-tren-tuong-Tran-Nhan-Tong/2
0767229/181/
Phát hiện vết nếp áo tiểu thừa
trên tượng vua Trần Nhân Tông
Tiểu thừa còn được gọi là
Theraveda (Phật giáo nguyên thuỷ) hay Hinayana, là phật giáo hiện tại ở phần lớn
các nước ĐNA : Miến điện, Thái lan, Lào, Campuchia, Nam bộ (VN)...Người Kinh
theo phật giáo Đại thừa (Mahayana) giống như ở TQ, Triều tiên, Nhật Bản .
Đạo Phật vào ĐNA qua đường biển bắt đầu từ khoảng đầu công lịch,
tức là khoảng 500 năm sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Phật giáo theo chân
các thương nhân Ấn độ trên đường đi tìm vàng và hương liệu. Các thương nhân Ấn
thường theo đạo Phật, vì nếu họ theo đạo Bà la môn một cách thuần thành thì
không được phép rời Ấn Độ, còn trong đạo Phật không có điều cấm kỵ ấy. Cũng có
người cho rằng phật giáo xuất dương vì chính sách truyền đạo Phật của vua Ashoka
(tiếng việt vua A dục), lại có cả thuyết các đoàn truyên giáo Ấn đã từng đặt bảo
tháp, hay cột kinh ở Đồ Sơn (Hải phòng). Khi đạo phật xuất dương như thế thì đó
là đạo phật đương đại ở Ấn Độ. Lúc đó đạo phật thịnh hành ở Ấn là đạo Phật Đại
thừa, thậm chí còn là dòng cuối cùng của Đại thừa là Mật tông (Tantrisme) chứ
không phải là phật giáo Nguyên thuỷ (theraveda). Như vậy việc phật giáo du nhập
vào ĐNA đi theo quá trình ngược lại của phát triển phật giáo ở Ấn độ. Nó bắt đầu
bằng Mật tông (Tantrisme), rồi Đại thừa (Mahayana), và cuối cùng là Tiểu thừa
(Theraveda). Trong khi theo lịch sử phật giáo thì Theraveda có trước, rồi tới
Mahayana cuối cùng là Tantrisme.
Trong quá trình giao lưu văn hoá
với các sắc dân bản địa ở ĐNA (người Môn, người Khơ me, người Mã lai, người Piu,
người Chàm, người Kinh ,..) văn hoá Ấn độ thâm nhập vào vùng đất này. Ngoại trừ
Giao Chỉ, tức là miền Bắc và bắc trung bộ VN đã có một hệ thống hành chính kiểu
TQ (lúc này là thời Bắc thuộc), các tộc người khác đều chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn
độ mà lập nước. Nhà nước kiểu Ấn độ đầu tiên được thành lập ở ĐNA còn được ghi
lại trong sử (qua các sử gia TQ) là nhà nước Lâm Ấp mà trung tâm của nó là tỉnh
Hà tĩnh ngay nay.
Trong các nhà nước này, chính quyền được cấu
thành theo kiểu vua Thần (Devaraja), xã hội có đẳng cấp, theo kiểu Bà la môn.
Tông phái Bà la môn thịnh hành nhất là phái thờ thần Silva, mà biểu tưởng là cái
linga, như người ta còn thấy ở di tích Mỹ sơn, ở các tháp Chàm, hay ở các di
tích khác ở các nước ĐNA... Bên cạnh đó tồn tại Phật giáo Đại thừa. Ở vùng đất
mà ta quan tâm vì có quan hệ mật thiết với VN là Campuchia, Champa... thì đạo
phật Đại thừa hưng thịnh nhất vào thời vua Jayavarman VII thế kỷ XII. Lúc này
phật giáo Đại thừa là quốc đạo ở Campuchia (lúc đó là Phù Nam), và cũng đồng
thời là quốc đạo ở Champa, vì Champa bị nội thuộc vào Phù Nam khoảng 20 năm
trong thời kỳ này. Sau khi Jayavarman mất thì ở Campuchia, quyền lực lại trở về
với tông phái Silva của đạo Bà la môn.
Vào thời điểm vua Trần Nhân
Tông sang tham Champa , rồi hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chàm lúc này là
Chế Mân ở nước này trong cung đình thì theo đạo Bà la môn phái Silva, còn dân
chúng nói chung theo đạo Phật đại thừa. Dấu vết của đạo phật đại thừa còn để lại
đến ngày nay qua các bức tượng Quan Âm (Avalokitesvara) hay tượng Bát nhã ba la
mật đa (Prajnaparamita). Một trong hai biểu tượng lớn nhất của phật giáo Đại
thừa. Tượng Bát nhã Ba la mật đa thường là tượng có hình phụ nữ. Loại tượng này
không tồn tại ở Đại Việt cũng như là ở các nước Đông Á theo phật giáo Đại thừa
khác như Nhật, Triều tiên, Trung quốc. Còn tượng Quan Âm thường được tạc với
hình đàn ông hay thuộc dạng , chứ không phải là " Phật Bà " như ta quan niệm.
Trong bảo tàng châu Á ở Paris, khách viếng thăm có thể chiêm ngưỡng những bức
tượng này. Tôi không rõ trong bảo tàng Chàm ở Đà nẵng, có loại tượng này không
?. Tóm lại không có phật giáo Tiểu thừa ở Champa, và nói rộng ra ở ĐNA vào thời
kỳ đó để vua Trần mang về Đại Việt. Có lẽ vua Trần Nhân Tông chưa bao giờ được
nhìn thấy tận mắt văn hoá phật giáo Tiểu thừa như thế nào. Ngược lại về mặt lý
thuyết kinh kệ, thì đó là điều không phải xa lạ với bất cứ một người nghiên cứu
phật giáo đại thừa nào, bởi vì trong các tông phái Đại thừa (nếu tôi không nhầm
thì có 9 tông), trong đó có 3 tông là Tiểu thừa. 3 tông Tiểu thừa này cũng thịnh
hành ở TQ vào khoảng thế kỷ thứ IV đời nhà Tuỳ, trước khi tịnh diệt. Cho đến
nay, khi người ta học theo phật giáo Đại thừa, cũng vẫn có phần nói tới 3 tông
này.
Vậy cái áo trên tượng vua Trần Nhân Tông để hở vai phải có ý
nghĩa gì ? Nó chỉ có ý nghĩa là y phục của tăng ni theo phật giáo Đại thừa theo
kiểu ĐNA ,không chịu ảnh hưởng của y phục TQ mà thôi. Nó cũng chứng tỏ, phật
giáo vào VN theo nhiều nguồn, có nguồn trực tiếp từ ĐNA lên có nguồn từ TQ
xuống. Người ta cũng có thể suy rộng ra là y phục của phật giáo VN thời nhà Trần
là y phục phật giáo như ở các nước ĐNA, được truyền trực tiếp từ Ấn độ qua.
Trong khi kinh kệ, vì dùng chữ Nho nên lại nhập từ TQ qua. Vì thế văn hoá VN mới
được gọi là IndoChine (tức là ảnh hưởng của cả Ấn độ lẫn TQ, không kể phần bản
địa). Nó cũng nói lên một điều là VN và TQ có nhiều điều giống nhau, nhưng không
phải vì lý do VN học TQ, mà vì cả VN lẫn TQ đều học chung từ một nguồn, thậm chí
cái nguồn ấy vào Việt Nam trước rồi mới sang Trung Quốc , mà phật giáo Đại Thừa
là một ví dụ.
Cách để hở vai phải cũng có ở trong phật giáo TQ. Dấu
vết của nó chính là cái vuông vải mầu vàng lớn, được vắt lên vai trong y phục
của các hoà thượng TQ, mà người ta có thể thấy ngay cả trong những phim:mì ăn
liền, chưởng, Kungfu của Hồng Kông ... Có điều khác là họ không khoác trực tiếp
lên người, có lẽ vì đó là y phục của vùng Trung Á, hay có thể vì lạnh quá mà
người ta không thể mặc thế được. Nhiều khi cái khăn vắt vai này còn có mô típ ca
rô, bởi vì về nguyên thuỷ, đó là một trong tam cụ của chư tăng, và nó phải là
vải chắp vá từ những miếng vải hoả thiêu người chết ghép lại.
Phật
giáo Tiểu thừa thì vào ĐNA khá muộn, từ thế kỷ XIV, từ miền Nam Ấn (bang Tamil
Nadu ở Ấn độ hiện tại). Tức là lúc mà bắc Ấn độ đã bị người Hồi giáo xâm lược và
thống trị một phần. Đạo Phật ở Bắc Ấn và lưu vực sông Hằng đã bị huỷ diệt. Đại
học phật giáo nổi tiếng Nalanda không còn nữa.
Những nhà nước theo
phật giáo Tiểu thừa đầu tiên ở ĐNA là ở Hạ lưu sông Mê Nam của người Môn (đất
Thái lan ngày nay), hay ở vùng đồng bằng ven biển Miến Điện. Sau này người Thái
xâm lược Phù nam (Campuchia hiện tại), làm tan rã nhà nước này, cùng đồng thời
truyền phật giáo Tiểu thừa vào. Nhưng phật giáo Tiểu thừa không bao giờ ra tới
Champa. Ở nước này, sau phật giáo Đại thừa tuyệt diệt, người Chàm đã theo hồi
giáo, cũng là do thương nhân Ấn truyền đạo chứ không phải trực tiếp từ người Ả
rập. Dấu vết của nó là tông Hồi giáo Bani (nghĩa là hồi giáo cổ),hiện chỉ có
trong tín ngưỡng của người Việt gốc chàm ở Phan rang, Phan Thiết, theo đó người
ta vẫn theo mẫu hệ (dù hồi giáo là phụ hệ triệt để), và còn giữ được nhiều tín
ngưỡng từ Ấn độ giáo. Ngược lại người việt gốc Chàm ở An giang hay Tây ninh, hay
người Chàm ở Campuchia (tỉnh Công pông chàm) thì theo Hồi giáo đợt sau (nhập từ
Java vào) thì phát triển mạnh hơn.
Tóm lại về mặt lịch sử, vua
Trần Nhân Tông không thể nào tiếp xúc với một văn hoá phật giáo Tiểu thừa được,
mà nó chỉ là phật giáo Đại thừa không bị văn hoá Trung quốc bản địa hoá mà thôi.
Tức là ngài đã được mục kích một Original Indian version of Buddhism Mahayana ,
và cái nếp áo trên tượng của ngài là một minh chứng cho việc này.
Bạn có thể xem thêm hình và chi tiết bài viết
tại đây ...
http://silenhill-badmonk.blogspot.com/2010/04/nep-ao-tieu-thua-tren-tuong-vua-tr
an.html http://www.thuvienhoasen.org/phathiennepaotieuthua.htm
No comments:
Post a Comment