Thập nhất nguyệt quá bạc Vịnh Sơn hiểu trú - Trần Minh Tông
十 一 月 過 泊 詠 山 曉 住 - 陳 明 宗
月 落 小 窗 船,
巖 花 冷 不 眠。
曙 分 山 失 影,
陽 伏 水 生煙。
往 事 須 臾 際,
成 人 三 十 年。
不
言 恍 若 醒,
坐 對 一 爐 前。
Thập nhất nguyệt quá bạc Vịnh Sơn hiểu trú
- Trần Minh Tông
Nguyệt lạc tiểu song thuyền,
Nham hoa
lãnh bất miên.
Thự phân sơn thất ảnh,
Dương phục thuỷ sinh yên.
Vãng
sự tu du tế,
Thành nhân tam thập niên.
Bất ngôn hoảng nhược tỉnh,
Toạ đối nhất lô tiền.
Tháng mười một qua hồ Vịnh Sơn đổ thuyền
lúc bình minh
Trăng lặn sau khung cửa thuyền trôi,
Hoa đá rét
căm thức sáng trời .
Bóng núi sáng lên hòa sắc núi,
Mặt trời chưa ló
nước bốc hơi .
Chuyện củ hợp tan theo gió sớm,
Thành bại được người ba
mươi năm .
Bâng khuâng mộng mị lòng không nói,
Trầm lặng nhìn than lửa
bập bùng .
Badmonk - Tâm Nhiên
Trăng
lặn ngoài cửa sổ nhỏ trên thuyền,
Hoa núi lạnh chẳng ngủ được.
Tảng
sáng, bóng núi mờ hẳn đi,
Khi mặt trời chưa ló mặt nước như bốc khói.
Việc đã qua chỉ như trong chốc lát,
Thành được người thì đã ba mươi
năm.
Bâng khuâng như tỉnh lại, chẳng nói năng gì,
Ngồi lặng trước bếp
lò . Trần Minh Tông(1300-1357), tên huý là Trần
Mạnh, là con thứ tư vua Trần Anh Tông, cháu ngoại của Bảo nghĩa vương Trần Bình
Trọng, sinh ngày 21 tháng Tám năm Canh Tý (4-9-1300), mất ngày 19 tháng Hai năm
Đinh Dậu (10-3-1357).
Thuở nhỏ, vua cha sợ ông khó nuôi như các hoàng
tử khác nên Trần Nhật Duật đã nhận ông về nuôi nấng, dạy dỗ như con. Năm 15
tuổi, vua cha lên làm thượng hoàng, Trần Minh Tông được kế vị, trở thành vị
hoàng đế thứ năm của triều Trần.
Trong 15 năm làm vua (1314-1329) và
28 năm làm thượng hoàng (1329-1357), Trần Minh Tông đã ban hành nhiều chính sách
nhằm củng cố thêm cơ nghiệp nhà Trần. Ông tỏ ra cứng rắn hơn trong việc dùng sức
mạnh để quét sạch các lực lượng quấy rối biên giới phía Tây và phía Nam, bảo đảm
một bờ cõi yên ổn và vững mạnh. Trong quan hệ với nhà Nguyên, ông vẫn giữ thái
độ mềm dẻo nhưng không nhân nhượng, chủ động chống mọi âm mưu lấn đất, nhòm ngó
của họ. Về nội trị, Minh Tông chú ý đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, kêu gọi vương
hầu trả lại ruộng đất lấn chiếm, giải quyết thoả đáng các vụ tranh chấp ruộng
đất. Nho học được đề cao hơn, Phật học giảm dần uy thế. Minh Tông không xuất gia
như các tiên đế, ông dặn dò các hoàng hậu cũng đừng đi tu. Dưới triều đại ông,
truyền thống cởi mở, thân ái giữa vua tôi vẫn được duy trì. Hai thế hệ sĩ phu -
lão thành và trẻ tuổi - đều được thi thố tài năng như nhau, nên sử sách đời sau
bình luận rằng thời này "nhân tài đầy dẫy". Tuy nhiên, về cuối triều Minh Tông,
mâu thuẫn trong triều dần dần trở nên gay gắt, hình thành những phe phái đối
lập, có lúc phát thành những vụ thanh toán tàn khốc đẫm máu. Nhà vua cũng không
đủ sáng suốt nên chính ông cũng bị lôi kéo vào những vụ đó, để sau này ông đã
phải hối hận.
Về thơ văn, mặc dù khi lâm chung, Minh Tông có sai đốt
hết đi, nhưng ngày nay vẫn còn giữ lại được một số. Có thể nói, dưới những sắc
thái khác nhau, thơ ông đã phản ánh trung thực tư tưởng, tình cảm và tính cách
vủa ông. Qua thơ, Minh Tông tỏ ra là một vị vua có tinh thần chủ động, năng nổ
với việc nước, ưu ái đối với các bề tôi giỏi, thương yêu dân chúng trong bờ cõi
và cả dân chúng các nước láng giềng. Thơ Minh Tông hùnh hồn, phóng khoáng, nhưng
cũng bình dị, tự nhiên, tinh tế. Nhà thơ không ngần ngại bộc bạch những tâm sự
sâu kín, những lỗi lầm thời trẻ mà sau này ông mới nhận thức được.
Tác
phẩm có "Minh Tông thi tập", 1 quyển, nay đã mất. Hiện chỉ còn 25 bài thơ chép
rải rác trong "Toàn Việt thi lục", "Trần triều thế phả hành trạng", "Việt âm thi
tập", "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Nam Ông mộng lục". Ngoài ra còn một bài tựa
cho tập "Đại hương hải ấn thi" của Trần Nhân Tông -
Theo VH.Org
No comments:
Post a Comment