Saturday, November 14, 2009

Thiền - Định

Photobucket

Thiền là một cái gì “yên tĩnh, ôn hòa, sâu lắng” trong khi đó Định thì có bản chất “bạo hành, cá nhân bản ngã…” Chúng ta hãy đọc thử một đoạn: “…Định là ý thức đối đãi, nhị nguyên: bởi thế Định tạo ra sự mệt mỏi, chán ngán, cho nên khi anh tập trung vào một đối tượng nào, anh cảm thấy mệt lả. Anh không thể tập trung suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ liền được, anh phải nghỉ ngơi. Sự tập trung không bao giờ có thể trở thành bản chất của anh được. Thiền không bao giờ làm cho anh mệt mỏi. Thiền không bao giờ làm cho anh đuối sức. Anh có thể thiền hai mươi bốn giờ đồng hồ liền hay ngày nọ qua ngày kia, năm nọ qua năm kia. Thiền có thể trở thành vô tận vì chính bản chất thiền là thư thái, an nhiên, tuyệt đối không căng thẳng, mệt lả, đuối sức. Định là một hành động, một loại hành động có ý chí mạnh mẽ. Còn Thiền là trạng thái không ý chí, một trạng thái vô hành….Trong Định, chúng ta đã có sẵn một kế hoạch, một dự án, một tư tưởng trong tâm trí. Khi anh tập trung tâm trí vào một đối tượng, đầu óc anh hoạt động dữ dội, anh thấy rõ là anh đang quán chiếu cái gì, tập trung tâm ý vào cái gì, vì tập trung hiện ra từ vùng quá khứ….Định sẽ khiến anh trở thành một con người ý chí. Nhưng thiền sẽ đưa anh đến Chân Không, sẽ đưa anh đến vùng Chân Như tự tại.
Chỉ có người nào yêu và thiền định thì mới có thể chết tỉnh thức được. Và một khi anh chết trong tỉnh thức rồi, thì anh không cần phải lộn lạo luân hồi trở lại cuộc đời này nữa, vì anh đã học xong bài học thế gian rồi. Rồi anh tan biến vào vũ trụ, hội nhập vào đại thể, hoà mình vào chân ngã

Thậm chí sau cả đời kinh nghiệm dục chúng ta cũng chẳng bao giờ đạt tới bất kì đâu gần cái giai đoạn tối cao đó, gần điều thiêng liêng đó. Tại sao? Người ta đạt tới tuổi già chín muồi, đi tới cuối cuộc sống của mình, nhưng người đó chưa bao giờ được tự do khỏi sự thèm khát dục, khỏi niềm đam mê giao hợp. Tại sao? Bởi vì người đó chưa bao giờ hiểu mà cũng không được bảo cho về nghệ thuật dục, về khoa học dục. Người đó chưa bao giờ xem xét nó; người đó chưa bao giờ thảo luận về nó với người đã chứng ngộ.
 
Chỉ có tình yêu lan tràn ra thế giới mới đem đến cách mạng; Mọi Chủ nghĩa trên thế giới này đều thất bại... Tất cả các "chủ nghĩa" đều thất bại bởi vì sâu bên dưới tất cả chúng đều kìm nén dục. Về phương diện này, không có sự khác biệt giữa các chủ nghĩa chay cường quốc nào cả ... không có khác biệt nào hết cả. Tất cả họ đều đồng ý về một điểm rằng dục cần phải bị kiểm soát, rằng người ta phải không được phép có niềm vui hồn nhiên trong dục. Mật tông tới để lập lại quân bình. Mật tông là phương thuốc cho nên nó nhấn mạnh quá nhiều vào dục. Những cái gọi là tôn giáo nói dục là tội lỗi, còn mật tông nói dục là hiện tượng thiêng liêng duy nhất. Mật tông là phương thuốc. Thiền không phải là phương thuốc. Thiền là trạng thái khi bệnh tật đã biến mất và tất nhiên, cùng mất đi với bệnh thì phương thuốc cũng mất đi nữa. Một khi bạn được chữa lành khỏi bệnh, bạn không còn giữ lại toa thuốc và cả lọ thuốc và thuốc với mình. Bạn vứt chúng vào sọt rác. Xã hội thông thường chống dục; Mật tông tới để giúp loài người, để trả lại dục cho loài người. Và khi dục đã được trả lại, thì nảy sinh Thiền. Thiền không có thái độ. Thiền là sự mạnh khỏe thuần khiết.

Osho .




Để hiếu thêm về nỗi sợ hãi ...
Photobucket


Mọi người từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt lìa đời ai ai cũng luôn bị nội sợ hãi ám ảnh không ngừng ...
So sánh sản sinh ra sợ hãi, bạn hãy tự quan sát sẽ thấy. Tôi muốn trở thành nhà văn viết hay hơn, hoặc trở thành người đẹp và thông minh hơn. Tôi muốn có nhiều kiến thức hơn mọi người. Tôi muốn thành công, muốn trở thành nhân vật quan trọng, muốn có danh tiếng trên thế giới. Thành công và danh tiếng là những điều so sánh rất căn bản về mặt tâm lý, mà do đó, chúng ta liên tục sản sinh ra sự lo sợ. Và sự so sánh cũng làm tăng thêm những mâu thuẫn, phấn đấu vốn được coi như những điều quan trọng.
Bạn nói rằng bạn phải cạnh tranh để sinh tồn trong cái thế giới này, do đó bạn so sánh và thi đua trong công việc làm ăn, trong gia đình và cái-gọi-là nội dung có tính cách tôn giáo. Bạn phải vào được thiên đường và ngồi ngay bên cạnh Chúa Phật, hoặc một đấng cứu độ đặc biệt nào đó của bạn. . Suốt đời, chúng ta mài miệt trau giồi cái loại tâm linh đó một cách siêng năng, cần mẫn, phấn đấu để khá hơn, hoặc đạt được vị trí cao hơn người khác. Cấu trúc của đời sống xã hội và đạo đức của chúng ta đặt nền tảng trên những cái đó.
Cho nên trong cuộc đời chúng ta, cái tình trạng so sánh, cạnh tranh và sự phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành một nhân vật hay trở thành người vô danh, thì cũng vậy. Tôi cảm thấy rằng chính cái đó là cội rễ của toàn bộ sự sợ hãi, bởi vì chính nó đã sản sinh ra lòng thèm muốn, tật đố kị, thói ghen tị, căm thù.
Ở đâu có sự căm thù thì ở đó chắc chắn là không có tình thương yêu và sẽ càng ngày càng tăng thêm sự sợ hãi.
J. KRISHNAMURTI - Think on These Things

Photobucket
Nếu bạn lo sợ vì những đau đớn hay khổ sở, bạn nên kiểm chứng lại không biết có bất cứ điều bạn có thể làm về việc ấy. Nếu bạn có giải pháp, thì không cần thiết phải lo lắng về nó; nếu bạn không thể làm bất cứ điều gì hơn, thế thì không cần thiết phải lo lắng, vì lo lắng cũng không giải quyết được gì.

Nếu bạn tỉnh thức về cái chết, nó sẽ không đến như một sự bất ngờ - bạn sẽ không lo lắng băn khoăn. Bạn sẽ cảm thấy rằng nó chỉ đơn thuần như sự thay đổi áo quần của bạn. Kết quả là, tại thời điểm ấy bạn sẽ có thể duy trì sự tĩnh lặng tâm linh của bạn.

HIS HOLINESS THE DALAI LAMA

Mỗi người phải được tự do để trở thành ánh sáng cho chính mình. "Ánh sáng cho chính mình". Ánh sáng này không thể nhận được từ người khác, cũng không thể thắp lên bằng ngọn nến của người khác. Nếu bạn thắp bằng ngọn nến của người khác, nó chỉ là ngọn nến, nó có thể bị thổi tắt. Sự nghiên cứu ráo riết để tìm ra thế nào là ánh sáng cho chính mình là một phần của thiền quán. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem thế nào là ánh sáng cho chính mình và sự có ánh sáng này nó đặc biệt quan trọng đến mức nào. Thân phận của chúng ta là chấp nhận thẩm quyền, thẩm quyền của vị tu sĩ, thẩm quyền của cuốn sách, thẩm quyền của vị đạo sư, thẩm quyền của người nào đó tuyên bố rằng họ biết. Đối với tất cả những vấn đề thuộc về tâm linh, nếu có thể dùng từ "tâm linh", thì không có bất cứ loại thẩm quyền nào cả. Nếu không như vậy, bạn sẽ không có tự do để mà nghiên cứu, trầm tư, để tự tìm ra ý nghĩa mà thiền quán mang lại. Để đi vào thiền quán, bạn phải hoàn toàn thả nổi bản thân, giải phóng nội tâm khỏi tất cả mọi loại thẩm quyền, so sánh, kể cả thẩm quyền của người phát ngôn, nhất là khi người phát ngôn lại là chính tự ngã, là "cái tôi", bởi vì nếu bạn nghe theo lời của "hắn" thì ..., thế là hết, là tiêu rồi!

..... Trong thiền quán, sẽ không có ai chỉ dẫn bạn, không có ai nói cho bạn biết rằng bạn đang tiến bộ, không có ai khuyến khích bạn, bạn phải hoàn toàn đơn độc. Và cái ánh sáng cho chính bạn chỉ có thể bừng lên khi chính bạn tự tìm hiểu nội tâm một cách sâu xa, coi xem mình là cái gì. Đó là sự tự thức tỉnh, biết mình là cái gì. Cái biết ấy không dựa theo các tâm lý gia, không dựa theo các triết gia, không dựa theo các diễn giả, các nhà hùng biện, nhưng là bạn "biết", bạn "tỉnh thức" về cái bản thể của bạn, sự suy nghĩ của bạn, cảm xúc của bạn, tìm ra toàn bộ cấu trúc của cái toàn thể. Biết rõ chính mình là điều tối quan trọng. Đó không phải là do người khác mô tả về mình, mà là "đích thực là cái gì?", bạn là cái gì. Đó cũng không phải "cái mà bạn tưởng rằng bạn là ...", hoặc "cái mà bạn nghĩ rằng bạn nên là ...", nhưng là cái đang hiện hữu thực tế là cái gì.
J. KRISHNAMURTI

(Trích This Light in Oneself'-True Meditation)



   Tất cả mọi người trong xã hội đều kiếm tìm hạnh phúc , hoà bình , tự do...


Tuy nhiên, ngày nay nền văn hóa hiện đại dựa trên thương mại, tiêu dùng, vật chất, ma túy, sự phân biệt chủng tộc, những xung đột gia đình, những xáo trộn chính trị, vũ khí hạt nhân và súng đạn đang càng ngày càng tràn lan khắp thế giới.
Hiện tại xã hội chúng ta tràn đầy bao xung đột. Mọi thứ đều biến chuyển. Khoa học và kỹ thuật đang tấn công chúng ta, nền kinh tế quốc gia và văn hóa dân tộc bị đe dọa bởi sự toàn cầu hóa của văn hóa Mỹ.
Tính nhân bản, những giá trị xã hội, đạo đức, luân lý và tập quán đang bị mai một và lãng quên. Những nét văn hóa đặc thù của chúng ta và những kỷ cương đạo đức từng được tôn trọng đang bị nền văn hóa bạo lực hủy diệt.
Không chối cãi là với toàn cầu hóa, chúng ta đang cùng đồng hành đến một điểm chung, nhưng so sánh với ba mười năm về trước, thì những giá trị, chất lượng sống, cách sống của con người đã hoàn toàn thay đổi. Nó đã đảo lộn một cách nghiêm trọng. Người ta phải đối mặt, phải chịu đựng bao vấn đề về sức khỏe.
Nhiều người phải trải qua những đau đớn tột cùng nơi thân và tâm. Khủng hoảng tâm lý, trầm cảm, căng thẳng, bức xúc, âu lo, sợ hãi và bao điều tiêu cực khác đang gia tăng tốc độ trong xã hội loài người chúng ta. Do đó, số người tự tử, hiếp dâm, những ca ly dị, xung đột trong gia đình, hỗn loạn ngoài xã hội và bạo lực đang ngày càng tăng trưởng với cấp số nhân. Mặc dù khoa học và kỹ thuật tân tiến đã phát triển vượt bực, chúng ta cũng không tìm được thuốc để chữa những đau đớn, ung tấy nơi tâm hồn chúng ta.
Niềm hạnh phúc, sự tự tại và hạnh phúc nội tâm không hiện hữu ở bên ngoài, mà chúng ở bên trong chúng ta. Nếu ta muốn tìm được hạnh phúc đích thực, ta phải vung trồng và phát triển những tư tưởng tích cực, hướng thiện để tạo ra sự an bình trong ta.
Chúng ta cần quán sát nội tâm của mình, giống như người gác cổng hay người bảo vệ canh giữ, trông chừng kẻ ra người vào.
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã tích lũy bao tư tưởng bất thiện như ham muốn, sân hận, ghét bỏ, ganh tỵ, tự ái, hiềm thù, công kích, vân vân. Rõ ràng là những tình cảm này đã tạo nên bao vấn đề, bao nội kết trong ta.
Sống đơn giản, biết đủ là cách thực hành quan trọng nhất đối với những ai đang sống trong nền văn hóa tiêu thụ tinh vi, luôn khuyến dụ ta sống trong thế giới ảo tưởng. Nếu có thể thõa mản những nhu cầu căn bản, thì ta cũng nên thấy đủ, hơn là muốn được có thêm nhiều, nhiều vật chất hơn nữa.
Hơn thế nữa, ta cần thân cận với những thiện hữu tri thức, những người biết coi trọng những giá trị nội tâm của con người.
Sathindriya Thera

No comments:

Post a Comment