SoSai Mas Oyama 1923-1994
Sekai Kenka Ryoko - Du hành vào thế giới chiến đấu
Mas Oyama
Trong những tự truyện của Mas Oyama thì “Sekai Kenka Ryoko” (Du hành vào thế giới chiến đấu) là tác phẩm đầu tiên. Sách do Nhà xuất bản KK Best Sleller ấn hành lần đầu năm 1968 tại Tokyo. Trải qua 10 chương, tác phẩm này là cuộc du hành của võ sư Mas Oyama đến 32 quốc gia để tìm hiểu và giao đấu với các môn võ thuật.
DU HÀNH VÀO THẾ GIỚI CHIẾN ĐẤU
Tu luyện trong núi
Tôi chính thức nhập môn Karate khi 17 tuổi, nhưng từ năm 14 tuổi tôi đã làm quen với Kempo. Vì vậy, tôi đã bước đi trên con đường Võ đạo được gần 30 năm và không kể thời thơ ấu, cho đến bây giờ tôi có hai lần thực cảm rõ ràng là mình trở nên mạnh mẽ.
Thực cảm đầu tiên, trải qua từ năm 1948 đến 1950, trong khoảng thời gian tu luyện tại núi Kiyosumi - huyện Chiba; vào lúc tôi thành công việc dùng Karate đánh vỡ sỏi đá.
Núi Kiyosumi, từ ga tàu lửa Abokominato đi khoảng 10 cây số, là nơi có thực vật rất phong phú. Trong núi sâu có chùa Kiyosumi nổi tiếng, nơi tu nghiệp của thầy Nhật Liên Thượng Nhân. Chánh điện của chùa được xây dựng vào cuối thời Edo (thời đại Giang Hộ Mạc Phủ: 1603 – 1867, ND). Trước chánh điện này có một cây sam to lớn cao chừng 50 thước tồn tại như một kỷ vật của thiên nhiên.
Quyết định lên núi của tôi xảy ra trong cảnh đổ nát của Tokyo sau chiến tranh. Tôi từng đánh gục lính Mỹ khi hắn cưỡng hiếp phụ nữ Nhật Bản, hoặc nện những tên vô lại một trận nên thân trên đường phố trung tâm. Tôi lo sợ rằng tinh thần và kỹ pháp trong lúc tập luyện Karate của tôi sẽ hoang tàn như quang cảnh những đường phố, và đó là lý do xác thực nhất buộc tôi phải lên núi tu luyện.
Hầu hết bạn bè đều phản đối việc này. Họ nói rằng trong thời đại của bom nguyên tử, một nắm tay sắt thép không thể thắng nổi súng đạn, cho nên sự tôi luyện Karate không cần thiết phải làm như vậy. Họ khuyên tôi hãy ở lại để làm ăn buôn bán thì tốt hơn. Tôi nói với họ, tôi chỉ là một trong số 80 triệu người của Nhật Bản, tôi sẽ trở thành một thằng ngu cũng không sao. Cố đè nén những lời phản đối xung quanh, tôi lên núi.
Tôi tôn kính võ sư tiền bối Miyamoto Musashi. Đặc biệt, tôi thích bút pháp của tiên sinh Yoshikawa Eiji đã miêu tả lại cuộc đời Miyamoto. Tu luyện trên núi, hành lý quan trọng nhất đối với tôi là bộ sách (8 quyển) “Miyamoto Musashi” của tiên sinh Yoshikawa Eiji. Ngoài ra còn có kiếm, thương, súng săn. Tôi cũng vác theo bộ tạ, nồi niêu, mỗi thứ với hạn độ ít nhất rồi đặt tất cả vào căn lều nhỏ ở gần đỉnh núi.
Sinh hoạt trên núi của tôi diễn ra hàng ngày từ 4 giờ sáng. Sau khi tinh thần tỉnh táo với dòng suối nhỏ gần đó, tôi chạy lúp xúp trở về lều. Tập tạ để luyện thể lực, sau đó ăn uống, đọc sách. Bữa ăn thường nhật của tôi chỉ có cơm và tương. Tập luyện Karate chính thức vào buổi chiều. Tôi quấn rơm trên thân cây và luyện tất cả các kỹ thuật: đấm, chặt, xỉa, đá…
Khoảng một năm rưỡi sau, những cây cối quanh căn lều đều trở nên trơ trọi. Một năm ruỡi, dù mưa rơi gió thổi, dù mùa hạ hoặc mùa đông, tôi vẫn không nghỉ lấy một ngày. Vào ban đêm, tôi vẽ một vòng tròn trên giấy, gián lên vách lều, tôi nhìn vào đó để thống nhất thân tâm.
Cảm giác đơn độc trong đêm khuya trên núi, không một bóng người đối thoại quá sức tưởng tượng của tôi. Đôi lần tôi giật mình khi nghe tiếng kêu của chim thú. Mong gần gũi với chim thú, vào ban ngày tôi dải thức ăn quanh căn lều. Những chim thú hoang dã không quen loài người lắm nhưng trong mấy tháng, chim thú ở Kiyosumi tập trung vào căn lều của tôi. Thân thiện với hoang thú không phải tôi đã giải phóng hoàn toàn cảm giác cô độc, hình ảnh phụ nữ hiện đầy trong tâm trí, tôi đã nhiều lần nghĩ đến việc hạ sơn.
Tôi nghĩ ra biện pháp ngăn chặn việc xuống núi của mình bằng cách cạo rụng một bên lông mày và để cho râu tóc mọc tự do. Khi soi trên mặt nước tôi kinh ngạc với gương mặt của mình. Tôi đã thành con người kỳ dị. Như vậy, nếu tôi muốn hạ sơn cũng không thể nào thực hiện được...
HÃY QUÊN MÌNH TRONG KHỔ LUYỆN
” Hoàn thiện con người chính là hướng nhắm cuối cùng của Cực Chân Phái (Kyokyushinkai). Bởi vì, môn Karate thoát thai và hình thành từ nhân tính. Cho nên, Cực Chân Phái không mưu tìm sự nhu nhuyễn hay cương ngạnh.
Đối với con người, quan trọng nhất là nhận đuợc sự tôn kính. Nhưng, mọi giá trị chỉ đuợc chứng minh bằng thực tiễn. Nếu không chứng minh nổi sẽ mất tín nhiệm và sẽ bị khinh miệt.
Nam tử phải có dũng khí, vì mất dũng khí là tự đánh mất mình. Kẻ chỉ lo tính toán lợi lộc, vật chất, sẽ không làm nổi bất cứ chuyện gì. Đó là lối sống Âu, Mỹ."
Vậy trong Karate, thực tiễn là gì ? Đó chính là mãnh lực mà bạn thể hiện nơi đấu trường, khi đánh ngã đối phương. Nhưng làm cách nào để nhận biết mãnh lực đó một cách thông thường? Cách đơn giản là bẳng bằng thể hiện công phá (Tameshiwari). Không có khả năng công phá thì không phải là Karate. Cho nên, công phá rất quan trọng khi luyện tập. Mas Oyama thành công tại Mỹ là nhờ công phá và dĩ nhiên là cả sự tự chứng dũng cảm nơi đấu trường. Nhưng nên nhớ, so tài hơn kém trong giao đấu chỉ là những hạn cuộc trong vạn hữu nhân sinh. Còn công phá là uy lực thường trực và vô hạn.
Chặt bay cổ chai, xỉa lủng túi cát, đập vở gạch đá rõ ràng là những biểu hiện của mãnh lực. Mãnh lực này sẽ giúp bạn dành chiến thắng trong cuộc đấu. Nó cho phép ta chặt gãy giác ngưu hung tợn hoặc đá gãy chân cuồng mã. Bằng tay không sát thưong bò mộng không phải là đặc khả của Mas Oyama. Bằng cách quên mình, quên chính mạng sống của mình, bạn cũng có thể làm đuợc.
Đừng đa manh, đừng tham vọng khi đến với Karate. Đừng tập luyện Karate, khi trí não bạn đầy những tính toán. Vì như thế bạn sẽ bỏ cuộc nửa đuờng, sẽ không bao giờ trở nên mạnh mẽ, dũ nỗ lực tới đâu. Không vươn vấn điều gì, tiền bạc, danh vọng và kể cả phụ nữ. Hãy đặt sinh mạng vào tập luyện. Bằng cách đó bạn sẽ hoàn thiện thành công.
“Tinh thần võ đạo là sống quên mình. Diệt bõ tự ngã, khổ luyện trong sinh tử, chắc chắn sẽ tịnh tiến. Vì diệt bỏ tự ngã tức là đang sống”. Đó là huấn ca của kiếm sĩ Myamoto Musashi mà tôi mong tất cả tâm niệm khi tu luyện ".
SỨC MẠNH, NHANH NHẸN VÀ KỸ THUẬT
Điều quan trọng nhất trong việc huấn luyện Karate là Kỹ thuật (Waza), sức mạnh (Chikara) và sự nhanh nhẹn (Hayasha). Vào thời trẻ, mỗi sáng tôi luyện thể lực, buổi chiều luyện tốc độ và sự nhanh nhạy. Võ đạo có một câu : “Kỹ thuật trong sức mạnh”. Dầu thủ đắc bao nhiêu kỹ thuật mà thiếu sức mạnh thì đòn đấu không thể có uy lực và công phu luyện tập trở nên uổng phí. Đồng thời sức mạnh bạt sơn cử đỉnh mà chậm chạp cũng vô dụng. Vì thiếu nhanh nhẹn thì khó đạt hiệu quả.
Trong thời gian tu luyện, tôi trồng một cây Ma (một loại cây gai) và mỗi ngày tập nhanh nhạy bằng cách nhảy qua cây Ma đó. Tôi thực hành điều này từ sách của kiếm sĩ Myamoto Musashi và khởi từ lúc cây Ma còn nhỏ cho tới khi đơm hoa, kết trái. Mỗi ngày, tôi nhảy khoảng ba trăm lần. Một trăm lần cũng đủ cực khổ vì mệt nhọc. Nhưng tuy tình trạng sức khỏe từng ngày, tôi cố nhảy thêm một trăm lẫn nữa vào buổi tối. Tôi tập suốt 3 năm như vậy, đạt khả năng nhảy cao độ 1m70.
Khi đấu với bò mộng tại đấu trường Mexico, lúc con bò lao tới, tôi đã tránh bằng cách nhảy cao lên. Thông thừong trong đấu bò, người ta dùng một tấm khăn giăng ngang để né tránh. Lần đó, khán giả đã chứng kiến tôi nhảy lên cao và chặt gãy sừng đối thủ.
Tập trung chạy bộ cũng là điều bổ ích. Mọi môn thể thao đặc biệt là Võ, đều cần tập luyện bằng chạy bộ. Theo kinh nghiệm của tôi, chạy bộ một mình rất dễ nản và mau mệt. Bảy tám người cùng chạy thì tốt nhất. Như thế có thể chạy lâu gấp bội. Chạy âm thầm trong bao nhiêu tạp niệm khó tránh thối chí dọc đuờng, không thể giống như sáng nay, các bạn vừa chạy vừa đồng thanh hô “Kyokyushin ! Fight ! “. Chạy bộ sẽ tăng cường sức mạnh của đôi chân và lực hông.
Có sự nhanh nhạy và sức mạnh, kỹ thuật tự nó sẽ hoàn chỉnh. Vì thế, ở thời gian đầu, bạn chỉ nên rèn luyện sự nhanh nhạy và sức mạnh. Nhưng, vì bạn đang luyện võ nên không thể tập luyện trường kỳ như thế. Luyện Karate hay một môn võ nào thì tri giác kỹ thuật là điều trở nên trên hết.”
Mọi sinh hoạt của tôi trên núi Kiyosumi thông thường bắt đầu khoãng bốn giờ sáng, việc đầu tiên để đem lại sự tĩnh táo cho bản thân tôi thường ngâm mình xuống con suối có thác nước đầy đá gần đó . Để xua tan những tạp niệm và chống lại cái lạnh bên ngoài ban đầu tôi tự làm ấm cơ thể bằng cách dùng tay chặt và đấm liên tục vào dòng nước từ trên cao đổ xuống . Mặc dù dưới thác đầy nước , tôi thông thường vẫn phải học cách sao cho có thể nhìn được cả hai bên trái và phải của mình trong khi giữ cho hai mắt không di chuyển. Những lần đầu tiên tập dưới thác nước , nhân ngày mưa lớn tôi thường ngồi trên một tãng đá lớn giữa dòng suối luyện nhận thức bằng cách nhìn xuyên qua màng nước đổ từ con thác cao “Nhận thức” và “Tầm nhìn”. “Nhận thức” thì mạnh nhưng “Tầm nhìn” thì yếu. Cái nhận thức hay "cảm nhận " với sự biến đổi của thiên nhiên trong vũ trụ rất dễ nhận ra khi bạn sống một mình trong sự cô đơn giữa một nơi vắng vẽ không một bóng người trong suốt một thời gian dài . Ban đên là sự sinh hoạt của các loài cây cỏ thực vật và các giống côn trùng , sự sinh hoạt và phát triễn của loài thực vật về đêm thật là lý thú nếu như bạn trãi lòng ra bạn có thể thấy được cã mần non vươn lên từ lòng đất ... Người nhỏ hơn luôn biết được tinh thần của người lớn hơn và ngược lại, người lớn hơn luôn biết được tinh thần của người nhỏ hơn Cho dù cơ thể bạn như thế nào, đừng để bị lung lạc theo những phản ứng của thể xác. Với một tinh thần luôn rộng mở và không bị gò bó, sau đó nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh sâu xa khác nhau . Bạn cũng phải trau dồi sự hiểu biết và tinh thần của mình để có được sự hiểu biết: Phải biết được công lý của xã hội, không lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu .... giống như dòng nước cứ mãi chảy , tiếng thác nước sao cứ mãi gầm rung ồn ào ... Tảng đá tôi vẫn thường ngồi tuy rắn và vững chãi cách mấy thì đâu có ngăn được dòng suối kia mãi tuôn chảy ? Lữa vốn tự bốc cháy từ dưới lên , nước vốn trên đổ xuống thế mà nước luôn luôn khi nào cũng thắng được lữa ....
Thông thường tôi chạy bộ vòng quanh chân núi để luyện thể lực không theo một lộ trình nhất định nào cã ; tôi thích chạy lên đĩnh núi Kiyosumi vào những lúc bình minh khi mặt trời vừa nhô lên ... phong cãnh vào lúc đó thật huy hoàng rực rỡ , mọi cãnh vật vào lúc này như bừng đậy một sức sống làm lòng tôi cảm thấy vui lây ..... Sau này từ ý tưởng chào ánh bình minh kanku vào mỗi sáng , tôi đã quyết định chọn phù hiệu cho môn phái Kyokushinkái là hình ảnh cã thế giới cùng chung một bàn tay nối liền không có sự dị biệt vì chúng ta là nhân loại cùng chung sống với nhau dưới một ánh mặt trời ...
No comments:
Post a Comment