Tuesday, August 2, 2011

Vua Ngọc Tông có màu vàng nhạt pha trắng, với một vài điểm tím . Ngọc Tông Vương này hình dạng giống như một hình trụ vuông bao bọc một khối hình tròn bên trong ; Ở giửa là một lỗ tròn chạy dọc thẳng từ trên bề mặt xuống đáy . Trên bề mặt ngoài khối vuông được chạm khắc với những khuôn mặt hình tượng như mặt một vị thần tổ tiên ( thần mặt trời ) hay khuôn mặt của một loài chim ? Những hình ảnh được khắc lên biểu tượng như hình ảnh của Toten tổ tiên với nhiều biến thể bởi những hình vẽ bằng của những tạo vạch khắc liên tục , dứt khoát không trùng lặp . Toàn bộ hình thể nhìn của vết khắc được nhìn thấy một hình ảnh ghép toàn thể là một người đàn ông đội một chiếc mũ lông chim lớn với chân ngồi chồm hổm hai tay
chắp lại. Hình mặt người có một cái mũi lớn đâm từ dưới lên trên ( có thể rất giống với bộ phận sinh dục của người đàn ông, và cái miệng có thể được coi là rốn mặc dù nó nằm khá thấp, (hoặc có thể âm đạo. ) Từ những nét khắc đó như là mắt, tay và chân... của một ngừơi bị đập dẹp tuy nhiên hình vẻ khuôn mặt vẫn như ẩn chứa các ý tưởng của một hình người hay một nhân vật tổ tiên thần thánh đã được hợp nhất.



không biết những người dân Lãng Chu sử dụng ngọc tông vuông tròn dùng cho việc gì? Có lẽ ngọc tông được sử dụng trong các buổi nghi lễ để thông thiêng giữa trời và đất qua các tay pháp sư chăng? Cái lỗ tròn giữa ngọc tông muốn nói lên điều gì mà lỗ khoang không bao giờ được khoan thông suốt , có dạng hơi méo như hình soáy hút lực tạo như hình tượng như âm dương ....




Bốn bên thành của Công được chia bởi một đường rãnh rộng 5cm trung thành hai phần và của rãnh ngang thành bốn phần. Công vuông tròn này nặng khoảng 6.500 gram .Các chuyên gia suy đoán rằng ngọc tông có thể là vật dùng để đại diện cho tổ tiên trời đất, với lối suy luận :mái vòm bán cầu là nơi tiếp xúc trời và đất ( Đường chân trời ) của niềm tin trời tròn đất vuông . Có nghĩa là trái đất hình vuông là nơi cõi con người sinh sống , hình tròn như là cõi trời linh thiên tổ tiên ... Và ngọc tông như là một biểu tượng của sự kết nối giữa trời và đất , con người với vũ trụ .




Trên mỗi bề mặt hình khối vuông tượng trưng cho 4 hướng , mỗi cạnh góc được điêu khắc tỉ mỷ những hình nổi lên như là mặt người và mặt của một loài chim như tượng trưng cho 8 hướng . Phia bề mặt đỉnh và đáy của ngọc tông là 2 hình tròn như là 2 đĩa Bi úp chồng lên như vòng tròn 360 độ xoay vận chuyển ngược chiều nhau .



Ý Nghĩa của những bi này chưa được biết được ý nghĩa trong các nền văn hóa đồ đá mới .Chưa có lịch sử được viết bằng bằng văn bản nhưng thông qua sự bố trí bên cạnh các xác ướp( được chôn với người chết) như một biểu tượng trên bầu trời mà người chết sẻ đi về đó vào thế giới sau khi chết . Bi đôi khi được tìm thấy gần dạ dày và ngực trong thời kì đồ đá chôn cất.

Giống như đĩa Bi, đã được sử dụng trong suốt lịch sử Trung Quốc để chỉ địa vị của một cá nhân , chức vụ hay biểu tượng quan trọng của các cấp bậc. Chúng được sử dụng trong các công việc thờ phượng và nghi lễ ( như các nghi lễ họ tượng trưng cho cấp bậc của hoàng đế, vua, công hầu khanh tướng ...

Trong thời chiến tranh thuộc thời kỳ nhà Chu (11 đến 250 TCN), đĩa Bi được dùng làm biểu tượng cho các cấp lãnh đạo . Bi còn thể hiện như :Các thành phần lực lượng bị đánh bại được bàn giao lại quyền hạn cho người chiến thắng , đỉa Bi được trao lại cho kẻ chiến thắng như là một dấu hiệu của sự quy phục .


Các bí mật ẩn chứa trong Ngọc Tông Vương















Các cấu tạo hình thể vuông tròn trong các kiến trúc xây dựng



Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, một nhà điêu khắc và kiến trúc sư của đền Parthenon.
Như hình bên phải, tỷ lệ vàng được biểu diễn như sau:



Phương trình này có nghiệm đại số xác định là một số vô tỷ:


Đến thời kỳ Phục Hưng, các nghệ sĩ và kiến trúc sư bắt đầu tính toán và xây dựng sao cho các tác phẩm của họ xấp xỉ tỷ số vàng, đặc biệt là trong hình chữ nhật vàng - tỷ số giữa cạnh dài và cạnh ngắn chính là tỷ số vàng. Các nhà toán học đã nghiên cứu tỷ số vàng vì tính độc đáo cũng như các đặc tính lý thú của nó.



Vẽ một hình chữ nhật vàng:
1. Vẽ một hình vuông cạnh 1 (đỏ).
2. Vẽ một đoạn thẳng từ trung điểm của một cạnh đến một trong hai giao điểm của hai cạnh đối diện.
3. Lấy đoạn thẳng vừa vẽ làm bán kính, vẽ một đường tròn. Đường tròn này sẽ định vị điểm thứ ba của hình chữ nhật tại giao điểm của đường tròn và cạnh chứa tâm đường tròn kéo dài.


Hai đại lượng a và b có tỷ số vàng φ nếu:


Phương trình này định nghĩa chính xác φ.
Theo vế phải a = bφ, thế vào vế trái, có:


Nhân và chia hai vế cho b có:


Nhân hai vế cho φ và sắp xếp lại, có:


Nghiệm xác định duy nhất của phương trình bậc hai là


TỶ LỆ VÀNG:
Là tỷ lệ cân đối nhất, với đặc điểm độc đáo là tương quan giữa thành phần nhỏ đối với thành phần lớn cũng bằng tương quan giữa thành phần lớn đối với thành phần tổng cộng, lớn và nhỏ– tức toàn thể và tất cả chỉ có một giá trị tương quan duy nhất: 0,6180389 hay 61,8% .
Nói một cách khác ,thành phần thứ 1 tỷ lệ với thành phần thứ 2, thành phần thứ 2 tỷ lệ với thành phần thứ 3 là tổng của hai thành phần 1&2 , và cứ thế ta có một chuỗi thành phần vô tận mà tất cả đều tuân theo một tỷ số 61,8%
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH của LE CORBUSIER: Vẽ một hình vuông rồi chia đôi hình vuông đó ra, rồi lấy trung điểm của cạnh vuông làm tâm vẽ một cung tròn có bán kính bằng đường chéo của hình chữ nhật nửa hình vuông, sẽ giúp ta kéo dài cạnh vuông ra thành một chiều dài cân đối Tỷ Lệ Vàng với cạnh vuông. Ngoài ra ta còn có diện tích của hình vuông Tỷ Lệ Vàng với diện tích của hình chữ nhật mới hình thành bởi cạnh kéo dài.
Phương pháp LE CORBUSIER xem như có tính tổng hợp các phương pháp có trước đó, cho nên khá phong phú, toàn diện: một chiều dài hoặc một diện tích có sẵn, ta có thể tìm ra các thành phần lớn hơn và nhỏ hơn mà cân đối với nhau.
NGUỒN GỐC TỶ LỆ VÀNG: Người ta đã phát hiện các di bút về Tỷ Lệ Vàng xuất hiện khá sớm trong các kim tự tháp ở Memphis- AI CẬP cách đây gần 300 năm. Từ đó về sau như ta đã biết đã có khá nhiều phát hiện về sự tồn tại của Tỷ Lệ Vàng trong các hình kỹ hà tự nhiên như hình ngôi sao 5 cánh ,hình đa giác 10 cạnh… trong chuỗi số nguyên Fibonacci (người Ý) (:1,2,3,5,8,13,21,34,… thì 13/21 = 61,9% 21/34=61,76%… ngày càng tiến gần đến Tỷ Lệ Vàng với đặc điểm 8 + 13 =21 , 13+21=34… Trong các công trình kỳ quan về kiến trúc như : quần thể kim tự tháp Cheops 233/146 + 233 = 61,48% trong đó 233m= cạnh đáy 146m= chiều cao, kim tự tháp Mikerinos: 66/180= 61,11%, trong đó 108 m= cạnh đáy, 66 m= chiều cao, dù những kích thước có bị sai lệch qua thời gian , song ta thấy chúng rất
gần với Tỷ Lệ Vàng, Tháp Eiffel [184,8/300,5= 61,5% trong đó 184,8 m = chiều cao phần thân chính 300,5 m= chiều cao tháp]… và ngay trong kích thước của cơ thể con người [chiều cao rốn, chiều cao toàn thân, chiều dài cẳng tay, chiều dài cánh tay …].
Do đó tất nhiên “thước tầm” của Việt Nam với những số đo xuất phát từ kích thước của con người đều rơi vào quy luật của Tỷ Lệ Vàng: 416/266 + 416= 60,99% trong đó 416= khoảng nằm, 216= khoảng đứng (ta thấy tỷ lệ ở đây chưa chuẩn chính xác Tỷ Lệ Vàng chẳng qua cũng vì có sự chênh lệch kích thước khác nhau giữa những người thợ cả ở những vùng phường thợ khác nhau)… song tất cả chỉ có một Tỷ Lệ Vàng chuẩn mực, tuyệt diệu.
Như thế,Tỷ Lệ Vàng đã tồn tại như là một quy luật tự nhiên gắn liền với tâm lý thị giác thẫm mỹ tự nhiên của con người, con người đã phát hiện giá trị cụ thể của nó bằng toán học, hình học và cho đến ngày nay cũng chưa xác định được rõ ràng Tỷ Lệ Vàng đã xuất hiện từ lúc nào! Song có một điều mà chúng ta thấy rõ ràng, đó là: Tỷ Lệ Vàng– cây đũa thần của người kiến trúc.




Qui ước phương vị: bên trên là hướng Nam, dưới là hướng Bắc, bên trái là hướng Đông, bên phải là hướng Tây, ở giữa là trung cung.



- Phương Bắc số 1 – 6
- Phương Nam số 2 – 7
- Phương Đông số 3 – 8
- Phương Tây số 4 – 9
- Cung trung ở giữa số 5 – 10.




Trời 5 con số, đất 5 con số. Vị trí 5 số tương đắc nhau thế là hợp nhau. Trời lấy 1 sinh Thủy, đất lấy 6 thành Thủy. Đất lấy 2 sinh Hỏa, Trời lấy 7 thành Hỏa. Trời lấy 3 sinh Mộc, Đất lấy 8 thành Mộc. Đất lấy 4 sinh Kim, Trời lấy 9 thành Kim. Trời lấy 5 sinh Thổ, đất lấy 10 thành Thổ.

Tổng số của Trời là 25 = 1+3+5+7+9
Tổng số của Đất là 30 = 2+4+6+8+10
Cộng số Trời và Đất thành số 55.

Như vậy: Một là số sanh Thủy, Sáu là số thành Thủy; Hai là số sanh Hỏa, Bảy là số thành Hỏa; Ba là số sanh Mộc, Tám là số thành Mộc; Bốn là số sanh Kim, Chín là số thành Kim; Năm là số sanh Thổ, Mười là số thành Thổ.

Theo các số sinh thành của Hà đồ thì số thành tại trung cung thật đặc biệt, là tổng cộng của bốn số sinh đông tây nam bắc. Còn bốn số thành của đông tây nam bắc đều dùng số 5 của cung trung cộng vào.






1.2 Miền âm dương số
- Miền dương gồm có bắc số 1 – 6 và đông số 3 -8;
- Miền âm gồm có nam số 2 – 7 và tây số 4 – 9;
Hệ từ truyện nói: “ Trời một đất hai, trời ba đất bốn, trời năm đất 6, trời bảy đất tám, trời chín đất mười. Trời năm số đất năm số”


Với hình tượng số âm dương ngũ hành cho ta ý niệm về sự hòa hợp âm dương sinh thành khởi đầu cho thế giới vạn vật. Sự hài hòa âm dương số được biểu trưng bằng âm dương ngũ hành tượng là biểu tượng cụ thể hóa của thế giới hiện tượng.

1.3 Âm dương Ngũ hành là biểu tượng cụ thể của các con số Hà đồ
Cồ nhân qui lý âm dương ngũ hành Hà đồ gọi là chính ngũ hành, được xắp xếp theo từng cặp:
- Phương Bắc số 1 – 6; trong dương ngòai âm thuộc hành Thủy
- Phương Nam số 2 – 7; trong âm ngòai dương thuộc hành Hỏa
- Phương Đông số 3 – 8; trong dương ngòai âm thuộc hành Mộc
- Phương Tây số 4 – 9; trong âm ngòai dương thuộc hành Kim
- Cung trung ở giữa số 5 – 10.; trung ương trong dương ngòai âm thuộc hành Thổ.

No comments:

Post a Comment