Thursday, May 20, 2010

HANGETSU Kata-Thử Tìm Hiểu Thêm ...

HANGETSU Kata(半月)là một trong những bài quyền cũng khá đặc trưng của Karate Về mặt chiết tự thì Han (bán) là một nửa, Gestu (nguyệt) nghĩa là mặt trăng, tháng trong năm. Vì vậy Hangetsu mang nghĩa là nửa tháng, hoặc là nửa mặt trăng. Thế nhưng ở Okinawa nó lại được gọi là Seisan hoặc Seishan, nghĩa là mười ba. Số mười ba được phát âm là Juusan ở các đảo chính của nước Nhật. Okinawa là địa phương có nhiều cách phát âm khác biệt nhất với các đảo chính của đất nước này. Nhưng tại sao bài kata này lại là "mười ba"?

Toàn bộ bài kata này có thể bắt nguồn từ một vũ điệu dân gian ở Trung Hoa mà trong đó các vũ công mô phỏng lại chu kỳ lên xuống theo 13 ngày của thủy triều khi mặt trăng xoay quanh Trái đất. Bài Kata này cũng được cho là có nhiều kỹ thuật không bắt nguồn từ võ thuật mà ra mà nó có  từ các vũ điệu gợi tả lại các động tác mà con người nên tuân theo trong thời kỳ lên xuống của nước triều , hay cách luyện tập vận khí nội công ...
Đối với những người đã từng tập qua bài Kata này có thể sẽ nghĩ rằng cái tên Hangetu bắt nguồn từ chuyển động theo hình vòng cung và thế đứng Hangetsu dachi của nó. Thực ra là không ai biết rõ về nguồn gốc về cái tên Hangetsu, chỉ biết là tên nguyên thuỷ của nó ở Okinawa là Seishan. Có thể cái tên Hangetsu là do tổ sư GICHIN FUNAKOSHI đặt cho. Trong quyển sách Ryukyu Kempo Karate (琉球拳法空手- quyền pháp Karate đảo Ryukyu) của ngài thì bài quyền này được ghi là Seishan. Từ này được dùng để chỉ chu kỳ 13 ngày của mặt trăng, có thể vì thế mà thầy GICHIN FUNAKOSHI  đã đổi tên bài quyền thành ra "Bán Nguyệt".
Bài quyền Hangetsu chứa tụ nhiều động tác chậm rãi nhưng với lối gồng ( Tích ) và phát với cường độ mạnh, qua đó giúp người tập luyện thở thông qua cách tập nén khí và phát khí . Mục đích của bài Hangetsu là tạo ra sự tương phản co giãn của cơ bắp khi tập. Những động tác chậm rãi, gồng cứng người trong bài quyền Hangetsu giúp người tập hiểu được cách của việc gồng người từ từ và thư giãn từ từ, và  là phương pháp để thư giãn cơ ở vai ,eo hông ... Ví dụ khi con người ta gồng cứng cơ bắp rồi thả lỏng thì cơ thể sẽ cảm thấy thư giãn hơn lúc bình thường.... Lưu ý rằng bài này khác hoàn toàn với bài Sanchin Kata
Nhiều hệ phái tập bài quyền Hangetsu với hơi thở phát ra âm thanh thành tiếng được gọi là Ibuki (息吹) chẵng hạn như  Kyokushinkai , Shindokai , Ishin Ryu , Ryobukai ... Tuy nhiên theo hệ phái Shotokan không luyện thở Ibuki trong bài Hangetsu Kata , nhưng hơi thở trong bài quyền này phải sâu và không được phát ra âm thanh . Nếu người tập có phát ra âm thanh nào thì nó phải phát ra từ cổ họng chứ không phải ở bụng, nơi đang tập trung "lực căng" của toàn bộ cơ thể. Nhiều người cũng cho rằng thế đứng Hangetsu dachi gây đau đớn nơi đầu gối, có thể vì họ đã hiểu sai về thế đứng này. Hangetu dachi cùng với lối miêu tấn Neko Dachi, Sanchin Dachi được xem là những thế đứng với vận gồng lực bên trong. Nhiều người mắc sai lầm ở thế đứng này. Theo đúng cách thì ở Hangetsu dachi, hai đầu gối phải hướng vào bên trong nhưng không được kéo hai đầu gối vào bên trong về phía nhau. Hai bàn chân phải đặt tự nhiên trên sàn, không bám vào sàn, nếu muốn cơ động hơn thì có thể đẩy chân trước về phía trước và chân sau về phía sau một tí. Như thế thì chân sau sẽ sẵn sàng đẩy về phía trước để hỗ trợ cho những kỹ thuật khác và khi đó trọng tâm không còn nằm ở chân trước nữa, sức mạnh của thế đứng sẽ được giải phóng hướng về phía trước.Khi người tập phải hít khí vào ở những động tác đi xuống, gồng kéo ... Và thở ra ở những động tác đẩy , đấm, gạt ... Nói cụ thể thì hít vào ở những kỹ thuật như đỡ đòn và thở ra ở những kỹ thuật như đấm. Điểm mấu chốt là phải làm cho hơi thở vào ra và nhịp độ của động tác hợp nhất , từ đó ta từ từ tập luyện nhịp nhàng cùng với ý thức . Thế nào là hợp nhất với ý thức ? Đây là sự tập trung ý thức ở những bộ phận cơ bắp cần thiết khi gồng cứng hay khi thả lõng hoàn toàn . Nói cách khác đó là sự ý thức về động tác giúp triệt tiêu bớt đi những khoảng phát lực không cần thiết, lực vô ích. (kukkin) . Ta nên tập khi di chuyển trọng tâm thì đứng bám bằng đầu ngón chân, thả lỏng hai vai , chỉnh lại tư thế toàn bộ xương sống phải trên một đường thẳng khi di chuyển . Ngoài ra trong khi tập luyện ta nên dùng ý thức tập trung vào đan điền. Lợi ích của việc luyện tập này tạo nên sự tưởng tượng đồng nhất Tâm Khí Thần chính là là sự tập trung của nội tâm , lối di chuyển đúng kỷ thuật và sự linh cảm của bản thân ... Khi đã tập luyện thuần tục được cách " Ý đi cùng với hơi thở , tay ra thì khí ra " trong lối đi tập quyền Kata của bài Hangetsu thì chúng ta dể những tuyệt ý trong Kumite ... Hệ phái Goju Ryu rất coi trọng những bài quyền với chuyển động chậm nhưng rắn chắc như Hangetsu. Phái Goju Ryu còn được gọi là Nahate vì bắt nguồn từ thủ phủ Naha của đảo Okinawa. Từ đó tồn tại hai phiên bản của bài quyền Hangetsu. Ở Okinawa tồn tại bài Seishan và bài Hangetsu ở các đảo chính của nước Nhật. Dĩ nhiên chúng đều có cùng nguồn gốc nhưng sự khác biệt cũng có thể thấy rõ. Bài Seishan của Nahate có vẻ phức tạp hơn bài Hangetsu. Bài này có những kỹ thuật giống như trong bài Bassai-dai mà Hangetsu không có. Phiên bản Seishan của Nahate được cho là phát triển sau này so với phiên bản Hangetsu được dạy trong phái Shotokan. Có lẽ bài này bắt nguồn từ võ thuật miền nam Trung Hoa và các võ đạo gia ở đây gọi nó là "Tứ môn thủ" hay là Tứ Tượng . Liệu tên gọi này có liên quan gì tới bốn cánh cổng do tứ thánh thú trấn giữ Tứ Tượng bốn phương : là Gembu (huyền vũ – Rùa đen, : Phương Bắc, hành Thuỷ, mùa đông ), Suzaku (Chu tước -Chim đỏ : Phương Nam - hành Hoả, mùa hạ ), Thanh long (Seiryu - Rồng xanh : Phương Đông - hành Mộc, mùa xuân) và Bạch hổ (Byakko - Hổ trắng : Phương Tây - hành Kim, mùa thu ) hay không? Nhưng dù gì thì đây cũng là một bài quyền lạ lùng trong hệ phái Shotokan vì ít có võ sinh nào muốn biểu diễn nó, hay cũng ít khi được đem ra thi đấu ? Có lẽ vì Hangetsu Kata thiếu những động tác bay nhảy mỹ miều như trong bài Unsu , Kururunfa ,Kusanku ( Kanku) Naihanchi (Tekki) ,Nisheishi ( Nijushiho) ? Hangetu Kata là một bài khá quan trọng trong chương trình huấn luyện của hệ phái Goju Ryu ( thiên về sự cương mãnh được gọi là Seishan)

No comments:

Post a Comment