Tuesday, May 4, 2010

Kim Ngọc Bảo Tỷ của Hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn

Giới thiệu sách mới: “Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam”

Sách “Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam” là một món quà quý của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới độc giả.
Cuốn sách do Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam); Tiến sĩ Ngữ văn Hán – Nôm Nguyễn Công Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán – Nôm, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cùng tham gia biên soạn, cùng với sự cộng tác và giúp đỡ chí tình của các đồng nghiệp.
Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam là một phần trong bộ sưu tập đồ ngự dụng cung đình triều Nguyễn. Đây là bộ sưu tập Bảo vật Quốc gia, được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp nhận từ Triều đình Huế, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và mới được bàn giao trở lại cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam quản lý năm 2007. Bộ sưu tập chủ yếu là của Vua và Hoàng tộc, như thế, mỗi Bảo vật đã mang tính cung đình và độc bản. Cuốn sách “Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam” là ấn phẩm mở đầu trong chương trình nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đối với sựu tập quý hiếm này; đồng thời, cũng là công bố sưu tập theo định hướng truyền thống, như một phương cách quảng bá lịch sử văn hóa nước nhà tới du khách trong và ngoài nước, bên cạnh những trưng bày chuyên đề và hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng.
Cuốn sách được chia làm 9 phần, bao gồm: chữ viết tắt, Niên biểu Vương triều Nguyễn, Lời giới thiệu, Lời mở đầu, Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam, Danh mục Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam, Tài liệu tham khảo, Bản ảnh, Bản dập. Trong đó, phần “Kim ngọc Bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam” được các tác giả xếp vào 4 loại chính: Kim Bảo đời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu; Kim Bảo tỷ của các Hoàng đế triều Nguyễn; Ngọc Tỷ và ấn ngà của các Hoàng đế triều Nguyễn; Kim Bảo của các Vương hậu triều Nguyễn.
Trong sưu tập Kim ngọc Bảo tỷ, ngoài 2 Kim Bảo có từ đời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu, hầu hết những Bảo tỷ quan trọng được chế tác vào đầu đời Gia Long đến đời Đồng Khánh, đều được chính sử ghi chép lại.
Sau đây, Ban biên tập xin trân trọng gửi tới độc giả một số hình ảnh về bộ sưu tập Kim ngọc Bảo tỷ trong cuốn sách này.
1. Kim Bảo đời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu


Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo; vàng 8; cao 6,30 cm, cạnh 10,84 x 10,84 cm, dầy 1,10 cm; trọng lượng 64,43 lạng; đúc vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh thứ 5, 1709, đời vua Lê Dụ Tông.
2. Kim Bảo tỷ của các Hoàng đế triều Nguyễn






Quốc gia tín bảo, vàng; cao 9,50 cm, cạnh 10,70 x 10,70 cm, dầy 1,65 cm, đúc vào đời vua Gia Long (1802 – 19 )




Hoàng Đế tôn thân chi bảo; vàng 10; cao 11,10 cm, cạnh 13,77 x 13,77 cm, dầy 2,68 cm; trọng lượng 234,43; đúc vào tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827.



Khải Định Đại Nam Hoàng Đế; bạc mạ vàng; cao 9,75 cm, cạnh 07,55 x 06,34 cm, dầy 0,82 cm; đúc vào năm Bính Thìn 1916.
3. Ngọc Tỷ và Bảo ấn ngà của Hoàng đế triều Nguyễn





Vạn Thọ vô cương; bích ngọc; cao 6,80 cm, cạnh 7,30 x 7,30 cm, dầy 3,20 cm; đúc vào thế kỷ 18; Chúa Nguyễn





Hoàng Đế chi tỷ; bạch ngọc; cao 8,27 cm, cạnh 10,50 x 10,50 cm, dầy 4,22 cm; đúc vào năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16, 1835





Khải Định Hoàng Đế ngọc tỷ; thanh ngọc; cao 3,10 cm, cạnh 04,13 x 04,13 cm, dầy 1,75 cm; đúc vào năm Bính Thìn, 1916
4. Kim Bảo của các Vương hậu triều Nguyễn





Từ Dũ Thái Hoàng Thái hậu chi bảo; vàng 8,5; cao 7,91 cm, cạnh 11,75 x 11,75 cm, dầy 1,28 cm; trọng lượng 86,48 lạng; đúc vào tháng 3, năm Hàm Nghi thứ 1, 1885





Lệ Thiên Anh Hoàng hậu chi bảo; bạc mạ vàng; cao 6,28 cm, cạnh 09,92 x 09,92 cm, dầy 1,62 cm; trọng lượng 54,10 cm; đúc vào tháng 6, năm Thành Thái thứ 14, 1902



Đoan Huy Hoàng Thái hậu bảo; bạc mạ vàng; cao 7,50 cm, cạnh 09,65 x 09,65 cm, dầy 1,87 cm; trọng lượng 55,00 cm; đúc vào tháng 2, năm Bảo Đại thứ 8, 1933


Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

No comments:

Post a Comment