Saturday, April 3, 2010

Nền văn hóa Liangzhu

Photobucket

Nền văn hóa Liangzhu được hình thành vào khoãng (3400-2250 TCN)


Đây là khoãng thời gian phát triển rực rỡ của nền văn hóa đồ ngọc trên sông Dương Tử của Trung Quốc. Tầm ảnh hưởng của nền văn hóa Lãng Chu kéo dài từ khắp vùng Thái Hồ về phía Bắc đến Nam Kinh ( Chang Jiang ) Còn phía đông thì kéo cho đến Thượng Hải và tiến dần đến biển . Phía nam thì kéo xuống tận đến Hàng Châu. Văn hóa của Lãng Chu đã được đánh giá với trình độ tạo ra các sản phẩm với chất lượng rất cao: như ngọc, lụa, ngà voi và đồ tạo tác sơn mài đã được tìm thấy trong các cổ mộ chôn cất của các vua quan ; và trong khi đó đồ gốm thường được tìm thấy trong các mảnh mai táng của các cá nhân nghèo thường dân . Nền văn hóa Liangzhu được phát hiện tại Chiết Giang và bước đầu khai quật bởi ông Shi Xingeng vào năm 1936.
Photobucket
Trong nửa thế kỷ qua, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã thực hiện nhiều khám phá mới về nền văn minh tiền sử Trung Hoa. Từ thời Đá Mới đến đầu triều đại nhà Hạ (khoảng 7000-2000 TCN), đã tìm thấy rất nhiều di chỉ văn hóa tiền sử ở trung lưu thung lũng Hoàng Hà và trung, hạ lưu thung lũng sông Dương Tử, chẳng hạn như văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao - , 4600-3000 TCN), văn hóa Long Sơn (Longshan - 3000-2200 TCN) trong thung lũng Hoàng Hà; các di chỉ văn hóa Hà Mỗ Độ (Hemudu 5000-4000 TCN), văn hóa Liangzhu (2800-1800 TCN) tại vùng hạ luu Dương Tử. Các di chỉ này cho thấy thung lũng Hoàng Hà và Dương Tử là một trong những khu vực đầu tiên trên thế giới xuất hiện văn minh nông nghiệp.

Nền văn hóa Lãng Chu lấy nông nghiệp làm chính , tiếp nối của nền văn hóa Hemudu - Hà Mỗ Độ (Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới, 13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử (bắc tỉnh Giang Tây ). Cư dân sống trong vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa , và cách trồng trong thời gian dài tiếp theo đó. Điều này đă được nhóm khảo cổ chứng minh qua sự tăng độ lớn phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch , tồn tại nhờ giàu chất silica ) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian . Tin này đã được đăng trên tạp chí khoa học Science , năm 1998. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths ( thạch thể lúa ) này đă chứng minh rằng từ 9000 năm trước dân cổ ở vùng đó đã ăn nhiều gạo của lúa trồng hơn lúa hoang . Nhóm cư dân bản địa này cũng bắt đầu làm đồ gốm thô xốp bằng đất trộn với trấu. Kinh nghiệm về trồng lúa tích tụ tại đấy trong mấy ngàn năm đă đưa đến nghề trồng lúa trong toàn vùng nam Dương Tử . Di tích xưa thứ hai , 9000 năm trước , là Pengtou, gần hồ Động Đình , phía nam sông Dương Tử. Hơn bốn mươi chỗ có di tích lúa cổ hàng ngàn năm đă được tìm thấy ở vùng nam Trường Giang . Gần cửa biển nam Trường Giang, di tích Văn hoá Hemudu (Hà Mỗ Độ) cho thấy văn minh lúa nước trong vùng lên đến trình độ rất cao vào 7.000 năm trước, sớm hơn cả di tích làng trồng kê Banpo (Bán Pha ) xưa nhất của dân tộc Hán phương Bắc.
Hemudu là một làng vài trăm người sống trên nhà sàn trong vùng đầm lầy ở cửa sông Tiền Đường . Dân Hemudu đă trồng lúa, ăn cơm, để lại lớp rơm và trấu dày 25-50 cm, có nơi dày đến cả mét, trên diện tích 400 mét vuông. Có thể đó là lớp rác để lại trên sân đập lúa. Di chỉ thực vật củ ấu , củ năng , táo và di cốt động vật hoang hươutrâu , tê giác , cọp , voi... cho thấy khí hậu vùng Nam sông Dương Tử bấy giờ thuộc loại nhiệt đới, hoàn toàn thích hợp với việc canh tác lúa nước.
Photobucket
Nền văn hoá Hemudu xưa bảy ngàn năm có nhiều điểm gần gũi với văn hoá Phùng Nguyên-Đông Sơn vốn là những văn hoá trẻ hơn nhiều sau hơn 3000 năm. Cư dân vùng nam Trường Giang lúc ấy có lẽ gần với cư dân Bắch Việt về mặt chủng tộc và văn hoá hơn cư dân bắc Trung Hoa . Khuôn mặt đắp từ sọ người Hemudu trưng bày ở Viện Bảo tàng Hemudu cho thấy họ giống người thuộc chủng Nam Mongoloid , tức là chủng của người Việt Nam từ thời Đông Sơn về sau . Sau văn hoá Hemudu, hàng loạt văn hoá lúa nước khác đã sinh ra dọc lưu vực sông Trường Giang khoảng 4000 năm trước như Liangzhu , trong đó bao gồm thủy lợi, trồng lúa và nuôi đánh bắt thủy sản . Những ngôi nhà thường được chế tạo với mặt sàn cao vươn ra trên mặt sông nước.... Trong cuốn Carl Sauer, Agricultural Origins and Dispersal, The American Geographical Society, New York , 1952 tác giã Sauer viết như sau:" Về cái nôi của nền nông nghiệp đầu tiên, tôi xin thưa rằng ở Đông Nam Á. Nơi này quy tụ đầy đủ những điều kiện khác nhau cần thiết về vật lý thể chất, hóa học hữu cơ, khí hậu ôn hòa với cả hai vụ gió mùa , với chu kỳ mùa mưa ẩm ướt và mùa khô tạnh ráo, sông nước tiện cho viêc đánh cá, đất này là trung tâm điểm giao thương cả đường biển lẫn đường bộ của Cựu thế giới. Không có nơi nào mà vị trí lại thích hợp và có đủ yếu tố cung cấp cho sự phát triển nền văn minh hỗn hợp giữa nông và ngư nghiệp tốt hơn nữa... "
Photobucket
Các hình dáng ngọc từ nền văn hóa lãng chu này được đặc trưng làm để cung cấp cho các buổi nghi lễ tôn giáo , triều đình hoặc các nghi lễ , thông thiên với trời đất do các tế sư đứng ra làm chủ đạo. Các đồ tạo tác có mẫu vuông và tròn thao thiết được thấy từ các hình ảnh ngọc tông được gọi là Công hay còn gọi là Tông . Các Cong lớn nhất được phát hiện cân nặng 3,5 kg. Các hình tròn theo phương đồ Bi (đĩa) và Yue trục (trục nghi lễ) cũng đã được tìm thấy. Mặt dây chuyền ngọc cũng đã được tìm thấy, được thiết kế với các đại diện khắc của các loài chim nhỏ, rùa và cá , quái thú , loại nữa người nữa thú , mặt người giống như Alien .... Nhiều đồ tạo tác bằng ngọc có loại tạo từ xương trắng từ thú vật hay xương của loài người...., Có những vật tạo ra từ nguồn gốc đá tremolite , hay các lại đá từ các vật thiên thạch lạ ngoài trái đất có lực nam châm và không có tạp chất nên không bị rỉ sét ... Dựa trên chất dịch tại các hầm mộ mai táng , có một vài loại ngọc được tạo tác làm từ ngọc actinolite và serpentine cũng thường tìm thấy rất nhiều .
Photobucket



Các dụng cụ dùng để tạo hình thiết kế và các mãnh nhỏ dùng để thực hiện đánh bóng , trau chuốt lại trên ngọc (xem xét các công cụ thô sơ có sẵn vào tại thời điểm đó)Các vật dụng tuy rất thô sơ nhưng như sự thách thức lại các vật dụng máy móc để tạo tác hiện đại của chúng ta thời nay. Ngoài ra còn có một số lượng lớn đồ vật trải rộng trên nhiều phần giữa phía đông Trung Quốc với quy mô lớn. Những mỗi ngôi mộ nằm trên một nền tảng đất được chôn với lối chồng chất lên nhau , và trong đó có thể chứa loại ngọc khác nhau trong mỗi ngôi mộ.
Photobucket

Những hình ảnh của một con quỷ hai mặt , với nhiều biến thể bởi những hình vẽ bằng của những tạo vạch khắc liên tục , dứt khoác không trùng lặp , xuất hiện thường xuyên trên các hình tượng trên ngọc bích Liangzhu. Các hình vẽ được thực hiện chủ yếu trên các ngọc tông vuông tròn "Cong "nhưng đôi khi cũng trên trục, đĩa. Đôi khi các hình vẽ được khắc hình mặt quỷ 2 hướng đối chiếu nhau , có khi 3 mặt ; Nhưng trên các Ngọc Công " Cong " thường có khuôn mặt quỷ trên mỗi góc , có khi khuông mặt quỷ được khắc ngay các cạnh của " Cong " như ở giữa của mỗi bên , cùng với một cặp chim dấu hiệu tách góc mặt trái phải trước sau... Có lẽ đây là dấu hiệu của hai trung tâm ma quỷ, và bốn dấu hiệu của các con chim nhằm tách chúng ra chăng?
Photobucket

Toàn bộ hình thể nhìn vào như được ghép toàn thể là một người đàn ông đội một chiếc mũ lông chim lớn với chân ngồi chồm hổm hai tay chắp lại. Hình mặt người có một cái mũi lớn đâm từ dưới lên trên ( có thể rất giống với bộ phận sinh dục của người đàn ông, và cái miệng có thể được coi là rốn mặc dù nó nằm khá thấp, hoặc có thể âm đạo. ) Từ những nét đó rút ra mắt, tay và chân, tuy nhiên hình mặt vẫn như ẩn chứa các ý tưởng của một số nhân vật tổ tiên thần thánh đã được hợp nhất.
không biết những người dân Liangzhu sử dụng ngọc tông cong dùng co việc gì? Có lẽ ngọc tông được sử dụng trong các buổi nghi lễ để thông thiêng giữa trời và đất qua các tay pháp sư chăng? Cái lỗ tròn giữa ngọc tông muốn nói lên điều gì? ( Có thể đã được gợi ý các lỗ tròn được sử dụng để tổ chức nghi lễ nơi các đầm lầy đầy đám lau sậy thiêng liêng ) Thông thường các vật nghi lễ và rượu được đổ xuống cho các đám lau sậy trong các buổi tế lễ xưa để đại diện cho vị thần chấp nhận những món quà , và loại hình này của ngọc tông " cong " không có khắc mặt quỷ cũng thỉnh thoảng xuất hiện trong nhà Thương và Chu. Tuy nhiên, tham khảo trong một vài nghi lễ đề cập đến tác dụng của ngọc tông cong trong ritualbooks đời Chu thì quá mơ hồ. Ngoài ra các đĩa ngọc Bi chắc là dùng để tiếp đãi khách , phân biệt đẵng cấp hay dùng để xem đoán thời tiết , bói toán chăng ???
Photobucket

PhotobucketPhotobucket

Trong số các cổ ngọc hay các đồ đá mới chúng ta thường không thấy có những bằng chứng về ký tự của tác giả . Có lẽ do về mặt thần bí , người tạo tác ra các sản phẩm ngọc cho rằng họ là những công cụ được tạo nên bởi vũ trụ, và các công trình mà họ tạo ra chỉ là những biểu hiện sống động của các lực lượng vũ trụ chung quanh , chứ không phải do sự sáng tạo tài năng cá nhân. Bởi vậy khi xem các cổ ngọc thời Lãng Chu chúng ta thường thấy các hình dạng hoa văn được khắc lên trên ngọc thông thường chỉ có chung một khuôn mặt thần chứ không có một ký tự riêng nào của tác giã đã làm ra nó...Những người dân của những người thời cổ đại đã xem các biểu tượng làm từ ngọc như những đối tượng ma thuật và từ đó người ta sử dụng nó như một công cụ bảo vệ và hỗ trợ họ trong khả năng để giao tiếp với các đấng sáng tạo hay đấng hủy diệt của vũ trụ trong cuộc sống hàng ngày của họ. Từ đó người ta dễ tin và chấp nhận sự kỳ diệu của quyền hạn thần bí từ một lực lượng siêu nhiên vô hình đã sẵn có trong các loại đá quý này. Tùy thuộc vào hình dạng tạo làm từ ngọc ta thấy rằng các nghệ nhân tạo ngọc đã tạo nên các vật dụng để thờ cúng tổ tiên , các vật dụng để xem thiên văn hay vật linh thiêng có thể làm thay đổi vận mệnh hay vận may của họ thông qua bởi bàn tay của thần bí. Ngoài ra ngọc trong nền văn hóa Lãng Chu cũng được xem như như dụng cụ hướng dẫn và bảo vệ suốt cuộc đời và cái chết của họ .

Một bàn thờ đồ đá mới từ các nền văn hóa Liangzhu, khai quật tại Yaoshan ở tỉnh Chiết Giang, chứng minh rằng cấu trúc tôn giáo được xây dựng và thực hiện qua công việc đóng cọc cẩn thận trên thành đá và tường đá, vì vậy chúng ta cũng dễ suy luận rằng tôn giáo của thời Lãng Chu đã được xếp lên tầm quan trọng đáng kể. Bàn thờ được chia làm ba cấp độ : Phía cao nhất là một nền tảng trời tròn đất vuông . Ba nền tảng bổ sung đã được lát Chồng lên nhau . Có xương cốt được chôn thành như một bức tường đá. Trên bàn thờ có mười hai ngôi mộ trong hai hàng . Một phát hiện mới về di tích căn cứ bức tường thành phố cổ đã được công bố bởi chính phủ của tỉnh Chiết Giang vào ngày 29 tháng 11 năm 2007. Tất cả các di tích được xác định trước đó đã xây dựng nên một phần của thành phố. Ngoài ra các nhà khảo cổ tìm thấy một con kênh dài 40 mét khá rộng được xây dựng bằng đất cứng, trong đó đã được một lượng lớn mảnh gốm, Ngọc Tông , đĩa... do một nhà nghiên cứu tại Viện khảo cổ học Chiết Giang tìm thấy. Khi các nhà khảo cổ đã đào một hố sâu trên bờ phía đông của con kênh Bắc-Nam, họ rất ngạc nhiên khi tìm thấy một khu vực rộng lớn được xây dựng trên vùng đất đất khô cứng và đầy đá sỏi.
Photobucket

 khởi thủy đá và ngọc được chọn làm ra công cụ như đồ trang sức , các đồ dụng cụ để sử dụng cho các nghi lễ thông thiên giữa trời đất ( Thông thường các vật này được chạm khắc với các lối hoa văn có hình tượng như các mặt thần , hay các tế sư Saman với đôi mắt mở to như đang nhìn chằm chằm về phía trước ) Nền văn hóa Lãng Chu là một văn hóa ngọc bích có nhiều mối liên hệ đến ít nhiều của nền văn hóa Hoa Hạ ở phía nam sông Dương Tử của Trung Quốc. Ngành thủ công mỹ nghệ ngọc bích đã dần trưởng thành. Ngọc được khắc theo phưong diện nghệ thuật bắc đầu tách rời khỏi các ngành chế tạo những công cụ làm bằng đá và từ đó dần dần trở thành một nghề độc lập . Các vật được từ ngọc mô phỏng những công cụ vũ khí bằng ngọc bích như : dao, rìu , mũi tên , thanh kiếm... Có những loại ngọc được chế tác dành cho trang sức hay các vật dụng hàng ngày như cái lược chải tóc , vòng ngọc bích , vòng hoa tai , các ấm đựng nước , bình hoa....

Nghi thức xã giao được thể hiện bằng ngọc , các nghi lễ của giới quý tộc cũng lấy ngọc làm biểu tượng về tình trạng và quyền lực. Các ngọc tông được làm từ ngọc bích được sử dụng trong trong các buổi lễ nghi vẫn chứa đầy bí ẩn. Ngọc của nền văn hóa Lãng Chu với lối đặc trưng bởi kích thước lớn và tính đối xứng . Nền văn hóa Hongshan có đặc trưng đầy những bí ẩn của ngọc được tạo tác bởi thợ thủ công nghiêng về nghệ thuật chạm khắc tạo ra những hình tượng con người lạ kỳ hay những quái thú....
Trong đời nhà Thương sau này ngọc bích thường có màu xanh lá cây và vật đựng thực phẩm thì ngọc thường có màu đen và ngọc được chạm khắc thường có hình dạng của loài động vật hơn trong hình dạng hình học như : ngọc rồng, phượng hoàng ngọc bích, ngọc bích hình con chim vẹt.... trong các tư thế khác nhau.
Trong nghệ thuật đời Xuân Thu Chiến Quốc thì việc tạo tác khắc ngọc bích được phát triển đến một mức độ cao, có thể so sánh với nghệ thuật chạm khắc đá cổ đại Hy Lạp và Rome. Vào thời này ngọc đã được đưa lên vị trí như sử dụng như thời trang , người ta đeo đồ trang sức làm bằng ngọc bích từ đầu đến chân với các hình tượng như : hình ảnh của con rồng, phượng hoàng và con hổ trong các tư thế uốn theo hình thức "S
Trở lại ta có thể nhận định và chia ngọc bích thành bốn loại: ngọc bích dành nghi thức cúng tế , ngọc bích dành cho chôn cất tẩm liệm theo người chết , ngọc bích dùng để làm cảnh triển lãm và ngọc bích dùng cho việc biểu hiện cá nhân . Ngọc bích dành cho mai táng và ngọc bích dùng cho uy quyền là được chạm khắc đạt nghệ thuật nhất. Các ngọc được tìm thấy ở các mộ táng nói lên phần nào về tình trạng của người quá cố. Các ngọc bích hình cái đĩa tròn, cây đo khẩu độ , hai cái đĩa hình bán nguyệt , ngọc tông tùy theo từng tầng .... đã được chôn theo giống như tư thế của con người quá cố (tai, mắt, miệng, lỗ mũi, hậu môn và bộ phận sinh dục) với mục đích như ngăn chặn ma quỷ hay có mục đích nhằm ngăn ngừa xác chết khỏi mục nát .
Photobucket

Ngoài ra cuộc khai quật cho thấy rằng :con kênh là một kênh bên ngoài thành phố, và các khu vực phía đông của nó vẫn còn là một phần của bức tường thành phố . Các bức tường được mở rộng 1,500-1,700 m kéo dài từ đông sang tây và 1,800 m -1,900 m từ Bắc vào Nam. Thành phố này có diện tích 2.900.000 sqm ( 200,000 sqm là diện tích lớn hơn Tử Cấm Thành . )
"Đây là thành phố lớn nhất của thời đồ đá mới được phát hiện tại Trung Quốc... " ông Wenming Yan, một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh cho biết như vậy .

Photobucket.
Từ đó ta tạm kết luận thủ đô của Vương quốc cổ Lãng Chu , mà ảnh hưởng của sự lây lan truyền bá văn hóa cho đến ngày nay là các vùng : Giang Tô, Thượng Hải, và tỉnh Sơn Đông . Một viện Bảo tàng Văn hóa Lãng Chu đã được hoàn thành trong năm 2008 cách khoãng 17,5 km về phía tây bắc của góc đông bắc của thành phố Tây Hồ ở tỉnh Hàng Châu.

Photobucket
Satellite view of the Liangzhu Culture Triangle with the Fan Shan site located approximately 30° 23’ 43”N and 119° 59’ 04” E and about 500m east of the Road #104 from Liangzhu via Changming to Pingyao
Các nhà khảo cổ Trung Quốc thường phân chia văn hóa thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu (4100-3500 TCN), giai đoạn giữa (3500-3000 BC) và giai đoạn cuối (3000-2600 BC). Dựa trên các bằng chứng từ hiện vật được đào lên ở các ngôi cổ mộ hay các phế tích còn xót lại , giai đoạn đầu được cho là rất bình đẳng giống nhau ( Văn hóa Hòa Bình được xác định niên đại từ 11.000 đến 4.000 năm cách ngày nay). Giai đoạn này là điển hình của sự hiện diện của thiết kế riêng của từng nền văn hóa đặc trưng...Người Đông Di

Photobucket
Shun-Sheng Ling viết: “Xưa kia đa số dân duyên hải Trung Quốc là Đông Di. Người Đông Di là người Di sống ở Sơn Đông và Hà Nam như được mô tả trong thư tịch Trung Quốc. Người Di ở miền nam thì được gọi là Nam Di và người ở bắc thì được gọi là Bắc Di ".
Thư tịch Trung Quốc mô tả người Di là dân biển đóng thuyền lớn . Sau đó tên Di trở thành đồng nghĩa với từ biển.
Dân Di thường được gắn với các văn hóa : Long Sơn ( Shandong ) , Liangzhu, và Hongshan . Họ có tục bẻ răng, uốn đầu cho méo, và làm nhà sàn , đều là những nét chung của Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Trong thời Long Sơn ta thấy phát triễn những thành quách xây bằng đất đập. Điều này được xem là có thể chỉ dấu cho sự gia tăng về chiến tranh bộ tộc và do đó nhu cầu tư vệ từ đó mà theo lên . Thư tịch Trung Quốc nêu rõ rằng dân Di được xem là ngoại tộc đối với dân Hoa của vùng Thượng Lưu Hoàng Hà. Thời sau, từ Đông Di không dùng cho Sơn Đông nữa mà dùng để chỉ dân ngoại quốc khác .
Trong thời gian đầu, dân Di rất quan trọng trong sự hình thành văn hóa và văn minh Trung Quốc.Như nói trên, có nhiều bằng chứng buôn bán xa nhất là mặt hàng ngọc xanh và ngọc đỗi màu rẽ tiền từ vùng Dương Tử thuộc văn hóa Liangzhu.
Ngoài các nền văn hoá đồ đá, đồ đồng,... thêm nền văn hoá quan trọng mà trứoc đây bị giới ngiên cứu bỏ quên là nền văn hoá đồ ngọc . Đặc biệt văn hoá đồ ngọc Lương Chử (3310 - 2250) ở Triết Giang - rất nên quan tâm vì liên hệ với Văn Lang (cũng như các khuyên tai ngọc thời Đông Sơn). Họ có hình tượng "Ngọc tông" thao thiết vuông tròn theo quan niệm trời tròn đất vuông (trong sự tích bánh chưng, bánh dầy). Văn hoá thờ đồ ngọc sau này còn ghi dấu nhiều trong các tín ngưỡng của đạo Giáo như; Ngọc Hoàng, Ngọc nữ... vv

Photobucket

Photobucket
Photobucket

No comments:

Post a Comment