Saturday, March 6, 2010

Hai bà Trưng và Mã Viện qua ánh mắt của Kim Dung

Nhà văn Kim Dung có viết về chuyện hai bà Trưng và Mã Viện..

Chưa bao giờ thấy 1 người Tàu nào viết về lịch sử VN với lời lẽ khiêm nhường và khách quan như Kim Dung.
Bài dịch ra tiếng Việt dưới bài nguyên gốc chữ Hán. Bản dịch bằng Hán tự nếu ai muốn quan tâm thì Badmonk sẻ đưa lên...
Hai bà Trưng là hai vị nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam bị quân xâm lược Trung Quốc sát hại. Hai Bà là nạn nhân của chủ nghĩa Đế quốc do Hán Võ Đế phát động.
Hai Bà 2 hai chị em, chị gọi là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị, sống ở đất Mê Linh (tức vùng đất gần Hà Nội ngày nay). (Chú thích: Xem hồi thứ 24 sách Hậu Hán Thư diễn dịch của Thái Đông Phiên thì hai người này là con gái của Lạc Tướng đất Mê Linh. Giao Chỉ là vùng đất xa xôi ở cõi Nam hải, chưa đặt thành Quận huyện, do thổ dân chiếm cứ, tùy nơi khai khẩn ruộng nương). Cha là lãnh tụ dân chúng trong vùng. Chồng Trưng Trắc tên là Thi Sách, còn Trưng Nhị có chồng hay chưa thì không biết. Giao Chỉ là 1 quận thiết lập từ thời Tây Hán bao gồm một phần đất miền Bắc Việt Nam và một phần của miền Nam Quảng Tây ngày nay. Nhưng tại sao gọi là Giao Chỉ? Sách xưa có nhiều loại giải thích:
1) Có người cho rằng, người địa phương cửa vùng đất này khi nằm ngủ thì để đầu hướng ra ngoài, còn hai chân thì kẹp lại với nhau để về phía trong.
2) Có ngưòi nói rằng dân chúng ở đó có ngón chân cái quẹo ra ngoài rất nhiều, khi đứng thì 2 đầu ngón chân cái đụng lại với nhau (Chỉ là đầu ngón chân),
3) Có người lại cho rằng đó chỉ là tên vùng mà thôi. Hán Võ Đế đặt tên miền đất phía Bắc là Sóc Phương, phía Nam là Giao Chỉ, tức là “giao” lại miền đất “phúc” (Phúc chỉ có nghĩa là hạnh phúc, có phúc…) lại cho con cháu sau này. Theo tôi suy đoán thì đây chỉ là tên vùng đất mà dân chúng ở đây đặt tên cho vùng này, “Giao Chỉ” có thể là căn cứ trên âm nói địa phương mà đặt ra. Tất cả các cách giải thích trong sách xưa đều có phần miễn cưỡng, bịa đặt và gượng ép.
Sau khi bị nhà Tây Hán chiếm cứ, vua Hán phái “Thái Thú Giao Chỉ” đến cai trị. Chương “Nam Man Liệt Truyện” của sách Hậu Hán Thư ghi rằng: “Người Trung Quốc tham lam báu vật, ngày càng xâm chiếm, áp bức. Vì thế cho nên cứ một vài năm thì dân chúng nổi dậy chống đối một lần” (xem “Nam Man Tây Nam Di Liệt Truyện” trong quyển 86 sách Hậu Hán Thư của Tống Phạm Diệp). Câu này viết thật không sai chút nào. Vùng đất này có sản vật phong phú, người Trung Quốc tham lam tiền của, áp bức, bóc lột dân chúng. Dân chúng không chịu đựng nổi nên cứ vài năm lại nổi lên chống cự lại. Sách “Tư Trị Thông Giám” khi nói đến Trưng Trắc chỉ ghi đơn sơ “…Trưng Trắc là ngườ i rất dũng cảm, Thái Thú Tô Định dùng pháp luật trị tội, Trưng Trắc rất căm phẩn (Quyển 43 sách “Tư Trị Thông Giám ghi ngưyên văn như sau: Trưng Trắc, con gái Lạc Tướng đất Mê Linh Giao Chỉ ngưòi rất dũng mãnh …”).” . Trưng Trắc nổi lên chống lại bạo quyền vào năm Kiến Võ thứ 15 đời Hán Quang Võ Đế, tức vào năm thứ 39 Dương Lịch. Thế nào gọi là “dùng pháp luật trị tội”, thì dĩ nhiên là dùng luật lệ của người Hán để áp bức ngược đãi dân chúng địa phương. Đến mùa xuân tháng hai năm sau thì Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị khởi nghĩa, nổi lên chống lại bạo quyền. Các bộ lạc, dân chúng khác ở miền Nam đều nổi lên hưởng ứng theo. Hai Bà chiếm cứ được tất cả 65 thành trì của các vùng Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay), Nhật Nam (vùng Thừa Thiên ngày nay) và Hợp Phố (vùng tiếp giáp giữa Việt Nam và phần Tây Nam Quảng Đông ngày nay). Trưng Trắc lên ngôi làm vua và đóng đô ở Mê Linh. Các quan lớn Nhà Hán phái đi đánh dẹp đều chạy trốn cả, hoặc là chỉ cầm cự trong vài thành trì không dám ra đương đầu với hai Bà.
Cuộc khởi nghĩa cách đây hơn 1900 năm, chỉ do hai người con gái trẻ tuổi cầm đầu, nhưng thành công đến mức lớn lao như vậy thật là vô tiền khoáng hậu. Cho đến hôm nay, trên thế giới cũng ít có ai làm được như thế. Đáng tiếc là lịch sử để lại quá ít di tích , tài liệu, cho nên chúng ta hôm nay không làm sao hiểu rõ thêm về diện mạo, cá tính và hành động của hai Bà.
Hai Bà khởi nghĩa thành công được hai năm, Nhà Hán bó tay thua trận. Cho đến cuối năm Kiến Võ thứ 17, Hán Quang Đế mới quyết định xua quân sang đánh. Nhà Hán hiểu rằng với 1 lượng quân nhỏ nhoi thì không thể nào đánh lại được quân khởi nghĩa của hai Bà, do đó nhà Hán chuẩn bị rất chu đáo. Khắp nơi trong vùng đất từ Hồ Nam cho tới miền Bắc Việt Nam đều đóng tàu, làm xe, xây cầu, mở thêm đường sá, cất giữ lương thực. Nhà Hán phong cho tướng giỏi đương thời là Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, cho Phục Lạc Hầu Lưu Long làm phó tướng, xua quân Nam tiến. Tháng Tư năm Kiến Võ thứ 18 (năm 42) Mã Viện theo đường biển tiến vào đất liền, đánh nhau dữ dội với quân của Trưng Trắc ở dải đất trải dài từ Hà Nội cho tới Huế bây giờ. Lúc đó quân của Mã Viện ở thế rất mạnh, quân của Trưng Trắc bị thua, hai Bà chạy vào trốn trong núi. Tháng giêng năm sau đó bị quân của Mã Viện giết hại. (Sách Thủy Kinh Chú thì cho rằng “Trưng Trắc chạy vào vùng Kim Khê, ba năm sau mới bắt được”, thời gian không đúng).
Mã Viện biết rằng đi đánh Giao Chỉ là việc hiểm nguy không lường trước được nên đã để lại lời tuyệt mạng cho người nhà, nhưng may mắn lại thắng trận về quê. Có người tên là Hư Ký ra nghênh đón và ủy lạo công lao cực khổ của Mã Viện, Mã Viện dương dương tự đắc nói rằng “Làm trai nên chết ở chiến trường, da ngựa bọc thây, đem về quê chôn cất, chứ ai lại ngủ chết trên giuờng để cho con cái đem chôn”. Câu nói này làm phát sinh ra câu thành ngữ “Da ngựa bọc thây” là vậy.
Mã viện là kẻ có tài binh lược, thường có cùng một ý nghĩ giống y vua Hán. Tài kể chuyện của y có thể nói là rất giỏi. Người ta nói rằng Mã Viện kể chuyện thì từ hoàng tử cho tới thứ dân đều thích nghe cả. Lại có tính u mặc khôi hài, thường nói chuyện khôi hài cho vua nghe, do đó vua Hán rất yêu mến. Mã Viện đi đánh giặc thường đều thắng trận. Đối với vìệc kinh tế, Mã Viện cũng có dâng vua một vài sách lược như dùng lại đồng tiền Ngũ Chu, vua nghe lời, nhờ đó đã làm cho cuộc sống dân chúng khá hơn. Mã Viện có tầm nhìn nhạy bén, phán đoán chính xác, đáng lẽ với tài năng đó có lợi cho Mã Viện, nhưng sau này lại chết trong 1 cuộc chìến tranh xâm lược và bị vua Hán tước bỏ tước phong. Vợ con không dám đem thi hài đi chôn, bạn bè thân thuộc cũng không dám đi cúng điếu! Thế thì nguyên nhân tại sao xẩy chuyện như vậy. Nói cho cùng thì cũng vì chuyện đi đánh Viêt Nam mà ra.
Bảy năm sau khi sát hại hai Bà, Mã Viện đem quân đi đánh vùng đất bộ lạc người Mèo là Tương Tây và Nguyên Lăng. Sông nước vùng này nước chảy xiết (Đây là vùng bến sông Thanh Long nơi người yêu thương nàng Thúy Thúy chìm thuyền chết đuối trong truyện Biên Thành của Thẩm Tùng Văn), thuyền không chèo lên được, trời lại nóng bức, trong quân lại có bịnh dịch hoành hành, Mã Viện vì vậy bị bệnh chết. Vua sai Phò mã là Lương Tùng đi điều tra hư thực như thế nào. Trước kia Mã Viện có hiềm khích với Lương Tùng, hay nói xấu Phò mã làm vua Hán tức giận. Nguyên do là khi đi đánh Viêt Nam, ở xa ngoài vạn dặm Mã Viện viết thư về cho các người cháu phản đối họ học đòi theo người hào hiệp nổi tiếng là Đỗ Quý Lương (Xuất xứ của câu thành ngữ “Vẽ cọp không thành trông giống như chó” cũng phát sinh từ bức thư này mà ra). Phò mã Lương Tùng lại là bạn thân của Đỗ Quý Lương. Vua Hán biết được chuyện này nên đã giận phạt Phò mã một trận nên thân.
Ngoài chuyện này ra, còn có thêm một nguyên do nữa. Số là Mã Viện khi còn tại Việt Nam thường ăn loại hạt cốc “Ý dĩ” để tránh chướng khí. Khi thắng trận khải hoàn có đem về Hán một xe hạt cốc “Ý dĩ”. Sau khi Mã Viện chết, có người vu cáo là Mã Viện đem về một xe ngọc minh châu và sừng Tê. Vì vậy mà vua Hán tức giận không thể kiềm chế được

No comments:

Post a Comment