Sunday, April 4, 2010

Nền văn hóa Hongshan

Photobucket

VĂN HÓA HONGSHAN 4500-2250 B.C.


Các đồ đá mới của nền Văn hóa Hongshan có niên đại từ 4500-2250 và là một trong những nền văn minh sớm nhất , tiên tiến nhất được phát hiện cho đến nay tại Trung Quốc. Nền văn hóa Hongshan chủ yếu nằm trong khu vực đất nội Mông ( Tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Hà Bắc hiện nay(mới có bằng chứng xác định cho thấy khu định cư trong khu vực sông Dương Tử).
Nền văn hóa Hongshan được biết đến qua các cách cấu trúc xây dựng đền thờ và nhà cửa , thành phố ... Nhưng nỗi bật hơn hết là các kỷ thuật chạm khắc ngọc bích nephrite sớm nhất . kỹ thuật chạm và khắc đến độ tinh vi của họ được truyền lại trên các đồ công nghệ làm từ đá và ngọc . Những hoa văn , hình tượng mang tính thẩm mỹ cao ngoài sức tưởng tượng của con người đương đại hiện giờ : Để giải thích những kỷ thuật khắc nỗi trên ngọc hay làm ra những sản phẩm đó thì hoàn toàn vượt quá sự giải giới hạn của sự lý luận hay giải thích .... Nhiều hiện vật ngọc Hongshan được xem là tốt , được giữ nguyên vẹn là do thực tế là nền văn hóa Hongshan là nền văn hóa của tế lễ và chôn cất cho nên các hiện vật thường nằm trong các hầm mộ trong lòng đất nên có được sự bảo quản khá tốt . Ngoài ra vì khí hậu khô cằn và khô của Nội Mông Cổ do ít mưa cũng là một yếu tố ........ Có lẽ nổi tiếng được biết đến ngọc Hongshan là rồng cuộn thai nhi hay rồng trư long  ( Đầu rồng nhưng miệng giống như con lợn )Sau khi nghiên cứu các di tích khảo cổ thời tiền sử tìm thấy ở thành phố Chifeng thuộc vùng tự trị Mông Cổ  (Đông Bắc Trung Quốc), các nhà khoa học cho rằng đầu rồng có thể có nguồn gốc từ lợn hoặc cũng có thể là ngựa hay một loại động vật có sừng.
PhotobucketPhotobucket


Hơn 80 nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc và thế giới đã nhóm họp tại thành phố Chifeng để bàn bạc trao đổi những thông tin mới nhất về Hongshan, khu khai quật có từ 6.500 đến 5.000 năm trước công nguyên . Ở Liêu Ninh -phía bắc Beijing, thuộc đông bắc Trung Hoa và Nội Mông- chỉ có loại đá bây giờ gọi là soapstone, độ cứng Mohs scale từ 2.5 đến 4, người Trung Hoa lúc đó đã yêu quý  lắm rồi , gọi là “yu”, cẩm thạch, đá xanh. Năm 1970, tại địa điểm Chifeng, thuộc Nội Mông, nhóm khảo cổ Nhật đào được cả trăm tượng bằng soapstone, từ 3 đến 30cm. Hình người, đa số là phụ nữ, chíên sĩ, thợ săn, nô lệ, thầy phù thuỷ , đến các loài quái thú …. Các con thú, nhiều nhất là rồng và heo, có cả rùa, thỏ, mèo, chim, phượng hoàng, cú mèo, ve sầu, cào cào, bướm, sâu… Soapstone không thể nào sánh được với nephrite, tuy vậy loại đá này đã hân hạnh ghi lại thời Đồ Đá châu Á. Đó là nền văn hoá Hongshan (3500 - 2000TCN), bao trùm một vùng từ Nội Mông/Inner Mongolia , Hà Bắc(Hebei )và Liêu Ninh(Liaoning ) lúc đó vì do chưa cấu thành quốc gia, nên không có biên giới phân biệt rõ rệt . Rồng ở Trung Quốc có thể chia làm ba hệ thống: Rồng đầu lợn ở phía Bắc , rồng đầu rắn mình người ở vùng trung tâm và rồng đầu cá sấu ở phía Đông. Truyền thống tôn thờ rồng của Trung Quốc được những người cổ xưa giữ gìn và phát huy. Họ là những người sống bằng nghề săn bắt và đánh cá nên họ rất sùng kính những nguồn thức ăn chính của mình như lợn, nai, chim và rắn .


Hình rồng cho thấy ý niệm về loài bò sát thời đó. Con rồng chữ C này, được đặt tên Zhulong (Zhu; heo, long: rồng), hay “pig dragon” đầu giống heo thân giống rắn. Con rồng này đẹp nhất trong số 38 “rồng heo” đào được, cả về kỹ thuật mài giũa lẫn “nước ngọc”. Những con thú này về sau cũng tìm thấy nơi nền văn hoá Liangzhu (3400 - 2250TCN) ở hạ lưu sông Dương Tử; và ở cuối đời nhà Thương (1700-1100 TCN). Các nhà Trung Hoa học coi Zhulong là tiền thân của “văn hoá” rồng Trung Hoa. Đá ngọc Soapstone được khai thác mãi đến đời Hán mới cạn.


Mitdac
Photobucket

Hình ảnh của rồng được kết hợp giữa đầu thú với mình rắn từ nền văn hóa Hongshan và không thay đổi cho đến khoảng 4.000 năm sau đó. Rồng Honshan là hình ảnh sớm nhất và hoàn chỉnh nhất về rồng được tìm thấy ở Trung Quốc. Phát hiện lớn nhất và quan trọng nhất là tượng rồng đầu lợn bằng ngọc dài 26cm và cuộn lại như chữ “C”. Tượng có đầu lợn, thân rắn, môi mím, mắt lồi và có lỗ ở phía sau. Ngoài ra họ còn tìm thấy rất nhiều xương lợn được chôn cùng với người chết ở khu Hongshan . Điều này chứng minh rằng lợn từng có vị trí rất quan trọng và có thể là biểu tượng cho sự thịnh vượng của ngành chăn nuôi đã sớm hình thành .
Người ta vẫn còn đang tranh cãi các giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của rồng. Một số tin rằng thân rồng bắt nguồn từ thằn lằn , rắn hoặc cá sấu, đầu thì giống ngựa hay 1 loại động vật có sừng nào đó. Nhưng bây giờ người ta lại tìm thấy tượng rồng đầu lợn tại vùng Hongshan, trải dài từ Đông Nam khu tự trị Mongolia đến phía Tây tỉnh Liaoning , Đông Bắc Trung Quốc.
Photobucket
Tượng rồng đầu lợn tìm thấy ở Hongshan là bằng chứng khảo cổ đầu tiên cho một hệ thống tín ngưỡng nguyên thủy từng được nghiên cứu. Gần đây các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm rằng : nền văn hóa Hongshan sở hữu các kiến thức về luyện kim và làm tạo tác các vật dụng được chế tạo từ đồng (có thể có sắt) các công cụ kim loại này có thể để làm và tạo nên những kiệt tác đồ ngọc của họ. Nhiều hiện vật của nền văn hóa Hongshan còn xót lại đã cho thấy việc sử dụng các lưỡi cưa và dụng cụ khoan đã phản ánh một thực tế là : Con người vào thời đó họ đã có được một nền văn minh rất cao về một ngành công nghệ tiên tiến. Hiện nay không có bằng chứng thực tế nào được biết đến từ các nền văn hóa khác như đồ đá mới được hiển thị bằng chứng về việc sử dụng công cụ bằng kim loại để khắc hình ảnh biểu tượng trên ngọc trong thời gian này.
Mitdac
Các nhà khảo cổ của Trung Quốc mới đây đã phát hiện một kim tự tháp Hongshan , mô hình xây dựng có niên đại hơn 5.000 năm ở khu tự trị Nội Mông Cổ, ở phía bắc Trung Quốc. Theo một nhà khảo cổ học nổi tiếng của Trung Quốc, chính "cấu trúc kim tự tháp" này , nằm trên một sườn núi có cách khoãng một km về phía bắc Sijiazi trong quận Aohan . Kiến trúc là một tháp ba tầng được xây dựng theo tựa đồ hình kim tự tháp : 30 mét dài và 15 mét rộng. Phát hiện này làm sáng tỏ thêm một thực tế là những người cổ xưa đã biết đến các các con số đo lường và họ là một trong những người đầu tiên có kiến thức để xây dựng cấu trúc kim tự tháp ?
Những đồ đá mới sớm nhất của Hongshan được làm bởi các nghệ nhân sống trong một khu vực giao điểm giữa thảo nguyên và vùng khí hậu nông nghiệp . Trong giai đoạn giữa của thời đại Hongshan, nền văn hóa đã được thể hiện trong nếp sống qua chăn nuôi và nông nghiệp ,và chính sự cấu trúc xã hội này đã dẫn đến tiến sự bộ trong nền văn hóa tế lễ và thờ cúng ông bà tổ tiên .Sau những phát hiện các cổ vật ra từ các hầm mộ chôn cất cho ta thấy : Văn hóa Hongshan họ đã có cấu trúc xắp xếp các thứ lớp trật tự của vị trí xã hội đẵng cấp và họ không trồng lúa. Chăn nuôi dường như đã được phát triển rất tiên tiến với sự thuần hóa các gia xúc như con lợn và vịt ... Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng với sự nổi lên của tầng lớp xã hội đã cho thấy có một ngành công nghiệp bao gồm trong đó có các tiểu thủ công nghiệp lớn do các nghệ nhân làm ngọc phát triển rất rực rỡ .

Mitdac
Các đồ ngọc Hongshan được sử dụng trong các nghi lễ nghi lễ và nghệ thuật tạo khắc được tạo ra cho các bật vươn giã khoảng thời gian hơn 2.000 năm. Các nền văn hóa ngọc Hongshan và đồ đá mới là nền Văn hóa có khoãng 3700-2250 TCN chủ yếu nằm trong khu vực đất giữa Nội Mông Cổ, và ngày nay là tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Hà Bắc... Tìm thấy gần đây nhất là từ một ngôi mộ tại Niuheliang và hai ngôi mộ gò nhỏ khai quật trong cùng một khu vực thì mới khám phá thêm về ngành công nghệ đúc kim loại được phát hiện bởi vòng đồng nhỏ trong khi khai quật . Việc sử dụng lò nung nóng với nhiệt độ cao để sản xuất ra các loại sơn cao cấp hay các đồ gốm có phết sơn chất chu sa hay cho đến các vật dụng ngọc Hongshan đã chứng minh là :sức mạnh của nhiệt luyện kim với cường độ cao đã tồn tại trong nền văn hóa này. Có những phát hiện cho rằng những người thời này đã biết cách chiết xuất từ các mỏ quặng sắt , hợp kim niken từ thiên thạch ngoài trái đất để làm nên các ngọc nghi lễ hay tạo tác ra các hình dáng hình công cụ để khắc ngọc ...

Huke


Nền văn hóa Hongshan làm các vật dụng bằng ngọc bằng các tạo tác hình tượng rất tiên tiến và nhất là lối chạm khắc tinh vi .... Có lẽ các dụng cụ dùng để chạm khắc khắc trên ngọc có thể đã được làm bằng sắt từ đá thiên thạch ngoài trái đất . Những bằng chứng của nội dung luyện sắt được còn ghi lại bằng những hình ảnh trên một số cổ ngọc . Nhiều chất đá ngoài trái đất hay thiên nhiên ,hay một số các hiện vật có từ tính nam châm ta có khả năng kết luận rằng : Nền văn hóa Hongshan được nhận thức của các lực lượng từ trường của trái đất. Một quan sát hấp dẫn thông qua việc nghiên cứu các đồ tạo tác ngọc Hongshan là sự tạo tác lên các hình tượng phong phú của " người ngoài trái đất " như các cấu trúc : tượng người Alien , người thú ... thì hoàn toàn không thể giải thích nỗi . Các hình tượng người hay vật được khắc hay đẻo từ ngọc của nền văn hóa Hongshan lại có nhưng đặc trưng rất riêng biệt mà chúng ta không thể tìm thấy trong các nền văn hóa của đồ đá mới . Khi nghiên cứu thêm cứu các hiện vật Hongshan ta thấy thêm rằng : Văn hóa thời này đã bước đến một sự văn minh tột đỉnh với một kiến thức rất tinh vi của toán học và Thiên văn học .
Photobucket
PhotobucketPhotobucket

Vào năm 1938, một nhóm các nhà khảo cổ học, do giáo sư Chi Pu Tei của Đại học Bắc Kinh, được tiến hành một cuộc điều tra rất chi tiết thông thường của một loạt các hang động liên kết với nhau của Kara-Ula Balan, một huyện biên giới của Trung Quốc và Tây Tạng. Nhóm khỏa cổ đã phát hiện một hang động ngầm vào núi với một nguồn nhiệt lượng khác lạ và bên trong hang động họ đã tìm được một số cổ vật bằng xương người được chôn lấp sắp xếp gọn gàng.Các bộ xương được hơn bốn feet trông rất mãnh khảnh với cái hộp sọ rất to. Ban đầu, các nhà khảo cổ cho rằng đây là hang động của loài khỉ ape. Tuy nhiên, Giáo sư Chi Pu Tei nói "Ai đã từng nghe nói về loài khỉ chôn nhau ?"

Trên các bức tường của các hang động đã được tìm thấy bản vẽ những hình người với cái đầu đội những cái nón lớn . Ngoài ra trong vách đá cũng cũng có những hình vẽ mặt trời, mặt trăng, trái đất và các ngôi sao, kết nối... Một phát hiện khác khá quan trọng là người ta phát hiện được một cái đĩa đá (Bi )dày khoảng 2 cm (0,8 inch), một nửa chôn trong bụi trên sàn của hang động với các vạch xoắn ốc ra từ trung tâm điểm ra đến tận vành ngoài . Theo xác định loại đá này có từ 10.000 đến 12.000 năm tuổi ( tuổi của xa hơn kim tự tháp của Ai Cập. ) Sau khi tìm kiếm kỹ lưỡng của các hang động các nhà khảo cổ đã tìm thấy thêm 715 cái đĩa khác ! Mỗi đĩa được 22,7 cm (9 inch) và có đường kính 2 cm (3 / 4 inch) dày. Mỗi đĩa cũng đã có một lỗ tròn 2 cm được đục hoàn hảo với trọng tâm chính xác với những đường rãnh cực nhỏ được vạch lên liên tục không chồng nhau từ trọng tâm cho ra đến vành ngoài....
Photobucket
Nhiều chuyên gia đã cố gắng để giải thích sự kiện này nhưng Học viện Bắc Kinh đã cấmxuất bản những phát hiện này của ông Tsum Um Nui. Ông Tsum Um Nui cho rằng các thông điệp trên đá đã được viết bởi một người tự gọi mình là các Dropa.
Theo Tsum Um Nui, một trong những dòng của chữ tượng hình đọc, "The Dropas âm thanh của các phụ âm thứ hai là ở giữa một Z 'và một' R ') của một loài sinh vật ngoài trái đất đi xuống từ những đám mây trên máy bay của họ.Dropa và cuộc hành trình định mệnh của họ đến Trái Đất theo nghiên cứu của tiến sĩ Tsum Um Nui.
PhotobucketPhotobucket
Những bí mật của nền văn hóa Hongshan bị mất tích trong cái bánh xe lịch sử đang tiến về phía trước , nhưng những bí mật về con người và một nền văn hóa văn minh Hongshan vẫn đang chờ đợi ai đó để tìm tòi khám phá. Những khám phá lớn nhất về nguồn gốc của nền văn minh của con người đang chờ đợi chúng ta... Có lẽ , nó có thể nói lên rằng họ đang thực sự là con cháu từ một nền văn minh tiên tiến dài đã bị tàn lụi bởi một thế lực vô hình nào đó . Khi bạn giữ một vật cổ ngọc Hongshan trong tay của bạn thì bạn chắc sẻ không khỏi ngạc nhiên về những thông điệp của một nền văn hóa của những cuộc hành trình của một nghìn kiếp sống từ thủa sơ khai ...

No comments:

Post a Comment