Sunday, December 27, 2009

Quan võ thì ghét quan văn dài quần ....

Trâu buộc thì ghét trâu ăn
Quan võ thì ghét quan văn dài quần ....

Nhân đọc lại câu ca dao trên nhớ tới chuyện Quan văn- Quan võ ngày xưa ngày nay ... Chợt nhớ tới hai chuyện nhỏ còn được ghi lại trong sử liên quan đến "xung khắc" văn võ ở Việt Nam chúng ta ngày xưa ...
1. Chuyện đầu là giữa Nguyẽn Trãi và Lê Sát . Ngược lại với sự tôn vinh của chúng ta với Nguyễn Trãi, ông có một vị trí khá lớn trong bộ máy hành chính thời tiền Lê . Cũng như bất cứ một nhà Nho chính thống nào, Ông luôn luôn khuyến khích lễ nghĩa, đức trị. "Bệ Hạ gia ân đức thì nhà nhà không có tiếng ai oán, đấy là tiếng nhạc hay nhất vậy". Đại khái ông đã nói như vậy, khi vua Lê Thái Tổ giao cho ông nhiệm vụ soạn lễ nhạc cho triều đình. Lê Sát ngược lại là kẻ võ biền, nhưng ông này giữ chức phụ chính đứng đầu triều đình một thời gian khá dài . Quyền lực khuynh nước , đão thành ... Bị thất sủng và giết chết vào đời Lê Thánh Tông thì phải. ? Trong Đại Việt Sử ký , những trang viết đến ông Lê Sát nhiều hơn viết về Nguyễn Trãi. Thế cho nên mới có chuyện : Một lần quan quân bắt được 3 tên kẻ cướp , Lê Sát đã mỉa Nguyễn Trãi mà nói rằng: " Phiền ngài đem lễ nghĩa mà dậy chúng ". Nguyễn Trãi liền đã trả lời : " Chúng hung bạo như vậy luật triều đình còn không trị được , làm sao tôi làm được ".
2. Chuyện thứ hai là : Giữa Ngô Thì Nhậm và Ngô Văn Sở . Ngô Thì Nhậm là một nhà nho nổi tiếng đã giúp vua Quang Trung giao hảo lại với Nhà Thanh , sau khi Tôn Sĩ Nghị bị đánh chạy mất dép về TQ . Ông cũng là người bầy kế cho quân Tây Sơn lui về giữ núi Tam Điệp (nằm giữ Ninh Bình, Thanh Hóa ), để trống ngỏ cửa Thăng Long cho quân Thanh tiến vào . Lúc lui binh, Ngô Văn Sở, là một tướng nổi tiếng của nhà Tây Sơn mới diễu ông rằng : " Phiền ngài làm một bài thơ đuổi giặc đi , nếu không thì lại phải đến tay kiếm tay đao của tôi ".
Từ đó mới thấy rằng, văn không thể thiếu võ. Văn là ý tưởng , là chính sách. Nhưng đến khi thực hiện thì văn không đủ dũng lực , mà phải cần có võ song hành . Võ tạo điều kiện cho văn , đưa nó vào hiện thực.

No comments:

Post a Comment