Saturday, March 6, 2010

Như nước Đại Việt ta từ trước..

Photobucket
Trước đời Nguyễn, thì trong tên nước ta, chữ Việt vẫn là chữ quan trọng nhất : Nước Đại Cồ Việt , Đại Việt là tên trong suốt 900 năm lịch sử (trừ lần bị đổi là Đại Ngu của triều Hồ). Các sách sử chính thống cũng như vậy: Đại Việt sử Ký toàn thư  , Đại Việt sử Ký Khâm định Việt sử thông giám cương mục,... chỉ đến đời Nguyễn, chữ Nam mới được đưa lên hàng đầu. Phải chăng chính vì quá trình Nam tiến, và lần đầu tiên Quốc Đô đặt ở phía nam xa như vậy, mảnh đất kéo dài về phương nam như vậy, mà cái tên Nam mới trở thành quan trọng nhất .
 Tại sao các triều đại trước Nguyễn lại đặt trọng chữ Việt ? Phải chăng vì niềm tin vào sự chính thống của mình , là quốc gia chính thống mang dòng tộc Việt , nghĩa là đặt trọng tính dân tộc (khác với Nam, đặt trọng tính vị trí).
 Hơn nữa, nếu tự nhận là nước Nam (như triều Nguyễn), tức là một sự công nhận , chịu thần phục , nên tôi xin làm Nam quốc ở phía Nam. Điều này không có với cái tên Đại Việt
 Tất nhiên nhà Nguyễn không muốn giữ chữ Đại Việt , vì mảnh đất đã được mở rộng hơn rất nhiều phần Đại Việt của thời Lê Sơ - triều đại thống nhất cuối cùng trước đó.
 Các triều đại Trung Quốc khi đô hộ nước ta, đều gọi nước ta là nước Nam, chứ không dùng chữ Việt . Bắt đầu từ nhà Đường lập An Nam đô hộ phủ, thì các triều đại về sau đều gọi là An Nam. Các vua nước ta đều chịu phong với hiệu là An Nam:
- Cao nhất là An Nam Quốc Vương
- Thấp hơn là An Nam Quận vương
- Thấp nữa là Giao Chỉ Quận vương
- Và thấp nhất nữa là Tĩnh Hải Tiết độ Sứ

 Như vậy, với Trung Quốc , nước ta luôn bị gọi là nước Nam , để làm nổi bật tính Trung Nguyên của họ.
 Còn bản thân các vua ta không muốn chấp nhận sự thần phục đó, nên vẫn tự xưng tên nước là Việt , Đại Việt , và cái chữ An Nam không bao giờ trở thành chính thức trong nước ta ...
 Như Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô Đại cáo cũng nêu rõ; "Như nước Đại Việt ta từ trước..." trong khi rõ ràng Lê Lợi thụ phong là An Nam quốc vương từ nhà Minh (Khi Lê Lợi còn sống không xưng Đế, đời con mới truy phong tước Hoàng đế).
 Xem thế, đủ thấy truyền thống nước ta cho đến trước đời Nguyễn vẫn lấy chữ Việt là Quốc thống, coi chữ Nam chỉ là phụ , nếu không muốn nói là chữ kém cỏi, thể hiện sự thần phục , phụ thuộc.
 Tên gọi này chính thức có từ thời trị vì của vua Lý Thánh Tông (1054-1072), vua thứ 3 của nhà Lý. Trước đó, kể từ thời kỳ trị vì của Đinh Bộ Lĩnh, quốc hiệu là Đại Cồ Việt gồm chữ Đại nghĩa là lớn và chữ Nôm  : Cồ cũng cùng nghĩa là lớn.
 Năm 1400, sau khi thay thế nhà Trần, Hồ Quý Ly, người sáng lập nhà Hồ đã đổi quốc hiệu thành Đại Ngu . Năm 1407, nhà Minh xâm lược Đại Ngu và cai trị cho đến năm 1427. Năm 1428, sau khi giành độc lập, Lê Lợi đã lấy lại tên Đại Việt đặt làm quốc hiệu.
 Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, bắt đầu từ thời vua Lý Thánh Tông đến thời vua Gia Long (1054 - 1804), tên gọi Đại Việt được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyền nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Đàng Ngoài, Đàng Trong, nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn (1802 - 1804). Trong quá trình này tên gọi chính thức Đại Việt bị gián đoạn một lần ngắn ngủi 27 năm vào thời nhà Hồ và thời thuộc Minh (1400 - 1427).
 Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam, quốc hiệu Đại Việt chấm dứt hoàn toàn.
 Chỉ có nhà Nguyễn mới đề cao chữ Nam mà bỏ đi chữ Việt, xưng tên nước là Đại Nam ( Thời vua Minh Mạng )

1 comment:

  1. chutluulai bi giờ nơi đâu , Bestmonk dụng mắt xanh tìm giúp đi , CO sẽ hậu tạ vài pic ...

    ReplyDelete