Tháng 9/2001, đoàn khảo cổ Mỹ và Mông Cổ phát hiện ở gần vùng núi Binder cách Ulanbator, thủ đô Mông Cổ, 360km một quần thể 40 ngôi mộ, 3 phía được bao bọc bởi bức tường đá cao 3– 4 m, tổng chiều dài gần 3 km.
Giữa khu này có một khối đá đỏ hay và được xem như là lâu đài của Thành Cát Tư Hãn.
Ở phía nam quần thể này, bằng những thiết bị chuyên dụng đã phát hiện hài cốt của hơn 60 người. Theo những binh giáp và vũ khí tìm thấy, những người này thuộc tầng lớp quý tộc Mông Cổ.
Các nhà khảo cổ cho rằng trong số đó có Thành Cát Tư Hãn. Cách địa điểm này 56 km, có một ngôi mộ tập thể chôn khoảng 100 binh sĩ Mông Cổ.
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, theo truyền thuyết, đó chính là những binh sĩ sau khi chôn cất vị thống soái đã bị giết để khỏi lộ vị trí ngôi mộ của ông. Đoàn thám hiểm cuối cùng cũng không chứng minh được trong quần thể này có hài cốt của Thành Cát Tư Hãn hay không.
Sau đó không lâu, một nhân viên bảo tàng ở Mãn Châu tuyên bố đã tìm thấy mộ của Thành Cát Tư Hãn. Theo phía Trung Quốc, mộ của ông nằm ở phía bắc thuộc khu tự trị Nội Mông, gần biên giới với Mông Cổ, dưới chân dãy núi Altai. Nhưng rồi tin này cũng bị chìm vào lãng quên.
Năm 2004 đoàn thám hiểm Mông Cổ-Nhật Bản khi khai quật vùng Avraga (Mông Cổ) phát hiện nền móng tòa nhà có hình dáng bề ngoài giống cung điện của Thành Cát Tư Hãn được lưu trong sử sách. Các nhà khoa học tìm thấy một bệ thờ bằng đá và các bát hương cổ Trung Quốc có chạm hình con rồng.
Sử sách ghi lại rằng, gần mộ Thành Cát Tư Hãn có các bát hương hình dáng như vậy luôn tỏa khói nghi ngút. Ở gần cung điện còn có 4 hố sâu, đường kính 1,5 m, trong đó là xương gia súc, tàn tro vải lụa.
Theo tục lệ Mông Cổ sau khi chôn cất các khan (chức danh của giới quý tộc Mông Cổ) người ta đào hố, thiêu gia súc và đổ sữa ngựa vào đó với quan niệm rằng người quá cố sẽ có thực phẩm dùng ở thế giới bên kia.
Tất cả cho thấy đây là nơi chôn cất của một vị quý tộc rất có thế lực đáng tôn kính Mông Cổ. Nhưng đó có phải Thành Cát Tư Hãn không vẫn còn bí ẩn.
Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227 (năm Hợi) trong cuộc hành quân chinh phục. Có nhiều giả thiết về cái chết của ông: bị trúng tên khi chiến đấu, bị bệnh nặng kéo dài, bị ngã ngựa, bị sét đánh, thậm chí là bị người đẹp giết trong đêm vui vẻ.
Để cho vị hoàng đế không bị người đời sau quấy rối, người ta đã chôn ông trên thảo nguyên rồi cho đàn ngựa hàng nghìn con quần thảo xóa mọi dấu vết.
Theo một giả thuyết khác, người ta đắp đập ngăn sông cho nước chảy ra hướng khác rồi chôn quan tài xuống đáy sông, sau đó phá đập cho nước chảy về theo hướng cũ, và dòng nước sẽ vĩnh viễn che kín ngôi mộ.
Tuy nhiên, do Đại Hạ nằm ở phía tây của hai nước Tống và Liêu, vì vậy, trong sử sách Trung Quốc người ta gọi Đại Hạ là Tây Hạ.
Vương triều Tây Hạ là vương triều của bộ tộc Đảng Hạng, được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 11 sau Công nguyên. Tổ tiên của triều Tây Hạ được cho là Lý Kế Thiên. Thực tế thì tổ tiên xa xưa của họ Lý vốn là mang Thác Bạt.
Cho tới đầu thời Đường, một người Đảng Hạng là Thác Bạt Xích Từ đã theo nhà Đường, được phong là Bình Tây Công và cho đến ở vùng Khánh Châu (nay thuộc Khu tự trị Hồi Ninh Hạ).
Cuối thời Đường, con cháu người này là Thác Bạt Tư Cung tham gia dẹp loạn Hoàng Sào có công, nên được phong làm Hạ Quốc Công, một chức vụ kế tập và rất có thế lực đồng thời được ban quốc tính là họ Lý, theo họ các vua nhà Đường. Lý Kế Thiên chính là con cháu của Thác Bạt Xích Từ.
Đến thời hậu duệ của Lý Kế Thiên là Lý Đức Minh, do thế lực của người Đảng Hạng chưa mạnh nên Lý Đức Minh phải dựa vào nước Liêu và Bắc Tống.
Nước Liêu còn phong cho Lý Đức Minh là Tây Bình vương. Thời Tống Thái Tông cũng ban cho Lý Đức Minh họ Triệu, tên là Bảo Cát.
Đến thời Tống Chân Tông thì Lý Đức Minh được phong làm Định Nan Quân Tiết Độ Sứ, cai quản 5 châu ở vùng Ninh Hạ.
Nhờ sự lãnh đạo của mấy đời Tây Bình Vương của gia tộc Thác Bạt, thế lực của người Đảng Hạng bắt đầu lớn mạnh dần. Lúc bấy giờ, gia tộc Thác Bạt chưa tuyên bố lập quốc gia riêng, tuy nhiên đã thực hiện các quyền lực và nghi thức giống như hoàng đế.
|
Khu lăng mộ Tây Hạ |
Khi cháu đời thứ ba của Lý Kế Thiên là Triệu Nguyên Hạo kế thừa tước vị của cha ông, liền bỏ những họ mà nhà Đường và nhà Tống đã ban cho họ. Tới năm 1038, Lý Nguyên Hạo xưng đế, đặt tên nước là Đại Hạ.
Khi Nguyên Hạo nắm quyền đã học theo các chế độ của các vương triều Trung Nguyên đồng thời kết hợp với các đặc sắc của dân tộc mình để hoàn thiện cấu thống trị phong kiến của Tây Hạ.
Nhờ vậy, chẳng bao lâu sau, từ kinh tế, quân sư cho tới chính trị, Tây Hạ đã có thể sánh ngang với các nước Tống, Liêu.
Vương triều Tây Hạ do Nguyên Hạo xây dựng tồn tại chưa đầy hai trăm năm. Tuy nhiên nó đã tạo nên một nền văn minh huy hoàng và xán lạn.
Trước khi tuyên bố thành lập vương triều Tây Hạ, Nguyên Hạo đã sai đại thần là Dã Lợi, Nhân Vinh sáng tạo ra loại văn tự để ghi lại ngôn ngữ của người Đảng Hạ. Đó chính là Phồn văn mà sau này người ta gọi là “chữ Tây Hạ”.
Loại văn tự này mặc dù mượn các nguyên lý cấu tạo cũng như nét bút của chữ Hán, tuy nhiên, lại mang rất nhiều đặc điểm riêng.
Phồn văn có một tác quan trọng đối với sự kiến lập vương triều, sự phát triển văn hóa, truyền bá Phật giáo, phồn thịnh của văn học cũng như ngành in ấn của Tây Hạ.
Tuy nhiên, tới giữa thế kỷ thứ 13, Tây Hạ không còn đủ sức để chống lại sức tấn công như lũ cuốn của đế quốc Mông Cổ. Sau khi hạ được Hưng Khánh phủ, đô thành của Tây Hạ, quân đội Mông Cổ đã xông vào thành, cướp bóc.
Gót ngựa của kỵ binh Mông Cổ đi tới đâu, xương trắng của người Tây Hạ phơi tới đó. Trải qua 189 năm tồn tại, cuối cùng vương triều Tây Hạ uy trấn một phương cũng bị tiêu vong, bộ tộc Đảng Hạ từ đó cũng không còn tồn tại.
Trong những sử sách sau đó, người ta không thấy những ghi chép chính thống về Tây Hạ. Tất cả chỉ là những câu chuyện vụn vặt mang đậm tính truyền kỳ.
Những khai quật khảo cổ cũng không thu được kết quả như mong đợi giúp những người hiện đại có thể hiểu rõ về sự tồn tại của vương triều này.
2. Sự tái xuất của vương triều Tây Hạ chính là vào năm 1972 tại một công trường quân sự của quân Lan Châu.
Lúc bấy giờ, quân Lan Châu đang tiến hành xây dựng một sân bay quân sự loại nhỏ ở dưới núi Hạ Lan cách trung tâm Ngân Xuyên khoảng 40km thì phát hiện ra một số đồ gốm rất cổ.
Các nhà khảo cổ tiến hành xem xét và phán đoán rằng, nơi đây chính là lăng mộ của người Tây Hạ thời trước. Và phán đoán của họ không sai.
Chẳng bao lâu sau, những ngôi mộ có niên đại ngót 700 bị chôn vùi dưới lòng đất đã một lần nữa xuất hiện trước mắt người đời. Tuy nhiên, sự xuất hiện ấy không những không khiến những câu hỏi về nền văn minh Tây Hạ được giải đáp mà ngược lại khiến nó càng trở nên thần bí và rắc rối hơn.
|
Khu lăng mộ bị chôn vùi hơn 700 năm của triều Tây Hạ |
Trong lịch sử Trung Quốc, Tây Hạ là vương triều duy nhất không có chính sử. Thành Cát Tư Hãn và con cháu mình không chỉ hủy diệt người Đảng Hạ mà còn hủy diệt luôn cả nền văn hóa của người Tây Hạ. Những cuốn sử thời nhà Nguyên chỉ có “Tây Hạ truyện” chứ không hề có phần lịch sử riêng.
Cũng vì vậy, những bí ẩn mà nền văn Tây Hạ để lại cho người đời vô cùng nhiều. Muốn giải mã được những bí ẩn này, giờ đây cách duy nhất chính là giải cho được những mật mã của lăng mộ của vương triều Tây Hạ còn lưu lại.
Theo sử sách ghi chép, vương lăng của Tây hạ được xây dựng vào khoảng từ thế kỷ thứ 11 tới thế kỷ thứ 13, tại chân núi phía đông của ngọn Hạ Lan, nằm cách trung tâm thành phố Ngân Xuyên của Ninh Hạ khoảng 40km.
Năm 1227, kỵ binh Mông Cổ tấn công Tây Hạ, Tây Hạ bị diệt vong, các lăng mộ này cũng bị phá hủy nghiêm trọng. Sau đó, cùng với sự diệt vong của vương triều Tây Hạ, các lăng mộ này cũng bị chôn vùi trong cát cho tới tận những năm 1972 khi người ta tình cờ phát hiện.
Khu lăng mộ hoàng đế Tây Hạ từ nam hướng theo bắc có thể phân thành 4 khu vực. Từ lăng số 1 tới lăng số 6 có thể chia làm 3 khu, mỗi khu 2 lăng. Từ lăng số 7 tới lăng số 9 thuộc khu số 4.
Theo bước chân của các nhà khảo cổ, những bí ẩn mà lăng mộ này ngày càng nhiều hơn. Điều mà mọi người nghĩ tới trước nhất chính là, chủ nhân của những lăng mộ này là ai.
Trong số 12 đế vương của Tây hạ, những người có lăng hiệu gồm Dụ Lăng của Thái Tổ Lý Kế Thiên, Gia Lăng của Thái Tông Triệu Đức Minh, Thái Lăng của Cảnh Tông Nguyên Hạo, An Lăng của Nghi Tông Lượng Tộ, Hiến Lăng của Huệ Tông Kiêm Thương, Hiển Lăng của Sùng Tông Càn Thuận, Thọ Lăng của Nhân Tông Nhân Hiếu, Trang Lăng của Hằng Tông Thuần Hựu, Khang Lăng của Nhượng Tông An Toàn, tổng cộng có 9 người.
Tuy nhiên, vị trí lăng mộ cụ thể của họ không được nói rõ, vẫn phải chờ khảo chứng.
Ngoài ra, điều khiến nhiều người thắc mắc chính là, trong khu vực lăng mộ này, hoàn toàn không có lấy một tấm bia mộ nào hoàn chỉnh, khắp mọi nơi chỉ là những tấm bia đã vỡ vụn.
Ngoài trừ những mảnh vỡ bia mộ của Nhân Hiếu Lăng được ghép lại thành phần đầu của tấm bia tương đối hoàn chỉnh, còn lại đều là những mảnh vụn không thể nào khôi phục lại được.
Sự tàn phá của quân đội Mông Cổ không chỉ khiến Tây Hạ diệt vong mà ngay cả tới bia mộ cũng không tìm được cái nào còn hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, vì sao người Mông Cổ lại làm như vậy? Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đế chế Mông Cổ đã nhiều lần dẫn quân tấn công Tây Hạ nhưng không thành.
Vì vậy, Thành Cát Tư Hãn luôn muốn Tây Hạ sẽ bị giày xéo dưới gót giày của kỵ binh Mông Cổ. Trong lần tấn công cuối cùng, bệnh cũ của Thành Cát Tư Hãn tái phát, ít lâu sau thì bệnh ngày một nặng thêm và vị Đại hãn của Mông Cổ đột ngột qua đời.
Có lẽ Thành Cát Tư Hãn cho rằng, người Tây Hạ phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông nên trước khi nhắm mắt xuôi tay, Thành Cát Tư Hãn đã dặn dò con cháu mình rằng, nhất định phải cho Tây Hạ biến mất khỏi trái đất, không chừa lại một thứ gì.
Chính vì thế, khi quân Mông Cổ công hạ được đã không thương tiếc giết chóc, cướp bóc và tàn phá Tây Hạ. Đô thành Tây Hạ được xây dựng hơn 200 năm cuối cùng bị thiêu hủy bởi ngọn lửa của người Mông Cổ sau khi đã họ đã cướp và giết không còn thứ gì.
Chủ nhân của lăng mộ là ai? Lăng mộ đã từng bị cướp hay chưa? Những lăng mộ này còn ẩn chứa những bí mật gì nữa? Những thứ được tìm thấy trong lăng mộ có vai trò thế nào trong vương triều của người Tây Hạ?...
Những câu hỏi về khu lăng mộ bí ẩn của vương triều Tây Hạ có lẽ phải còn rất lâu nữa mới có được câu trả lời.
Theo Vokrug sveta