XUÂN CẢNH Trần Nhân Tông
春 景
- 陳 仁 宗
楊 柳 花 深 鳥 語 遲
畫 堂 檐 影 暮 雲 飛
客 來 不 問 人 間 事
共 倚
欄 杆 看 翠 微
XUÂN CẢNH - Trần Nhân Tông
Dương
liễu hoa thâm điểu ngữ trì
Họa đường thiền mẫn mộ vân phi
Khách lai
bất vấn nhân gian sự
Cộng ỷ lan can khán thúy vi
CẢNH
XUÂN
Trong hàng dương liễu chim hót ca
Chiều tà mây dải bóng
lầu hoa
Khách đến việc đời xin gác bỏ
Tựa cửa mơ màng ngắm núi xa
Badmonk - Tâm Nhiên.
Trong khóm hoa dương liễu rậm, chim hót
Dưới bóng thềm ngôi nhà
chạm khắc, mây chiều bay.
Khách đến chơi không hỏi việc đời,
Cùng đứng
tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời.
Trần Nhân Tông
(1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua
cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi
15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông
được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt
Nam. Ngày 22 tháng Mười âm lịch năm Mậu Dần (tức 8 tháng 11 năm 1278), ông được
vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14
năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi
Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình).
Bấy giờ nhà
Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc
bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong
triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả
quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285
đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan. Ngoài ra,
quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân
chinh đi đánh dẹp.
Nhà vua từng nói: " Các người chớ quên , chính
nước lớn mới làm những điều bậy bạ , trái đạo . Vì rằng họ cho mình cái quyền
nói một đường làm một nẻo . Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu . Chớ
coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải . Các việc trên , khiến ta nghĩ
tới chuyện khác lớn hơn . Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước . Cứ luôn
luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp . Không thôn tính được ta , thì gậm nhấm
ta . Họ gậm nhấm đất đai của ta , lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ
đại bàng thành cái tổ chim chích . Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn : " Một
tấc đất của Tiền nhân để lại , cũng không được để lọt vào tay kẻ khác " . Ta
cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu "
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu
hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và
thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay
Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông
được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này. Ông qua đời ngày 3 tháng
Một âm lịch năm Mậu Thân (tức 16 tháng 12 năm 1308), được an táng ở lăng Quy
Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông,
tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần
Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
Tác phẩm của Trần Nhân Tông có:Thiền
lâm thiết chủy ngữ lục (Ngữ lục về trùng độc thiết chủy trong rừng Thiền)Tăng
già toái sự (Chuyện vụn vặt của sư tăng)Thạch thất mỵ ngữ (Lời nói mê trong nhà
đá) Đại hương hải ấn thi tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm)Trần Nhân
Tông thi tập (Tập thơ Trần Nhân Tông)Trung Hưng thực lục (2 quyển): chép việc
bình quân Nguyên xâm lược. Các phẩm trên đều đã thất lạc, chỉ còn lại 25 bài thơ
chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục - Theo Wikipedia
No comments:
Post a Comment