Sunday, September 19, 2010

Qui ước phương vị : bên trên là hướng Nam, dưới là hướng Bắc, bên trái là hướng Đông, bên phải là hướng Tây, ở giữa là trung cung.

- Phương Bắc số 1 – 6
- Phương Nam số 2 – 7
- Phương Đông số 3 – 8
- Phương Tây số 4 – 9
- Cung trung ở giữa số 5 – 10.

Hệ từ truyện nói: “ Trời một đất hai, trời ba đất bốn, trời năm đất 6, trời bảy đất tám, trời chín đất mười. Trời năm số đất năm số”

Trời 5 con số, đất 5 con số. Vị trí 5 số tương đắc nhau thế là hợp nhau. Trời lấy 1 sinh Thủy, đất lấy 6 thành Thủy. Đất lấy 2 sinh Hỏa, Trời lấy 7 thành Hỏa. Trời lấy 3 sinh Mộc, Đất lấy 8 thành Mộc. Đất lấy 4 sinh Kim, Trời lấy 9 thành Kim. Trời lấy 5 sinh Thổ, đất lấy 10 thành Thổ.

Tổng số của Trời là 25 = 1+3+5+7+9 
Tổng số của Đất là 30 = 2+4+6+8+10 
Cộng số Trời và Đất thành số 55.

Như vậy: Một là số sanh Thủy, Sáu là số thành Thủy; Hai là số sanh Hỏa, Bảy là số thành Hỏa; Ba là số sanh Mộc, Tám là số thành Mộc; Bốn là số sanh Kim, Chín là số thành Kim; Năm là số sanh Thổ, Mười là số thành Thổ.

Theo các số sinh thành của Hà đồ thì số thành tại trung cung thật đặc biệt, là tổng cộng của bốn số sinh đông tây nam bắc. Còn bốn số thành của đông tây nam bắc đều dùng số 5 của cung trung cộng vào.

1.2 Miền âm dương số 
- Miền dương gồm có bắc số 1 – 6 và đông số 3 -8; 
- Miền âm gồm có nam số 2 – 7 và tây số 4 – 9;

1.3 Âm dương Ngũ hành là biểu tượng cụ thể của các con số Hà đồ
Cồ nhân qui lý âm dương ngũ hành Hà đồ gọi là chính ngũ hành, được xắp xếp theo từng cặp:
- Phương Bắc số 1 – 6; trong dương ngòai âm thuộc hành Thủy 
- Phương Nam số 2 – 7; trong âm ngòai dương thuộc hành Hỏa
- Phương Đông số 3 – 8; trong dương ngòai âm thuộc hành Mộc
- Phương Tây số 4 – 9; trong âm ngòai dương thuộc hành Kim
- Cung trung ở giữa số 5 – 10.; trung ương trong dương ngòai âm thuộc hành Thổ.

Với hình tượng số âm dương ngũ hành cho ta ý niệm về sự hòa hợp âm dương sinh thành khởi đầu cho thế giới vạn vật. Sự hài hòa âm dương số được biểu trưng bằng âm dương ngũ hành tượng là biểu tượng cụ thể hóa của thế giới hiện tượng. 

Đã nói đến số tức là nói đến thứ tự tự nhiên của số. Thứ tự tự nhiên của số là tự nhiên của Thiên lý. Một (số 1) là chỗ khởi đầu của vạn vật liên kết với nó là biểu tượng hành Thủy. Hai (số 2) là động lực tạo thành vạn vật liên kết với nó là hành Hỏa và hai lực luợng Thủy Hỏa như đối lập âm duơng với nhau; Sự sinh hóa của thế giới được hiển lộ từ con số ba (số 3) liên kết với nó là hành Mộc. Mọi vật trở nên rõ ràng và ngăn nắp gọn gàng kết quả bằng con số bốn (số 4) liên kết với nó là hành Kim. Và mọi việc sẽ được thông suốt hòan mỹ bằng con số năm (số 5) là con số trí tuệ của hành Thổ. 

Các số hiển thị thay nhau nối tiếp được biểu trưng cụ thể bằng biểu tượng ngũ hành theo một nguyên lý tuơng sinh tương khắc. Qui ước Hành này nối tiếp và thay thế hành kia tạo nên một chu kỳ xoay vần tương ứng tương hợp với sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. Chu kỳ ngũ hành tương sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Kim, Kim lại sinh Thủy và cứ thế nối tiếp sinh thay thế nhau. Sở dĩ ngũ hành tương sinh được duy trì bởi lực lượng đối lập là ngũ hành tương khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc và Mộc lại khắc Thổ. Hai lực lượng đối lập này chế hóa lẫn nhau làm cho vạn vạn cân bằng là nguyên lý căn bản tạo lập nên thế giới. Vũ trụ được nhìn nhận như một sự tòan vẹn đầy đủ cả phần sáng lẫn phần tối.


No comments:

Post a Comment