Khi khai quật nhiều ngôi mộ cổ ở Trung Quốc, các nhà khoa học ngạc nhiên thấy xác chết sau mấy nghìn năm vẫn nguyên vẹn. Họ cho rằng ngọc thạch, được cho vào rất nhiều trong quan tài, đã làm nên điều kỳ diệu đó.
Khi nhận xét về thú sử dụng ngọc ở Trung Quốc, một nhà khảo cứu về kim hoàn ở phương Tây, tiến sĩ Alfred Doodan (Mỹ) đã viết: Người Trung Hoa cho rằng ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người là nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng.
Do đó ngọc được tôn sùng. Ngày xưa, chỉ những nhà quyền quý mới có được ngọc. Vua chúa dùng nó làm biểu tượng cho quyền lực, địa vị tối cao (như ngọc tỷ - con dấu riêng của hoàng đế dùng đóng dưới các văn kiện quan trọng). Có thời, dân thường không được dùng bạch ngọc làm của riêng, bởi nó chỉ được dùng làm ngọc tỷ, ngọc bội.
Khoảng 300 năm trước Công nguyên, ở nước Sở, vào triều Lệ Vương, có Biện Hòa là một thường dân may mắn có được một viên ngọc thô (chưa được trau chuốt). Ông ta biết chắc đó là viên ngọc cực quý nên đi hiến cho vua để tỏ dạ trung thành. Lệ Vương nhìn thấy viên ngọc thô thiển, có ý xem thường, bèn bảo một tay thái giám mài thử xem thật giả. Tên thái giám sợ Biện Hòa có công dâng ngọc sẽ được sủng ái hơn mình nên bảo là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt mất một chân.
Lệ Vương chết, Vũ Vương nối ngôi. Biện Hòa lại xin vào dâng ngọc. Viên quan được vua sai thử ngọc có tư thù với ông nên lại tâu là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt nốt chân kia. Quá uất hận, Biện Hòa ôm viên ngọc, lao đầu vào tường toan tự tử. Vũ Vương ngăn lại, đích thân xem xét viên ngọc và nhận ra nó cực kỳ quý giá. Nhà vua hối hận nhưng đã muộn, vì Biện Hòa đã tàn phế, máu của ông đã loang đỏ sân triều. Từ đó, viên ngọc quý này được gọi là “ngọc bích Biện Hòa”, viên ngọc đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa.
Câu chuyện về Ngọc Du Long và Thập nhị Môn phái
Vào năm 961, Tống thái Tổ Triệu Khuông Dẫn dẹp được loạn Ngũ Đại Thập Quốc ở Trần Kiều, thống nhất Trung Nguyên, thiên hạ quy về một mối hưởng cuộc sống yên ấm thái bình. Được cao nhân phò trợ và tặng cho bảo vật Trấn quốc tên gọi là “Du Long Giác”, giang sơn Triệu thị ngày một vững mạnh và phồn thịnh. Thế nhưng vào một đêm trăng sáng, Thái tổ do uống rượu say, tay cầm Du Long Giác đã nói mê man rằng: “Có được vật này tất được thiên hạ”. Không may khi ấy có kẻ nghe lén được câu nói của Thái tổ bèn đến báo cho Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa. Không bao lâu sau, Thái tổ lâm trọng bệnh, Tấn Vương nghe tin đến vấn an lại đúng lúc Thái tổ băng hà, việc này khiến thiên hạ dèm pha và nghi ngờ không ít. Câu chuyện “Chúc Ảnh Phủ Thanh” cũng được lưu truyền từ đây. Cùng lúc ấy, giang hồ rộn lên lời đồn, báu vật trấn quốc của họ Triệu Tống bỗng biến mất không rõ tung tích. Bí ẩn về Du Long Giác từ đó cũng chìm sâu vào lãng quên.
Còn có một loại ngọc rất kỳ bí, chỉ ở Trung Quốc mới có. Đó ngọc chôn theo người chết, mà người phương Tây gọi là Grave Jade (ngọc dưới mồ). Theo niềm tin của người Trung Hoa, ngọc thạch có một tính năng siêu phàm: trị bệnh, giúp trường sinh bất lão, giữ xác chết mãi mãi nguyên vẹn, mang lại phúc lành...
Trong các ngôi mộ cổ được khai quật gần đây ở miền trung Trung Quốc, người ta tìm thấy rất nhiều ngọc thạch. Có một điều hết sức lạ là ở những mộ có nhiều ngọc thạch chôn theo, xác chết vẫn còn nguyên vẹn dù đã hơn 2.000 năm.
Chẳng hạn như trường hợp của hoàng tử Liêu Thân và vợ là Tôn Vãn thuộc triều Hán, đã được chôn ngót 2 thiên niên kỷ. Khi khai quật, những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc bởi cả hai xác chết vẫn còn nguyên vẹn, chẳng khác gì các xác ướp trong hầm mộ của người Ai Cập cổ đại. Các thi thể chẳng hề được tẩm ướp bất cứ thứ gì, nhưng bên cạnh có rất nhiều ngọc. Sau khi nghiên cứu kỹ, các nhà khai quật cho rằng, chính ngọc thạch đã giữ được sự nguyên vẹn của thi hài.
Một điều lạ nữa là những viên ngọc chôn một thời gian dài dưới mồ ấy sau khi đào lên có sự biến đổi khác thường: Bạch ngọc từ trong suốt trở nên trắng đục hơn, từ bên trong ửng lên các vân màu hồng, giống như những sợi chỉ máu. Cẩm thạch từ màu xanh lục biến thành sẫm hơn, ửng hồng như nhuộm với máu. Riêng hồng ngọc, hoàng ngọc, lam ngọc... màu sắc cũng sẫm thêm nhưng khi đặt dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn, chúng rực lên một thứ ánh sáng lung linh kỳ dị, như từ một cõi u minh nào đó. Người ta cho rằng, những viên ngọc đó đã thấm máu và tinh khí từ cơ thể người, hay đúng hơn là thấm hồn người chết. Do đó nó càng trở thành vô giá, cực kỳ linh thiêng.
Ngọc còn được coi là giúp duy trì tuổi trẻ và sắc đẹp. Tương truyền, Từ Hy Thái hậu vẫn giữ được sự tươi trẻ, uy nghiêm khi sắp qua đời là nhờ có khả năng kỳ diệu của ngọc thạch.
Từ Hy được một nhà sư Tây Tạng bí mật chỉ cho cách dùng ngọc để giúp làn da mãi tươi nhuận, dù già vẫn không có nếp nhăn: Dùng ngọc trai nấu nhừ, tán nhuyễn, pha với sữa của phụ nữ có con so rồi thoa lên mặt, lên da mỗi buổi sáng và tối. Và quả thực Từ Hy khi đã trên 60 tuổi vẫn có nhan sắc của một phụ nữ trẻ.
Người ta cho rằng sự tươi trẻ đó một phần cũng nhờ hai viên bạch ngọc thuộc loại quý hiếm nhất, có kích cỡ bằng quả trứng mà thái hậu luôn mang theo người. Chính các Lạt ma bảo đảm với Thái hậu rằng, khi nào bà còn giữ được hai viên bảo ngọc đó trong người thì sinh lực sẽ luôn dồi dào, đẩy lùi được mọi bệnh tật...
Đúng hay sai về truyền thuyết trên, cho đến nay chưa ai chứng minh được. Nhưng người Trung Quốc ngày nay vẫn tin rằng ngọc thạch có nhiều khả năng kỳ lạ, huyền bí nên tiếp tục tôn sùng thứ bảo thạch đó và đem cái đam mê này truyền sang cho rất nhiều người trên thế giới.
Xưa, từng có những viên ngọc là khởi nguồn cho những cuộc chiến đẫm máu. Có những viên được đánh đổi bởi hàng chục tòa thành. Trong giới chơi cổ vật, cổ ngọc ở đẳng cấp số 1, ngoài giá trị tự thân, nó còn mang theo giá trị lịch sử.
Đó là câu chuyện được chép trong nhiều bộ sử Trung Hoa, điển hình trong số đó là Sử ký của sử gia Tư Mã Thiên. Nguyên viên ngọc Biện Hòa đã có một lịch sử bi tráng. Khoảng 300 năm trước Công nguyên, ở nước Sở, vào triều Lệ Vương, Biện Hòa là một thường dân may mắn có được một viên ngọc thô. Ông ta biết chắc đó là viên ngọc quý nên đi hiến cho vua để tỏ dạ trung thành. Lệ Vương nhìn thấy viên ngọc thô thiển bảo một tay thái giám mài thử xem thật giả. Tên thái giám sợ Biện Hòa có công dâng ngọc sẽ được sủng ái nên bảo là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt mất một chân.
Lệ Vương chết, Vũ Vương nối ngôi. Biện Hòa lại dâng ngọc. Viên quan lại tâu là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt nốt chân kia. Quá uất hận, Biện Hòa ôm viên ngọc, lao đầu vào tường toan tự tử. Vũ Vương ngăn lại, đích thân xem xét viên ngọc và nhận ra nó cực kỳ quý giá. Nhà vua hối hận nhưng máu Biện Hòa đã loang đỏ sân triều...
Một thời gian sau, ngọc Biện Hòa từ sở hữu của vua nước Sở rơi vào tay nước Triệu. Vua Chiêu Vương nước Tần nghe tin, sai người đưa thư cho vua Triệu, xin đem mười năm thành để đổi lấy viên ngọc bích. Thực chất của cuộc "đổi chác" ấy, là dùng uy nước lớn nạt nước nhỏ để đoạt báu vật. Triều thần nước Triệu trong đó có những nhân vật xuất chúng như Liêm Pha, Lạn Tương Như đã bàn với vua Triệu cách giữ ngọc quý. Sau đó, nếu không nhờ có dũng khí ngút trời của Lạn Tương Như, không những nước Triệu không giữ được ngọc mà một cuộc chiến xương chất đầy đồng có thể đã nổ ra...
Trên đây chỉ là một trong số vô vàn câu chuyện về ngọc được biết đến trong lịch sử. Từ xa xưa, ngọc với biểu tượng quyền lực và sự giàu có của giới quý tộc (vua chúa, vương tôn, công tử) khi được khảm trên vương miện, vương trượng, chuôi kiếm, yên ngựa và nữ trang của hoàng gia.
Người Ai Cập quan niệm rằng ngọc bích (ruby) là những giọt máu của Rồng. Người Trung Hoa, là một dân tộc sử dụng chữ tượng hình, chữ "quốc" (tức quốc gia), được tạo nên bởi bộ chữ "ngọc". Nói như nhiều người, "ngọc" trong "quốc", tức là trong quốc gia vật quý là ngọc. Người Việt cũng sử dụng đá quý từ nhiều ngàn năm trước. Trong những mộ táng thời Đông Sơn, có các vòng, khuyên tai và nhiều đồ trang sức khác.
Với những quốc gia phương Đông, đã có những thời gian, triều đình phong kiến cấm dân gian được sử dụng ngọc. Thậm chí, có những loại ngọc được quy định chỉ dùng trong hoàng thất. Chính vì lẽ đó, nhiều viên ngọc được sử dụng làm tín vật của vua chúa mà chỉ cần giơ ra là mọi người phải quỳ lạy.
Ngọc cũng đứng số một trong "tứ đại quý", tức ngọc, ngà, châu, báu. Những đồ ngự dụng của vua, thường được chế tác bằng ngọc quý. Một trong những vật quan trọng nhất chúng ta thường nghe là "ngọc tỉ", tức các loại ấn triện của nhà vua. Trong số đó, tối quan trọng là "ngọc tỉ truyền quốc" - đây chính là loại ấn triện bằng ngọc được chế tác chỉ dùng cho việc truyền quốc.
Một nhân vật khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa cũng luôn được biết đến với những câu chuyện về ngọc là Từ Hy Thái hậu. Ngọc được coi là bí kíp giúp duy trì tuổi trẻ và sắc đẹp của bà. Từ Hy Thái hậu vẫn giữ được sự tươi trẻ, uy nghiêm khi sắp qua đời.
Sử sách Trung Hoa cũng ghi lại rằng, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, Từ Hy Thái hậu sử dụng những bộ ngọc khác nhau. Đó không chỉ là vật trang sức, mà còn được các quan ngự y cũng như tướng số xem sao cho loại ngọc nào đeo phù hợp với thời tiết từng ngày, cũng như từng công việc bà làm.
Trong khi đó, ở Iran, cuộc cách mạng thập niên 1970 đã biến chiếc vương miện có tới 3.000 viên kim cương của triều đại cũ thành ngân khố quốc gia, số lượng kim cương này giúp Iran có tiềm lực kinh tế đáng kể.
Những loại ngọc được cả người phương Đông lẫn phương Tây ưa chuộng là kim cương, ngọc bích, ngọc phỉ thúy, ngọc mắt mèo, ngọc mã não...
Cổ vật vốn được xem là thú chơi quý tộc. Có nhiều cách phân biệt các dòng cổ vật. Về chất liệu, có thể chia cổ vật thành các dòng gốm, đá, đồng...; về đối tượng sử dụng, có thể chia thành đồ ngự dụng (vua và hoàng gia), đồ quan dụng (giới quý tộc nói chung), đồ thờ cúng và đồ dân dụng. Trong những dòng này, đương nhiên quý nhất là đồ ngự dụng.
Đồ ngự dụng luôn mang yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật ở một đẳng cấp rất cao. Nhưng đó chưa phải là yếu tố quyết định đến giá trị của nó. Càng quý báu hơn, nếu người ta sở hữu một món đồ nào đó, ví như bộ ấm chén mà nó từng được vua Càn Long, vua Khang Hy hay vương tôn hoàng tử từng sử dụng.
Ở Việt Nam, đồ nội phủ là một trong những dòng đồ cổ cực kỳ được ưa chuộng. Nguyên do những đồ sứ men lam này được các chúa nhà Trịnh đặt hàng làm bên những lò gốm danh tiếng tại Trung Hoa. Trên những món đồ đó thường ghi rõ nó được sử dụng trong phủ nào, thậm chí trong dịp nào. Vì thế, cầm những chiếc nậm rượu, những chiếc bát, người ta vẫn còn cảm thấy bóng dáng các ông hoàng bà chúa thuở nào.
Nhưng trong thang bậc đẳng cấp cổ vật, những ví dụ về đồ gốm ngự dụng kể trên, vẫn xếp sau ngọc cổ rất nhiều. Ngọc quý nên thường dân không thể mơ chạm vào, trong khi đó, ngược dòng lịch sử chút ít, đã có nhiều thời, triều đình cấm dân gian sử dụng ngọc, và có những loại ngọc chỉ hoàng gia được sử dụng. Bởi thế, nếu là một đồ ngọc cổ, thì gần như chắc chắn, nó chỉ xảy ra hai khả năng: hoặc thuộc về hoàng thất, hoặc thuộc về những gia đình trâm anh thế phiệt!
Một viên ngọc tự thân nó đã có giá trị. Những viên ruby chất lượng tốt có giá đến hàng trăm ngàn USD cho mỗi cara (1 gam quy đổi bằng 5 cara). Một viên ruby dùng làm mặt nhẫn có thể mang giá trị tương đương cả tòa biệt thự. Giả sử những viên ngọc ấy còn mang theo giá trị lịch sử, giá trị của nó còn có thể được nhân lên nhiều lần! Xét về giá trị tự thân, xét về tiêu chí đối tượng sử dụng, cổ ngọc không cho phép loại cổ vật nào xếp ở vị trí trên nó!
Một trong những tiêu chí để phân biệt ngọc với các loại đá khác là độ cứng. Theo thang chia độ cứng, thì kim cương được lấy làm chuẩn, độ cứng của kim cương là 10, nếu so sánh sắt với kim cương thì chả khác nào so sánh bê tông với... bún. Độ cứng của sắt chỉ là 4, trong khi đó, các loại ngọc như ngọc bích, saphia đều là 9, kế đến là ngọc mắt mèo - 8,5, các loại thạch anh, mã não độ cứng đều lớn hơn 6.
Ngày nay, với vô số các loại máy móc hiện đại, chế tác ngọc vẫn được coi là một nghề đòi hỏi kỹ năng cực kỳ tinh xảo. Vậy người xưa chế tác các đồ dùng bằng ngọc thế nào? Cho đến giờ, rất nhiều đồ bằng ngọc quí được chế tác cầu kỳ từ xưa để lại. Điển hình trong số đó là những viên ngọc được chế tác thành những hình long, ly, quy, phượng, hay những bình, lọ trang trí... với những chi tiết cực kỳ phức tạp. Xin thưa, trong điều kiện ngày xưa, để chế tác ra các sản phẩm ấy, một trong những phương pháp được biết đến nhiều nhất là dùng ngọc để mài ngọc! Để chế tác ra một sản phẩm hoàn hảo, một người thợ phải dành tâm huyết đến cả chục năm, thậm chí cả đời người!
Những người am tường, còn trân quý cổ ngọc, vì nó là hiện thân của sự kiên trì, hiện thân của công sức lao động của những nghệ nhân xưa kia, những người ngày này qua tháng khác mài giũa để rồi cả đời có khi chỉ cho ra được vài sản phẩm.
Ngọc, đá quý. Pierres
Một điều rất khó là dịch các tên Hê-bơ-rơ và Hy-lạp của những khoáng vật chép trong Kinh Thánh xưa để hiệp với những thứ đá quý thường thấy ngày nay trong từng xứ riêng. Chỉ trong thế kỷ trước đây, sự tiến bộ về khoa hóa học và khoa khảo cứu ngọc, mới có thể định nghĩa gần đúng những loại khoáng chất. Ðời cổ, có nhiều thứ đá được coi là thuộc về một loại, và gọi bằng một tên; song bây giờ được chia làm nhiều thứ và gọi nhiều tên khác. Như 2000 năm trước, ánthrax là tên Hy-lạp có dùng chỉ về những đá đỏ kia cứng rắn và trong suốt, nhưng ngày nay theo hóa học biết là khác nhau về nguyên chất phức hợp nên chia làm mấy thứ và đặt tên khác nhau là: hồng ngọc (rubis oriental), thạch lựu ngọc (grenat rouge) và rubis balais (màu hồng hay tím) v.v... Vậy thứ đá người Hy-lạp xưa gọi là ánthrax ngày nay có thể thuộc về một trong số nhiều thứ đá hiện giờ không có tên. Bởi đó ánthrax xưa không hiệp với tiếng nào dùng ngày nay.Cũng có điều khó khác nữa. Những tên của hầu hết các thứ ngọc chép trong Kinh Thánh dịch ra quốc văn là phỏng theo những tên Hê-bơ-rơ và Hy-lạp xưa. Vì lẽ đó nên muốn giải nghĩa đúng cần phải biết chắc, nếu có thể được, thứ đá mà tiếng Hê-bơ-rơ hay Hy-lạp chỉ đến lúc chép tên đó vào Kinh Thánh. Phần nhiều tên các ngọc quý chép trong Kinh Thánh có gắn trên bảng đeo ngực của thầy cả thượng phẩm (Xuất Ê-díp-tô ký 28:17-21), và những nền tường thành Giê-ru-sa-lem mới (Khải Huyền 21:19,20). Những ngọc che phủ mình vua Ty-rơ (Ê-xê-chi-ên 28:13) gồm những ngọc đúng như trên bảng đeo ngực. Thật ra, theo bản Septante, là chính 12 thứ ngọc báu đó và chép theo cũng một trật tự.
Những ngọc gắn trên bảng đeo ngực theo bản Hê-bơ-rơ: Số I Số II Số III
Hàng thứ nhứt Ngọc mã não. Ngọc hồng bích. Ngọc lục bửu.
Hàng thứ nhì Ngọc phỉ túy. Ngọc lam bửu. Ngọc kim cương.
Hàng thứ ba Ngọc hồng bửu. Ngọc bạch mã não. Ngọc tử tinh.
Hàng thứ tư. Ngọc huỳnh bích. Ngọc hồng mã não. Bích ngọc.
Nên chú ý. -- Người Hê-bơ-rơ xưa, khi mô tả sự sắp đặt một hàng thì thường bắt đầu từ phải sang trái, không giống người Âu tây bắt đầu từ trái sang phải. Không biết chắc người dịch bản Septante theo trật tự nào. Vả lại, lúc dịch bản Septante độ 280 T.C., bảng đeo ngực khác với bảng mô tả trong Xuất Ê-díp-tô Ký, vì trong khoảng đó thành Giê-ru-sa-lem và Ðền thờ bị chiếm lấy mấy lần.
Những nền của thành Giê-ru-sa-lem mới:
1. Bích ngọc. 5. Hồng mã não. 9. Ngọc hồng bích.2. Ðá lam bửu. 6. Ðá hoàng ngọc. 10. Ngọc phỉ túy.
3. Lục mã não. 7. Ngọc hoàng bích. 11. Ðá hồng bửu.
4. Ðá lục cẩm. 8. Ngọc thủy thương. 12. Ðá tử bửu.
Pliny, nhà vật lý học La-mã (chết 79 S.C.) trong sách Histoire Naturelle có nói đến cả 12 thứ đá nầy ngoài lục mã não.Xem sách "Muôn vật" của bà Homera Homer Dixon trang 206-210 sự dạy dỗ của 12 nền nầy.Ngoài tên các ngọc gắn trên bảng đeo ngực và dùng làm nền Giê-ru-sa-lem mới, Kinh Thánh còn chép tên mấy thứ ngọc sau nầy: Hồng ngọc (Ê-sai 54:12; Ê-xê-chi-ên 27:16); loại kim hay đồng bóng nhoáng (Ê-xê- chi-ên 1:4; 8:2); ngọc thông hành (Ê-xê-chi-ên 28:13); ngọc sắc xanh (Ê-xê-chi-ên 28:13); ngọc sắc biếc (Ê- xê-chi-ên 28:13); ngọc sắc chàm (Ê-xê-chi-ên 28:13); hay thanh ngọc (Ê-sai 54:11; Nhã Ca 5:14 gọi ngọc xanh); ngọc vàng lợt (Ê-xê-chi-ên 28:13); pha lê (Gióp 28:17) hay thủy tinh (Khải Huyền 4:6); hột châu (Khải Huyền 21:21); san hô (Gióp 28:18). v.v...
Những đá quí chép trong Kinh Thánh có nghĩa bóng chỉ về giá trị, đẹp đẽ, lâu bền. (Xem Nhã Ca 5:14; Ê-sai 54:11,12; Khải Huyền 4:3; 21:10,11).
Ê-xê-chi-ên 3:9 Xa 7:12; Giê17:12. Agate Ngọc bạch mã não. Xuất 28:19 Hồng ngọc Êxê .24:16; Ê-sai 54:12;
3. Amber Kim bóng nhoáng. Ê-xê-chi-ên 1:4; 8:2 đồng bóng nhoáng.Ðồng.
4. Amethyst Ngọc tử tinh Xuất 28:19 Ðá tử bửu Khải Huyền 21:20 . Khải Huyền 21:20
5. Beryl Ngọc huỳnh bích. Xuất Ê-díp-tô ký 28:20 Ngọc thủy thương. Ê-xê-chi-ên 28:13
6. Carbuncle Ngọc lục bửu Xuất Ê-díp-tô ký 28:17 Ngọc thông hành Ê-xê-chi-ên 28:13.
7. Chalcedony Ngọc lục mã não. Khải Huyền 21:19
8. Chrysolite Ngọc hoàng bích. Khải Huyền 21:20
9. Chrysopase Ngọc phỉ túy Khải Huyền 21:20
10. Crystal Pha-lêPha lê. Gióp 28:17. Thủy tinh. Khải Huyền 4:6
11. Diamond Ngọc kim cương. Xuất 28:18. Ê-xê-chi-ên 28:13.
12. Emerald Ngọc phỉ túy Xuất 28:18.Ðá lục cẩm. Khải Huyền 21:19 Ngọc sắc xanh Ê-xê-chi-ên 28:13.
13. Jacinth Ðá hồng bửu. Khải Huyền 21:20 .màu tía. Khải 9:17
14. Jasper Bích ngọc Xuất 28:20 Khải Huyền 21:19 Ê-xê-chi-ên 28:13
15. Lapislazuli Khải Huyền 21:19 . xem sapphire
16. Ligure Ngọc hồng bửu Xuất Ê-díp-tô ký 28:19.
17. Onyoc Ngọc hồng mã não. Xuất 28:20. Ngọc sắc biếc .Ê-xê-chi-ên 28:13.
18. Pearl Hột châu Khải Huyền 21:21
19. Ruby San hô Ca Thương 4:720. Sapphire Ngọc lam bửu Xuất 28:18 Khải Huyền 21:19 Ngọc sắc chàm .Ê-xê-chi-ên 28:13 Thanh ngọc Ês 55:121. Sardius, Sardine Ngọc mã não Xuất 28:17 Hoàng ngọc Khải Huyền 21:20 .Ê-xê-chi-ên 28:13 - Nhã Ca 5:14.
22. Sardonyx Hồng mã não Khải Huyền 21:20
23. Topaz Ngọc hồng bích. Xuất 2:17. Khải Huyền 21:20 Ngọc vàng lợt Ê-xê-chi-ên 28:13.
24. Coral San hô Gióp 28:19
Ngoài tên các ngọc gắn trên bảng đeo ngực và dùng làm nền Giê-ru-sa-lem mới, Kinh Thánh còn có tên mấy thứ ngọc sau nầy.
Ngọc thông hành (Ê-xê-chi-ên 28:13).
Những đá quí dùng trong Kinh Thánh có nghĩa bóng chỉ về giá trị đẹp đẽ, lâu bền v.v... (Xem Nhã Ca 5:14; Ê-sai 54:11,12; Ca Thương 4:7; Khải Huyền 4:3; 21:10,21).
Hồng ngọc
hay ngọc đỏ, là một loại đá quý thuộc về loại khoáng chất corundum. Chỉ có những corundum màu đỏ mới được gọi là hồng ngọc, các loại corundum khác được gọi là xa-phia (tiếng Anh: sapphire). Màu đỏ của hồng ngọc là do thành phần nhỏ của nguyên tố crôm lẫn trong ngọc tạo nên. Hồng ngọc có tên tiếng Anh là ruby, xuất phát từ ruber trong tiếng La tinh có nghĩa là "màu đỏ". Hồng ngọc trong tự nhiên rất hiếm, các loại hồng ngọc được sản xuất nhân tạo tương đối rẻ hơn.
Tính chất vật lý
Hồng ngọc có độ cứng là 9,0 theo thang độ cứng Mohs. Giữa các loại đá quý tự nhiên chỉ có moissanit và kim cương là cứng hơn hết, trong đó kim cương có độ cứng là 10 còn moissanit có độ cứng dao động trong khoảng giữa kim cương và hồng ngọc. Công thức hóa học của hồng ngọc là Al2O3, ở dạng α-alumina với một phần nhỏ các ionCr3+ thay thế vị trí của Al3+ trong mạng tinh thể. Mỗi ion Cr3+ liên kết với 6 ion O2- nằm ở các đỉnh của hình tám mặt. Với cấu trúc như vậy, chúng có khuynh hướng hấp thụ ánh sáng trong vùng từ xanh lục đến tím vì vậy cho đá có màu đỏ. Một phô-tônđi qua cấu trúc của tinh thể chỉ trong một vài 10-12 giây và xuất hiện hiện tượng lân quang phát ra ánh sáng màu đỏ có bước sóng 0,672 micromet. Màu đỏ này kết hợp với màu đỏ do hấp thụ màu xanh lục và tím từ ánh sáng trắng làm cho ánh của ngọc sáng hơn. Tất cả hồng ngọc trong tự nhiên đều bị lỗi như màu tạp và các tinh thể dạng kim của rutil. Các nhà nghiên cứu đá quý dùng dấu hiệu rutil để phân biệt hồng ngọc tự nhiên và loại tổng hợp hoặc loại có đặc điểm giống như hồng ngọc. Thường các loại ngọc thô cần phải nung trước mài (cắt). Hầu hết hồng ngọc ngày nay đều được xử lý ở một mức độ nào đó và người ta thường dùng phương pháp xử lý nhiệt. Tuy nhiên, cũng có những loại hồng ngọc không cần xử lý vẫn có giá trị rất tốt. Một số hồng ngọc được xử lý bề mặt trên bóng sao cho khi ánh sáng phản xạ sẽ thấy được hình ngôi sao 3 cánh hay 6 cánh, với cách này sẽ thể hiện được hình ảnh tốt nhất khi có nguồn ánh sáng đơn chiếu vào nhìn giống như ánh sáng đang di chuyển hay viên ngọc xoay tròn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ngọc
Màu: để đánh giá chất lượng đá quý, màu là yếu tố quan trọng nhất. Màu gồm 3 thành phần: màu (hue), sự bảo hòa và sắc (tone). Màu đề cập đến màu như thuật ngữ thường sử dụng. Đá quý trong suốt khi có màu là các màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, đỏ tía và hồng. Sáu màu đầu được đề cập trong dãy quang phổ nhìn thấy, 2 màu sau là màu được trộn. Đỏ tía là màu nằm giữa đỏ và xanh, hồng là bóng mờ của màu đỏ. Trong tự nhiên hiếm gặp màu nguyên thủy vì vậy khi nói màu của đá quý ta đề cập đến màu thứ cấp. Trong hồng ngọc, màu nguyên thủy phải là đỏ. Tất cả các màu còn lại của nhóm đá quý corundum đều gọi là xa-phia. Hồng ngọc cũng có thể có màu thứ cấp như: cam (đỏ vàng), đỏ tía, tím và hồng.Hồng ngọc tốt nhất là loại sáng có sắc tối đến trung bình.
Phân bố hồng ngọc tự nhiên trên thế giới
Ngoại trừ châu Nam Cực ra các châu khác đều có mỏ hồng ngọc. Thường chỉ có hồng ngọc từ châu Á mới được ưa chuộng. Myanma, Thái Lan và Sri Lanka, nơi các mỏ bắt đầu hiếm đi, là các nước xuất khẩu quan trọng nhất. Hồng ngọc cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Việt Nam. Hồng ngọc từ châu Phi (Kenya, Tanzania...) cũng có giá trị cao. Bắc Mỹ (North Carolina), Nam Mỹ (Colombia) và ở Úc chỉ có ít quặng mỏ hồng ngọc. Ở châu Âu người ta cũng đã phát hiện loại đá quý này ở Phần Lan, Na Uy và Macedonia. Hồng ngọc từ mỗi nước có những khác nhau nhỏ.
Ruby còn có tên là đá danh vọng. Người đeo ruby dễ lấy được sự tin tưởng của nhiều người. Ruby nay được xem là có tác dụng rất lớn trong việc bình ổn huyết áp, tiêu trừ những chứng bệnh có liên quan đến tuần hoàn máu, đặc biệt là có tác dụng làm ấm cơ thể, hiệu quả cho những người bị huyết áp thấp
No comments:
Post a Comment