Thursday, December 3, 2009

BOOK OF 5 RINGS - The Book Of Water

 

              The Book Of Water:

- Cơ bản, phái Ni Ten Ichi chủ yếu dựa vào tính chất của Nước và trong phần này, tôi sẽ nói đến vấn đề làm sao có thể chiến thắng với vũ khí là thanh kiếm dài theo phái Ichi.
- Con đường không thể đơn giản là chỉ dùng ngôn ngữ để giải thích cặn kẽ nó được nhưng Con đường còn có thể nắm được bằng trực giác. Đó là học quyển sách này, đọc từng chữ một và suy nghĩ về nó. Nếu bạn chỉ hiểu một cách hời hợt, bạn sẽ đi chệch Con đường của mình.
- Ở đây, tôi chỉ tóm gọn Chiến thuật trong khuôn khổ của những trận đánh tay đôi, một đối một, nhưng bạn phải nghĩ rộng ra để có thể hiểu được 1.000 trận đánh khác nhau khác.
- Chiến thuật khác nhiều so với những điều khác, nếu bạn sai lầm dù chỉ một chút khi đi trên Con đường này, bạn sẽ bối rối và tất nhiên sẽ lạc vào Con đường xấu.
- Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc cuốn sách này như một trò giải trí, bạn sẽ không bao giờ đi đến được WoS. Hấp thụ nó, không chỉ đọc mà phải nhớ và mô phỏng theo nó, nhưng để làm được điều này thì quá trình luyện tập là điều bắt buộc, rồi sau đó, nó tự nhiên sẽ được hấp thụ vào tâm hồn bạn.


Sức mạnh tinh thần trong Chiến thuật
- Trong chiến thuật, sức mạnh tinh thần cũng không khác so với những lĩnh vực khác. Cả trong chiến đấu và trong cuộc sống thường ngày, bạn cũng phải bình tĩnh mà suy xét từng sự kiện một. Giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh thì khả năng mắc sai lầm sẽ ít hơn, tinh thần của bạn cũng thế, phải đứng trên lập trường khách quan nhất. Ngay cả khi bạn bình tĩnh nhưng vẫn phải giữ cho cơ thể mình ở trạng thái thoải mái nhất và ngược lại. Đừng để cho tinh thần bạn bị thể xác chi phối hay ngược lại, tinh thần chi phối thể xác mình. Cũng không nên tập trung ít ý chí hay có quá nhiều ý chi, đó cũng trở nên có hại. Một tinh thần cao thượng là yếu và một tinh thần bé nhỏ cũng yếu. Đừng để cho đối phương thấy được tinh thần bạn.
- Người nhỏ hơn luôn biết được tinh thần của người lớn hơn và ngược lại, người lớn hơn luôn biết được tinh thần của người nhỏ hơn. Cho dù cơ thể bạn như thế nào, đừng để bị lung lạc theo những phản ứng của thể xác. Với một tinh thần luôn rộng mở và không bị gò bó, sau đó nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh sâu xa khác nhau. Bạn cũng phải trau dồi sự hiểu biết và tinh thần của mình. Để có được sự hiểu biết: Phải biết được công lý của xã hội, không lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, học các Con đường từng cái một. Khi bạn không bị người khác lừa dối, đó là lúc bạn nhận ra được bản chất của Chiến thuật.
- Bản chất của Chiến Thuật khác hoàn toàn so với những thứ khác mà ta đã đề cập trên đây. Trên chiến trường, ngay cả khi bạn bận rộn, bạn cũng phải không ngừng nghiên cứu các nguyên tắc của Chiến Thuật để có thể củng cố thêm ý chí của mình.
- Đứng trên tư thế đầu thẳng lên, không cuối xuống và cũng không ngước lên hay ngoáy nhìn lại phía sau. Trán bạn và không gian ở giữa hai mắt mình không được có nếp nhăn. Không nên lắc lư mắt mình cũng như không cho nó chớp mắt. Với tất cả những điều trên, bạn cũng phải giữ cho mũi mình thẳng ra, cảm giác của hơi thở trong mũi chỉ cảm nhận được một ít. Giữ cho sau cổ thẳng ra: sức mạnh cơ thể sẽ được dẫn đi tốt hơn đến bộ não của bạn và cũng như thế đối với bờ vai của mình. Hạ thấp cả hai vai và không cho mông đít bạn nhô ra, dồn sức vào cả hai chân bạn từ đầu gối cho đến từng ngón chân. Căn bụng mình ra để không buông xuống hông. Chèn thanh kiếm bạn vào thắt lưng của mình đối diện với bụng để thắt lưng không bị lỏng đi. Đây được gọi là “Chèn trong”.
- Trong Chiến Thuật, cần thiết phải duy trì tư thế chiến đấu trong cả đời sống thường nhật và bạn phải coi mỗi ngày cũng giống như một trận chiến.


Cái nhìn trong Chiến Thuật:
- Cái nhìn đó phải rộng và sâu. Cái nhìn có hai phần là “Nhận thức” và “Tầm nhìn”. “Nhận thức” thì mạnh nhưng “Tầm nhìn” thì yếu.
- Trong Chiến Thuật, điều quan trọng là phải thấy được một vật rất xa mình như chính nó đang ở rất gần mình và bạn phải nhìn vào nó, thận trọng trong suy xét và quyết định. Việc hiểu được thanh kiếm của đối phương và không bị sao lãng bởi những chuyển động vô nghĩa của nó cũng rất quan trọng trong Chiến Thuật. Bạn phải học điều này. Trong các trận chiến lớn khác cũng thế, cái nhìn không thay đổi.
- Bạn cũng phải học sao cho có thể nhìn được cả hai bên trái và phải của mình trong khi giữ cho hai mắt không di chuyển. Bạn không thể làm chủ được khả năng này nhanh đâu. Học những gì được viết trong đây: Sử dụng cái nhìn của mình trong trong cuộc sống và không làm thay đổi nó cho dù chuyện gì xảy ra.


Cách cầm kiếm dài:
- Nắm chặt thanh kiếm, thả lỏng ngón cái và ngón trỏ của mình, cùng với ngón giữa không nên chặt quá hay lỏng quá trong khi hai ngón còn lại thì nên siết chặt vào cán kiếm. Nó hơi khó với bàn tay của bạn vào lúc đầu.
- Khi bạn nâng kiếm lên, bao giờ bạn cũng muốn chém đối thủ của mình. Khi bạn chém đối thủ, bạn cũng không được buông lỏng cán kiếm, và tay bạn không được chùn bước. Khi bạn đẩy kiếm đối phương ra một bên, hay chặt gãy nó, hay đánh rơi nó xuống, bạn phải nhẹ nhàng siết ngón cái và ngón trỏ vào cán kiếm một chút.
- Cách cầm kiếm trong chiến đấu và trong những trận đấu tập đều như nhau.
- Thông thường, tôi ghét cố định phải một thanh kiếm và bàn tay kia thì giữ nguyên. Cố định có nghĩa là tay chết, nhưng tính mểm dẻo thì ngược lại. Bạn phải luôn để nó trong đầu mình.
Bước đi:
- Với đỉnh của ngón chân được thả lỏng, bước vững chắc bằng gót chân mình. Dù cho bạn đi nhanh hay chậm, bước lớn hay nhỏ, bản chân phải luôn di chuyển như khi đang đi bình thường. Tôi không thích ba cách bước chân như: “Bước nhảy”, “Bước nổi” và “Bước nhịp”.
- Cái gọi là “Bước Âm-Dương” (Yin-Yang foot) rất quan trọng với Con đường. “Bước Âm-Dương” có nghĩa là không di chuyển chỉ với một bàn chân, phải di chuyển chân trái và chân phải của bạn khi tấn công, khi chém đối thủ, khi lùi, khi đỡ đòn. Bạn không nên di chuyển chỉ có với một bàn chân thường xuyên.
Năm tư thế:
+ Cao,
+ Giữa,
+ Thấp,
+ Bên trái,
+ Bên phải.
Dù tư thế có tới 5 kiểu dáng, nhưng mục đích duy nhất của chúng chỉ là để chém đối thủ dễ hơn. Cho dù bạn đang ở tư thế nào, đừng nên suy nghĩ về nó, chỉ nghĩ đến việc chém đối phương.
- Tư thế của bạn như thế nào tuỳ thuộc vào tình huống lúc đó. Cao, Thấp và Giữa là những tư thế vững chắc trong phòng thủ và tấn công. Trái và Phải thì lỏng hơn. Trái và Phải chỉ nên dùng khi bi tấn công vào chính diện hay từ một phía nào đó. Đồng thời còn tuỳ thuộc vào từng nơi mà có nên sử dụng Trái và Phải hay không.
- Cốt lõi của Con đường là ở chỗ này. Để hiểu được những tư thế trên, bạn phải hiểu sâu vào Giữa. Giữa là trái tim của các tư thế. Ta cũng có thể thấy trên chiến trường, Giữa là chỗ ngồi của người chỉ huy, với 4 tư thế còn lại ở xung quanh người chỉ huy. Bạn phải nhận ra điều này.
Con đường của kiếm (Kiếm ở đây là trường kiếm, không phải kiếm bạn hay kiếm ngắn, đó là quy tắc
- Biết được Con đường của kiếm, ta có thể dễ dàng sử dụng thanh kiếm với chỉ 2 ngón tay của mình trên nó.
- Bạn không nên quơ kiếm quá hay bạn sẽ trệch ra khỏi Con đường. Để sử dụng kiếm tốt, bạn phải từ từ. Nếu bạn quơ kiếm nhanh, cũng giống như cái quạt lúa hay kiếm ngắn, cái bạn nắm được chỉ là “kiếm chặt gỗ” mà thôi. bạn không thể chém được bất cứ ai theo cách này.
- Khi bạn chém kiếm xuống, thì sau đó nâng nó thẳng lên cao, khi bạn chém ngang, bạn phải cho kiếm trở về nơi mà bạn bắt đầu chém. Trả kiếm lại vị trí ban đầu của nó, luôn mở rộng khuỷa tay của mình ra. Quơ kiếm mạnh. Nếu bạn học được 5 thế tiến của tôi trong đây, bạn sẽ sử dụng kiếm tốt hơn. Bạn sẽ học nhanh thôi.
Năm thế tiến:
- Thế đầu tiên là Giữa. Giáp mặt với đối thủ với đầu mũi kiếm hướng về mặt hắn. Khi đối thủ tấn công, đẩy kiếm hắn qua bên phải và “cưỡi” lên nó. Hay khi hắn tấn công, đỡ kiếm của hắn đi xuống dưới, giữ cho kiếm mình đúng nơi mà nó phải ở và sau đó khi đối thủ chuẩn bị tấn công thì ta chém vào tay hắn từ phía dưới. Đó là cách thứ nhất
- Năm thế tiến là như vậy. Bạn phải luyện tập liên tục để có thể học nó. Khi bạn nắm vững nó rồi, bạn có thể khống chế tất cả những đòn tấn công từ đối thủ. Tôi chắc chắn với bạn rằng, không còn một tư thế nào ngoài 5 tư thế của thanh kiếm mà tôi đưa ra.
- Trong thế tiến thứ hai, từ Cao chém đối thủ khi hắn bắt đầu tấn công. Nếu đối thủ tránh được đòn tấn công, ngay sau đó chém ngược lên từ bên dưới ngay khi hắn chuẩn bị tấn công lại mình.
- Theo cách này, có nhiều điểm khác nhau trong thời điểm và tâm lý. bạn sẽ hiểu nó bằng việc tập luyện theo phái Ichi. Bạn sẽ luôn chiến thắng với 5 thế kiếm trên. Và chắc chắn, con đường duy nhất là luyện tập liên tục.
- Trong thế thứ 3, dùng Thấp để đánh trả lại đòn tấn công từ bên trên của đối phương. Nếu bạn làm thế, đối thủ sẽ cố đánh bật kiếm của bạn xuống. Trong tình huống này, chém tay trên của đối thủ theo chiều ngang với một cảm giác “đi qua”. Có nghĩa là trong tư thế này thì bạn sẽ tấn công đối thủ ngay khi hắn tấn công bạn.
- Bạn sẽ gặp vấn đề này thường xuyên, cả khi bắt đầu và về sau.
- Trong thế thứ tư là bên Trái, khi đối phương tấn công, ta sẽ đánh vào tay hắn từ bên dưới. Sau đó, theo bản năng hắn sẽ đẩy kiếm của ta xuống, ngay lập tức né đường kiếm của đối thủ và trở kiếm chém ngang qua vai hắn.
- Dùng cách này, bạn né được đòn tấn công của đối thủ và ngay sau đó, phản công lại. Đây mới thực sự là Con đường của kiếm mà bạn cần phải nhận thức được.
- Trong thế thứ năm, lúc này ta đặt kiếm ở phía bên phải. Khi đối phương tấn công, bạn đưa kiếm từ bên dưới đi lên, rồi sau đó chém xuống đầu đối thủ.
- Cách này rất hữu dụng để ta có thể hiểu được Con đường của kiếm. Lúc đó, ta cũng có thể dễ dàng sử dụng được những thanh kiếm dài và nặng hơn khác. Tôi không thể diễn tả làm thế nào có thể sử dụng 5 thế trên. Vì thế, bạn phải nhận ra được như thế nào là “sự hoà hợp giữa kiếm và người”, học tập nhiều vào, hiểu được kiếm của đối thủ và phải làm chủ 5 tư thế trên từ lúc bắt đầu. Và tất nhiên, bạn cũng luôn chiến thắng bất kể đối thủ là ai, đông hay ít. Đó là điều tôi muốn nói với bạn.
Việc học tư thế “Không là tư thế”
- Nó có nghĩa là: phá vỡ mọi quy tắc về kiếm học, không thủ thế, không theo 5 tư thế trên mà tôi vừa nêu.
- Ta đã biết có 5 tư thế cầm kiếm. Tuy nhiên, như tôi đã nói, tư thế chỉ là công cụ, giúp ta tấn công đối thủ dễ hơn. Từ Cao, bạn giữ kiếm xuống dưới một chút thì trở thành Giữa và từ Giữa, bạn kéo kiếm lên trở lại thì là Cao. Tương tự, từ Thấp ta đưa kiếm lên trên thì trở thành Giữa. Bạn để kiếm bên Trái hay Phải thì khi tấn công, kiếm cũng chuyển động xung quanh Giữa.
- Yếu tố cơ bản của điều này được gọi là “Tư thế - Phi tư thế”
- Bạn cầm kiếm và đang ở trong một trận đấu, khi bạn chém, né, đỡ đòn , tất cả những điều đó đều cần đến các tư thế, nó giúp bạn điều khiển trận đấu và thuận lợi hơn trong phòng thủ lẫn tấn công. Nếu bạn chỉ nghĩ đến chém, đánh, đỡ đòn thì bạn sẽ không bao giờ chém trúng đối thủ mình. Bạn phải làm nhiều hơn nữa, vận động bộ não của mình, nghĩ đến chiến thuật và bước đi của mình chỉ để sao có thể tấn công đối thủ.
- Tư thế trong Chiến thuật được gọi chung là “Dàn trận”. Những tư thế đó được tạo ra, sử dụng chỉ để chiến thắng trận đấu. Một tư thế cố định là tối sách. Hãy nghĩ kỹ về điều này.


Tấn công “Trong 1 khoảnh khắc” (In one Timing)
- Đơn giản, nó nghĩa là khi bạn đã tiến sát đối thủ, chém hắn thật nhanh, mà cơ thể thì không di chuyển, không để một sắc thái nào cho đối thủ biết. Thời điểm chính là lúc trước khi đối thủ quyết định rút lui, đỡ đòn hay tấn công.


Khoảnh khắc thứ hai”
- Khi bạn tiến đến, dùng một đòn nhử đánh lừa hắn và hắn ta nhanh chóng tháo lui. Ngay lúc hắn đang lơi lỏng bởi đòn nghi binh của mình, bạn ngay lập tức áp sát và tấn công hắn.
“Vô ý, Vô thức”
- Trong cách này, khi đối phương tấn công và ngay lúc đó bạn cũng quyết định tung đòn của mình, bạn phải đánh bằng cả thể xác lẫn tinh thần của mình, đánh từ Lỗ hổng trên tay bạn, mạnh mẽ hơn. Đó là cách chém “Vô ý, Vô thức”


“Xỏa nước”
- Cách này được sử dụng khi bạn đang so kiếm với đối thủ. Ngay khi hắn đẩy bạn ra, lùi lại và vung kiếm về phía bạn, lúc đó bạn phải trải rộng cơ thể và ý chí của mình ra như một vũng nước đọng, từ từ vung kiếm chém hắn theo chiều di chuyển của thể xác.


“Lửa và Đá”
- Trước khi hai thanh kiếm của ta và đối thủ chạm vào nhau, ta phải chém với tất cả sức mạnh của mình, dùng tay, cơ thể và cả đôi chân của mình để ép kiếm của đối phương.


“Lá đỏ”
- Chiêu này dùng để đánh bật kiếm đối thủ xuống. Có nghĩa là khi đối thủ định mở một cuộc tấn công, bạn tấn công lại bằng chiêu “Lửa và Đá”, lúc đó nó có thể giống như cách chém “Vô ý, Vô thức”. Bạn đẩy được mủi kiếm đối phương đi và tất nhiên, hắn sẽ bị rớt kiếm.


Cơ thể bên trong Kiếm
- Cũng là “Kiếm bên trong Cơ thể”. Thông thường, cơ thể và kiếm đều di chuyển cùng một lúc để có thể tấn công đối thủ. Tuy nhiên, tùy theo cách tấn công của đối phương mà đầu tiên ta lao vào hắn, và sau đó chém hắn. Nếu lúc đó đối phương không di chuyển, bạn có thể dùng kiếm chém hắn thay vì phải dùng toàn thân đẩy hằn ra rồi mới dùng kiếm chém.


Chặt và chém
- Chặt và chém là hai định nghĩa khác nhau. Chặt cho dù là theo cách gì đi nữa thì nó có tính quyết định, kèm theo là một ý chí mạnh mẽ của người ra đòn. Chém chỉ là một động tác chạm vào người đối thủ. Cho dù bạn chém mạnh hay nhẹ, đối thủ chết hay bị thương nặng thì đó vẫn là chém. Khi bạn chặt, bạn phải cương quyết và không được một chút do dự. Bạn phải hiểu điều này. Nếu bạn chém tay hay chân đối phương, ngay sau đó bạn phải chặt mạnh thêm nữa. Vì vậy, chém cũng đồng nghĩa như chạm vậy. Lúc đầu bạn có thể bị lẫn lộn về điều này nhưng khi đã thành thạo rồi, bạn sẽ không bị nữa.


“Cơ thể của Con khỉ Lục địa” (Lục địa ở đây theo thời đó là Trung Quốc)
- Nó là tính chất quan trọng cần có ở cánh tay bạn. Cánh tay phải nhanh nhẹn, linh hoạt, không duỗi ra nhiều trong khi tấn công. Nếu bạn nắm vững được nó, bạn đã tiến bộ rất nhanh rồi, linh hồn của “con khỉ” đã hoà nhập vào bạn, bạn dễ dàng sử dụng đôi tay của mình hơn, và tất nhiên, lực đánh, sự hao tổn sức lực sẽ ít hơn.
“Cơ thể keo và nhũ”
- Nó gắn liền với thân mình và không bao giờ được tách ra. Khi bạn tiến gần đến đối phương, phải di chuyển toàn thân mình, đầu, tay, chân, mình. Con người có xu hướng tiến lên bằng đầu và chân mình nhưng toàn thân còn lại thì bị kéo về phía sau. Bạn phải luyện tập sao cho cơ thể có thể chuyển động đồng nhất, bám dính cơ thể đối thủ bằng chính cơ thể của mình.


“Chiếm đỉnh cao”
- Khi bạn tiến sát lại đối phương, bạn phải cố vươn lên, chiếm vị trí cao hơn hắn. Kéo giãn chân bạn, hông, cổ, mặt đối mặt với hắn, bạn hãy nghĩ rằng bạn cao hơn hắn, mạnh hơn hắn, rồi sau đó ra tấn công xuống thật mạnh vào hắn. Bạn sẽ thắng.


“Bám dính”
- Khi đối thủ tấn công và bạn cũng tấn công lại hắn với thanh kiếm của mình, bạn nên tiếp cận vào người hắn và dùng kiếm đỡ đường kiếm của hắn như thể bạn nhận cú chém của đối thủ bằng thanh kiếm của mình. Điều cốt lõi của “Bám dính” là nó ko mạnh nhưng hai thanh kiếm sẽ dính vào nhau trong một lúc để bạn có thể tiến gần vào đối thủ.
Tấn công bằng cơ thể
- Tấn công bằng cơ thể nghĩa là tiến sát đối phương khi hắn mất cảnh giác. Chủ yếu là dùng cơ thể mình tấn công hắn. Quay mặt chút xíu sang một bên, dùng vai trái đạnh mạnh vào ngực hắn. Đánh càng mạnh càng tốt, nếu bạn đã quen với chiêu này thì việc đánh đối thủ văng ra 2 hay 3 m là thường tình, nó cũng có thể dùng cho đến khi đối thủ chết.


Ba cách để né đòn:
- Có ba cách để đỡ, né một cú chặt:
+ Thứ nhất: Đẩy kiếm đối thủ sang bên phải.
+ Thứ hai: Đỡ đòn bằng cách đẩy kiếm hắn về phía mắt phải hắn với cảm giác như đang chém vào cổ đối thủ.
+ Thứ ba: Khi bạn đang cầm một thanh kiếm ngắn, không nên nghỉ đến việc đỡ kiếm của đối thủ mà tiến sát vào hắn, dùng tay trái đánh thẳng vào mặt hắn.
- Có ba cách để né và đỡ dòn. Bạn cũng phải quen với suy nghĩ tấn công đối phương bằng đôi tay của mình. Đó là điều cần thiết để làm nên sự khác biệt.
Đánh vào mặt
- Nghĩa là khi bạn đang đứng đối mặt sát với đối thủ, bạn quyết định tấn công vào mặt hắn, bạn có thể làm được điều đó bằng cách dựa vào đường thẳng mà lưỡi kiếm và mũi kiếm tạo ra, hướng vào mặt hắn. Lúc đó đối thủ sẽ bị phân tán và bối rối, và đó chính là cơ hội của ta. Trong nhiều phương pháp giải quyết trận đấu khác nhau thì đây là cách mà bạn phải nắm vững.


Đánh vào trái tim
- Khi bạn đang đấu với một đối thủ mạnh, bạn không thể tìm ra một lỗ hở nào và dường như tắc nghẽn trong tấn công. Không lưỡng lự, bạn phải đánh vào ngực đối thủ bằng mũi kiếm của mình, hơi chếch lưỡi gươm lên một chút cùng với nó là ý muốn làm chệch kiếm đối thủ. Đây là cách cực kỳ có ích khi ta phải đối đầu với một đối thủ khó chịu và vô phương tấn công được hắn. Bạn phải biết sử dụng cách này thường xuyên.


Tiếng chửi “Tut! - TUT!”
- “Chửi” nghĩ là khi đối phương sắp ra đòn phản công lại đòn của bạn, ngay lúc đó, bạn cũng tung đòn của mình từ bên dưới rồi sau đó đánh ngã hắn. Trong một khoảnh khắc, bạn “chửi” đối thủ, đâm lên “Tut!” và sau đó là chặt “TUT!”. Thời điểm ra chiêu này là khoảnh khắc giữa hai chiêu đánh của bạn và của đối phương, canh sao cho cú chặt của hắn và chém của mình như cùng một lúc. Rất khó để hiểu được chiêu này nếu bạn không luyên tập liên tục.


Đỡ tát
- “Đỡ tát” ở đây là khi bạn so kiếm với đối thủ, bạn nghe thấy gì? Chỉ một âm duy nhất là “tee-dum, tee-dum”, bạn “tát” kiếm đối thủ đi và chặt hắn. Nguyên lý của chiêu này là không đỡ, cũng như không “tát” mạnh quá dựa theo cú chặt mạnh hay nhẹ của đối thủ mà ra đòn. Nếu như bạn hiểu được thế nào là thời điểm của “tát” thì cho dù trận so kiếm của bạn khó chịu đến đâu thì bạn vẫn giữ được thanh kiếm của mình không rơi ra khỏi trọng tâm của nó. Bạn phải nhanh chóng nhận thức được điều này.


Có nhiều đối thủ
- Lúc đó, bạn rút cả kiếm và kiếm bạn ra và giang rộng cả hai tay ra bên phải và trái. Chuẩn bị tâm lý tấn công đối thủ theo từng phía hay cả bốn hướng. Quan sát đội hình tấn công của chúng và tiến đến tấn công tên sẽ tấn công mình trước. Đôi mắt bạn lúc đó phải trải rộng ra toàn vị trí, quan sát động tĩnh xung quanh để phát hiện ra chiến thuật của đối phương, chặt phải và trái liên tục, luân phiên nhau. Trong trận đấu này, nếu bạn chờ chúng ra đòn thì cầm chắc cái thua vào mình, nhưng nếu bạn nhanh chóng vào thế trên, chặt đối thủ nếu chúng tiến đến, đẩy chúng lùi lại. Cho dù bạn dùng cách gì, chiêu gì đi nữa thì điều quan trọng là bạn phải dồn đối phương lại vào nhau, làm như đang quấn một xâu cá vậy. Và sau đó, không cho đối phương một khoảng không để hành động, ta chặt chúng thật mạnh và kết thúc trận đấu.
Ngạn ngữ dân gian: “Con đường của Chiến thuật là ở trong thanh kiếm”
Đòn quyết định
- Chiến thắng đối thủ bằng một nhát chặt duy nhất, đó là điều vô cùng quan trọng trong những trận đấu đòi hỏi sức lực bền bỉ hay khi phải đối đầu với số đông đối phương. Nếu bạn không chăm chỉ học Chiến thuật tốt, bạn sẽ khó để đạt được điều này. Nhưng nếu ngược lại, bạn sẽ luôn chiến thắng.


Truyền đạt trực tiếp
- Là cách mà phái NiTo Ichi sử dụng để dạy cho từng thế hệ.
Ngạn ngữ dân gian: “Hãy dạy cho bản thân sự hiểu biết”
- Những gì ghi trên đây chỉ là hình ảnh phác thảo về các chiêu thức của phái Ichi Để học được “làm thế nào để chiến thắng” với kiếm dài trong chiến thuật, đầu tiên bạn phải học “Năm thế tiến” và “Năm thế đứng”, sau đó là hấp thụ Con đường của Kiếm vào mình. Bạn cũng phải biết được thế nào là tâm lý và thời điểm nữa, dùng kiếm tự nhiên như thể nó là mình, di chuyển chân, tay, đầu, mình nhịp nhàng cùng với tinh thần luôn hướng về chiến thắng. Học những gì đã được ghi trong sách, luyện tập không ngừng và thực nghiệm trong chiến đấu, Con đường sẽ mở ra với bạn.
Bước từng bước trên Con đường ngàn dặm.
- Học Chiến thuật từ năm này sang năm khác và làm chủ được tinh thần của người chiến binh. Ngày hôm nay là chiến thắng bản thân của ngày hôm qua, ngày mai là chiến thắng người yếu hơn mình. Và để chiến thắng người giỏi hơn mình, học những gì tôi đã ghi, không được để tinh thần mình trệch đi khỏi Con đường. Ngay cả khi bạn đánh thắng một trận đấu, thì chưa chắc là nhờ vào những gì bạn đã học từ Con đường.
- Bạn nhận ra được Con đường chiến thắng, việc đánh bại 10 hay vài chục người đối với bạn là việc bình thường.


Năm Shoho thứ hai (1645), ngày 20 tháng 5

No comments:

Post a Comment