Wednesday, August 25, 2010

Nguồn gốc của ngày Vu Lan ?

Photobucket




Truyền Thống Phật Giáo:truyền thống Phật giáo, hằng năm đến rằm tháng bảy (âm lịch) thì chúng ta hướng về ông bà, cha mẹ tổ tiên trong tinh thần báo hiếu, cầu lành.  Do ảnh hưởng của văn hóa Tàu, chúng ta cũng ăn mừng Vu Lan như một ngày Tết giữa năm gọi là Tết Trung Nguyên.  Nhật Bổn thì ăn mừng Tết Trung Nguyên trước người Hoa và người Việt một tuần, như là một ngày đại lễ để cầu nguyện cho những điều mong muốn.  Các quốc gia khác có đông người Hoa như Mã Lai, Thái Lan, cũng có tập tục đốt vàng mã, cúng cô hồn, nên gọi Ullambana là ngày “Ghost Festival Day”.  Nhưng nếu muốn hiểu cho tận nguồn gốc của ngày Vu Lan, chúng ta phải tìm hiểu truyện tích về Bồ tát Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) và ý nghĩa của chữ Ullambana.


  Etymology của chữ Ullambana:

Chữ Ullambana, phiên âm theo Hán-Phạn là “Vu Lan Bồn” được dịch là “cứu khổ” nhưng ý nghĩa này không phải là gốc, mà là ý niệm đã được sư sãi nhà Phật truyền bá.  Nguyên nghĩa của chữ Ullambana là “đão ngược”.  Trước thời đại của Phật Thích Ca (Gotama Buddha), người Ấn theo văn minh Vệ Đà (Vedic Civilization) đã có truyền thống ăn mừng ngày rằm tháng bảy bởi vì họ quan niệm là ngày “âm dương đão ngược” lúc “cửa âm ty mở ra” cho nên người dương mới có thể giao du với người âm.  Nhân dịp ngày rằm tháng bảy này, Mục Kiền Liên với phép thần thông (clairvoyance) đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất tìm thấy mẹ mình là bà Thanh Đề chịu phải đói khát hành hạ khổ sở nên ông đã đêm cơm xuống tận cõi quỷ để dâng cho mẹ nhưng mẹ ông không thọ được.  Sau đó Mục Kiền Liên quay về cầu Thích Ca thì Phật đã dạy: “Hãy cậy vào hợp lực của chư tăng, vận động sắm sửa lễ cúng vào ngày rằm tháng bảy mới mong cứu khổ được mẹ.”  Tục truyền, từ đó Phật tử bắt đầu giữ lễ Vu Lan Bồn. 
  
Trước Phật có Phật, sau Phật còn Phật:
Nhưng nếu chúng ta chỉ tin vào kinh Phật mà không nghiên cứu xa hơn, thì sẽ không hiểu nổi ý nghĩa sâu đậm của Ullambana.  Ngoài việc hướng thượng, tưởng nhớ ông bà cha mẹ với tấm lòng hiếu thảo, Ullambana còn là dịp để thờ cúng tổ tiên, để tìm về nguồn gọi, mà Phật Thích Ca cũng chưa phải là nguồn cội.  Chính kinh Phật có câu:  “Trước Phật có Phật, sau Phật còn Phật.”  Thế thì những vị “Phật” Tổ nguyên thủy là ai, mà sau không nghe thấy tới sau bao nhiêu thế kỷ đạo Phật đã được truyền đến Á Châu?  Phải chăng những nhà tôn sùng đạo Phật quá mức đến nổi đã nâng Thích Ca lên hàng “Chí Tôn”, xô đẩy tất cả những bậc thầy khác bên lề lịch sử?  Những tư tưởng tôn giáo, kinh kệ bí truyền, tập tục tâm linh của người xưa đã được các Phật tử “mượn” thật nhiều mà không trích dẫn xuất xứ đến nổi ngày nay hầu hết các vết tích đã bị xóa mờ.  May ra nhờ khoa khảo cổ, và một số di tích được bảo trì tại các viện bảo tàng thế giới như “The Metropolitan” tại New York và “Louvre” tại Pháp Quốc chúng ta mới có sữ liệu để dẫn chứng.

Gudea, Vua Lagash, Nam Mêđô-BaTư (South Mesopotamia):  Một Vị Phật Trước Phật Thích Ca:
22 Thế kỷ trước Thiên Chúa 2144-2124 BC, nhân dân của vùng đất mệnh danh là “nôi của nhận loại” đã tác tượng thờ một vị vua nhân ái với tên xưng là Gudea.  Những nét tiêu biểu của tượng vua Gudea đã làm mẫu mực cho các pho tượng Phật sau này?   Ngài được tiểu biểu bởi buối tóc quắn, họp sọ to lớn đưa lên phía đàng sau, mắt to hiền hòa, với chân mày dính lại ở giữa và đôi tay chắp lại trước bụng trong tư thế nguyện cầu (votive) như đang bấm một dấu ấn (mudra).  Tượng của ngài Gudea được tác với chiếc áo nhà tu (priestly shroud) để hở vai bên phải,  (giống như mặc áo dài đội khăn đóng).  Có một số tượng đứng của vua Gudea trong tư thế ngài đang bưng một bình nước (cam-lồ?) phun ra, ban phước lành cho muôn dân.
  
Vu Lan Thắng Hội:
Thánh Kinh của người Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo có ghi:  “Không có gì mới dưới mặt trời”,“Phàm những vật chi sanh ra dưới mặt trời đều cho thời kỳ…có kỳ sanh ra, có kỳ chết.”  Sự khôn ngoan của loài người ắt có hạn và mãi mãi trong vòng lẩn quẩn?  Thầy nào cũng có Thầy, chắc nào ai là đấng “vô thượng sư”?  Khi chúng ta cuồn tín và mê muội thì sự thật tan biến mất.  Khi nô lệ bởi tham-sân-si, thì sự thật như bát cơm đầy đối với bà Thanh Đề ở cõi âm ty.  Dẫu cho chúng ta có phép thần thông như Mục Kiền Liên cũng không thể nào am tường hết mọi việc trên trời dưới đất?  Thế cho nên, Thích Ca đã truyền dạy cho các Phật tử một điều rất bổ ích, đó là thành tâm cầu khẩn, nhờ vào nhau để tìm đến sự cứu khổ.  Hay nói cách khác: đừng làm khổ nhau, mà hãy làm cứu cánh cho nhau— được như vậy mới trọn vẹn đại lễ Vu Lan Thắng Hội.  

No comments:

Post a Comment