Rồng
Rồng hay còn gọi là Long là một loài sinh vật không có thật, là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay.Rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký (thiên Lễ Vận ) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.Rồng với người Việt NamCon rồng Việt Nam là trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng củangười Việt.Rồng là con thằn lằn. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác. Các di tích về con rồng Việt Nam còn lại khá ít do các biến động thời gian và sự Hán hóa của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, nhà Nguyễn. Con rồng ở Việt Nam cũng tùy theo thời kỳ. Như hình ở trên là con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng[1]. Còn con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn, vì thời trần 3 lần chống quân Nguyên-Mông.Rồng Việt Nam
Rồng Việt Nam
luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là: Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.- Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài.- Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).Thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài.
Rồng với người Trung Quốc
Vì đứng đầu trong tứ linh nên rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi.Như vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái )- Và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.- Rồng luôn hiện hữu trong các chuyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v...
Rồng ở Trung Quốc có thể chia làm ba hệ thống:
Rồng đầu lợn ở phía Bắc, rồng đầu rắn mình người ở vùng trung tâm và rồng đầu cá sấu ở phía Đông. Truyền thống tôn thờ rồng của Trung Quốc được những người cổ xưa giữ gìn và phát huy. Họ là những người sống bằng nghề săn bắt và đánh cá nên họ rất sùng kính những nguồn thức ăn chính của mình như lợn, nai, chim và rắn.Hình ảnh của rồng được kết hợp giữa đầu thú với mình rắn từ nền văn hóa HS và không đổi cho đến khoảng 4.000 năm sau đó. là hình ảnh sớm nhất và hoàn chỉnh nhất về rồng được tìm thấy ở Trung Quốc.Phát hiện lớn nhất và quan trọng nhất là tượng rồng đầu lợn bằng ngọc dài 26cm và cuộn lại như chữ “C”. Tượng có đầu lợn, thân rắn, môi mím, mắt lồi và có lỗ ở phía sau. Ngoài ra họ còn tìm thấy rất nhiều xương lợn được chôn cùng với người chết ở khu Liaoning. Điều này chứng minh rằng lợn từng có vị trí rất quan trọng và có thể là biểu tượng cho sự thịnh vượng.Người ta vẫn còn đang tranh cãi các giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của rồng. Một số tin rằng thân rồng bắt nguồn từ thằn lằn, rắn hoặc cá sấu, đầu thì giống ngựa hay 1 loại động vật có sừng nào đó. Nhưng bây giờ người ta lại tìm thấy tượng rồng đầu lợn tại vùng Liaoning, trải dài từ Đông Nam khu tự trị Mongolia đến phía Tây tỉnh Liaoning , Đông Bắc Trung Quốc.Tượng rồng đầu lợn tìm thấy ở Liaoning là bằng chứng khảo cổ đầu tiên cho một hệ thống tín ngưỡng nguyên thủy từng được nghiên cứuRồng ở phương TâyTrong truyện cổ tích Nga hay của một số dân tộc ở châu Âu, rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, đuôi dài, thường có ba đầu thổi ra lửa và biết bay. Các đầu này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt mất đầu cũ. Một số rồng chỉ có 1 đầu và có một cái mõm ngắn, quặp như mỏ đại bàng.Cũng theo những truyện kể trên, rồng thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, song thường tỏ ra là loài "hữu dũng vô mưu" vì thường chịu thua và thiệt mạng dưới tay của một tráng sĩ .Đối với Phương Tây, Rồng là một loài quái vật, tượng trưng cho sức mạnh nhưng nghiên về khía cạnh độc ác, hung dữ.Rồng có hình dáng của một con khủng long nhưng thêm vào đó là sừng, cánh, vây lưng và có thể phun ra lửa hoặc nước… Da của nó thì rắn chắc không loại vũ khí nào có thể sát thương được, điểm yếu của nó nằm ở mắt và lưỡi, sống ở những nơi hẻo lánh mà con người ít đặt chân đến.Rồng cơ bản có 4 loại mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Gió, Lửa, Đất và Nước. Từ 4 loại chính này mà người ta còn tưởng tượng ra nhiều loại khác nhau vô cùng dữ tợn.- Rồng Đất sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.- Rồng Nước sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.- Rồng Lửa sống ở các hang động của núi lửa.- Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.Thật ra xưa kia có Rồng hay không? Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đó có thể là những con khủng long còn sót lại của thời kỳ tiền sử, hoặc những loài thằn lằn khổng lồ sống trong những hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến. Những con khủng long, thằn lằn này lại có một sự đột biến gen khiến nó có năng lực đặc biệt như mọi người đã tin tưởng.Về khía cạnh tôn giáo, có thể đó là loài sinh vật có thật nhưng cũng có thể đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng khi người ta sợ hãi một sức mạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, và lũ lụt. Khi ấy thì họ gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với việc các con Rồng đã nổi giận và đang quậy phá.Lịch sử ra đời
Hình tượng của rồng bao gồm các loài:
thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồngChín đứa con của rồngRồng có chín đứa con, là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền ...Tù Ngưu - Nhai Tí - Trào Phong - Bồ Lao - Toan Nghê - Bá Hạ Bệ Ngạn - Phụ Tí - Ly Hốt
No comments:
Post a Comment