Monday, August 30, 2010

Rồng


Rồng hay còn gọi là Long là một loài sinh vật không có thật, là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay.Rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký (thiên Lễ Vận ) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.Rồng với người Việt NamCon rồng Việt Nam là trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng củangười Việt.Rồng là con thằn lằn. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác. Các di tích về con rồng Việt Nam còn lại khá ít do các biến động thời gian và sự Hán hóa của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, nhà Nguyễn. Con rồng ở Việt Nam cũng tùy theo thời kỳ. Như hình ở trên là con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng[1]. Còn con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn, vì thời trần 3 lần chống quân Nguyên-Mông.Rồng Việt Nam 


Rồng Việt Nam


luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là: Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.- Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài.- Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).Thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài.


Rồng với người Trung Quốc


Vì đứng đầu trong tứ linh nên rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi.Như vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái )- Và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.- Rồng luôn hiện hữu trong các chuyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v...


Rồng ở Trung Quốc có thể chia làm ba hệ thống:


Rồng đầu lợn ở phía Bắc, rồng đầu rắn mình người ở vùng trung tâm và rồng đầu cá sấu ở phía Đông. Truyền thống tôn thờ rồng của Trung Quốc được những người cổ xưa giữ gìn và phát huy. Họ là những người sống bằng nghề săn bắt và đánh cá nên họ rất sùng kính những nguồn thức ăn chính của mình như lợn, nai, chim và rắn.Hình ảnh của rồng được kết hợp giữa đầu thú với mình rắn từ nền văn hóa HS và không đổi cho đến khoảng 4.000 năm sau đó. là hình ảnh sớm nhất và hoàn chỉnh nhất về rồng được tìm thấy ở Trung Quốc.Phát hiện lớn nhất và quan trọng nhất là tượng rồng đầu lợn bằng ngọc dài 26cm và cuộn lại như chữ “C”. Tượng có đầu lợn, thân rắn, môi mím, mắt lồi và có lỗ ở phía sau. Ngoài ra họ còn tìm thấy rất nhiều xương lợn được chôn cùng với người chết ở khu Liaoning. Điều này chứng minh rằng lợn từng có vị trí rất quan trọng và có thể là biểu tượng cho sự thịnh vượng.Người ta vẫn còn đang tranh cãi các giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của rồng. Một số tin rằng thân rồng bắt nguồn từ thằn lằn, rắn hoặc cá sấu, đầu thì giống ngựa hay 1 loại động vật có sừng nào đó. Nhưng bây giờ người ta lại tìm thấy tượng rồng đầu lợn tại vùng Liaoning, trải dài từ Đông Nam khu tự trị Mongolia đến phía Tây tỉnh Liaoning , Đông Bắc Trung Quốc.Tượng rồng đầu lợn tìm thấy ở Liaoning là bằng chứng khảo cổ đầu tiên cho một hệ thống tín ngưỡng nguyên thủy từng được nghiên cứuRồng ở phương TâyTrong truyện cổ tích Nga hay của một số dân tộc ở châu Âu, rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, đuôi dài, thường có ba đầu thổi ra lửa và biết bay. Các đầu này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt mất đầu cũ. Một số rồng chỉ có 1 đầu và có một cái mõm ngắn, quặp như mỏ đại bàng.Cũng theo những truyện kể trên, rồng thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, song thường tỏ ra là loài "hữu dũng vô mưu" vì thường chịu thua và thiệt mạng dưới tay của một tráng sĩ .Đối với Phương Tây, Rồng là một loài quái vật, tượng trưng cho sức mạnh nhưng nghiên về khía cạnh độc ác, hung dữ.Rồng có hình dáng của một con khủng long nhưng thêm vào đó là sừng, cánh, vây lưng và có thể phun ra lửa hoặc nước… Da của nó thì rắn chắc không loại vũ khí nào có thể sát thương được, điểm yếu của nó nằm ở mắt và lưỡi, sống ở những nơi hẻo lánh mà con người ít đặt chân đến.Rồng cơ bản có 4 loại mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Gió, Lửa, Đất và Nước. Từ 4 loại chính này mà người ta còn tưởng tượng ra nhiều loại khác nhau vô cùng dữ tợn.- Rồng Đất sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.- Rồng Nước sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.- Rồng Lửa sống ở các hang động của núi lửa.- Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.Thật ra xưa kia có Rồng hay không? Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đó có thể là những con khủng long còn sót lại của thời kỳ tiền sử, hoặc những loài thằn lằn khổng lồ sống trong những hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến. Những con khủng long, thằn lằn này lại có một sự đột biến gen khiến nó có năng lực đặc biệt như mọi người đã tin tưởng.Về khía cạnh tôn giáo, có thể đó là loài sinh vật có thật nhưng cũng có thể đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng khi người ta sợ hãi một sức mạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, và lũ lụt. Khi ấy thì họ gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với việc các con Rồng đã nổi giận và đang quậy phá.Lịch sử ra đời


Hình tượng của rồng bao gồm các loài:


thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồngChín đứa con của rồngRồng có chín đứa con, là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền ...Tù Ngưu - Nhai Tí - Trào Phong - Bồ Lao - Toan Nghê - Bá Hạ Bệ Ngạn - Phụ Tí - Ly Hốt

Wednesday, August 25, 2010

Nguồn gốc của ngày Vu Lan ?

Photobucket




Truyền Thống Phật Giáo:truyền thống Phật giáo, hằng năm đến rằm tháng bảy (âm lịch) thì chúng ta hướng về ông bà, cha mẹ tổ tiên trong tinh thần báo hiếu, cầu lành.  Do ảnh hưởng của văn hóa Tàu, chúng ta cũng ăn mừng Vu Lan như một ngày Tết giữa năm gọi là Tết Trung Nguyên.  Nhật Bổn thì ăn mừng Tết Trung Nguyên trước người Hoa và người Việt một tuần, như là một ngày đại lễ để cầu nguyện cho những điều mong muốn.  Các quốc gia khác có đông người Hoa như Mã Lai, Thái Lan, cũng có tập tục đốt vàng mã, cúng cô hồn, nên gọi Ullambana là ngày “Ghost Festival Day”.  Nhưng nếu muốn hiểu cho tận nguồn gốc của ngày Vu Lan, chúng ta phải tìm hiểu truyện tích về Bồ tát Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) và ý nghĩa của chữ Ullambana.


  Etymology của chữ Ullambana:

Chữ Ullambana, phiên âm theo Hán-Phạn là “Vu Lan Bồn” được dịch là “cứu khổ” nhưng ý nghĩa này không phải là gốc, mà là ý niệm đã được sư sãi nhà Phật truyền bá.  Nguyên nghĩa của chữ Ullambana là “đão ngược”.  Trước thời đại của Phật Thích Ca (Gotama Buddha), người Ấn theo văn minh Vệ Đà (Vedic Civilization) đã có truyền thống ăn mừng ngày rằm tháng bảy bởi vì họ quan niệm là ngày “âm dương đão ngược” lúc “cửa âm ty mở ra” cho nên người dương mới có thể giao du với người âm.  Nhân dịp ngày rằm tháng bảy này, Mục Kiền Liên với phép thần thông (clairvoyance) đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất tìm thấy mẹ mình là bà Thanh Đề chịu phải đói khát hành hạ khổ sở nên ông đã đêm cơm xuống tận cõi quỷ để dâng cho mẹ nhưng mẹ ông không thọ được.  Sau đó Mục Kiền Liên quay về cầu Thích Ca thì Phật đã dạy: “Hãy cậy vào hợp lực của chư tăng, vận động sắm sửa lễ cúng vào ngày rằm tháng bảy mới mong cứu khổ được mẹ.”  Tục truyền, từ đó Phật tử bắt đầu giữ lễ Vu Lan Bồn. 
  
Trước Phật có Phật, sau Phật còn Phật:
Nhưng nếu chúng ta chỉ tin vào kinh Phật mà không nghiên cứu xa hơn, thì sẽ không hiểu nổi ý nghĩa sâu đậm của Ullambana.  Ngoài việc hướng thượng, tưởng nhớ ông bà cha mẹ với tấm lòng hiếu thảo, Ullambana còn là dịp để thờ cúng tổ tiên, để tìm về nguồn gọi, mà Phật Thích Ca cũng chưa phải là nguồn cội.  Chính kinh Phật có câu:  “Trước Phật có Phật, sau Phật còn Phật.”  Thế thì những vị “Phật” Tổ nguyên thủy là ai, mà sau không nghe thấy tới sau bao nhiêu thế kỷ đạo Phật đã được truyền đến Á Châu?  Phải chăng những nhà tôn sùng đạo Phật quá mức đến nổi đã nâng Thích Ca lên hàng “Chí Tôn”, xô đẩy tất cả những bậc thầy khác bên lề lịch sử?  Những tư tưởng tôn giáo, kinh kệ bí truyền, tập tục tâm linh của người xưa đã được các Phật tử “mượn” thật nhiều mà không trích dẫn xuất xứ đến nổi ngày nay hầu hết các vết tích đã bị xóa mờ.  May ra nhờ khoa khảo cổ, và một số di tích được bảo trì tại các viện bảo tàng thế giới như “The Metropolitan” tại New York và “Louvre” tại Pháp Quốc chúng ta mới có sữ liệu để dẫn chứng.

Gudea, Vua Lagash, Nam Mêđô-BaTư (South Mesopotamia):  Một Vị Phật Trước Phật Thích Ca:
22 Thế kỷ trước Thiên Chúa 2144-2124 BC, nhân dân của vùng đất mệnh danh là “nôi của nhận loại” đã tác tượng thờ một vị vua nhân ái với tên xưng là Gudea.  Những nét tiêu biểu của tượng vua Gudea đã làm mẫu mực cho các pho tượng Phật sau này?   Ngài được tiểu biểu bởi buối tóc quắn, họp sọ to lớn đưa lên phía đàng sau, mắt to hiền hòa, với chân mày dính lại ở giữa và đôi tay chắp lại trước bụng trong tư thế nguyện cầu (votive) như đang bấm một dấu ấn (mudra).  Tượng của ngài Gudea được tác với chiếc áo nhà tu (priestly shroud) để hở vai bên phải,  (giống như mặc áo dài đội khăn đóng).  Có một số tượng đứng của vua Gudea trong tư thế ngài đang bưng một bình nước (cam-lồ?) phun ra, ban phước lành cho muôn dân.
  
Vu Lan Thắng Hội:
Thánh Kinh của người Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo có ghi:  “Không có gì mới dưới mặt trời”,“Phàm những vật chi sanh ra dưới mặt trời đều cho thời kỳ…có kỳ sanh ra, có kỳ chết.”  Sự khôn ngoan của loài người ắt có hạn và mãi mãi trong vòng lẩn quẩn?  Thầy nào cũng có Thầy, chắc nào ai là đấng “vô thượng sư”?  Khi chúng ta cuồn tín và mê muội thì sự thật tan biến mất.  Khi nô lệ bởi tham-sân-si, thì sự thật như bát cơm đầy đối với bà Thanh Đề ở cõi âm ty.  Dẫu cho chúng ta có phép thần thông như Mục Kiền Liên cũng không thể nào am tường hết mọi việc trên trời dưới đất?  Thế cho nên, Thích Ca đã truyền dạy cho các Phật tử một điều rất bổ ích, đó là thành tâm cầu khẩn, nhờ vào nhau để tìm đến sự cứu khổ.  Hay nói cách khác: đừng làm khổ nhau, mà hãy làm cứu cánh cho nhau— được như vậy mới trọn vẹn đại lễ Vu Lan Thắng Hội.  

Sunday, August 22, 2010

Tác phẩm “Võ sĩ vàng” tiết lộ: kho báu của Thiên Hoàng

Tác phẩm “Võ sĩ vàng” tiết lộ: kho báu của Thiên Hoàng


Bí ẩn lịch sử lớn nhất thế kỷ 20 đã được tiết lộ qua tác phẩm, Võ sĩ vàng, khẳng định người Nhật đã ăn cướp của các nước bị xâm chiếm một lượng tài sản khổng lồ có thể mua cả thế giới này!

Những thỏi vàng được đúc cùng kích cỡ
Những thỏi vàng được đúc cùng kích cỡ
Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Thiên hoàng Nhật Bản đã dùng vũ lực xâm chiếm 12 quốc gia châu Á, đồng thời thực hiện “Kế hoạch Kim bách hợp” vơ vét hàng vạn tấn châu báu, vàng bạc, đồ cổ… Số của báu này hiện nay ở đâu? Tại sao Mỹ không đánh phá hoàng cung và các cơ sở tài chính lớn của Nhật như Mitsubishi, Misui… Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản được hình dung là một nước nghèo xơ xác, thế mà chỉ sau 7 năm đã phục hồi “nguyên khí”, trở thành một cường quốc về kinh tế. Sự phát triển thần kỳ này ngoài nỗ lực tự thân và vận may ra chẳng lẽ không có một nhân tố tài chính nào khác hỗ trợ? Đó là những vấn đề mà Võ sĩ vàng đề cập.
Nếu chỉ là câu chuyện như Alibaba và 40 tên cướp thì có lẽ cuốn sách Võ sĩ vàng của đôi vợ chồng nhà văn người Mỹ Sterling và Peggy Seagrave đã không gây chấn động dư luận thế giới đến như vậy. Và tác giả của nó cũng không đến nỗi phải bỏ ra 18 năm trời thu thập tư liệu, sống ẩn cư tại một vùng quê ở Pháp, hạn chế tối đa tiếp xúc với bên ngoài vì sợ mưu sát bởi đã tiết lộ một bí ẩn lịch sử lớn nhất thế kỷ 20… Cần nói thêm: Sterling và Peggy Seagrave là đồng tác giả của những bộ tiểu thuyết lịch sử sống động: Vương triều họ Tống, Vương triều Marcos, Vương triều Đại Hòa (tức Nhật Bản) và đã nhiều lần bị truy sát vì đưa ra ánh sáng những bí mật lịch sử ngỡ đã chôn vùi…
“Kế hoạch kim bách hợp” và 6.000 tấn vàng
Năm 1937, Nhật hoàng Hirohito cùng các thành viên hoàng gia đã lập ra một kế hoạch bí mật, gọi là “Kế hoạch Kim bách hợp”, mục đích là vận chuyển, bảo vệ số lượng vàng bạc châu báu chiếm được ở 12 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á đưa về Nhật Bản một cách an toàn nhất. Thành phố Nam Kinh được coi như điểm khởi đầu để thực hiện kế hoạch này.
Hàng ngàn năm qua, Nam Kinh là thành phố giàu có của Trung Quốc, thu hút rất đông những người có tiền, có địa vị đến đây sinh sống, buôn bán. Nam Kinh cũng không phải là lần đầu tiên bị tấn công, cướp phá, nhưng đây là lần bị tàn sát, cướp bóc có hệ thống nhất. Các tiểu đội hành động hiến binh đặc biệt thực hiện “Kế hoạch Kim bách hợp” ở Nam Kinh đã sử dụng mọi thủ đoạn: thu giữ tài sản Chính phủ Trung Quốc, phá các kho bạc, cướp đoạt vàng, đá quý, châu báu, tác phẩm nghệ thuật, tiền mặt của những người giàu có, các thương nhân.
Theo số liệu thống kê, riêng tại Nam Kinh, quân Nhật đã thu gom 6.000 tấn vàng, chưa kể các báu vật khác. Số chiến lợi phẩm này được vận chuyển trực tiếp bằng thuyền từ Thượng Hải về Nhật Bản hoặc dùng xe lửa, xe tải chuyển đến Mãn Châu để xử lý, tiến hành phân loại những báu vật hiếm có. Những thứ đồ trang sức bằng vàng được nấu chảy ra rồi đúc khuôn thành những thỏi vàng có kích thước thống nhất, sau đó chuyển về Nhật. Khi chiến tranh sắp kết thúc, số châu báu không chuyển kịp được cất giấu trong những hầm bí mật đặc biệt ở một số nước, hoặc tạo ra những vụ đắm thuyền có chủ ý…
175 kho vàng ở Philippines
Phần lớn những của cải chiếm được từ Đông Á và Đông Nam Á trong “Kế hoạch Kim bách hợp” được chuyển về Nhật Bản từ Triều Tiên, nhưng từ năm 1943, tàu ngầm của Mỹ đã phong tỏa toàn bộ đường biển nên quân Nhật chỉ có thể vận chuyển số vàng bạc châu báu còn lại đến Philippines mà thôi. Dưới sự giám sát của các thành viên hoàng gia Thiên hoàng, tướng Yamashita đã chỉ huy kế hoạch xây dựng “175 kho báu hoàng gia” tại Philippines.

Một hầm vàng người Nhật chôn ở Philippines
Một hầm vàng người Nhật chôn ở Philippines
Đầu tháng 6-1945, khi xe tăng của Mỹ cách Bambang không đến 35 km thì tại một căn hầm lớn chứa đầy vàng có tên là “đường hầm số 8”, ở sâu dưới lòng đất, một bữa đại tiệc từ giã 175 nhà thiết kế của 175 kho báu được bắt đầu. Họ uống rất nhiều rượu sakê, hát những ca khúc yêu nước và thỉnh thoảng lại hô vang “vạn tuế”. Đến nửa đêm, tướng quân Yamashita và các thành viên hoàng gia nhanh chóng rời khỏi căn hầm ra ngoài, đồng thời tại đường thông ra bên ngoài hàng khối thuốc nổ đã chuẩn bị sẵn được điểm hỏa, tất cả các nhà thiết kế kho tàng và nhân viên tham gia xây dựng đều bị chôn vùi.
Chỉ duy nhất có một người Philippines tên là Ben Valmores, vốn là nô bộc của Takeda Tsuneyoshi – thành viên hoàng gia giám sát việc xây dựng các kho tàng ở Philippines, đã được chủ nhân động lòng cho thoát ra ngoài từ đường hầm số 8 ngay khi phát nổ. Ben Valmores năm nay 76 tuổi, đã kể lại với Sterling và Peggy những gì mình trải qua trong thời gian 1943-1945.
Bí mật bại lộ
Ngày 2-9-1945, cách 3 tháng sau khi các thành viên hoàng gia đi tàu ngầm về Tokyo, tướng Yamashita cùng các nhân viên tham mưu từ cứ điểm cuối cùng Kiangan, Philippines giao nộp vũ khí đầu hàng cho quân đội Mỹ do thiếu tá Jack Kenworthy chỉ huy. Yamashita bị bắt và xử như một tội phạm chiến tranh nhưng vấn đề các kho báu hoàng gia vẫn còn là bí mật. Tình báo Mỹ quyết định khai thác từ người lái xe thân cận của Yamashita là thiếu tá Kashii, việc này do sĩ quan tình báo người Phi gốc Mỹ là Santa Romana (biệt danh là “Ông già Noel”) đảm nhiệm, giám sát Santa là G.Lansdale thuộc Cục Tình báo chiến lược Mỹ (OOS), người rất nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Đến tháng 10-1945, cuối cùng Kashii đã chịu cung khai, đưa Lansdale và Santa đến một số điểm nghi là nơi chứa kho báu ở vùng núi phía Bắc Manila, Philippines, trong đó có 2 điểm tương đối dễ khai quật. Sự việc đã được báo lên cho tướng J. McCloy và tổng thống Truman. Một kế hoạch khai quật được bí mật tiến hành. Tháng 11-1945, McCloy, Lansdale bí mật bay đến Manila thị sát kho vàng mà Santa đã mở. “Họ đi chậm rãi bên những dãy thùng cao 2 m chứa đầy những thỏi vàng”, chỉ tính riêng ở đây số vàng đã có giá trị vài chục tỉ USD… Số vàng do Lansdale và Santa khai quật từ năm 1945 đến 1957 đã được gửi cẩn thận bằng 172 tài khoản tại ngân hàng lớn của 42 nước.
Năm 1975, tổng thống Philippines là F. Marcos đã khai quật được một kho gồm toàn vàng thỏi có giá trị 8 tỉ USD. Marcos cùng hai người Nhật Bản và đại diện Chính phủ Mỹ đã cùng nhau chia số tài sản khổng lồ này. Người giúp Marcos chuyển dịch mật mã của tấm địa đồ kho báu này tên là Kedis. Về sau, Marcos muốn giết Kedis để diệt khẩu, nhưng Kedis đã nhanh chân trốn thoát mang theo bản sao tấm bản đồ cùng các băng từ liên quan đến việc này. 20 năm trước, khi Sterling và Peggy thu thập tư liệu viết nên tác phẩm Vương triều Marcos đã liên lạc được với Kodis và ông này đã trao cho họ toàn bộ tài liệu liên quan để viết nên Võ sĩ vàng, góp phần làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử.
Dư luận và võ sĩ vàng
Ra đời năm 2005, đến nay, Võ sĩ vàng đã được dịch sang hàng chục thứ tiếng, nhiều tổ chức, đoàn thể đã bắt tay vào việc tìm hiểu, xác minh những tư liệu trong Võ sĩ vàng. Trong 18 năm viết Võ sĩ vàng, Sterling và Peggy đã tiếp cận hàng ngàn văn bản, tài liệu mật, đã phỏng vấn hơn 1.000 giờ những nhân vật liên quan.

Tác phẩm Võ sĩ vàng được dịch ra tiếng Hoa
Tác phẩm Võ sĩ vàng được dịch ra tiếng Hoa
Tờ Thời báo Kinh tế Tài chính của Trung Quốc đã liên lạc qua mạng với hai tác giả, đồng thời tổ chức các buổi hội thảo gồm các chuyên gia, học giả với hy vọng tìm ra manh mối phía sau câu chuyện này. Nếu những tư liệu trong Võ sĩ vàng là có căn cứ, thì tổng giá trị những vàng bạc châu báu mà quân Nhật đã chiếm được lên đến hàng vạn tỉ USD, so với hiện nay tổng GDP toàn cầu không quá 4 ngàn tỉ USD. Trên lý thuyết có thể nói ai nắm giữ và sử dụng khối tài sản khổng lồ này có thể mua cả thế giới.
“Nhất định là tồn tại. Nếu không, sau chiến tranh Nhật Bản làm sao có thể giàu nhanh như vậy?”- bà Vương Tuyển, chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Quỹ Vì hòa bình, nhân quyền và lịch sử Trung Quốc, khẳng định. “Mục đích của chiến tranh là gì? Chỉ là giết người suông? Chiếm đoạt của cải mới là quan trọng nhất”. Nhiều học giả cũng cùng chung quan điểm. Về tính chân thực của những con số, ông Tăng Cương, chuyên gia thuộc Phòng Nghiên cứu tài chính Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng: “Hàng vạn tỉ USD là con số quá lớn, cảm thấy có chút khó tin”, nhưng tác giả của Võ sĩ vàng thì nói rằng điều này hoàn toàn có thể lý giải vì quân Nhật đã thực hiện chiếm đoạt một cách có hệ thống tại các quốc gia “có hàng ngàn năm lịch sử văn minh”.

Theo Xã Hội Luận Bàn

Truyền thuyết những viên ngọc thời cổ ở Trung Hoa

   Truyền thuyết những viên ngọc thời cổ ở Trung Hoa

Khi nhận xét về thú sử dụng ngọc ở Trung Quốc, một nhà khảo cứu về kim hoàn ở phương Tây, tiến sĩ Alfred Doodan (Mỹ) đã viết: Người Trung Hoa cho rằng ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người, gồm nhân ái, khiêm tốn, dũng khí, công bằng và thông thái. Do đó việc họ tôn sùng nó là điều tất nhiên. Theo ông, đạo đức phương Đông nằm cả trong viên ngọc…
Ngày xưa, người Trung Quốc xem ngọc như một “vật thiêng”, vật trân trọng, quý giá bậc nhất. Chỉ những nhà quyền quý mới có được ngọc trong nhà và những bậc vua chúa mới được quyền sở hữu ngọc và dùng ngọc để làm biểu tượng quyền lực, địa vị tối cao. Ví dụ như ngọc tỷ, tức con dấu riêng của các bậc hoàng đế dùng để đóng dưới các chiếu chỉ, văn kiện. Hay như các ngọc ấn, ngọc bội mang tính đặc trưng mà các đại thần, vương tước thường hay sử dụng để làm vật gia bảo, vật trấn trạch cho riêng mình. Chính vì thế nên có thời ở Trung Quốc, dân thường không được dùng bạch ngọc là của riêng, bởi vì bạch ngọc chỉ để dùng làm ngọc tỷ, ngọc bội. Từ đời Tần cho tới đời Tống, lệ này vẫn còn được giữ.
Những viên ngọc đẫm máu


Miếng ngọc mang hình chim phượng hoàng đã xuất hiện cách đây hơn 7.000 năm.
Miếng ngọc mang hình chim phượng hoàng đã xuất hiện cách đây hơn 7.000 năm.
Khoảng 300 năm trước Công nguyên, ở nước Sở (Trung Quốc), vào triều Lệ Vương, có Biện Hòa là một thường dân, làm nghề buôn bán, may mắn có được một viên ngọc thô (ngọc chưa được trau chuốt), ông ta biết chắc đó là viên ngọc cực quý, nghĩ rằng thay vì sở hữu nó chi bằng đen cống nộp nó cho nhà vua, ắt tỏ rõ được bụng dạ trung thành của mình, đồng thời cũng yên tâm vì trao được vật quý cho người xứng đáng được sở hữu nó. Ông tìm dịp dâng lên Lệ Vương. Nhà vua nhìn thấy viên ngọc thô thiển, có ý xem thường, bèn bảo một tay thái giám mài thử xem thật giả. Tên thái giám ngu dốt sợ rằng nếu Biện Hòa có công dâng ngọc, biết đâu nhà vua sẽ sủng ái ông ta, làm ảnh hưởng đến địa vị của hắn. Do vậy, hắn liền gièm pha rằng đó là viên ngọc giả! Biện hòa bị gán tội khi quân, bị chặt mất một chân. Lệ Vương băng hà, Vũ Vương nối ngôi. Lần này Biện Hòa vẫn nuôi ý định dâng vua viên ngọc. Ông xin được vào cung để dâng lên vua viên ngọc thô tai ác đó. Lần này càng không may bởi người được vua ra lệnh thử viên ngọc vốn là người có tư thù với ông nên hắn chưa thử xong đã vội lắc đầu, chê ngọc giả. Kết quả là Biện Hòa bị chặt nốt chân còn lại! Quá đau đớn uất hận, Biện Hòa bèn ôm lấy viên ngọc, lao đầu vào tường toan tự tử. Vũ Vương kịp ngăn lại và sau đó đích thân xem xét viên ngọc. Cuối cùng ông cũng nhận ra đó là viên ngọc cực kỳ quý giá. Nhà vua hối hận thì mọi sự đã muộn. Biện Hòa đã trở thành người tàn phế, máu của ông loang đỏ cả sân triều. Từ đó viên ngọc quý này được mang tên là “ngọc bích Biện Hòa” – viên ngọc đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa.
Còn có một loại ngọc rất kỳ bí, chỉ ở Trung Quốc mới có. Đó là những viên ngọc chôn theo người chết, mà người phương Tây gọi là Grave Jade (ngọc dưới mồ). Theo niềm tin của người Trung Hoa, ngọc thạch có một tính năng siêu phàm: để trị bệnh, để trường sinh bất lão, để giữ xác chết mãi mãi nguyên vẹn, để mang lại phúc lành…
Một trong những ngôi mộ cổ được khai quật gần đây ở miền trung Trung Quốc, người ta tìm thấy trong đó rất nhiều báu vật, trong số này thì ngọc thạch là nhiều hơn cả. Có một điều hết sức phi thường mà khoa học chưa chứng minh được là những mộ huyệt có nhiều ngọc thạch chôn theo xác chết thì lạ lùng thay, những xác chết đó vẫn còn nguyên vẹn, dù sau hơn 2.000 năm, như trường hợp của hoàng tử Liêu Thân và vợ là Tôn Vãn thuộc triều Hán, đã được chôn ngót 2.000 năm. Khi khai quật, những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc, bởi cả hai xác chết vẫn còn nguyên vẹn, chẳng khác gì các xác ướp trong các hầm mộ của người Ai Cập cổ đại. Điều lạ là, các thi thể chẳng hề được tẩm ướp bất cứ thứ gì, ngoài việc bên cạnh có rất nhiều viên ngọc! Sau khi nghiên cứu kỹ, các nhà khai quật đã cho rằng, chính ngọc thạch đã giữ được sự nguyên vẹn của xác chết.
Một điều lạ nữa là những viên ngọc chôn theo dưới mồ ấy, sau một thời gian dài, khi đào lên, chúng sẽ có sự biến đổi khác thường: bạch ngọc thì từ trong suốt đã biến sang màu trắng đục hơn và từ bên trong ửng lên những vân màu hồng, giống như những sợi chỉ máu. Cẩm thạch thì từ màu xanh lục biến đổi sẫm hơn, ửng hồng như nhuộm với máu. Riêng hồng ngọc, hoàng ngọc, lam ngọc… thì màu sắc cũng có sẫm thêm, nhưng khi đặt dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn, nó rực lên một thứ ánh sáng lung linh kỳ dị, như từ một cõi u minh nào đó. Người ta nói rằng, những viên ngọc đó đã thấm máu và tinh khí từ cơ thể người, hay đúng hơn là thấm hồn người chết. Do đó nó càng trở thành vô giá, cực kỳ linh thiêng.
Ngọc để trị bệnh và giữ sắc đẹp


Từ Hy Thái hậu
Từ Hy Thái hậu
Tương truyền, nhờ có khả năng kỳ diệu mà ngọc thạch đem lại, Từ Hy Thái hậu vẫn giữ được sự tươi trẻ, uy nghiêm khi sắp qua đời.
Tương truyền, Thái hậu Từ Hy lúc còn trẻ đã có cái thú mê ngọc và xem ngọc như vật bất ly thân. Bà được một nhà sư Lạt ma bí mật chỉ cho cách dùng ngọc để giữ gìn sắc đẹp. Cách đó rất ly kỳ như sau: muốn cho làn da mãi mãi tươi nhuận, dù già mà vẫn không có nếp nhăn thì dùng ngọc trai nấu nhừ, tán nhuyễn, pha với sữa của phụ nữ có con so rồi thoa lên mặt, lên da ở bất cứ đâu mỗi buổi sáng tối như ngày nay phụ nữ thoa kem dưỡng da. Hoạt chất đặc biệt ở ngọc trai sẽ giúp duy trì sự tươi trẻ. Điều này đã được chứng minh, Từ Hy sau này khi đã trên 60 tuổi nhưng nhan sắc vẫn còn như người ở tuổi thanh niên. Tương truyền rằng lúc qua đời ở tuổi 70, nhan sắc của bà vẫn còn tươi tắn! Người ta khẳng định rằng, có được nhan sắc đó là nhờ vào tính năng ưu việt của ngọc thạch. Nguyên là lúc nào trong người của bà Từ Hy cũng mang theo hai viên bạch ngọc thuộc loại quý hiếm nhất, chúng có kích cỡ to bằng quả trứng. Chính các Lạt ma đã bảo đảm với Thái hậu rằng, khi nào bà còn giữ được hai viên bảo ngọc đó trong người thì sinh lực sẽ luôn dồi dào, ngọc sẽ đẩy lùi được mọi bệnh tật…
Đúng hay sai về truyền thuyết trên, cho đến nay chưa ai chứng minh được. Nhưng rõ ràng là người ta vẫn cứ tin rằng ngọc thạch có nhiều khả năng kỳ lạ, huyền bí như những truyền thuyết. Bởi thế, cho mãi đến ngày nay, người Trung Hoa vẫn tôn sùng thứ bảo thạch đó và họ đã đem cái thú đam mê này truyền sang cho rất nhiều người trên thế gian!

Khi khai quật nhiều ngôi mộ cổ ở Trung Quốc, các nhà khoa học ngạc nhiên thấy xác chết sau mấy nghìn năm vẫn nguyên vẹn. Họ cho rằng ngọc thạch, được cho vào rất nhiều trong quan tài, đã làm nên điều kỳ diệu đó.Khi nhận xét về thú sử dụng ngọc ở Trung Quốc, một nhà khảo cứu về kim hoàn ở phương Tây, tiến sĩ Alfred Doodan (Mỹ) đã viết: Người Trung Hoa cho rằng ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người là nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng. Do đó ngọc được tôn sùng. Ngày xưa, chỉ những nhà quyền quý mới có được ngọc. Vua chúa dùng nó làm biểu tượng cho quyền lực, địa vị tối cao (như ngọc tỷ - con dấu riêng của hoàng đế dùng đóng dưới các văn kiện quan trọng). Có thời, dân thường không được dùng bạch ngọc làm của riêng, bởi nó chỉ được dùng làm ngọc tỷ, ngọc bội. Khoảng 300 năm trước Công nguyên, ở nước Sở, vào triều Lệ Vương, có Biện Hòa là một thường dân may mắn có được một viên ngọc thô (chưa được trau chuốt). Ông ta biết chắc đó là viên ngọc cực quý nên đi hiến cho vua để tỏ dạ trung thành. Lệ Vương nhìn thấy viên ngọc thô thiển, có ý xem thường, bèn bảo một tay thái giám mài thử xem thật giả. Tên thái giám sợ Biện Hòa có công dâng ngọc sẽ được sủng ái hơn mình nên bảo là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt mất một chân. Lệ Vương chết, Vũ Vương nối ngôi. Biện Hòa lại xin vào dâng ngọc. Viên quan được vua sai thử ngọc có tư thù với ông nên lại tâu là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt nốt chân kia. Quá uất hận, Biện Hòa ôm viên ngọc, lao đầu vào tường toan tự tử. Vũ Vương ngăn lại, đích thân xem xét viên ngọc và nhận ra nó cực kỳ quý giá. Nhà vua hối hận nhưng đã muộn, vì Biện Hòa đã tàn phế, máu của ông đã loang đỏ sân triều. Từ đó, viên ngọc quý này được gọi là “ngọc bích Biện Hòa”, viên ngọc đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa.Còn có một loại ngọc rất kỳ bí, chỉ ở Trung Quốc mới có. Đó ngọc chôn theo người chết, mà người phương Tây gọi là Grave Jade (ngọc dưới mồ). Theo niềm tin của người Trung Hoa, ngọc thạch có một tính năng siêu phàm: trị bệnh, giúp trường sinh bất lão, giữ xác chết mãi mãi nguyên vẹn, mang lại phúc lành...Trong các ngôi mộ cổ được khai quật gần đây ở miền trung Trung Quốc, người ta tìm thấy rất nhiều ngọc thạch. Có một điều hết sức lạ là ở những mộ có nhiều ngọc thạch chôn theo, xác chết vẫn còn nguyên vẹn dù đã hơn 2.000 năm. Chẳng hạn như trường hợp của hoàng tử Liêu Thân và vợ là Tôn Vãn thuộc triều Hán, đã được chôn ngót 2 thiên niên kỷ. Khi khai quật, những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc bởi cả hai xác chết vẫn còn nguyên vẹn, chẳng khác gì các xác ướp trong hầm mộ của người Ai Cập cổ đại. Các thi thể chẳng hề được tẩm ướp bất cứ thứ gì, nhưng bên cạnh có rất nhiều ngọc. Sau khi nghiên cứu kỹ, các nhà khai quật cho rằng, chính ngọc thạch đã giữ được sự nguyên vẹn của thi hài.Một điều lạ nữa là những viên ngọc chôn một thời gian dài dưới mồ ấy sau khi đào lên có sự biến đổi khác thường: Bạch ngọc từ trong suốt trở nên trắng đục hơn, từ bên trong ửng lên các vân màu hồng, giống như những sợi chỉ máu. Cẩm thạch từ màu xanh lục biến thành sẫm hơn, ửng hồng như nhuộm với máu. Riêng hồng ngọc, hoàng ngọc, lam ngọc... màu sắc cũng sẫm thêm nhưng khi đặt dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn, chúng rực lên một thứ ánh sáng lung linh kỳ dị, như từ một cõi u minh nào đó. Người ta cho rằng, những viên ngọc đó đã thấm máu và tinh khí từ cơ thể người, hay đúng hơn là thấm hồn người chết. Do đó nó càng trở thành vô giá, cực kỳ linh thiêng.Ngọc còn được coi là giúp duy trì tuổi trẻ và sắc đẹp. Tương truyền, Từ Hy Thái hậu vẫn giữ được sự tươi trẻ, uy nghiêm khi sắp qua đời là nhờ có khả năng kỳ diệu của ngọc thạch. Từ Hy được một nhà sư Tây Tạng bí mật chỉ cho cách dùng ngọc để giúp làn da mãi tươi nhuận, dù già vẫn không có nếp nhăn: Dùng ngọc trai nấu nhừ, tán nhuyễn, pha với sữa của phụ nữ có con so rồi thoa lên mặt, lên da mỗi buổi sáng và tối. Và quả thực Từ Hy khi đã trên 60 tuổi vẫn có nhan sắc của một phụ nữ trẻ. Người ta cho rằng sự tươi trẻ đó một phần cũng nhờ hai viên bạch ngọc thuộc loại quý hiếm nhất, có kích cỡ bằng quả trứng mà thái hậu luôn mang theo người. Chính các Lạt ma bảo đảm với Thái hậu rằng, khi nào bà còn giữ được hai viên bảo ngọc đó trong người thì sinh lực sẽ luôn dồi dào, đẩy lùi được mọi bệnh tật... Đúng hay sai về truyền thuyết trên, cho đến nay chưa ai chứng minh được. Nhưng người Trung Quốc ngày nay vẫn tin rằng ngọc thạch có nhiều khả năng kỳ lạ, huyền bí nên tiếp tục tôn sùng thứ bảo thạch đó và đem cái đam mê này truyền sang cho rất nhiều người trên thế giới.
nháp

Lễ Thanh Minh hay lễ hội Hùng Vương ?

Nguyễn Du đề cập tới nhân quả của nhà Phật, nghiệp cuả Nhà Phật
Ðã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Vào dịp: Thanh minh trong tiết tháng ba :Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh , Kiều đã cùng hai em là Vương Quan và Thúy Vân đi chơi xuân, gia nhập vào cảnh:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày tiết Thanh Minh. Tại các quốc gia có người Hoa sinh sống đông thì tết này là một ngày lễ lớn. Còn ở các khu vực khác ở Đông Á thì không. Nói đến Tết Thanh Minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh...Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của mặt trăng quay xung quanh trái đất . thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Vậy thì Tiết Thanh Minh trùng vào đúng ngày giổ tổ Hùng Vương của ta kéo từ ngày mồng 6 tháng 3 đến ngày 12 tháng 3.
Phải chăng qua ngày giỗ 6/3 và 12/3 Tổ tiên muốn để lại cho con cháu muôn đời lời di huấn về phép trị nước an dân cốt sao đạt đến chỗ trung chính. Đạo trị nước tất cũng là đạo giữ nước, đó chính là thông điệp của ngày giỗ Tổ Hùng Vương, giỗ Tổ Lạc Long Quân.
Tại sao 18 đời Hùng Vương chỉ có một ngày lễ. Đồng ý đây có thể là hợp kỵ nhưng tại sao lại là ngày 12 tháng 3 mà không phải là ngày khác ? 18 đời vua Hùng Vương kéo dài 180 năm thì không lẽ một vị vua Hùng của ta sống đến 100 năm??? Bây giờ nói lan man một chút về kinh Dịch :Theo Kinh Dịch, tính theo số Tiên-Thiên, quẻ Khảm hay còn gọi là quẻ Thuỷ đứng ở vị trí số 6, quẻ Ly hay còn gọi là quẻ Hoả đứng ở vị trí số 3. Vì vậy lấy ngày 6 tháng 3 để tưởng niệm Đức Lạc Long Quân là dựa vào tính chất của quẻ Khảm (số 6) và quẻ Ly (số 3). Hai quẻ này hợp lại là quẻ Thuỷ-Hoả-Ký-Tế, quẻ thứ 63 trong tổng số 64 quẻ Dịch.
Lạc Long Quân từng nói với Âu Cơ: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh con, nhưng thuỷ hoả tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thuỷ phủ, chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi xuống bể, hữu sự thì báo cho nhau biết" (Lĩnh Nam Chích Quái).
Lạc Long Quân tính thuỷ tương ứng với quẻ Khảm, loại quẻ dương. Âu Cơ tính hoả tương ứng với quẻ Ly, loại quẻ âm. Hai quẻ này âm dương tương hợp, tạo thành quẻ Ký-Tế. Hào cửu ngũ quẻ Ký-Tế là hào dương, biểu tượng cho vua, hào lục nhị quẻ Ký-Tế là hào âm, biểu tượng cho Âu Cơ, hai hào này là hai hào chính ứng với nhau.
Kinh Dịch chỉ có 8 quẻ đơn, từ quẻ Càn số 1 đến quẻ Khôn số 8, quẻ đơn không vượt quá số 8. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 12 tháng 3, số 12 vượt quá giới hạn quẻ đơn, tuy nhiên ta biết rằng 12 là bội số của 6. Dịch lý luôn biến hoá, do đó số 12 vẫn hàm chứa số 6 nên ngày 12 tháng 3 về nội hàm vẫn là hoá thân của 6 tháng 3. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương và ngày giỗ Tổ Lạc Long Quân cùng có chung một ý nghĩa. Quẻ Ký-Tế là quẻ duy nhất trong số 64 quẻ Dịch đạt đến độ lý tưởng hoàn chỉnh. Dịch quy định những hào ở vị trí số lẻ 1, 3, 5 phải là hào dương mới được kể là chính vị, nếu là hào âm thì gọi là thất vị (không đúng vị trí). Ngược lại những hào ở vị trí số chẵn 2, 4, 6 phải là hào âm mới được kể là chính vị, không đúng quy định đó gọi là thất vị. Số thứ tự của hào quẻ được tính từ dưới lên. Riêng hào 5 (hào cửu ngũ) còn được gọi là hào trung chính vì là hào dương mà lại là hào ở giữa quẻ ngoại. Cũng thế, hào 2 (lục nhị) còn được gọi là trung chính vì là hào âm và là hào ở giữa quẻ nội. Quẻ Ký-Tế,hào dương ở đúng vị trí dương, hào âm ở đúng vị trí âm được xem là quẻ chuẩn, chuẩn cho Dịch, chuẩn cho người, chuẩn cả cho trời đất vì đã đạt đến trung chính, nghĩa là đã đạt được Đạo. Trời đất trung chính thì mưa thuận gió hoà, xã hội trung chính thì cuộc sống yên ổn, thái bình. Cho nên toàn bộ Kinh Dịch, có thể nói như Nguyễn Hiến Lê: "Liệt kê ra thì cực phiền toái mà tổng hợp lại thì rất đơn giản chỉ gồm hai chữ trung chính như Trương Kỳ Quân đã nói: "Đạo lý trong thiên hạ (theo Dịch) chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính" . Nguyễn Văn Siêu nhấn mạnh trung không phải là lưng chừng, không phải là trung bình cộng mà trung là đạt đến chỗ chí thiện.Ở Trung Hoa cũng đã có quyển sách “Thập nhị tứ hiếu” (24 tấm gương hiếu thảo). Ở Việt Nam ta cũng còn có những câu ru con của các bà mẹ xưa kia như :

“Ru hời, ru hỡ, ru hơi
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Làm con trước phải đền công sinh thành.”





Saturday, August 21, 2010

Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ

Photobucket
七言絕句 - 王維
九月九日憶山東兄弟


獨在異鄉為異客,
每逢佳節倍思親。
遙知兄弟登高處,
遍插茱萸少一人。


Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ   Vương Duy
Độc tại dị hương vi dị khách
Mỗi phùng giai tiết bội tư thân
Dao tri huynh đệ đăng cao xứ
Biến sáp thù du thiểu nhất nhân
.


Ngày 9 tháng 9 nhớ bạn bè Sơn Đông
Làm thân khách lạ nơi xứ lạ 
Trùng dương tiết đến nhớ thương người 
Biết rằng bè bạn giờ lên núi 
Bẻ cánh thù du chỉ thiếu tôi .

Lịch sử Trung Quốc


CỔ ĐẠI
Tam Hoàng Ngũ Đế
Nhà Hạ 2205–1767 TCN
Nhà Thương 1766–1122 TCN
Nhà Chu 1122–256 TCN
  Nhà Tây Chu
  Nhà Đông Chu
    Xuân Thu
    Chiến Quốc
TRUNG ĐẠI
Nhà Tần 221 TCN –206 TCN
Nhà Hán 206 TCN–220 CN
  Nhà Tây Hán
  Nhà Tân
  Nhà Đông Hán
Tam Quốc 220–280
  NgụyThục & Ngô
Nhà Tấn 265–420
  Nhà Tây Tấn
  Nhà Đông TấnNgũ Hồ thập lục quốc
304–439
Nam Bắc Triều 420–589
Nhà Tùy 581–619
CẬN ĐẠI
Nhà Đường 618–907
  (Nhà Vũ Chu 690–705)
Ngũ Đại Thập Quốc
907–960
Nhà Liêu 907–1125
Nhà Tống 960–1279
  Nhà Bắc TốngNhà Tây Hạ
  Nhà Nam TốngNhà Kim
Nhà Nguyên 1271–1368
Nhà Minh 1368–1644
Nhà Thanh 1644–1911
HIỆN ĐẠI
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949
Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa

1949–ngày nay
Trung Hoa Dân Quốc
(tại Đài Loan)
1949-ngày nay
Triều đại Trung Quốc
Lịch sử quân sự Trung Quốc

VĂN HÓA ĐÔNG SƠN - ĐỒ ĐỒNG

Văn hóa Đông Sơn là một trong ba trung tâm văn hóa thời đại kim khí nước ta. Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ rất sớm. Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trên lưu vực sông Hồng và sông Mã một số đồ đồng đã được phát hiện, trong đó có cả những trống đồng nổi tiếng như Ngọc Lũ. Nhưng phải đến năm 1924 với cuộc khai quật đầu tiên của Pajot - một viên chức thuế quan Thanh Hóa - tại làng Đông Sơn phát hiện được nhiều đồ đồng và đồ gốm cho thấy Đông Sơn là một di tích khảo cổ quan trọng. Từ đấy nhiều di tích di vật giống với Đông Sơn được phát hiện, thu hút được sự chú ý của nhiều học giả trong ngoài nước. Và đến năm 1934 nhà khảo cổ người ÁoHeine Geldern đề nghị gọi nền văn hóa này là văn hóa Đông Sơn. Thế là từ địa danh của một làng như bao làng khác trên đất Việt, Đông Sơn đã trở thành tên của một nền văn hóa thời đại kim khí nổi tiếng trên thế giới.
Trải qua 80 năm, kể từ khi di tích Đông Sơn lần đầu tiên được khai quật, số lượng di tích và di vật không ngừng tăng lên hàng năm. Cho đến nay khoảng 120 di tích đã được phát hiện, phân bố trên lưu vực các sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Còn di vật, thì ngoài Việt Nam đã tìm thấy rải rác ở một số nước Đông Nam Á cho thấy sức sống mãnh liệt và tầm tỏa rộng của văn hóa Đông Sơn.
Cho đến nay hầu hết các học giả trong ngoài nước đều cho văn hóa Đông Sơn thuộc cuối thời đại đồng đầu thời đại sắt, là văn hóa vật chất của người Việt cổ, tồn tại khoảng từ thế kỷ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 2 sau Công nguyên.
Trước đây, phần lớn các học giả nước ngoài vô cùng kinh ngạc và không tin những đồ đồng, đồ gốm có kiểu dáng đẹp, hoa văn trang trí độc đáo được chế tạo với một trình độ cao là sản phẩm tự thân của người bản địa. Và họ đã gán ghép cho văn hóa Đông Sơn một nguồn gốc từ bên ngoài, hoặc là từ văn minh sông Hoài thời Chiến Quốc bên Trung Quốc, hoặc xa hơn mãi tận trời Âu, từ văn hóa Hallstatt. Những năm gần đây ngành khảo cổ Việt Nam phát hiện và khai quật hàng mấy trăm di tích trên lưu vực các sông Hồng, sông Mã và sông Cả mà đồ gốm cũng như đồ đồng có nhiều yếu tố văn hóa thể hiện mối liên quan mật thiết với văn hóa Đông Sơn, mà tiêu biểu là các giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Sự có mặt các giai đoạn văn hóa Tiền Đông Sơn này là minh chứng hùng hồn cho nguồn gốc bản địa của văn hóa Đông Sơn.
Hiện vật văn hóa Đông Sơn vô cùng phong phú đa dạng với các chất liệu khác nhau như gốm, đồng, đá, thủy tinh, sắt, v.v.nhưng nhiều nhất và tiêu biểu nhất là đồ đồng .
Về công cụ lao động có lưỡi cày, cuốc, thuổng, xẻng, nhíp, rìu, đục, bàn chải, v.v. Bộ công cụ lao động thật là muôn hình muôn vẻ. Ngay như lưỡi cày có loại là hình gần tam giác, có loại là hình tim, có loại là hình bướm. Còn rìu thì ngoài các loại rìu có vai, rìu hình chữ nhật, hình thang, rìu xòe cân có lưỡi rộng hẹp khác nhau thì rìu xéo là một hiện vật độc đáo của riêng Đông Sơn. Mà riêng rìu xéo cũng đủ loại như rìu xéo gót tròn, rìu xéo gót vuông, rìu xéo mũi hất hình hia, rìu xéo mũi chúc hình bàn chân, rìu xéo gót nhọn hình thuyền, v.v. Có loại trên một hoặc hai mặt còn trang trí hoa văn đẹp.
Vũ khí văn hóa Đông Sơn vừa nhiều về số lượng vừa phong phú về loại hình, gồm có các loại giáo, lao, mũi tên, dao găm, kiếm, qua, dao phạng, lẫy nỏ, tấm che ngực, v.v. Nhiều hơn cả là giáo với nhiều kiểu loại dài ngắn to nhỏ khác nhau, trong đó có loại lưỡi phình rộng có 2-4 lỗ thủng hình chữ nhật rất Đông Sơn. Độc đáo hơn cả là dao găm với các loại dao găm cán hình chữ T, đốc hình củ hành có lỗ hình chữ nhật hoặc không, cán tượng người, tượng động vật như voi, rắn, hổ, chim, v.v. không giống bất cứ văn hóa nào.
Bộ đồ dùng sinh hoạt văn hóa Đông Sơn cũng khá đa dạng gồm các loại thạp, thố, bình, lọ, vò, âu, chậu, bát, đĩa, muôi,v.v. Tiêu biểu hơn cả là thạp có nắp và không nắp được trang trí hoa văn kỷ hà, chim bay, người nhảy múa, bơi thuyền như trên trống đồng.Tiêu biểu hơn cả là thạp đồng Đào Thịnh.
Nhạc khí Đông Sơn gồm có trống đồng, chuông và lục lạc. Trong đó trống đồng Đông Sơn được lấy làm biểu tượng cho văn minh của người dân Việt. Trống Đông Sơn có loại to, loại nhỏ, loại thon cao, loại thấp choãi. Có loại trang trí cực kỳ phong phú cảnh sinh hoạt của cư dân lúc bấy giờ như bơi thuyền, nhà sàn, dàn trống, dàn chiêng, giã gạo, múa hát cùng hươu, chim, bò,v.v. Có loại chỉ có văn kỷ hà và vành chim bay, thậm chí có loại chỉ còn đơn thuần văn kỷ hà.Có loại kiểu dáng là chậu, nhưng hoa văn lại là trống đồng. Có loại trống thực dụng, có loại là trống minh khí chôn theo trong mộ. Đẹp, phong phú, tiêu biểu hơn cả là trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Làng Cốc.
Đồ trang sức bằng đồng văn hóa Đông Sơn có các loại vòng tay, khuyên tai, vòng ống, xà tích, trâm, v.v. với các kiểu loại to nhỏ khác nhau, trong đó có loại vòng ống trang trí hoa văn đẹp và đeo thêm lục lạc độc đáo.
Đến văn hóa Đông Sơn, đồ gốm trang trí đơn giản song đồ đồng trái lại được trang trí phức tạp, phong phú, cầu kỳ. Không chỉ trên đồ trang sức, nhạc khí, dụng cụ sinh hoạt được trang trí hoa văn, mà cả trên các loại vũ khí cũng được trang trí hoa văn khá cầu kỳ, và tất cả đều có cùng một phong cách.
Đáng chú ý là vào giai đoạn Đông Sơn muộn xuất hiện một số hiện vật đồng sắt tiếp hợp như giáo và kiếm cán đồng lưỡi sắt, và một số đồ đồng Đông Sơn có ảnh hưởng văn hóa Hán như thạp đồng, vò đồng trang trí hoa văn Đông Sơn nhưng lại gắn một đôi quai mặt hổ phù, hay chiếc đèn dầu treo gắn tượng người tượng chim rất Đông Sơn nhưng lại có 3 chân quỳ phong cách Hán. Trái lại, cũng có một số đồ đồng Hán nhưng lại trang trí một số hoa văn rất Đông Sơn như chiếc bình kiểu con tiện rất Hán nhưng ở cổ trang trí một số vành văn vòng tròn tiếp tuyến của Đông Sơn, hay chiếc liễm ba chân quỳ thấp rất Hán lại trang trí văn bơi thuyền, chim bay mỏ dài rất Đông Sơn v.v.
Những đồ đồng này cho thấy mối giao lưu qua lại giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Hán trong giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn .