劉 家 渡 - 陳光啓(凱?)
劉家渡口樹參天,
扈從東行昔泊船。
舊塔江亭秋水上,
荒祠古塚石麟前。
太平圖誌幾千里,
阮代山河二百年。
詩客重來頭髮白,
梅花如雪照晴川。
Lưu Gia độ - Trần Quang Khải
- Lưu Gia độ khẩu thụ tham thiên,
- Hỗ tụng đông hành tích bạc thuyền.
- Cựu tháp giang đình lưu thủy thượng,
- Hoang tử cổ trùng thạch lân tiền.
- Thái bình đồ chí kỷ thiên lý,
- Lý đại quan hà nhị bách niên.
- Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
- Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên
BẾN ĐÒ LƯU GIA
Bến nước Lưu Gia cây chạm trời
Xưa thuyền phò giá từng ghé chơi
Sông thu soi bóng đền cổ tháp
Mồ hoang lân đá lạnh lùng phơi
Thái bình mở nước dài muôn dặm
Cơ đồ triều Lý hai trăm năm
Khách thơ bạc tóc về thăm lại
Thấy mai mầu tuyết nở ven sông
Badmonk - Tâm Nhiên
Trần Quang Khải sinh năm 1240, mất năm 1294, là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.
Dưới triều Trần Thánh Tông (1258 - 1278). Trần Quang Khải được phong tước Chiêu minh đại vương. Năm 1274, ông được giao giữ chức Tướng quốc Thái úy. Năm 1282, dưới triều Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng tướng Thái sư, nắm giữ quyền nội chính. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Trần Quốc Tuấn, có nhiều công lao lớn trên chiến trường.
Trong sự nghiệp quân sự của Thượng tướng Trần Quang Khải, thì trận ông chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5-1285 "là chiến công to nhất lúc bấy giờ", như sử sách từng ca ngợi.
Trần Quang Khải còn là một nhà ngoại giao giỏi. Năm 1281, khi nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Việt Nam lần thứ hai, chúng cho Sài Thung đem 1.000 quân đưa bọn Trần Dĩ ái về nước. Khi tới biên giới, quân Nguyên bị nhà Trần phục đánh. Trần Dĩ ái bỏ chạy. Sài Thung được "rước" về Thăng Long để dùng vào kế hoãn binh để có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với giặc. Lúc Sài Thung về Trung Quốc, Trần Quang Khải làm bài thơ tiễn tặng rất thân, nhã, đoạn kết có câu viết:
Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện,
Ân cần ác thủ tự huyên lương.
(Chưa biết ngày nào lại cùng gặp mặt,
Để ân cần nắm tay nhau hàn huyên).
Đối với viên sứ giả hống hách của một nước sắp tràn quân sang xâm lược, thái độ Trần Quang Khải vẫn ung dung, niềm nở như vậy, đó cũng thể hiện một nghệ thuật ngoại giao khôn khéo của ông và con người Việt Nam thời ấy.
Trong văn học sử Việt Nam, Trần Quang Khải là một nhà thơ có vị trí không nhỏ. Thơ ông sáng tác có tập Lạc đạo, nay đã thất truyền, chỉ còn lưu được một số bài. Là một vị tướng cầm quân xông pha khắp trận mạc đánh giặc, song thơ ông lại "thanh thoát, nhàn nhã", "sâu xa, lý thú" (Phan Huy Chú). ấy cũng là cốt cách phong thái của các vua Trần, của người Việt Nam ngàn đời nay.( Theo GS Trần Quốc Vượng )Trần Quốc Vượng
No comments:
Post a Comment