Cái Rìu của tổ tiên chúng ta cũng có một sự tích lý thú, được đặt thành tên dân tộc: Về ý nghĩa của tộc danh Việt, lâu nay một số người dựa trên dạng chữ Hán hiện đại [越] có chứa bộ tẩu [走] của chữ này để giải thích rằng Việt nghĩa là chạy, vượt. Thực ra chữ Việt trong Hán tự đã trải qua nhiều cách viết rất khác nhau, đây là tên gọi có từ lâu đời (họ Việt[粤] –thường, chủng Bách Việt được nhắc đến trong sử Bắc từ rất sớm).
Theo Bình Nguyên Lộc (7), việt [钺] vốn là tên gọi một loại công cụ kiêm vũ khí rất đặc thù của người Việt cổ : cái rìu. Như chúng ta đã biết, khảo cổ học đã tìm được ở khắp nơi trong địa bàn cư trú của người Việt cổ rất nhiều loại rìu với các nguyên liệu khác nhau (đá, đồng, sắt) như rìu đá có tay cầm, rìu đồng hình tứ giác, rìu đồng lưỡi xéo. Trong ngôn ngữ Nam-Á cổ đại, rìu hay dìu có lẽ đã được phát âm là “uỵt” hoặc một âm gì đó tương tự (các truyền thuyết Mường gọi vua Việt là Bua Dịt hay Dịt Dàng). Khi tiếp xúc với người phương Nam, tổ tiên người Hán, với tính cách du mục vốn có, đã rất chú ý đến loại công cụ có thể được dùng như vũ khí này, coi nó là đặc trưng quan trọng của ngưòi phương Nam nên đã gọi họ là bọn Rìu : “Uỵt” được phiên âm qua tiếng Hán cổ (tiếng Quảng Đông-vùng Bách Việt), rồi từ tiếng Hán lại phiên âm trở lại theo cách đọc Hán-Việt thành Việt. Chính cái vật chất là cái rìu lưõi xéo có cán đã là nguyên mẫu để tổ tiên người Trung Hoa, khi tiếp xúc với phương Nam, đã mô phỏng theo đó mà tạo nên chữ Việt nguyên thủy. Còn trong tiếng Việt, chữ”Uỵt” nguyên thủy ở bản địa đã trải qua nhiều biến đổi ngữ âm để có được bộ mặt của chữ rìu hiện nay cùng với cả một họ các từ gần nghĩa : rìu , rèn, rào, dao , rựa , ... Bên cạnh đó, cho đến gần đây vẫn có một chữ Việt với tư cách danh từ chung có nghĩa là rìu ; nó xuất hiện trong kết hợp phủ việt (phủ = búa, việt = rìu), tương tự giống trường hợp chữ Ná người Hán mượn rồi trở về ta là chữ Nỏ.
chim cắt là chim Rìu, chim Việt, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế. Viêm Đế có họ Khương (Sừng) có chim biểu là chim mũ Sừng, Mường ngữ gọi là chim Khướng (biến âm của Khương) và Anh ngữ gọi là Hornbill (chim mỏ sừng). Việt có một nghĩa là Rìu thì phải hiểu Rìu Việt là Rìu mỏ chim Rìu, chim Cắt. Việt là một đại tộc của thần mặt trời Viêm Đế. Việt là Rìu, là rìu chim Cắt, chim Rìu.
Thời Thương Chu Việt được sử dụng vừa như là vũ khí vừa như là nghi trượng. Vua dùng Việt để biểu thị vương quyền, Tướng dùng Việt để biểu thị tướng quyền. Sử Ký ghi Chu Võ Vương dùng Hoàng Việt, Chu Công dùng Đại Việt,Thiệu công dùng Tiểu Việt. Thời cổ đại vua thường ban cho đại thần “Thanh đồng Việt” mang ý nghĩa giao cho họ quyền cầm quân và quyền chinh phạt để phò tá và bảo vệ vương quyền.
Tại sao có danh xưng Việt, Văn hóa Lương Chử khai quật được ở tỉnh Chiết Giang cho ta câu trả lời:
“Ngọc Việt đào được tại Chiết Giang,văn hóa Lương Chử, là tượng chứng quyền lực của thủ lãnh người Việt. Việt Tộc do đó mà gọi tên là Việt (wet,vet,viet) là khí vật điển hình của văn hóa Bách Việt, lưu truyền phạm vi bao quát Đông Nam Á và một bộ phận các đảo Thái bình dương. Trong số văn vật của Triều Thương có thể tìm thấy Thanh đồng Việt (rìu bằng đồng xanh), và một dạng Ngọc Tông có khả năng là một bộ phận nhân tố văn hóa của nhóm người Việt ở đông bộ di chuyển lên phía bắc được người Ân du nhập về (chủ thể là tộc Đông Di)”.(theo Baiyueren)
Ríu Trận thuôc loại Binh-Khí Chấn-Nện, phôi-thai từ lưỡi Rìu Đồng cổ xưa, để trở thành một loại Búa Trận gọi là Đao-Phủ, mà ngày nay gọi vắn-tắt là Phủ.
Búa Trận gồm có hai loại :
Ríu Trận thuôc loại Binh-Khí Chấn-Nện, phôi-thai từ lưỡi Rìu Đồng cổ xưa, để trở thành một loại Búa Trận gọi là Đao-Phủ, mà ngày nay gọi vắn-tắt là Phủ.
Búa Trận gồm có hai loại :
1 - Búa Trận không gắn lưỡi Dáo, gọi là Phủ (斧), được chia ra làm ba thứ :
a) Song-Phủ (双 斧) : Đó là thứ Búa Trận không gắn Lưỡi Dáo và cán ngắn để sử-dụng một cặp ;
b) Độc-Phủ (獨 斧) : Đó là thứ Búa Trận không gắn Lưỡi Dáo và cán dài trung-bình ;
c) Đại-Phủ (大 斧) : Đó là thứ Búa Trận không gắn Lưỡi Dáo, nhưng có móc ngạnh sắc bén phía đối-diện với lưỡi Búa Riều, có cán dài để sử-dụng bằng hai tay, và được gọi là «Khai Sơn Đại Phủ» (開 山 大 斧) .
Loại Đại-Phủ này là binh-khí thường được sử dụng ở Trung-Hoa nhiều hơn là ở Việt-Nam và nhất là được tướng-sĩ triều Nhà Liêu (Liao - 915–1125) và Tây-Liêu (1124–1218) ngày xưa ưa chuộng. Hùng-tướng La-Tinh-Hải của Tây-Liêu đã từng nổi danh xưa kia nhờ cây Khai Sơn Đại Phủ này.
2 - Búa Trận có gắn lưỡi Dáo, gọi là Việt ( 鉞), được chia ra làm hai thứ :
a) Song-Việt (双 鉞) : Đó là thứ Búa Trận có gắn Lưỡi Dáo và cán ngắn để sử-dụng một cặp ;
b) Đại Phủ-Việt (大 斧 鉞) : Đó là thứ Búa Trận có gắn Lưỡi Dáo và cán dài để sử-dụng bằng hai tay.
Loại Búa Trận Đại Phủ-Việt này trọng-lượng tương-đối nhẹ hơn loại Khai Sơn Đại Phủ và là loại binh-khí thường được sử-dụng xưa nay tại nước Việt nhiều hơn là ở Trung-Quốc. Mãi tới thời Nhà NGUYỄN (1802-1945) Đại Phủ-Việt này vẫn còn được chọn để sử-dụng trong ngày Tế Lễ Đàn NAM-GIAO
a) Song-Phủ (双 斧) : Đó là thứ Búa Trận không gắn Lưỡi Dáo và cán ngắn để sử-dụng một cặp ;
b) Độc-Phủ (獨 斧) : Đó là thứ Búa Trận không gắn Lưỡi Dáo và cán dài trung-bình ;
c) Đại-Phủ (大 斧) : Đó là thứ Búa Trận không gắn Lưỡi Dáo, nhưng có móc ngạnh sắc bén phía đối-diện với lưỡi Búa Riều, có cán dài để sử-dụng bằng hai tay, và được gọi là «Khai Sơn Đại Phủ» (開 山 大 斧) .
Loại Đại-Phủ này là binh-khí thường được sử dụng ở Trung-Hoa nhiều hơn là ở Việt-Nam và nhất là được tướng-sĩ triều Nhà Liêu (Liao - 915–1125) và Tây-Liêu (1124–1218) ngày xưa ưa chuộng. Hùng-tướng La-Tinh-Hải của Tây-Liêu đã từng nổi danh xưa kia nhờ cây Khai Sơn Đại Phủ này.
2 - Búa Trận có gắn lưỡi Dáo, gọi là Việt ( 鉞), được chia ra làm hai thứ :
a) Song-Việt (双 鉞) : Đó là thứ Búa Trận có gắn Lưỡi Dáo và cán ngắn để sử-dụng một cặp ;
b) Đại Phủ-Việt (大 斧 鉞) : Đó là thứ Búa Trận có gắn Lưỡi Dáo và cán dài để sử-dụng bằng hai tay.
Loại Búa Trận Đại Phủ-Việt này trọng-lượng tương-đối nhẹ hơn loại Khai Sơn Đại Phủ và là loại binh-khí thường được sử-dụng xưa nay tại nước Việt nhiều hơn là ở Trung-Quốc. Mãi tới thời Nhà NGUYỄN (1802-1945) Đại Phủ-Việt này vẫn còn được chọn để sử-dụng trong ngày Tế Lễ Đàn NAM-GIAO
Chữ Việt 戉 (yuè) cũng viết là “钺”. Việt là búa lớn (đại phủ) ta gọi là Rìu thường nói chung là “Phủ Việt”( 斧戉).
Về sau chữ Việt được ghi theo dạng:
Theo tự dạng này chữ Việt có thêm bên cạnh chữ thổ 土 nằm trên chữ chỉ 止, hai chữ này ghép lại chính là chữ chỉ 址 có nghĩa là nơi chốn chỗ ở, cơ sở, nền móng.Cấu trúc này khẳng định người sử dụng Việt có quyền uy nơi chính lãnh địa của họ. Và chữ Việt này đã được dùng để gọi tên chủng tộc Việt. Phải nói đây là chủ quan của người tạo chữ vuông, họ tự hào chủng tộc họ mang tên, một chủng tộc có lãnh thổ và có quyền uy với sức mạnh được biểu trưng trên vũ khí và quyền trượng việt. Nói chính xác hơn họ là người Việt, đã tạo ra chữ của người Việt, chữ khối vuông. Họ có đất đai, có sức mạnh, đã định cư chứ không nay đây mai đó như người du mục.
Người Hoa 華 là người đến sau, không phải là người tạo chữ nên chỉ được chọn một bông hoa mỏng manh để làm chữ:
Nhưng khi lịch sử đã sang trang, mọi chuyện đều có thể đảo ngược, cánh hoa yếu ớt đó đã quật ngã cái búa việt cứng rắn, chủng Việt thua trận, chủng Hoa lên ngôi, cùng với chiến thắng chữ Hoa cũng bước lên đài vinh quang mang thêm nhiều nghĩa quang huy, quang thái, phồn vinh, rực rỡ. Chữ Việt cùng chung số phận của chủng Việt ly tán, biến thái. Chữ Việt xuống nghĩa bi ai: chạy, ngã đổ, tan tác!Khuôn mặt oai hùng của chữ Việt cũng bị kẻ thắng trận làm biến dạng méo mó.
Từ dạng chữ (gồm chỉ và Việt) đã bị đổi thành ( gồm chữ tẩu và việt).Việc thay đổi này rất nhẹ nhàng thoạt nhìn chẳng xáo trộn nhiều,nhưng chỉ một cái rạch nhẹ của lưỡi lam trên mặt mỹ nhân cũng đủ làm tan nát một khuôn mặt khả ái, chữ Việt trước (chữ Việt nguyên thủy) với vũ khí khẳng định quyền uy thì chữ Việt sau (chữ Việt biến thái) đã được cách điệu lại diễn cảnh người ôm vũ khí bại tẩu. Trên Kim văn có họa đồ chữ tẩu rất sinh động,hình đó diễn tả cảnh con người bỏ chạy khỏi vị trí của mình:
Cũng có ý kiến nói rằng Việt là vượt, là siêu việt nhưng nghĩa này chỉ là nghĩa phát triển về sau chứ thâm ý của người cải biên chữ Việt theo dạng Tiểu Triện thì không phải như vậy.
Ngay thời cực thịnh của nước Việt,Câu Tiễn vượt Trường Giang vào Trung Nguyên xưng bá cũng chưa có chữ Việt có bộ tẩu,chữ Việt trên thanh kiếm của Câu Tiễn đã nói lên điều này.
(Bốn chữ sau là “Việt Vương tự tác” trích trên thanh “Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm”)
Thói đời không ai không nghĩ tốt về mình, về người thân, về dòng họ, về chủng tộc của mình, chữ Việt nguyên thủy là bài ca về sức mạnh,về quyền lực của chủng Việt nên ta có thể nói chữ đó phải do người của chủng Việt tạo ra, thêm nữa nhà Thương cũng là triều đại của chủng Việt chứ không
phải là chủng Hoa (xin xem bài Ghét đời Kiệt Trụ-cùng tác giả), chữ khối vuông xuất hiện vào đời nhà Thương thì sự kiện chứng càng mạnh hơn nữa.
Chỉ có đối phương mới mạt sát đối thủ của mình, việc sửa lưng chữ Việt làm biến dạng nó từ chữ “chỉ” xác định địa bàn sang chữ “tẩu” bỏ địa bàn chạy khỏi địa bàn thì chỉ có người Hoa mới làm thế sau khi đã chiến thắng người Việt, sáp nhập mọi tài sản của người Việt vào tài sản của mình.
Tần Thủy Hoàng sau khi tiêu diệt lục quốc thống nhất Trung Hoa đã ra lịnh chỉnh lý,thống nhất chữ viết, định dạng chữ viết chuẩn gọi là Tiểu triện đã hoàn toàn xóa bỏ khuôn mặt chữ viết của người Việt bằng cái áo khoát màu Hoa, nhưng đâu đó trong cách viết chữ Hán vẫn không ngơi bàng bạc hồn Việt.
Lịch sử hào hùng của chữ Việt đã được thay bằng trang bi sử, vậy người Việt có nên giữ mãi hình dạng chữ này để nhắc mình nhớ mãi cảnh bại vong của cả một chủng tộc! Riêng tôi, tôi chỉ ước gì được thay hai chữ Việt Nam 越南 bằng hai chữ “Việt Nam 鉞 南- Tổ Quốc tôi”.
Có thể xem chữ Việt 鉞 này cũng có nghĩa tương đồng với chữ 漢Hán (chỉ dân tộc Trung Hoa) và chữ 汗 Hãn /Khan của Mông Cổ đều dùng để chỉ quyền lãnh đạo.
http://www.hoidautieng.com/baiviet/ChuViet.htm
http://www.hoidautieng.com/baiviet/ChuViet.htm