Tuesday, April 27, 2010

Nền văn hóa Sanxingdui

Photobucket


Nền văn hóa Sanxingdui có từ khoảng 4.800-2.800 năm trước đây. Nền văn này trãi dài thời gian từ giai đoạn cuối của thời kỳ đồ đá mới đến giai đoạn cuối của triều đại nhà Thương và giai đoạn đầu của triều đại nhà Chu.Nền văn hóa Sanxingdui được xác định là sớm nhất và lớn nhất của nền văn hóa cổ đại nhà Thục. Vì hầu hết các cổ vật khai quật từ Sanxingdui được phát hiện trong tình trạng bị cháy xém. Một giải thích đưa ra là chiến tranh đã kết thúc nền văn minh. "Có thể là các nền văn minh Sanxingdui đã xâm chiếm bởi bộ lạc khác . Vương quốc Sanxingdui bị đốt cháy và bị phá hủy các vật hiến tế , các ngôi đền.. trước khi thay thế các triều đại mới của nó... " ông Zhu Zhangyi nói .
Photobucket 

Sanxingdui (tiếng Trung: 三星堆, bính âm: Sānxīngduī; nghĩa là ba ngôi sao chụm gò - ba ngôi sao vàng trên một đường thẳng (sao cán gáo )  Hay Tam Tinh Đôi ) văn hóa Sanxingdui được cho là chia thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu có thể được độc lập, và các giai đoạn sau được xáp nhập với nhà Chu và các nền văn hóa khác. Nền văn hóa này được nhận biết rằng đã sản xuất ra các hiện vật đồ ngọc và đồng được kiểm tra độ phóng xạ carbon 14 như là từ thế kỷ 12-11 TCN. Các vật hiện vật Sanxingdui có vị trí tìm thấy khoảng 40 km về phía đông bắc Thành Đô Chengdu ở tỉnh Tứ Xuyên, 10 km về phía đông của thành phố Quảng Hán, cách khoãng 50km từ thành phố Chengdu (thành phố Trùng Khánh, tỉnh Sơn Tây, Cam Túc… ) thủ đô của tỉnh Tứ Xuyên ngày nay....Vào Năm 1929, một nông dân vô tình khai quật một cái hầm lớn có chứa đầy các di tích ngọc bích, trong khi đào một cái giếng. Trong hầm đó có chứa nhiều hiện vật trông giống như các cổ vật đã nằm rãi rác trong tay của các nhà sưu tập tư nhân. Các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc cố tìm kiếm thêm xung quanh các khu vực có liên quan đến cổ vật nhưng cuối cùng không có sự thành công... Cho mãi đến năm 1986, khi các công nhân xây dựng vô tình tìm thấy một hố chứa hàng nghìn vàng, đồng, ngọc bích... ( Các hiện vật gốm đã bị hỏng -có thể bị biến dạng nghi lễ, đốt, chôn cất rất cẩn thận. ) Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi phát hiện ra một nền văn hóa với phong cách nghệ thuật đã hoàn toàn chưa biết đến trong lịch sử nghệ thuật Trung Quốc (được liệt vào lịch sử với đồ tạo tác của nền văn minh xung quanh sông Hoàng Hà )Tất cả những khám phá về nền văn hóa Sanxingdui đã làm dấy lên sự quan tâm trong giới khảo cổ và sử học...
Photobucket
Nền văn hóa này tồn tại khoãng đời Hậu Thương (1600-1027 TCN) Hoặc đời nhà Thục (蜀) là một quốc gia cổ ở vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc. Dân tộc chủ yếu ở Thục là người Khương . Nước Thục bị Tần đánh bại vào năm 316 TCN. Khi đó kinh đô của Thục đặt tại Thành Đô. Trong lịch sử, nước Thục được nhắc đến lần đầu trong vai trò một đồng minh với nhà Chu lật đổ nhà Thương , tham gia trận Mục Dã .Người Ba ờ vùng này có lẽ là Khương tộc thuộc Tam Miêu sau này đã rời Trung Hoa vào khoảng 200 BC để lập nên nước Chân Lạp (Truyền thuyết Trung Hoa còn ghi lại thời kỳ tranh chấp sông Hoàng giữa Hán và Miêu (người Mèo) vào thiên kỷ 3 trước C.N. Trước chính sách diệt tộc của người Hán, người Mèo đã phải lùi dần xuống phương Nam nhưng vẫn luôn luôn bị người Hán theo đuổi mà tiêu diệt. Trong khi nhiều bộ tộc Việt đã thiên di ra xa hẳn vùng người Hán chiếm cứ thì người Mèo vẫn lẩn quất tại Hoa Lục. Bỏ Hoàng Hà, họ lui xuống Dương Tử, rồi qua sông đi về đông nam. Để tránh nạn diệt chủng, họ phải rút lên các núi cao vùng Nam Lĩnh (người Hán về sau gọi là Miêu Lĩnh) ở ranh tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Hồ Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên, nơi đã được mô tả bằng thành ngữ “trời không ba ngày sáng, đất không ba thước bằng,” vì có địa thế vô cùng hiểm trở và bị sương mù bao phủ quanh năm. Mãi tới thế kỷ 17 mới bắt đầu có những đoàn người Mèo thiên di xuống Đông Nam Á, tổng số hiện nay cũng chỉ độ vài trăm ngàn. Số còn lại bị tiêu hao dần sau mỗi đợt nổi dậy chống Hán. Cho đến nay, một dân tộc trước kia đông đảo ngang dân Hán và đã choán giữ bình nguyên phát triển văn minh thuỷ đạo (lúa cấy ruộng nước) đầu tiên, nay chỉ còn lại 2,5 triệu người rải rác trên các vùng cao nguyên cằn cỗi và hoàn toàn biến thành dân ở núi. Trường hợp Miêu tộc được nêu lên ở đây chỉ là một trường hợp điển hình trong lịch sử bành trướng của Hán tộc) . Còn dân Cửu chân có thể là người Kushan (Quí Sương) hoang dã của tộc chủng Việt Nhục Chi đã di cư xuống qua ngả Tứ Xuyên , họ không biết cày cấy. Hậu Hán thư chép : “ Người Cửu Chân tục lấy săn bắn làm nghề nghiệp, không biết cày bằng trâu bò”. Đông quan Hán ký viết : “Cửu Chân tục đốt cỏ mà trồng trọt o cày ruộng”. Tiền Hán thư viết : “ Dân thường hay túng thiếu phải nhờ Giao Chỉ giúp lúa cho”. Sử Trung Hoa nói rằng khi Nhâm Diên làm thái thú Cửu Chân bấy giờ dạy cho dân cày cấy, có lẽ là dạy cho người Cửu Chân này.Photobucket




Theo Thượng Thư , chương Vũ cống sơn thủy , thì con sông Hắc thủy ở về phía tây bắc Tửu Tuyền chảy về hướng tây qua Tam Nguy sơn đến vùng sa mạc cạnh Đôn Hoàng, ngoài ra ở Lương châu còn có một con sông Hắc thủy còn gọi là Kim sa giang ở Vân Nam, như vậy cũng có thể là tộc Tam Miêu khi di cư xuống Vân Nam đã mang theo tên của con sông này. Sử Ký Tư mã Thiên cho rằng trong số Nam man có Dạ Lang (Yelang) tọa lạc ở phía tây nam Quí Châu là lớn nhất, ở phía tây Vân Nam là Điền Việt xung quanh hồ Nhĩ Hải (Erhai) được công nhận có kỹ thuật đúc đồng niên đại khoảng 1200BC. Tư Mã thiên đã phân loại người man ở tây nam Trung hoa thành hai nhóm: Nam di tương đương với người Bộc Việt có tổ tiên sống ở phía nam sông Hán thủy vào thời Thương Chu và Tây di là người Khương. Giới khảo cổ Trung Quốc gọi là cổ vật thuộc nhóm dân Ba Thục và xếp chúng vào thời kỳ cuối đời Thương. Tuy nhiên người ta biết rằng nước Thục có từ khoảng 4700 năm trước, sớm hơn đời Thương 1000 năm. Giới khảo cổ cũng phát hiện ở Tây Nam Thành Ðô ngôi đền thuộc cùng nền văn hóa, có tuổi từ 3000 đến 4700 năm trước. Chủ nhân nước Thục là dân cư nông nghiệp, trồng lúa, đánh cá, ở nhà sàn, sử dụng những loại rìu có vai là công cụ đặc trưng của Văn hóa Hòa Bình. Có nhiều khả năng họ là nhóm Tây Âu hay Âu Việt trong cộng đồng Indonesien Bách Việt, sau này chuyển hóa thành nhóm loại hình Ðông Nam Á.
Photobucket


Có thuyết cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai Minhnước Thục thời Chiến Quốc, chạy về phía Nam để tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên. Thục Phán đã đến vùng lãnh thổ của người Âu Việt (甌越) (nay là đông nam Quảng Tây, tây nam Quảng Đông, Trung Quốc và đông bắc Việt Nam) gây dựng lực lượng quân sự tại đây.Tuy nhiên, thuyết này bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Khoảng cách từ Tứ Xuyên tới miền Bắc Việt Nam là khoảng 3000 km , và khoảng thời gian từ khi nước Thục bị Tần diệt (316 TCN) đến khi An Dương Vương lên ngôi ở Việt Nam (257 TCN) là gần 60 năm.
Sách "Ngược dòng lịch sử" của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế được lập lên ngôi, lưu vong về phía đông nam. Tuy nhiên qua thế hệ Thục Chế vẫn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc Lạc Việt của họ Hồng Bàng...Nước Thục (ở Tứ Xuyên ngày nay) mất năm 316 TCN. Sau vài lần chống Tần thất bại con cháu chạy xuống phía đông nam và đóng ở phía bắc nước Văn Lang, sống với người Âu Việt. Sau một thời gian đứng vững, thủ lĩnh Âu Việt tiêu diệt thôn tính Lạc Việt. Trong trường hợp này, không hẳn thủ lĩnh Âu Việt đã là dòng dõi nước Thục cũ mà có thể chỉ là con cháu của tướng lĩnh, quan lại cũ của Thục, xưng làm họ Thục để thu phục nhân tâm vùng Âu Việt. Nǎm Giáp Thìn (257 trước Công nguyên). Thục Phán dẹp yên mọi bề, xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, (tên hai nước Âu Việt là Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ).( Gốc của tên Thục Phán và tên hiệu An Dương theo đó gần với phát âm Trung Hoa (Ngan-Yang và Shu Pan) so với âm Việt, và khó hiểu là Thục Phán không phải là tên, mà mang nghĩa Chúa Đất hay Chúa Người...)
Photobucket
Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục . Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 (257 TCN ) , vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc.
Photobucket

Trở lại thì những bằng chứng của nền văn hóa độc lập khác nhau trong các khu vực khác nhau của Trung Quốc thì đã đi ngược lại những giả thuyết về những truyền thống văn hóa được cho là :cái nôi của nền văn minh Trung Quốc chỉ có mặt xung quanh khu vực sông Hoàng Hà.Khu di tích Sanxingdui tình cờ được phát hiện vào năm 1929 khi một nông dân người địa phương đào mương trên cánh đồng. Cuộc khai quật Sanxingdui đầu tiên được tiến hành từ năm 1933. Nơi đây chứa khoảng 10.000 cổ vật bị chôn vùi trong đất, có niên đại khoảng 5.000-3.000 năm trước Công nguyên, bao gồm các đồ tác tạo bằng đồng, vàng, ngọc bích và đá cẩm thạch; ngoài ra còn có rất nhiều đồ gốm, vật dụng bằng xương và ngà voi. Tuy nhiên, người ta không tìm thấy một loại văn bản hay chữ viết nào. Những gì tìm thấy tại khu văn minh Sanxingdui đã góp phần làm thay đổi bộ mặt lịch sử đất nước Trung Quốc rộng lớn này. Nó chứng tỏ một điều nền văn minh Trung Hoa cổ còn xuất phát từ sông Dương Tử từ 5.000 năm trước, chứ không chỉ lưu vực sông Hoàng Hà như suy nghĩ của giới khảo cổ trước đây. Các di tích khảo cổ tìm thấy tại Sanxingdui đã làm các nhà khảo cổ ngạc nhiên, vì một nền văn hóa với phong cách nghệ thuật đã được xác định hoàn toàn không giống với các nghệ thuật Trung Quốc vào thời gian lúc đó. Sanxingdui là một thời đại văn hóa đồ đồng , thể hiện bằng đồng cao cấp kỹ thuật nấu chảy kim loại từ khoảng 1.200 năm trước Công nguyên.??? Với một lịch sử lâu dài, Sanxingdui nằm trên miền phù sa của sông Đà về phía bắc của đồng bằng Thành Đô Chengdu, và rãi rác trong các chi nhánh của con sông Dương Tử (được gọi là Duck sông của người dân địa phương). Nó có nguồn gốc từ các núi  ở phía bắc của núi Min (núi Minh Cát ) , nơi mà người ta nói rằng vua của Vương quốc cổ đại Thục bị săn bắn cho vui. Người ta nói rằng các Ngọc Hoàng hay Thần Nông đã rải ba nắm đất từ trên trời, mà rơi trên bờ sông Tiền ở Quảng Hán và từ đó trở thành ba giòng giống như ba ngôi sao vàng trên một đường thẳng, do đó, đến các Sanxingdui tên (ba - giồng sao tiếng Trung Quốc). Về phía đối diện của Sanxingdui qua sông là một hồ quang hình bán nguyệt tên Kim Sa ( Moon Bay) hay Suối Trăng Non.- Bất kể là ngày hay đêm mặt nước đều phẳng lặng, sáng trong như mặt nguyệt nên suối mới có tên như vậy. Có điều rất kì lạ là con suối này ở giữa sa mạc hoang vu, không có sự giao lưu địa chất với bất kì bờ biển nào, vậy mà dòng chảy cứ thay đổi liên tục và con suối luôn trong vắt đến tận đáy, khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. 
Photobucket


Trong số các di vật bằng đồng có một số loài chim đại bàng với cái mỏ lớn , cái chuông , cái gậy , hình cái mặt nạ người với mũi nhọn với đôi mắt lồi ra ,miệng rộng và đôi tai lớn ... Những di vật cũng được tìm thấy là một cây bằng đồng cao ba mét được chạm khắc trang trí với các loài chim và thú và các loại trái cây . Phần đáng chú ý nhất là một bức tượng khổng lồ của con người nặng trên 180 kg .Những biểu tượng này được gọi là Totim (Tao-Tie) hoặc Totem là những biểu tượng các loài linh vật hay vật tổ tiên trong các nghi lễ hy sinh hay trong các buổi lễ cầu nguyện cho các vị thần của Thục cổ đại. Do phát hiện này, Trung Quốc đã được chứng minh có một nền lịch sử lâu nhất của Totem (tổ tiên ) thế giới - với hơn 5.000 năm.
Photobucket
 Các mặt nạ làm bằng vàng , ngọc hoặc kim loại bằng đồng được đặt cắm trên cọc gỗ. ( Các nền văn hóa trên thế giới lấy vật tổ Toten nay đã tồn tại trong nền văn hóa Sanxingdui ở Trung Quốc là một phần còn lại của thế giới ngày nay).Các tổ vật của vùng Bắc Mỹ có nhiều thiết kế khác nhau như :gấu, chim, ếch, con người, thằn lằn... Chúng có cánh tay, cánh và chân. Các Totem (tổ tiên )  ở Trung Quốc cũng có nhiều hình thức động vật, nhưng sự biểu đạt thì có nhiều chi tiết nghiêng về con người ...Thậm chí một vài giả thuyết còn cho rằng Sanxingdui là một kiệt tác được tạo bởi các sinh vật sống ngoài trái đất , hay văn minh Sanxingdui là nguồn gốc tục săn đầu người rồi cắm lên những cọc cây... Các cột đồng cao 3,96 mét có hình dạng cái cây , cây này bao gồm một thân cây, bệ, nhành. Loại cây này có chia ba tầng và chín cành ( chín tổng số nhánh ), trên đó là những bông hoa và những miếng trái cây, một con chim ngồi trên từng ngành cây . Cây linh thiêng phản ánh khái niệm nền văn minh Sanxingdui như sự nhớ ơn cội nguồn hay sự thông thiên giữa trời đất . Đáng chú ý khác là các mặt nạ Sanxingdui được gắn trên cọc với hai đôi mắt nhô ra nhô ra hoặc hai con mắt thật lớn hình bầu dục lồi lên như hình dạng của nét cắt kim cương.
Photobucket

Đây là một thanh kiếm dùng để tế lễ của pháp sư hay dùng cắt máu của mình để dâng lên tổ tiên. Các tế sư hay dùng dao kiếm cắt máu rồi nhỏ lên cán kiếm ( tượng trưng cho ngôi sao Hùng Tinh ,theo huyền thoại Kun Peng )  
Còn các cổ vật bằng ngọc bích được khai quật từ hai hố chôn lấp Sanxingdui cũng có những tạo tác tương tự với lối chạm khắc với các mẫu thiết kế hình học, lỗ tròn và các vật được khắc hình trên các ngọc bích được kiểm chứng và thử nghiệm bởi các chuyên gia Nhật Bản,( những phát hiện của họ cho rằng các vật dụng được chế tác bằng tay không đã được đánh bóng hoặc chạm khắc... dấy lên câu hỏi làm thế nào họ được tạo ra mà không có sự trợ giúp của công nghệ cắt kim cương nhiều thiên niên kỷ trước đây.? ) Ngoài ra có các bức tượng người bằng ngọc bích cao hơn các tác phẩm điêu khắc hình người bằng đồng đứng... Và một cổ vật khá quan trọng là một tấm ngọc bích được khắc lên những hình ảnh của cuộc chiến tranh cổ Thục như một kịch bản của câu chuyện ghi lại. Ông Zhong Ming đã tham khảo ý kiến chuyên gia về chữ khắc trên mai rùa và xương động vật giáp cốt của đời nhà Thương (khoảng 16 thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên). Họ nói với ông rằng những chữ khắc trên xương, thường được coi là hình thức biểu đạt chử viết đầu tiên ở Trung Quốc .Nhiều khuôn mặt đồng Sanxingdui có dấu vết của sơn trát tô lên , Sơn đen hoặc xanh thì ở phần trên đôi mắt , và son đỏ thì bôi trên môi, lỗ mũi và lỗ tai. Ồng Su giải thích :"son như một cái gì đó nói lên hương vị, mùi, hoặc nghe.. (hoặc cái gì đó cho nó như tiếp sức thêm cho sức mạnh để thở, nghe, và nói chuyện)." Dựa trên thiết kế của các mặt nạ , các nhà khảo cổ tin rằng họ đã cắm gắn kết vào các cây hoặc trục bằng gỗ. " Nghi lễ mang mặt nạ đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng của cư dân cổ Sanxingdui " Từ những đặc điểm của những mặt nạ nghi lễ bằng đồng , hay bằng ngọc bích dường như đã nói lên : Có một vị chủ tế hay Shaman pháp sư, hay một nhân vật làm đại diện nghi lễ cho một người thân chủ nào đã chết. Các shi ( Người mang mặc nạ )hay các thân nhân mặc một trang phục (có thể mang mặt nạ) đã cố tái tạo lại hình ảnh của người chết hay diễn tả lại những sinh hoạt của người chết đối với tổ tiên.
Photobucket
Mặc dù ý nghĩa có thể đã khác nhau của Sanxingdui nhưng mặt nạ được sử dụng như : để mạo danh hay chuyển  những lời thông thiêng từ trời đất, tổ tiên.Một so sánh khác "Với hai con mắt mở phồng của các hình nộm và miệng mở lớn được thiết kế như để tạo ra ảo giác..." Trong giả thuyết của Julian Jaynes có đoạn "Có thể là phía nam Trung Quốc người đeo mặt nạ bằng đồng này dùng để thôi miên, hay dùng nó để nhập đồng , lên đồng... Ngoài ra người mang mặt nạ này hình như đang là một tế sư được đề cử để có nhiệm vụ  đại diện cho tinh thần của một tổ tiên... " Đồ tạo tác bằng đồng khác thì bao gồm có các biểu tượng :các loài chim đại bàng, hổ, con rắn cuộn mình trên con rùa , bánh xe luân hồi..... Giống như những hoa văn trang trí trên các lá chắn của các chiến binh . Ngoài các vật bằng đồng ra ,nền văn hóa Sanxingdui còn được thấy các đồ tạo tác ngọc phù bích có liên quan đến với nền văn hóa Trung Quốc trước thời đồ đá mới, chẳng hạn như cong và và bi Đĩa. Nghiên cứu gần đây cho thấy lưu vực Tứ Xuyên cổ không cô lập như ban đầu nhưng, trái lại, một trục giao thương chính thời cổ đại. Huo Wei, một nhà nghiên cứu tại Đại học Tứ Xuyên cho thấy rằng tổ tiên nước Thục đã tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua trao đổi thương mại : "Ngành công nghiệp đồng đã giúp thiết lập quan hệ thương mại giữa đồng bằng miềnTrung và lòng chảo Tứ Xuyên, nguyên của nền văn minh tiên tiến đã có một ảnh hưởng trên Thục vương quốc cổ đại. Còn nhà nghiên cứu Nhật Bản Hidenori Okamura, có phân tích các vết tích đồ đồng có từ cả hai nền văn hóa Sanxingdui và Người Đông Di ,hay người Ba Thục , An Dương (Diqiang, Ba, Dongyi, Yue or Sanmiao Yufu, or Kaiming Dynasty???)Theo nhiều nhà khảo cổ Tây Phương, Trung Hoa đã gán cho đồ đồng Sanxingdui niên đại trẻ hơn tuổi thật, vì Trung Hoa đã dùng chuẩn niên đại đồ đồng thời Thương để định tuổi một văn hóa đồng thau hoàn toàn khác biệt ... Nhưng vì nền văn minh Shu (nhà Thục) đã đúc nên đồ đồng này vốn có mặt tại Tứ xuyên từ 5000 năm trước, thì đồ đồng to tuyệt xảo ấy nhất định phải xưa hơn đồ đồng thời Thương (1300 B.C.), mà TQ vẫn hãnh diện ( Vào thời đó, ở miền Bắc Việt Nam chỉ có đồ đồng loại nhỏ như mũi tên, giáo, lao , nông cụ. Đồ đồng Đông Sơn thường có pha chì nên hoa văn rõ nét và tiếng trống vang xa... ) Khu vực thứ tư bao gồm vùng Anyang và các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây. Ðồ đồng vùng này, theo học giả Anderson, có niên đại 1300 năm TCN. Niên đại này muộn nhiều so với đồ đồng Phùng Nguyên sớm (1850 năm TCN) nhưng sớm hơn đồ đồng sớm nhất tìm thấy ở miền sông Dương Tử khoảng 200 năm. Nét đặc sắc là có chì trong hợp kim đồng trong các dụng cụ tìm thấy ở Hsiao Tun, di chỉ có tuổi sớm nhất.
Photobucket
Ðánh giá về đồ đồng của người Hoa, các học giả trước đây cho là đã du nhập từ phương Tây sang nhưng hoàn hảo không kém đồ đồng bất cứ nơi nào trên thế giới. Nghệ nhân đời Thương đã hoàn chỉnh kỹ thuật mà họ học được. Gần đây người ta cho rằng kỹ thuật đồng người Hoa gần với kỹ thuật Ðông Nam Á hơn là phương Tây (Noel Barnard 1978). Ðiều này phản ánh sự thật là khi chiếm đất của người Bách Việt, người Hoa đã sử dụng nghệ nhân cùng công nghệ đồng cũng như nhiều tiến bộ kỹ thuật khác của dân Viêm Việt.Trong nửa sau của thời Xuân Thu-Chiến Quốc, văn hóa Thục chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ các nền văn hóa Sở và Ba ; ví dụ, Nhà Thục học theo tục táng bằng thuyền của người Ba. Các bằng chứng khảo cổ học còn cho thấy rằng Thục cũng giao lưu với các nền văn hóa ở phía Nam tại Vân Nam và Quý Châu . với cùng một nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất với các vật liệu chế cho ngành quân sự hay trao đổi hàng hóa trong thời bình, từ phía tây nam Trung Quốc, mặc dù nó là chưa biết tại sao. Như vậy Tứ Xuyên là một liên kết quan trọng trong quá trình sản xuất qua khu vực khác ... Ngoài ra có nhiều nhận định cho rằng nền văn hóa Sanxingdui là nền văn minh được phát xuất từ phía Nam Á. Nhiều hiện vật từ các con sò hay trai với răng rãnh xuất phát từ bản địa Ấn Độ Dương đã được tìm thấy trong các di vật khai quật từ Sanxingdui. (Ấn Độ là một nguồn cung cấp sung mãn của loại vỏ trai ốc sò , mà người dân địa phương hay sử dụng như là đấu thầu cho các cuộc thương mại, theo ghi chép lịch sử.) Một số cổ vật Sanxingdui bằng đồng cũng được chạm khắc với hình ảnh của sinh vật biển. Các vỏ sò tìm thấy ở Sanxingdui nói chung là đánh bóng ở một bên và được đục lỗ cho thấy rằng họ đã có dây xâu. Các nhà khảo cổ tin rằng Thục cổ đại sử dụng chúng như là một loại tiền tệ.
PhotobucketPhotobucket
Trở lại như thời đồ đá mới, người Trung Quốc đã xác định một trục tọa của bầu trời theo Nhị Thập Bát Tú ( Mỗi Cung có 7 chòm sao , tổng cộng có 28 chòm Sao ) với hình động vật: Tứ cung( Đông): Thanh Long gồm các chòm sao Lấy hình con rồng ( Thanh Long – Rồng xanh : Phương Đông - hành Mộc, mùa xuân). Tứ cung( Tây): Bạch hổ gồm các chòm sao biểu tượng hình con hổ (Bạch Hổ - Hổ trắng : Phương Tây - hành Kim, mùa thu ) . Tứ cung( Nam): Chu Tước gồm các chòm sao lấy biểu tượng hình con chim.( Chu Tước – Chim đỏ : Phương Nam - hành Hoả, mùa hạ) Tứ cung( Bắc): Huyền Vũ gồm các chòm sao lấy hình con rùa. (Huyền Vũ – Rùa đen, : Phương Bắc, hành Thủy, mùa đông) Mỗi Tứ tượng (chòm sao Trung Quốc) đã được liên kết với một chòm sao đã được nhìn thấy vào mùa có liên quan: con vật tứ linh thấy được khắc trên các Bi hay cái trục cây ở nền văn hóa Sanxingdui. Vì các chử viết không còn tồn tại nên ta cũng băn khoăn khi muốn tìm hiểu về các buổi nghi lễ cầu mưa hay các buổi lể nhằm giao tiếp với những linh hồn của vũ trụ (hoặc tổ tiên )của họ... Một lần nữa ta cũng dễ nhận thấy cái la bàn (N, S, E, W) luôn luôn xuất hiện trong các vật dụng cụ của các tế sư được nhìn dưới các tầng trời và trái đất....
Photobucket


Theo quan điểm của Noel Barnard, một nhà khảo cổ Úc qua quá trình nghiên cứu các đồ tạo tác bằng đồng của Trung Quốc trong ba thập kỷ, các Sanxingdui được một nền văn hóa chịu ảnh hưởng của hợp chất đồng bằng miền Trung và các khu vực khác, nhưng vẫn duy trì đặc tính địa phương của mình. Điều này cho thấy gốc rể văn hóa, không nhất thiết phải giới hạn phía bắc, miền nam và miền tây Trung Quốc... Các loại sò biển tương tự như vậy cũng đã được khai quật ở các phần khác của Trung Quốc - Vân Nam Đại Lý,Côn Minh, Jinning, Sở Hùng và Khúc Tĩnh và Tứ Xuyên của Lương Sơn .Như các khu vực nội địa này đã được vận chuyển và trao đổi từ Ấn Độ. (các tuyến đường dẫn so sánh với bản đồ của Con đường tơ lụa cổ xưa Nam giữa vùng tây nam Trung Quốc và các lục địa cổ đại Ấn Độ. ) Đây là dấu hiệu cho thấy hơn nữa giao lưu giữa những người Thục cổ đại và của Nam Á.
Một trong những lý thuyết nữa là: người cổ đại ở Tứ Xuyên xuất phát từ vùng miền núi ở trên tầng cao của Minjiang thượng nguồn của con sông lớn nhất ở lưu vực Tứ Xuyên , cho rằng các người Di và người Khương sống trong Hạ (thế kỷ 21 16 TCN) và các triều đại nhà Thương.Các vua Thục đầu tiên, được đặt tên Cancong ( Cam Qua ), là của một trong hai hoặc nguồn gốc của Di Qiang, theo lịch sử văn học. Hơn nữa, tất cả các tòa nhà và các ngôi mộ của Văn hóa Sanxingdui được xây dựng phải đối mặt với phía tây bắc - theo hướng của nguồn của sông Hán thủy theo lề lối tôn thờ tổ tiên .









Thursday, April 22, 2010

Niên biểu lịch sử Việt Nam

Thời đại đồ đá cũ

  1. Người vượn Việt Nam. Di tích núi Đọ (30 vạn năm trước đây)
  2. Văn hóa Sơn Vi

 Thời đại đồ đá mới

  1. Văn hóa Hòa Bình
  2. Văn hóa Bắc Sơn
  3. Văn hóa Quỳnh Văn
  4. Văn hóa Bàu Tró (5000 năm trước đây)
  5. Văn hóa Hạ Long
  6. Văn hóa Cù Lao Rùa (lưu vực sông Đồng Nai)

 Thời kỳ bắt đầu dựng nước



Nửa đầu Thiên niên kỷ 2 TCN
Nửa sau Thiên niên kỷ 2 TCN
Cuối Thiên niên kỷ 2 TCN - đầu Thiên niên kỷ 1 TCN
Thiên niên kỷ 1 TCN
500 TCN - Thế kỷ 2
Nửa sau thế kỷ thứ 3 TCN
  • Thất bại của An Dương Vương trước xâm lược của Triệu Đà
179 TCN

Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, (179TCN ÷ 938)

179 TCN - 111 TCN
111 TCN - 25
1 - 630
25 - 226
40 - 43
192
226 - 280
248
280 - 420
420 - 479
  • Thuộc Tề (Nam Bắc triều Trung Hoa)
479 - 502
  • Thuộc Lương (Nam Bắc triều Trung Hoa)
502 - 541
542 - 603
  • Thuộc Tùy




    • Nước Lâm Ấp bị nhà Tùy tiêu diệt
603 - 617
605
618 - 906
722
766 - 791
803
905 - 930
931 - 937
938
Chú thích: Các quốc gia cổ của người Chăm thời kỳ này chưa được coi là lịch sử của Việt Nam, nhưng cũng cần kể đến vì là lịch sử của các quốc gia này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay và người Chăm là một trong những dân tộc của Việt Nam ngày nay.
Photobucket



Photobucket
























Thời kỳ độc lập, (938 ÷ 1883)


<><>







<><>







<><>







<><>







<><>







<><>







<><>







<><>







<><>





939 - 967
966 -968
968 - 980
980 - 1009
981
1010 - 1225
1069
1070, 1075
1075 - 1077
1075
1077
1077
1164
1226 - 1400
1257 - 1258
1258
trước1285
1284
1284 - 1285
1285
1287 - 1288
1288
1305
1361 -1390
1390
1400 - 1407
1406 - 1407
1407 - 1427
1407 - 1409
1409 - 1413
1415 - 1420
1419 - 1420
1418 - 1427
1426
1247
1248
1428 - 1527
1429
1471
1477
1479
1483
1483
1511
1516
1527 - 1595
1533 - 1592
1570 - 1786
1627 - 1675
1611
1653
1698
1724
1739 - 1769
1740 - 1751
1740 - 1751
1755
1758
1773
1784 - 1785
1785
1786
1786
1786 - 1802
1788 - 1789
1789
1792

Thời kỳ thuộc Pháp (9-1858 ÷ 3-1945)

 1858 ngày 1-9, mở đầu cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân khi hạm đội Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).

    - Pháp xâm lược ba tỉnh miền Đông Nam kỳ.
    • 1859 ngày 17-2 Pháp đánh chiếm tỉnh, thành Gia Định.
    • 1861 ngày 10-12 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.
    • 1861 ÷ 1864 Khởi nghĩa chống Pháp của Trương Định.
    • 1862 ngày 5-6 Triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền Đông lục tỉnh là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho Pháp.
    • 1864 ÷ 1865 Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trương Quyền, Thiên hộ Dương, Hồ Huân Nghiệp.
    • 1866 ngày 16-9 Khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trưng - Đoàn Trực chống triều đình Tự Đức (nhà Nguyễn).
    • 1867 ÷ 1874 Pháp tiếp tục xâm lấn ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, tiến tới chiếm đóng toàn bộ Nam kỳ.
    • 1867 ngày 20-6 Pháp đơn phương ra tuyên bố 6 tỉnh Nam kỳ là lãnh địa của Pháp.
    • 1868 Khởi nghĩa chống Pháp của Thủ khoa Huân, Phan Công Tôn.
    • 1872 Khởi nghĩa chống Pháp của 18 thôn vườn trầu và ở 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ.
    • 1873 ÷ 1874 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất.
    • ngày 20-11 Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất.
    • 1874 tháng 2 Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai chống triều đình Huế thỏa hiệp với giặc Pháp.
    • Khởi nghĩa Văn thân Nghệ Tĩnh.
    • ngày 15-3 Triều đình Huế ký Hiệp ước với Pháp, chấp nhận chủ quyền của Pháp đối với tỉnh Bình Thuận trở vào (toàn bộ Nam kỳ) để Pháp rút khỏi Bắc kỳ.
    • ngày 31-8 Triều đình Huế ký Hiệp ước thương mại với Pháp tại Sài Gòn.
    • 1882 ÷ 1883 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai, hoàn thành xâm lược Bắc kỳ.
    • ngày 25-4 Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai.
    • 1883 ngày 12-3 Pháp đánh chiếm khu mỏ than Hòn Gai.
    • 20-8 Pháp đánh chiếm Thuận An, uy hiếp triều đình Huế.
    • ngày 25-8 Triều đình ký Hiệp ước với Pháp tại Huế thừa nhận Bắc kỳthuộc địa của Pháp và chấp nhận nền bảo hộ của PhápTrung kỳ.
    • 1883 ÷ 1887 Khởi nghĩa chống Pháp của Tạ HiệnBắc Kỳ.
    • 1884 ngày 6-6 Triều đình ký hiệp ước với Pháp tại Huế chấp nhận nền bảo hộ của Pháp và sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại.
    • 1885 ngày 5-7 Sự biến kinh thành Huế.
    - Tôn Thất ThuyếtTrần Xuân Soạn tấn công Pháp ở đồn Mang Cá.

    Wednesday, April 14, 2010

    Bà Tuyết Nguyệt trong lãnh vực nghệ thuật và cổ vật châu Á

    Photobucket


    Năm 1974, giới khảo cổ và người chơi cổ vật Sài Gòn rất thích thú khi đọc được một bài báo của Giáo sư Phạm Huy Thông , Viện trưởng Viện khảo cổ tại Hà Nội viết về một di chỉ khảo cổ tại làng Vạc, huyện Nghĩa Đàn, nghệ An trên tờ báo Arts Of Asia (Nghệ thuật châu Á) xuất bản vào cuối năm tại Hồng Kông.
    Trong hoàn cảnh đất nước đang bị chia cắt, một bài viết chuyên ngành đậm đà thông tin, với gần 20 ảnh minh họa về một di tích cổ từ cội nguồn đất nước là một món quà xúc động đối với người đọc miền Nam...
    Điều lý thú là bài viết được đăng trên một tờ tạp chí rất uy tín chuyên về đồ cổ châu Á phát hành đến 80 nước trên toàn thế giới, là một tạp chí nghiên cứu hấp dẫn với hình ảnh cực đẹp, là nguồn tư liệu sống động cho các gallery, bảo tàng, những nhà sưu tập nghệ thuật và cổ vật, cùng giới sinh viên nghệ thuật.
    Điều bất ngờ hơn là Tổng biên tập , cũng là người sáng lập tờ tạp chí là một phụ nữ Sài gòn, Bà Tuyết Nguyệt. Dù nay đã lớn tuổi, thỉnh thoảng bà vẫn đi về Việt Nam thăm quê hương, thường xuyên viết Lá thư Tổng biên tập và nhiều bài phỏng vấn với cái tên Tuyết Nguyệt từ 36 năm nay. Về quê nhà, không ai nhận ra bà là một phụ nữ “đầy uy lực đối với bối cảnh nghệ thuật châu Á” như Nhật báo South China Morning Post (Hồng Kông) số 24 tháng 5 năm 2006 đánh giá.
    Bà Tuyết Nguyệt sinh ra tại Tân An, một thị xã êm đềm bên bờ sông Vàm Cỏ tỉnh Long An. Cha bà từng du học ở Paris và mẹ là giáo viên. Lớn lên trong gia đình trí thức, bà nhanh chóng tiếp cận văn hoá phương Tây. Lên Trung học, bà đến Sài Gòn và trở thành nữ sinh “trường đầm” Lycée Marie Curie. Năm 1955, bà nhận học bổng học ngành Báo chí tại Trường Mundelein ở Chicago (Mỹ) và tốt nghiệp năm 1958. Năm sau đó bà kết hôn với ông Stephen Markebreiter và theo chồng đến HongKong, nơi Stephen đang hành nghề kiến trúc sư.
    Trong những năm tiếp theo, vừa chăm sóc 4 con nhỏ, bà vừa làm cộng tác viên tự do cho nhiều tờ báo. Từ năm 1965 đến 1970, Tuyết Nguyệt làm việc tại chi nhánh Hong Kong của tờ Modern Asia của Mỹ. Tại đây, bà học cách làm việc trong ngành xuất bản, và từ đó ấp ủ ý định thành lập tờ báo riêng.
    Ý tưởng về một tờ tạp chí về cổ vật và nghệ thuật xuất bản 2 tháng một lần xuất hiện từ năm 1969, khi anh trai của bà vừa chết trong chiến tranh Việt Nam. Thời gian đó, khi đang chìm đắm trong những suy nghĩ bi quan về cuộc chiến, bà tình cờ lạc bước vào những cửa hàng đồ cổ và từ đó khám phá ra một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới của cái đẹp.
    Tuyết Nguyệt tâm sự: “Mục tiêu của tôi là xuất bản một tạp chí hàng đầu thế giới về nghệ thuật và cổ vật châu Á, một sản phẩm có thể thúc đẩy sự hiểu biết, thưởng thức và yêu thích nghệ thuật đến mọi đối tượng”. Một bản in thử đã ra mắt vào năm 1970, và đến tháng 1/1971 thì số báo đầu tiên chính thức được phát hành. Trong lời nói đầu của số ra mắt, bà viết: “Arts of Asia là tạp chí tiếng Anh duy nhất dành cho các nhà sưu tập, sinh viên các ngành nghệ thuật, cung cấp thông tin về những xu hướng nghệ thuật mới nhất trong khu vực đến với độc giả toàn thế giới”.
    Tuyết Nguyệt đã mất rất nhiều công sức để giấc mơ thành hiện thực, và nó đã không thể thành hiện thực nếu thiếu niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng của bà cũng như niềm tin và sự hỗ trợ tài chính của chồng. Ông Stephen Markbreiter, nhận vai trò Phó Tổng biên tập tạp chí, khi đó tin rằng ý tưởng của vợ mình là tuyệt vời nên đã hỗ trợ tài chính trong suốt 5 năm đầu tiên của tờ báo.


    “Phải mất 4 năm tờ báo mới có thể sống được, vì chúng tôi phải in trên loại giấy hảo hạng nhập từ Nhật để bảo đảm chất lượng hình ảnh, và giá gửi đi các nước cũng mất nhiều chi phí”. Mất thêm 10 năm nữa để tờ báo đứng vững, và sau đó được công nhận như một nguồn tư liệu hàng đầu thế giới trong lãnh vực nghệ thuật và cổ vật châu Á. "
    Trong suốt thời gian đó, bà Tuyết Nguyệt cùng đội ngũ của mình đã vượt qua những điểm mốc đáng ghi nhớ, ví dụ như khi thuyết phục được nhà đấu giá Sotheby’s khét tiếng mở phòng đấu giá đầu tiên tại Hong Kong cách nay 35 năm.
    Sotheby’s có thể quảng cáo những lô hàng quan trọng trong cuộc đấu giá sắp tới trên tờ báo và điều đó giúp cho Arts of Asia được biết đến nhiều hơn. Nicholas Chow, giám đốc khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á của Sotheby’s cho biết: “Arts of Asia có sự am hiểu không ai sánh được về bối cảnh nghệ thuật châu Á ở khu vực và cả thế giới. Arts of Asia đã hỗ trợ rất nhiều cho cuộc đấu giá đầu tiên tổ chức tại Hong Kong của nhà Sotheby’s, năm 1973. Và đã đưa tin về tất cả những cuộc đấu giá sau đó - ở Hong Kong, London, New York”.
    Sau đó, tờ tạp chí này đã thực sự tác động đến thị trường cổ vật và nghệ thuật Châu Á, khi mời được một công ty đấu giá lừng danh khác là nhà Christie’s tổ chức đấu giá tại HongKong vào năm 1986. Tạp chí mang lại hiệu quả lớn khi tường thuật những tin tức về đấu giá từ tất cả các phòng đấu giá, với thông tin chi tiết về người mua. Đó là chưa kể, tờ báo cũng tác động ít nhiều đến giá cả thị trường. Ví dụ, một bài báo giới thiệu những chai nước hoa nhỏ in tháng 9/2002 đã làm giá những món đồ này tăng từ 20-30% sau đó.


    Cộng tác viên của tờ báo bao gồm các họa sĩ, nhà sưu tầm, chuyên gia bảo tàng và giáo sư đại học có uy tín trên khắp thế giới. Tuy nhiên, các bài báo về những đề tài chuyên sâu lại được viết với ngôn ngữ giản dị và dễ hiểu nên rất dễ tiếp thu bởi mọi tầng lớp người đọc.
    Arts of Asia là tạp chí chuyên về nghệ thuật và cổ vật châu Á duy nhất phát hành khắp thế giới. Chính vì lý do đó, và vì uy tín của tờ báo, rất nhiều người muốn được xuất hiện trên Arts of Asia. Tờ báo nhận được nhiều đăng ký quảng cáo và rất nhiều đăng ký như vậy bị từ chối. Bà Nguyệt nói rằng phát hành chỉ 6 tờ mỗi năm nghĩa là tờ báo có đủ năng lực để chọn lựa.
    “Từ lúc khởi đầu, chúng tôi đã có một công thức và chúng tôi không thay đổi nhiều qua chừng ấy năm. Độc giả yêu thích ảnh bìa, những bài xã luận chứa đựng nhiều thông tin, sự trình bày một cách rõ ràng dễ hiểu những vấn đề mang tính học thuật, chứ không chú ý nhiều đến những bức ảnh chất lượng cao”.
    Suốt 38 năm qua, bà đã điều hành tờ tạp chí, xây dựng uy tín của nó và cả ảnh hưởng mạnh mẽ của nó thông qua niềm đam mê nghệ thuật và cổ vật châu Á. Khi nhìn lại thành quả của mình, bà chia sẻ: “Cuộc đời tôi trở nên phong phú và đầy màu sắc. Và tôi muốn chia sẻ niềm vui này với người khác một cách hữu ích và lâu dài. Tôi đã tạo ra một lớp độc giả thật sự tin tưởng và thích thú với những bài báo của Arts of Asia. Bằng việc phát hành số báo đầu tiên năm 1971, tôi đã thành công trong việc giới thiệu vẻ đẹp và những giá trị châu Á đến cho độc giả châu Á và khắp thế giới. Rất ít người có hiểu biết về chủ đề này vào thời điểm đó”.
    Làm báo về nghệ thuật châu Á, nên không lạ khi thấy có một số đồ cổ và đồ nghệ thuật được trưng bày trong văn phòng của bà. “Bày xung quanh bạn những món đồ đẹp có thể làm phong phú cuộc sống của bạn, Cái đẹp kích thích cả trí óc lẫn cảm xúc”. Lọ nước hoa tí hon là một trong những vật sưu tầm ưa thích của bà, bắt đầu từ thập niên 60 vì giá cả khá dễ chịu. Bộ sưu tập này của bà hiện được trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật của Đại học HongKong. Dù xa quê hương đã lâu, và nhận lãnh sứ mệnh phổ biến nghệ thuật châu Á, bà Tuyết Nguyệt luôn dành ưu ái cho nghệ thuật Việt Nam. Tạp chí Arts of Asia số đầu tiên năm 1971 trang bìa là bức tượng bà Nguyệt, gốm cây Mai của đất Nam bộ quê hương của bà. Số mới nhất năm 2008 có tới 4 bài của 4 tác giả Việt Nam giới thiệu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Các đề tài khác được giới thiệu trang trọng, hình ảnh minh họa rất đẹp về Bảo tàng Sài Gòn trước 1975 (Tuyết Nguyệt), tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Họa sĩ Mai Long, gốm Việt, bộ sưu tập tranh Việt của nhà sưu tập Indonesia, Gốm Biên Hòa (Kerry Nguyễn Long), Đồ pháp lam ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (Trần Đức Anh Sơn)... Giao diện trang web của tạp chí nổi bật bức tranh “Thiếu nữ và hoa sen” của họa sĩ Nguyễn Sáng.

    Cùng các nhân vật làm rạng ngời văn hóa Việt tại hải ngoại như Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị, Trần Văn Khê, Nguyễn Thuyết Phong... bà Tuyết Nguyệt là một điển hình thành công trong lĩnh vực báo chí chuyên ngành của thế giới. Chắc chắc sự phổ biến hiểu biết về nghệ thuật châu Á có sự góp phần không nhỏ của tạp chí Arts of Asia do bà khai sinh và nuôi dưỡng ngày càng lớn mạnh.

    Tuesday, April 13, 2010

    Cổ vật Việt Nam tại viện bảo tàng Norton Simon và Sotheby's

    Photobucket
    Photobucket
    Photobucket
    Photobucket

    Photobucket
    Photobucket
    Photobucket

    Photobucket

    Photobucket

    Photobucket
    Photobucket

    Photobucket

    Photobucket
    Photobucket

    Photobucket
    Photobucket
    Photobucket

    Photobucket

    Topaz Gemstone -

    Photobucket

    Tên gọi : Bắt nguồn từ tên gọi của đảo Topazó ở Biển Đỏ.Tên gọi khác, biến thể : Topaz hoàng đế (Topaz  Brazil màu vàng phớt hồng). Đá hạng nặng (Tên gọi cũ của topaz ở vùng Ural). Ngọc vàng , hoàng ngọc.
    Những đặc điểm chính : Topaz thường không màu , phớt xanh da trời , xanh hồng , vàng, vàng anh đào và vàng ánh kim. Loại màu vàng với ánh đục mờ đặc trưng gọi là ánh "mắt mèo". Màu sắc của đá được quy định bởi tạp chất chứa titan, sắt và crom .
    Tính vật chất : Độ cứng : 8,0 .Tỷ trọng : 3,41 – 3,57 g/cm3 . Ánh : Thuỷ tinh
    Tính chất chữa bệnh : Thời trung cổ topaz đươc coi là phương tiện chống đầu độc tốt nhất. Những nhà thạch học trị liệu ngày nay cho rằng topaz bảo vệ con người khỏi cảm cúm, thúc đẩy quá trình tái sinh mô, điều trị bệnh ở các cơ quan của hệ tiêu hoá, gan, túi mật, lá lách. Topaz cũng có tác dụng đối với bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh, loại trừ stress. Loại đá này củng cố hệ thống miễn dịch và được sử dụng để phòng tránh các bệnh tâm lý. Những người sành ăn nên nhớ rằng topaz làm tăng cảm giác ngon miệng.
    Tính chất khác : Người ta cho rằng, người đeo topaz luôn có tâm trạng lạc quan, có khả năng vui sống và hưởng thụ cảm giác yên bình. Không phải ngẫu nhiên mà topa được gọi là đá thức tỉnh nội tâm. Nó mang lại cho phụ nữ sắc đẹp, còn cho đàn ông- sự thông thái. Nó xua đuổi cơn giận giữ và lòng hận thù. Topaz có khả năng tập trung và thu hút sự dư thừa vật chất. Về ma thuật, topaz được coi là loại đá có khả năng bảo vệ tránh những "điềm gở", phép thuật của phù thuỷ và tác động của nhiều thông tin tiêu cực khác. Topaz giúp chống lại sự trầm uất và sợ hãi. Nó làm tiêu tan sự nghi ngờ và loại trừ cơn giận giữ. Topaz là biểu tượng của chòm sao Thiên Ất trong cung hoàng đạo, năng lượng chiếu xạ của dương có tác dụng đối với luân xa vùng đỉnh đầu : Nuôi dưỡng các tuyến của não bộ. Luân xa này giúp phát triển tinh thần, tín ngưỡng và các mối liên hệ với sức mạnh tối cao của vũ trụ.
    Công dụng khác : Thứ trong suốt có màu đẹp dùng làm đồ trang sức. Ngoài ra còn được dùng trọng kỹ thuật do có độ cứng cao.
    Nguồn gốc sinh thành : Thấy trong các hỗng tinh của đá magma axit và đặc biệt trong mạch pegmatit. Thành bao thể nhỏ trong các vành tiếp xúc xung quanh các núi đá xâm nhập. Cộng sinh với fluorin, tuamalin, thạch anh ám khói, beryl , casiterit , felspat  ...