Tuesday, July 26, 2011

Chinese Rhino Cups Set 'Antiques Roadshow' Record

Chinese Rhino Cups Set 'Antiques Roadshow' Record

By Jill Serjeant, Reuters | Monday, July 25, 2011, 1:21 PM

 

Chinese cups carved from rhinoceros horns
A collection of Chinese cups carved from rhinoceros horns has become the most valuable find in the 16-year history of the television program "Antiques Roadshow" in the United States.
The five cups, believed to date from the late 17th or early 18th century were valued at $1-$1.5 million on Saturday after being brought to the TV show at a stop in Tulsa, Oklahoma.
The owner, who prefers to remain unidentified, told Asian arts expert Lark Mason he started collecting cups inexpensively in the 1970s and had no idea of the collection's current value.
Chinese antiques have been fetching strong prices in recent years, dramatically increasing the value of the collection.
"As we continue our 16th season production tour here in Tulsa, we couldn't be more excited about such an extraordinary, rare treasure, and we look forward to sharing it with the nation," executive producer Marsha Bemko said in a statement on Monday.
Three episodes produced from the Tulsa event will air on the program, which is broadcast on PBS, sometime in 2012.
The second highest-value U.S. appraisal recorded by "Antiques Roadshow" was of a collection of Chinese carved jade bowls, estimated to be worth as much as $1.07 million. They were discovered in Raleigh, North Carolina in 2009.
"Antiques Roadshow" started as a TV series in Britain in 1979 and has several international versions.
(Reporting by Jill Serjeant; Editing by Bob Tourtellotte)

Saturday, July 23, 2011

U CƯ Nguyễn Du


Photobucket


幽居 - 阮攸

桃花桃葉落紛紛
門掩斜扉一院貧
住久頓忘身是客
年深更覺老隨身
異鄉養拙初防俗
亂世全生久畏人
流落白頭成底事
西風吹倒小烏巾

U CƯ - Nguyễn Du

Đào hoa đào diệp (1) lạc phân phân
Môn yểm tà phi nhất viện bần
Trú cửu đốn vong thân thị khách
Niên thâm cánh giác lão tùy thân
Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục
Loạn thế toàn sinh cửu úy nhân
Lưu lạc bạch đầu thành để sự
Tây phong xuy đảo tiểu ô cân (2)


Sống Nơi Vắng Lặng

Đào rơi lá tiếp rụng cùng hoa
Cổng xiêu tường mục lạnh mái nhà
Ở trọ quên đành thân lữ khách
Đời tàn mộng đẹp ngại tuổi già
Tha hương giả dại sầu hận củ
Loạn lạc sợ thêm chốn ta bà
Nổi chìm lưu lạc giờ bạc tóc
Khăn lỏng rơi cùng ngọn gió qua



Badmonk - Tâm Nhiên


(1) Đào hoa đào diệp: Hoa đào rụng rồi đến lá đào rụng. Hết xuân hoa đào rụng, sang thu lá đào rụng. Ý nói hết xuân đến thu, tháng ngày đi vun vút.
(2) Tiểu ô cân: Khăn đen nhỏ. Người giàu sang bịt khăn to lớn. Nghèo không sắm nổi khăn lớn, tạm bịt chiếc khăn nho nhỏ để che mái tóc bạc. Thế mà gió Tây cũng thổi cho rơi!


Nguyễn Du tên tự là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (24-8-1740) - (27-8-1778), con gái một người làm chức câu kế. Quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái).

Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.

Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát:
1.Năm 1775 anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ (sinh 1757) qua đời.
2.Năm 1776 (Bính Thân) cha Nguyễn Du qua đời.
3.Năm 1778 (Mậu Tuất) bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa.

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ (Nam Định) nuôi ăn học.

Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.

Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề (sinh 1761) đỗ đầu kỳ thi Hương ở điện Phụng Thiên (cử Nhân) và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng.

Tháng 2 năm (1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng Long bị phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi chết ở Thăng Long.

Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với nhà Tây SơnTây Sơn, giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).

Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy.

Năm 1793 Quý Sửu, Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.

Năm 1794 Giáp Dần, Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Đến năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 trở về được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.

Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù)

Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).

Năm 1803, Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

Năm 1805 Ất Sửu ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1807 được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808 ông xin về quê nghỉ.

Năm 1809 ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình

Năm Quý Dậu 1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm).

Năm Bính Tý (1816), anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.

Năm 1820 (Canh Thìn) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 AL (16-9-1820) thọ 54 tuổi.

Năm Giáp Thân (1824), người ta cải táng ông và đưa về quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh - Theo Wikipedia

Thursday, July 21, 2011

Cảm hoài Bảo Giám Thiền Sư



感懷 - 寶鑑禪師
(其二)
智者猶如月在天,
光含塵剎照無邊。
若人要識須分別,
嶺上扶疏鎖暮煙。

Cảm hoài - Bảo Giám Thiền Sư
(kỳ nhị )
Trí giả do như nguyệt tại thiên,
Quang hàm trần sát chiếu vô biên.
Nhược nhân yếu thức tu phân biệt,
Lĩnh thượng phù sơ toả mộ yên.

CẢM HOÀI
(Bài hai)
Trí huệ như trăng sáng giữa trời,
Quang minh cát bụi tỏa muôn nơi .
Ai cầu cảm ứng đừng phân biệt,
Bóng khói nương chiều nhè nhẹ rơi .

Badmonk - Tâm Nhiên


Bảo Giám thiền sư 寶鑑禪師 (?-1173) tên tục là Kiều Phù 喬浮, người hương Trung Thuỵ, chưa rõ năm sinh. Lúc bé học đạo Nho, thông hiểu ngũ kinh, lại có tài vẽ khéo, viết đẹp. Tính giản dị, điềm đạm.
Đời vua Lý Anh Tông (1137-1175) làm đến chức Hậu xá nhân. Vì hâm mộ đạo Phật mà năm 30 tuổi bỏ quan, đến chùa Bảo Phúc, hương Đa Vân, quận Mỹ Lăng cắt tóc đi tu, thuộc thế hệ thứ chín, dòng thiền Quan bích. Đến khi nhà sư trụ trì chùa này mất, ông bèn lên thay. Những bài văn sám, tụng dùng trong chùa đều do tay ông viết.
Ông mất ngày 7 tháng Năm năm Quý Tỵ, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ mười một (tức ngày 18 tháng sáu năm 1173)

Sơn trung Nguyễn phi Khanh



山中 - 阮飛卿

雨餘煙樹籠籠翠
日暮寒雲冉冉生
睡醒不知春早晚
深山啼到杜鵑聲

Sơn trung - Nguyễn phi Khanh

Vũ dư yên thụ lung lung thúy
Nhật mộ hàn vân nhiễm nhiễm sinh
Thụy tỉnh bất tri xuân tảo vãn
Thâm sơn đề đáo đỗ quyên thanh

Ở trong núi

Sau mưa cây quyện khói lam chiều
Mây hồng lẫn trắng nhẹ phiêu diêu
Tỉnh mộng mới hay mùa xuân hết
Rừng sâu vọng tiếng đỗ quyên kêu

Badmonk - Tâm Nhiên

Thập nhất nguyệt quá bạc Vịnh Sơn hiểu trú Trần Minh Tông



十一月過泊詠山曉住 - 陳明宗

月落小窗船,
巖花冷不眠。
曙分山失影,
陽伏水生煙。
往事須臾際,
成人三十年。
不言恍若醒,
坐對一爐前。

Thập nhất nguyệt quá bạc Vịnh Sơn hiểu trú - Trần Minh Tông

Nguyệt lạc tiểu song thuyền,
Nham hoa lãnh bất miên.
Thự phân sơn thất ảnh,
Dương phục thuỷ sinh yên.
Vãng sự tu du tế,
Thành nhân tam thập niên.
Bất ngôn hoảng nhược tỉnh,
Toạ đối nhất lô tiền.
Tháng mười một qua hồ Vịnh Sơn đổ thuyền lúc bình minh

Trăng lặn sau khung cửa thuyền trôi,
Hoa đá rét căm thức sáng trời .
Bóng núi sáng lên hòa sắc núi,  
Mặt trời chưa ló nước bốc hơi .
Chuyện củ hợp tan theo gió sớm,
Thành bại được người ba mươi năm .
Bâng khuâng mộng mị lòng không nói,
Trầm lặng nhìn than lửa bập bùng .

Badmonk - Tâm Nhiên



Trần Minh Tông 陳明宗 (1300-1357), tên huý là Trần Mạnh 陳孟, là con thứ tư vua Trần Anh Tông, cháu ngoại của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, sinh ngày 21 tháng Tám năm Canh Tý (4-9-1300), mất ngày 19 tháng Hai năm Đinh Dậu (10-3-1357).

Thuở nhỏ, vua cha sợ ông khó nuôi như các hoàng tử khác nên Trần Nhật Duật đã nhận ông về nuôi nấng, dạy dỗ như con. Năm 15 tuổi, vua cha lên làm thượng hoàng, Trần Minh Tông được kế vị, trở thành vị hoàng đế thứ năm của triều Trần.

Trong 15 năm làm vua (1314-1329) và 28 năm làm thượng hoàng (1329-1357), Trần Minh Tông đã ban hành nhiều chính sách nhằm củng cố thêm cơ nghiệp nhà Trần. Ông tỏ ra cứng rắn hơn trong việc dùng sức mạnh để quét sạch các lực lượng quấy rối biên giới phía Tây và phía Nam, bảo đảm một bờ cõi yên ổn và vững mạnh. Trong quan hệ với nhà Nguyên, ông vẫn giữ thái độ mềm dẻo nhưng không nhân nhượng, chủ động chống mọi âm mưu lấn đất, nhòm ngó của họ. Về nội trị, Minh Tông chú ý đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, kêu gọi vương hầu trả lại ruộng đất lấn chiếm, giải quyết thoả đáng các vụ tranh chấp ruộng đất. Nho học được đề cao hơn, Phật học giảm dần uy thế. Minh Tông không xuất gia như các tiên đế, ông dặn dò các hoàng hậu cũng đừng đi tu. Dưới triều đại ông, truyền thống cởi mở, thân ái giữa vua tôi vẫn được duy trì. Hai thế hệ sĩ phu - lão thành và trẻ tuổi - đều được thi thố tài năng như nhau, nên sử sách đời sau bình luận rằng thời này "nhân tài đầy dẫy". Tuy nhiên, về cuối triều Minh Tông, mâu thuẫn trong triều dần dần trở nên gay gắt, hình thành những phe phái đối lập, có lúc phát thành những vụ thanh toán tàn khốc đẫm máu. Nhà vua cũng không đủ sáng suốt nên chính ông cũng bị lôi kéo vào những vụ đó, để sau này ông đã phải hối hận.

Về thơ văn, mặc dù khi lâm chung, Minh Tông có sai đốt hết đi, nhưng ngày nay vẫn còn giữ lại được một số. Có thể nói, dưới những sắc thái khác nhau, thơ ông đã phản ánh trung thực tư tưởng, tình cảm và tính cách vủa ông. Qua thơ, Minh Tông tỏ ra là một vị vua có tinh thần chủ động, năng nổ với việc nước, ưu ái đối với các bề tôi giỏi, thương yêu dân chúng trong bờ cõi và cả dân chúng các nước láng giềng. Thơ Minh Tông hùnh hồn, phóng khoáng, nhưng cũng bình dị, tự nhiên, tinh tế. Nhà thơ không ngần ngại bộc bạch những tâm sự sâu kín, những lỗi lầm thời trẻ mà sau này ông mới nhận thức được.

Tác phẩm có "Minh Tông thi tập", 1 quyển, nay đã mất. Hiện chỉ còn 25 bài thơ chép rải rác trong "Toàn Việt thi lục", "Trần triều thế phả hành trạng", "Việt âm thi tập", "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Nam Ông mộng lục". Ngoài ra còn một bài tựa cho tập "Đại hương hải ấn thi" của Trần Nhân TôngTheo VH.Org

Mộng sơn trung Nguyễn Trãi



蒙山中 - 阮廌

清虛洞裡竹千竿
飛瀑霏霏落鏡寒
昨夜月明天似水
夢騎黃鶴上仙壇

Mộng sơn trung - Nguyễn Trãi

Thanh hư động lý trúc thiên can ;
Phi bộc phi phi lạc kính hàn.
Tạc dạ nguyệt minh thiên tự thủy,
Mộng kỵ hoàng hạc thượng tiên đàn

Giấc mộng trong núi
 
Thanh Hư nghìn trúc bao quanh
Thác tuôn bụi nước lạnh căm khói lồng  
Đêm qua mây bạc trăng trong
Ta mơ cưởi hạc thong dong tiên đàn
Badmonk - Tâm Nhiên


Thanh hư: cái động, thung lũng trong núi Côn Sơn ở xã Chi Ngại huyện Chí Linh, do Trần Nguyên Đán kinh dinh, có bia khắc ba chữ :Thanh hư động theo bút tích của Nguyễn Trãi, hiện nay hãy còn
清虛洞 Thanh Hư động: nằm ở núi vùng Côn Sơn nơi ông ngoại Nguyễn Trãi là Thượng tướng Trần Nguyên Đán về dưỡng lão

Nhàn cư đề thuỷ mặc trướng tử tiểu cảnh Phạm Tông Mại (Phạm Mại)



閒居題水墨幛子小景 - 范宗邁

紅樹一溪流水,
青山千里斜陽。
欲喚扁舟歸去,
此生未卜行藏。

Nhàn cư đề thuỷ mặc trướng tử tiểu cảnh - Phạm Tông Mại (Phạm Mại)

Hồng thụ nhất khê lưu thuỷ,
Thanh sơn thiên lý tà dương.
Dục hoán biển chu quy khứ,
Thử sinh vị bốc hành tàng.

Nhàn viết thơ lên tấm trướng thủy mặc

Cây khô dòng nước đìu hiu
Núi xanh trong tặng, bóng chiều biếu xa .
Gọi đò bến quán nẻo nhà,
Ở - đi ta hỏi lòng ta ngại ngùng ....

Badmonk - Tâm Nhiên


Phạm Mại 范邁 cũng thường gọi Phạm Tông Mại 范宗邁 hiệu Kính Khê, sinh và mất năm nào chưa rõ. Người hương Kính Chủ, huyện Giáp Sơn, phủ Tân Hưng, là anh em ruột với Phạm Ngộ. Ông nguyên họ Chúc tên Cố sau vì vua Trần Nhân Tông cho rằng họ Chúc không phải là một họ lớn nên đổi làm họ Phạm. Còn tên Cố thì lại trùng với tên thầy học Nguyễn Sĩ Cố nên đổi sang Mại.

Phạm Mại tính tình thẳng thắn nên trong đời làm quan từng nhiều phen bị giáng chức. Bắt đầu vào triều với chức Thị nội học sinh. Dưới triều Trần Minh Tông (1314-1329), ông có đi sứ nhà Minh cùng với Nguyễn Trung Ngạn. Khi về làm chức Ngự sử trung tán, rồi sau thăng lên chức Môn hạ sảnh đồng tri.

Thơ văn Phạm Mại hiện còn rất ít, giọng thơ cũng thanh thoát, đạm bạc như thơ người anh nhưng không sắc nét bằng. Niềm tâm sự gửi gắm trong thơ ông là một tinh thần nhập thế tích cực, dẫu phải nếm trải bao nhiêu gian lao vất vả vẫn không muốn rời bỏ chức vị mà trở về núi cũ. Theo VH.Org

Chí Linh đạo trung Phạm Tông Ngộ




至靈道中 -  范宗悟

野趣跋還涉,
山行雨欲晴。
幽花垂帽重,
空翠著衣輕。
坐石逢僧話,
看雲了世情。
因貪幽興極,
歸路月東明。


Chí Linh đạo trung - Phạm Tông Ngộ

Dã thú bạt hoàn thiệp,
Sơn hành vũ dục tình.
U hoa thuỳ mạo trọng,
Không thuý trước y khinh.
Toạ thạch phùng tăng thoại,
Khan vân liễu thế tình.
Nhân tham u hứng cực,
Quy lộ nguyệt đông minh.

Trên đường đi Chí Linh

Qua đồng hết lội lại trèo,
Trong veo đường núi đại ngàn sau mưa .  
Đong đưa vành nón hoa đùa,  
Da trời thắm lẫn áo thưa màu chàm .
Gặp sư bày tỏ đôi đàng,
Nhìn mây chợt thấu ngổn ngang sự đời .
Một lòng đã đến đây rồi,
Ra về trăng ló chân trời đằng đông ...

Badmonk - Tâm nhiên


Phạm Ngộ 范悟 cũng thường gọi là Phạm Tông Ngộ 范宗悟 hiệu Liêu Khê, sinh và mất năm nào chưa rõ. Người hương Kính Chủ huyện Giáp Sơn, phủ Tân Hưng, nay thuộc tỉnh Hải Hưng, là anh em ruột của Phạm Mại. Ông nguyên họ Chúc tên Kiên sau vì vua Trần Nhân Tông cho rằng họ Chúc không phải là họ lớn nên đổi làm họ Phạm. Còn Kiên thì lại trùng với tên của Phán thủ Huệ Nghĩa nên đổi làm Ngộ.

Pham Ngộ tính tình ngay thẳng, làm quan nổi tiếng thanh liêm. Bắt đầu vào triều với chức Thị nội học sinh, dưới triều Trần Minh Tông (1314-1329) ông giữ chức Tri thẩm hình viện sự, sau được thăng Tả ty lang trung rồi lại thăng Tri chính sự, đồng tri thượng thư tả ty sự.

Về thơ văn, sáng tác của Phạm Ngộ hiện còn rất ít, tuy vậy cũng có thể nhận ra ở ông một ngòi bút tả cảnh và trữ tình tinh tế, một thi vị man mác của người hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời. Thơ ông rất cô đọng, nhiều ý ít lời.

Lạng Châu vãn cảnh Trần Nhân Tông



諒州晚景 -  陳仁宗

古寺淒涼秋靄外,
漁船蕭瑟暮鐘初。
水明山靜白鷗過,
風定雲閒紅樹疏。

Lạng Châu vãn cảnh - Trần Nhân Tông

Cổ tự thê lương thu ái ngoại,
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.
Thuỷ minh sơn tĩnh bạch âu quá,
Phong định vân nhàn hồng thụ sơ.

VIẾNG CẢNH LẠNG CHÂU

Chùa cổ êm đềm lẫn khói thu,
Thuyền về, chiều xuống, tiếng chuông đưa .
Núi lặng, nước soi chim âu trắng,
Gió đứng, mây ngừng, lá đỏ thưa ...

Badmonk - Tâm Nhiên


Trần Nhân Tông 陳仁宗 (1258-1308) tên thật là Trần Khâm 陳昑. Ông là con của vua Trần Thánh Tông 陳聖宗 và là vị vua thứ 3 của nhà Trần, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (7-12-1258), lên làm vua từ năm Kỷ Mão (1279), niên hiệu là Thiệu Bảo và Trùng Hưng (1285-1293). Lúc trẻ có nhiều tên gọi: Khâm, Phật Kim và Nhật Tôn. Sau khi mất thuỵ hiệu là Nhân Tông.

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua yêu nước và anh hùng. Lên nối ngôi vua giữa tình thế đất nước đang đứng trước một cuộc xâm lăng không tránh khỏi của đế quốc Nguyên Mông, ông đã cùng vua cha lãnh đạo triều đình và dân chúng khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt, nâng sức chiến đấu của quân và dân lên vượt bậc và nhờ đó đã giành thắng lợi rực rỡ trong hai lần đọ sức với 50 vạn quân giặc (1285 và 1288), lập nên chiến công lừng lẫy trên trang sử của dân tộc và của cả thế giới trong thời đại đó. Ông còn giành những thắng lợi quan trọng trong các cuộc hành binh về phía Tây và phía Nam, củng cố vững vàng biên giới của Tổ quốc. Là người nổi tiếng chan hoà và nhân ái, ông đã xây dựng một chính sách đoàn kết từ trong hoàng tộc đến ngoài muôn dân, thực hiện chủ trương "nới sức dân", đề bạt và tuyển dụng người có tài bằng thi cử để bổ sung cho chế độ thế tập, nới rộng tinh thần dân chủ. Dưới triều đại ông, hai cuộc hội nghị nổi tiếng được ghi vào sử sách là hội nghị các tướng lĩnh ở Bình Than và hội nghị những người già cả trong cả nước ở Diên Hồng để bàn mưu kế, tỏ quyết tâm chống giặc. Có thể nói ông là một vị vua có tinh thần "thân dân" nhất đời Trần.

Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hoá, nhà thơ xuất sắc ở thế kỷ XIII. Ông đã sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm ở Việt Nam, đáp ứng một nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người Việt đương thời, mặt khác cũng nhằm góp phần vào việc xây dựng một nước Đại Việt có quy mô bề thế, có văn hoá văn minh độc lập, chống lại những ảnh hưởng ngoại lai, phi dân tộc. Riêng trong lĩnh vực thơ văn, ông là một nhà thơ có phong cách. Thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do thích thảng của một nhà nghệ sĩ. Ở đấy cũng thể hiện sự hoà hợp khó chia tách giữa một ngòi bút vừa cung đình vừa bình dị, dân dã, có cả những kiến thức sách vở uyên bác lẫn với sự từng trải lịch lãm.

Vào năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và nhận tước vị Thái thượng hoàng. Từ đây ông bắt đầu đi sâu vào Phật học. Nhưng mãi đến 1298 ông mới thật khoác áo nhà sư đi thuyết pháp các nơi, chu du khắp đất nước, vào đến tận kinh đô nước Chiêm Thành rồi mới trở về lên tu ở núi Yên Tử, lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà, hoặc còn gọi là Trúc Lâm đại đầu đà, được người đương thời tôn xưng là Giác hoàng Điều ngự. Ông mất ngày 3 tháng 11 năm Mậu Thân (16-11-1308) tại am Ngoạ Vân trên núi Yên Tử.
- Theo thơ văn Lý Trần

Monday, July 4, 2011



Đồ đá mới của nền Văn hóa Hongshan ( Núi Đỏ )các kỷ thuật chạm khắc ngọc bích nephrite sớm nhất . kỹ thuật chạm và khắc đến độ tinh vi của họ được truyền lại trên các đồ công nghệ làm từ đá và ngọc.chủ yếu nằm trong khu vực đất nội Mông ( Tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Hà Bắc hiện nay )Photobucket
LOT # HM 0001

Nhiều hiện vật ngọc Hongshan được xem là tốt , được giữ nguyên vẹn là do thực tế là nền văn hóa Hongshan là nền văn hóa của tế lễ và chôn cất cho nên các hiện vật thường nằm trong các hầm mộ trong lòng đất nên có được sự bảo quản khá tốt . Ngoài ra vì khí hậu khô cằn và khô của Nội Mông Cổ do ít mưa cũng là một yếu tố ...
Photobucket 
LOT#HM 0002 ( Kiểu rồng đầu lợn )

Photobucket
LOT# HM 0003 ( Kiểu rồng cuộn thai nhi .)

Có lẽ nổi tiếng được biết đến ngọc Hongshan là rồng cuộn thai nhi hay rồng trư long ( Đầu rồng nhưng miệng giống như con lợn )Sau khi nghiên cứu các di tích khảo cổ thời tiền sử tìm thấy ở thành phố Chifeng thuộc vùng tự trị Mông Cổ (Đông Bắc Trung Quốc), các nhà khoa học cho rằng đầu rồng có thể có nguồn gốc từ lợn hoặc cũng có thể là ngựa hay một loại động vật có sừng.

Photobucket
LOT # HM0004

Photobucket
LOT # HM 0005

Photobucket
LOT # HM 0006

Ngoài ra hình chim cũng xuất hiện như biểu tượng Toten tổ tiên của nền văn hóa này
Năm 1970, tại địa điểm Chifeng, thuộc Nội Mông, nhóm khảo cổ Nhật đào được cả trăm tượng bằng soapstone, từ 3 đến 30cm. Hình người, đa số là phụ nữ, chíên sĩ, thợ săn, nô lệ, thầy phù thuỷ , đến các loài quái thú …. Các con thú, nhiều nhất là rồng và heo, có cả rùa, thỏ, mèo, chim, phượng hoàng, cú mèo, ve sầu, cào cào, bướm, sâu…
Soapstone không thể nào sánh được với nephrite, tuy vậy loại đá này đã hân hạnh ghi lại thời Đồ Đá châu Á. Đó là nền văn hoá Hongshan (3500 - 2000TCN), bao trùm một vùng từ Nội Mông/Inner Mongolia , Hà Bắc(Hebei )và Liêu Ninh
Photobucket

LOT # HM 0007

Nền văn hóa (Lãng Chu)  được hình thành vào khoãng (3400-2250 TCN)
Đây là khoãng thời gian phát triển rực rỡ của nền văn hóa đồ ngọc trên sông Dương Tử của Trung Quốc. Tầm ảnh hưởng của nền văn hóa Lãng Chu kéo dài từ khắp vùng Thái Hồ về phía Bắc đến Nam Kinh ( Chang Jiang ) Còn phía đông thì kéo cho đến Thượng Hải và tiến dần đến biển . Phía nam thì kéo xuống tận đến Hàng Châu. Văn hóa của Lãng Chu đã được đánh giá với trình độ tạo ra các sản phẩm với chất lượng rất cao: như ngọc, lụa, ngà voi và đồ tạo tác sơn mài đã được tìm thấy trong các cổ mộ chôn cất của các vua quan ; và trong khi đó đồ gốm thường được tìm thấy trong các mảnh mai táng của các cá nhân nghèo thường dân . Nền văn hóa Liangzhu được phát hiện tại Chiết Giang và bước đầu khai quật bởi ông Shi Xingeng vào năm 1936.
Photobucket
LOT # HM 0008 (Đồ trang sức có hình lưỡi rìu đá )

Photobucket
LOT # HM 0009

Những người dân của những người thời cổ đại đã xem các biểu tượng làm từ ngọc như những đối tượng ma thuật và từ đó người ta sử dụng nó như một công cụ bảo vệ và hỗ trợ họ trong khả năng để giao tiếp với các đấng sáng tạo hay đấng hủy diệt của vũ trụ trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Trong nửa thế kỷ qua, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã thực hiện nhiều khám phá mới về nền văn minh tiền sử Trung Hoa. Từ thời Đá Mới đến đầu triều đại nhà Hạ (khoảng 7000-2000 TCN), đã tìm thấy rất nhiều di chỉ văn hóa tiền sử ở trung lưu thung lũng Hoàng Hà và trung, hạ lưu thung lũng sông Dương Tử, chẳng hạn như văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao - , 4600-3000 TCN), văn hóa Long Sơn (Longshan - 3000-2200 TCN) trong thung lũng Hoàng Hà; các di chỉ văn hóa Hà Mỗ Độ (Hemudu 5000-4000 TCN), văn hóa Liangzhu (2800-1800 TCN) tại vùng hạ luu Dương Tử. Các di chỉ này cho thấy thung lũng Hoàng Hà và Dương Tử là một trong những khu vực đầu tiên trên thế giới xuất hiện văn minh nông nghiệp.

Photobucket

LOT # HM 0010 (Ngọc tông với nét khắc mặt Thao thiết Vuông Tròn .)

Nền văn hóa Yangshao (Ngưỡng Thiều ) là một văn hóa thời kỳ đồ đá mới đã tồn tại rộng khắp dọc theo miền trung Hoàng Hà tại Trung Quốc. Văn hóa Ngưỡng Thiều có niên đại khoảng 5000 TCN tới 3000 TCN. Văn hóa này được đặt tên theo Ngưỡng Thiều, di chỉ khai quật đại diện đầu tiên của văn hóa này, được nhà khảo cổ học Thụy Điển là Johan Gunnar Andersson (1874-1960) phát hiện năm 1921 tại khu vực ngày nay thuộc huyện Thằng Trì, địa cấp thị Tam Môn Hiệp , tỉnh Hà Nam.
Photobucket
LOT # HM 0011

Văn hóa này từng thịnh vượng tại khu vực ngày nay là các tỉnh Hà Nam, Cam Túc, Thiểm Tây và Sơn Tây.Nền văn hóa này chuyên về nông nghiệp và chăn nuôi. Các vật dụng được tạo tác ra từ đá ngọc hay đất nung.
Photobucket
LOT # HM 0012

 Nền văn hóa(Tam Tinh Đồi) Sanxingdui có từ khoảng 4.800-2.800 năm trước đây. Nền văn này trãi dài thời gian từ giai đoạn cuối của thời kỳ đồ đá mới đến giai đoạn cuối của triều đại nhà Thương và giai đoạn đầu của triều đại nhà Chu.Nền văn hóa Sanxingdui được xác định là sớm nhất và lớn nhất của nền văn hóa cổ đại nhà Thục. . Các vật hiện vật Sanxingdui có vị trí tìm thấy khoảng 40 km về phía đông bắc Thành Đô Chengdu ở tỉnh Tứ Xuyên, 10 km về phía đông của thành phố Quảng Hán, cách khoãng 50km từ thành phố Chengdu (thành phố Trùng Khánh, tỉnh Sơn Tây, Cam Túc… ) thủ đô của tỉnh Tứ Xuyên ngày nay....
Photobucket

LOT # HM 0013 - Tượng ngọc cùng cái mặt nạ của Shaman tế sư là biểu trưng của nền văn hóa Tam tinh Đôi.
Ngày xưa, người Trung Quốc xem ngọc như một “vật thiêng”, vật trân trọng, quý giá bậc nhất. Chỉ những nhà quyền quý mới có được ngọc trong nhà và những bậc vua chúa mới được quyền sở hữu ngọc và dùng ngọc để làm biểu tượng quyền lực, địa vị tối cao. Ví dụ như ngọc tỷ, tức con dấu riêng của các bậc hoàng đế dùng để đóng dưới các chiếu chỉ, văn kiện. Hay như các ngọc ấn, ngọc bội mang tính đặc trưng mà các đại thần, vương tước thường hay sử dụng để làm vật gia bảo, vật trấn trạch cho riêng mình. Chính vì thế nên có thời ở Trung Quốc, dân thường không được dùng bạch ngọc là của riêng, bởi vì bạch ngọc chỉ để dùng làm ngọc tỷ, ngọc bội...
Photobucket
LOT # HM 0014 (Hình tượng rồng khắc theo kiểu thời Hán )

Photobucket
LOT # HM 0015

Photobucket
LOT # HM 0016

Photobucket
LOT # HM 0017

Photobucket
LOT # HM 0018 - Hình tượng rồng khắc thời Hán.

Photobucket
LOT # HM 0019(Đĩa Bi , biểu tượng của quyền lực của các vua chúa thời Hán)

Cứ theo truyền thuyết, kiếm có từ thời nhà Chu, đến đời Xuân Thu Chiến Quốc thì cực thịnh. Thời này là giai đoạn mà người Tàu mới tìm ra sắt, lại thêm một số kỹ thuật mới được dùng trong việc luyện kim nên khí cụ thời đó cứng hơn đồ đồng đời Thương Chu. Thành thử nhiều kiếm đúc vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc được xưng là bảo kiếm.  kiếm không những là một loại võ khí tùy thân còn là một loại trang sức. Ngô Đạo Tử họa hình Khổng Tử, cũng có đeo trường kiếm. Sang đời Tần Hán, hiệp khách và giới sĩ đại phu đeo kiếm để thêm uy nghi. Vì thế món võ khí này có một giá trị đặc biệt.

Đây là bộ kẹp kiếm bằng ngọc : 
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
LOT # HM 0020 ( Bộ kẹp kiếm - Jade Sword scabbard )

Thời Chiến Quốc kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần năm 221 TCN. Thông thường nó được coi là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu .


Các hình tạo tác rồng được khắc từ ngọc theo kiểu mẩu đời Hán :
Photobucket
LOT # HM 0021

Photobucket
LOT # HM 0022


Photobucket
LOT # HM 0023


Photobucket
LOT # HM 0024


Photobucket
LOT # HM 0025

Photobucket
LOT # HM 0026 - Rồng Huan được chế tác từ ngọc , được đeo như biểu tượng quyền lực


Photobucket
LOT # HM 0027



Photobucket
LOT # HM 0028  -  Lưỡi búa, vũ khí bằng ngọc làm biểu cho quyền lực.Tượng Hình chim Phụng Hoàng bắt đầu xuất hiện làm vật biểu tượng cùng chung với rồng.


Photobucket
LOT # HM 0029

Photobucket

Ấn và triện có khắc chử : Quan Vũ ( Quan Công ) Chi Ấn 

Đồ trang sức thời nhà Đường (năm 618 –  năm 907) là triều đại kế tiếp nhà Tùy. Nhà Đường được các nhà sử học coi như là đỉnh cao trong nền văn minh Trung Hoa ngang bằn thời nhà Hán.
Photobucket
LOT # HM 0030

Các kiểu ngọc khắc theo lối tạo tác nhà Đường
Photobucket
LOT # HM 0031


Photobucket
LOT # HM 0032

Photobucket
LOT # HM 0033 - Ly uống  Rượu hình sừng có hoa văn theo lối đời Hán .

Photobucket
LOT # HM 0034

Photobucket
LOT # HM 0035
Rồng thời Hán có khi được tạo tác dưới dạng hình con nghê dành cho trang trí, phong thủy hay biểu trưng của sự phát đạt ...

Năm 138 TCN trào Hán Vũ Đế, Trương Khiên mạo hiểm 30 năm, hoàn thành sứ mạng mở cánh cửa cho nhà Hán ra phương Tây. Từ thành Dunhuang/Đôn Hoàng đến Khotan, dần dần thành hình một con đường, men giữa sa mạc Taklamakan và rặng Kunlun/núi Ngọc nối với Con Đuờng Ngọc Bích đã sẵn có. Từ đó, triều Hán mới biết tới nephrite Khotan . Ngày nay, ngưòi Trung Hoa gọi vùng này là Hetien, thuộc vùng tự trị Tân Cương. Ngọc ở đó, họ gọi là ngọc Hetian. (ngọc Hòa Điền ) .


Photobucket
Photobucket
LOT # HM 0036 - Tô ngọc được làm bằng Ngọc Trắng Hòa Điền đời Thanh



Photobucket
LOT # HM 0037

Ngọc trắng đời Thanh có con dấu Khang Hy ngự dụng
Photobucket
LOT # HM 0038


Photobucket
LOT # HM 0039 - Bộ ấm trà bằng ngọc trắng Hòa Điền đời Thanh


Đồ Ngự dụng có khắc dấu triện của vua Càng Long
Photobucket
LOT # HM 0040


Photobucket
LOT # HM 0041

Photobucket

Photobucket
LOT # HM 0042 - Chậu bằng ngọc bích đời Thanh có triện Thanh Cao Tông


Photobucket
LOT # HM 0043

Photobucket
LOT # HM 0044 - Cuốn sách bằng bích ngọc : Ngũ Phúc Kinh đời Thanh .

Photobucket
LOT # HM 0045 - Vật đựng văn thư bằng bích ngọc của Ung Chính đời Thanh

Bộ ấn Quốc Tỷ Truyền Quốc được khắc chử Hán cùng chử Mản Thanh đời Thanh.

Photobucket
LOT # HM 0046

Photobucket
LOT # HM 0047


Photobucket
LOT # HM 0048

Photobucket
LOT # HM 0049

Các vật đeo trang sức bằng ngọc
Photobucket

Photobucket
LOT # HM 0050

Photobucket
LOT # HM 0051


Photobucket
LOT # HM 0052 - Trâm ngọc cùng dây đeo .


Photobucket
LOT # HM 0053

Photobucket
LOT # HM 0054

Ấn ngọc
Photobucket 
LOT # HM 0055

Photobucket
  LOT # HM 0056

Tượng Quan Công và Đức Phật Thích Ca bằng ngọc trắng
Photobucket
LOT # HM 0057


Photobucket
LOT # HM 0058

Photobucket
LOT # HM 0059


Photobucket
LOT # HM 0060


Photobucket
LOT # HM 0061


Photobucket
LOT # HM 0062

Photobucket
LOT # HM 0063


Photobucket
LOT # HM 0064


Photobucket
LOT # HM 0065


Photobucket
Photobucket

LOT # HM 0066


Photobucket
LOT # HM 0067

Photobucket
LOT # HM 0068 - Hốt ngọc - Cây Như Ý

Photobucket
LOT # HM 0069  - Bình được tạo tác bằng ngọc Brazil

Photobucket
LOT # HM 0070 - Hai cây Phurba bằng ngọc, báu vật của Tây Tạng .

Photobucket
LOT # HM 0071 - Bình được tạo tác bằng đá floride .

Đá thổ sơn :

Photobucket
LOT # HM 0072


Photobucket
LOT # HM 0073


Photobucket
LOT # HM 0074

Đá thổ sơn
Photobucket
LOT # HM 0075


Photobucket
LOT # HM 0076


Photobucket
LOT # HM 0077
Photobucket
LOT # HM 0078

Hổ phách - Amber
Photobucket
LOT # HM 0079

Photobucket
LOT # HM 0080


Photobucket
LOT # HM 0081

Photobucket
LOT # HM 0082

Bình đồng đời Thanh
Photobucket
LOT # HM 0083
Tượng Phước-lộc-thọ đời Thanh
Photobucket
 LOT # HM 0084


Gốm và tượng đời Thanh
Photobucket
LOT # HM 0085


Photobucket
LOT # HM 0086

Photobucket
LOT # HM 0087 - Gốm đời Thanh


Photobucket
LOT # HM 0088 - Gốm đời Tống.


Photobucket
LOT # HM 0089 - Gốm đời Minh .

Photobucket
LOT # HM 0090 -  Gốm đời Minh .

Photobucket
LOT # HM 0091 -  Gốm đời Minh .


Photobucket
LOT # HM 0092 - Con hà mã được tạo tác bằng ngà voi

Photobucket
LOT # HM 0093 - Tượng Lão Tử .