Tuesday, August 30, 2011

Ngã ái thu hương Đường Dần

Photobucket

我愛秋香 -  唐寅

我畫藍江水悠悠,
愛晚亭上楓葉愁。
秋月溶溶照佛寺,
香煙裊裊繞經樓。

NGÃ ÁI THU HƯƠNG - Đường Dần

Ngã hoạ lam giang thuỷ du du,
Ái vãn đình thượng phong diệp sầu.
Thu nguyệt dung dung chiếu phật tự,
Hương yên diểu diểu nhiễu kinh lâu.

Yêu Hương Vị Mùa Thu

Vẽ một dòng sông sóng nhấp nhô
Rừng phong sầu rụng lá đỏ khô
Bàng bạc trăng về soi cổ tự
Đêm thơm kinh các niệm nam mô

Badmonk - Tâm Nhiên

Tuesday, August 23, 2011

Đăng cao Đổ Phủ




Đăng cao - Đổ Phủ

Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai,
Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi.
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
Vạn lý bi thu thường tác khách,
Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Gian nan khổ hận phồn sương mấn,
Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi.

LÊN CAO


Gió lộng trời cao vượn gọi bầy
Bến trong cát trắng bóng chim bay
Sông dài cuồn cuộn dâng sầu đến
Lá rụng vàng chiều gió lắt lay
Muôn dặm buồn thu đời lãng tử
Trăm năm bệnh hoạn sầu ai hay
Gian nan đời bạc sương mầu tóc
Chưa rựu mà lòng lảo đảo say



Badmonk - Tâm Nhiên

Tuesday, August 16, 2011

ẨN SỈ (2)



ẨN SỈ (2)

Về củng thế hay đi củng thế,
Giữa thiên nhiên sỏi trắng tinh khôi.
Nghe sóng vỗ triều âm êm ái,
Nhập hòa chan dưới ánh mặt trời.

Về củng thế hay đi củng thế
Sương mù rơi, ừ sương mù rơi
Giặc đã hết đâu còn chủ chiến
Gươm báu giờ đâu cần phải tuốt ra .
Ai đau khổ thắng thua thành bại
Ta là ai đắp đủ lớp hình hài
Đan lưới mộng sống đời trong lưới mộng
Đâu ba nghìn thế giới thủa sơ khai?

Về cũng thế hay đi cũng thế,
Hoa trên đồi đơm bóng mây trôi.
Hồn nhiên sống đơn sơ như s
ỏi đá,
Thơm như hoa nở trắng ven đồi...

Badmonk - Tâm nhiên

Thursday, August 11, 2011

Thạch thất Huyền Quang

Photobucket

石室 - 玄光

半閒石室和雲住
一嶺 衣經歲寒
僧在禪牀經在案
爐殘骨葖日心肝

Thạch thất - Huyền Quang

 
Bán gian thạch thất hòa vân trụ
Nhất lĩnh xối y kinh tuế hàn
Tăng tại thiền sàng kinh tại án
Lô tàn cốt đột nhật tâm can

AM ĐÁ

Nửa gian thạch thất lẫn cùng mây
Áo mõng bao đông lạnh phủ đầy
Sư tọa sàng thiền kinh trên án
Bếp lạnh tàn tro Tâm hiển bày

Nửa gian nhà đá trong mây
Áo nâu sờn mõng mấy lần đông qua
Thư phòng sư tọa kiết già
Bếp tàn tro lạnh Tâm đà nở hoa

Badmonk - Tâm Nhiên

 

Ngọ Thụy Huyền Quang




午 睡 - 玄光

雨過溪山淨

楓林一夢涼
反觀塵世介
開眼醉茫茫

Ngọ Thụy - Huyền Quang

Vũ quá khê sơn tịnh
Phong lâm nhất mộng lương
Phản quang trần thế giới
Khai nhãn túy mang mang


GIÂC NGỦ TRƯA

Tạnh mưa khe núi thì thào
Rừng phong nổi gió chiêm bao đầy trời
Quay nhìn cỏi thế nhân đời
Say nơi con mắt chơi vơi nỗi lòng


Badmonk - Tâm Nhiên



Huyền Quang (玄光), 1254-1334, tên thật là Lý Đạo Tái (李道載), người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272 ? hay 1274?[2] và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.

Theo Tam tổ thực lục (三祖實錄), mẹ của Huyền Quang là Lê Thị hay đến chùa Ngọc Hoàng cầu nguyện vì tuổi đã 30 mà chưa có con. Đầu năm Giáp Dần 1254, vị trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Huệ Nghĩa mơ thấy "các toà trong chùa đèn chong sáng rực, chư Phật tôn nghiêm, Kim Cương Long Thần la liệt đông đúc. Đức Phật chỉ Tôn giả A-nan-đà bảo: 'Ngươi hãy tái sinh làm pháp khí Đông Độ và phải nhớ lại duyên xưa.'" Năm ấy Lê Thị sinh Huyền Quang. Lớn lên Sư dung mạo dị thường, làm quan đến chức Hàn Lâm.

Một hôm, Sư cùng vua Trần Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm huyện Phượng Nhãn, nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh, liền nhớ lại "duyên xưa", xin xuất gia thụ giáo (có tài liệu nói Sư thụ giáo với Bảo Phác ở chùa Vũ Ninh). Sư được cử làm thị giả của Trúc Lâm Đầu Đà và được ban pháp hiệu là Huyền Quang.

Sau, Sư theo lời phó chúc của Trúc Lâm trụ trì chùa Vân Yên (nay là chùa Hoa Yên) trên núi Yên Tử. Vì đa văn bác học, tinh thông đạo lí nên tăng chúng đua nhau đến học.

Niên hiệu Đại Khánh thứ 4 (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Trúc Lâm và tâm kệ. Sau khi Pháp Loa tịch (1330), Sư kế thừa làm Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm nhưng vì tuổi đã cao nên Sư giao phó trách nhiệm lại cho Quốc sư An Tâm.

Sư đến trụ trì Thanh Mai Sơn sáu năm, sau dời sang Côn Sơn giáo hoá. Ngày 23 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334), Sư viên tịch, thọ 80 tuổi. Vua Trần Minh Tông sắc thuỵ là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả. - Theo Wikipedia

Tuesday, August 9, 2011

Uejima Onitsura (1660-1738)

Photobucket


Sakura saku koro  tori,
Ashi ni  hon, 
Uma  shi hon
. -
Uejima Onitsura (1660-1738)

When cherry-blossoms are blooming,
Birds have two legs,
Horses four.

Khi anh đào rộ nở
Chim liền cánh
Ngựa bốn chân.

Badmonk - Tâm Nhiên




Monday, August 8, 2011

VIẾT VÀO CẢM XÚC (3)

 Photobucket


VIẾT VÀO CẢM XÚC (3)

Chiều về thăm lại chùa xưa
Bẻ lau đạp lối thượng thừa mà đi
Đi vì đi chỉ vì đi
Tùy duyên tủy cảm lòng tùy hỉ vui
Lối Không cây cỏ thôi hờn
Ngõ vào tịnh thất chập chờn tỉnh say
Chung trà vừa rót trao tay  
Hốt nhiên khói bốc thành mây bay rồi
Sư già cười mĩm không lời
Ngồi nghe bụi phấn thông rơi bên thềm


Badmonk - Tâm Nhiên

Sunday, August 7, 2011

Đề Trình Xử Sĩ vân oa đồ Nguyễn Trãi

Photobucket

題程處士雲窩圖 - 阮廌


佳客相逢日抱琴
故山歸去興何深
香浮瓦鼎風生樹
月照苔磯竹滿林
洗盡塵襟花外茗
喚回午夢枕邊禽
日長隱几忘言處
人與白雲誰有心

Đề Trình Xử Sĩ  vân oa đồ - Nguyễn Trãi

Giai khách tương phùng nhật bão cầm ,
Cố sơn qui khứ hứng hà thâm.
Hương phù ngõa đỉnh phong sinh thụ ,
Nguyệt chiếu đài ky trúc mãn lâm.
Tẩy tận trần khâm hoa ngoại mính ,
Hoán hồi ngọ mộng chẩm biên cầm.
Nhật trường ẩn kỷ vong ngôn xứ ,
Nhân dữ bạch vân thùy hữu tâm

VIẾT Ở AM MÂY TRÌNH XỬ SỈ

Bạn đến ôm đàn sau đồi vắng,
Núi củ ta về nghiêng nẻo mây .
Gió lẫn tàn hương sau tán lá,
Trăng xuống ghềnh rêu trúc phủ dày .
Duyên ẩn trà thơm hoa bên dậu
Tỉnh mộng chim kêu giấc ngủ ngày .
Ngày dài tựa ghế cười không nói ,
Ta có lòng hay mây trắng bay ...

Badmonk - Tâm Nhiên

văn hoá Lương Chử langchu- Bách Việt

red1.jpg



Trong khảo cổ học ngoài văn hoá đồ đá, đồ đồng, ... người ta thường hay không chú ý tới văn hoá khảo cổ đồ ngọc. Văn hoá đồ ngọc Lương Chử ở Triết Giang rất nên quan tâm vì có thể có liên hệ với Văn Lang (cũng như các khuyên tai ngọc thời Đông Sơn). Ở đây có hình tượng "Ngọc tông" thao thiết vuông tròn theo quan niệm trời tròn đất vuông (trong sự tích bánh chưng, bánh dầy). Văn hoá thờ đồ ngọc sau này còn ghi dấu nhiều trong các tín ngưỡng của đạo Giáo như Ngọc Hoàng, Ngọc Nữ...

Địa điểm khảo cổ Lương Chử gần Hàng Châu - Triết Giang được biết là điểm khảo cổ hậu kỳ đồ đá mới nổi tiếng bởi những đồ ngọc bích tuyệt đẹp với những hình thao thiết (taotie) độc đáo.


Một ngọc khí có thao thiết của văn hoá Lương Chử

Hình thao thiết này ở giai đoạn sau trở thành một đặc điểm của đồ đồng nhà Thương và Chu.


Thao thiết trên đỉnh đồng đời Thương

Với vai trò quan trọng của ngọc khí ở Lương Chử và đỉnh đồng trong văn hoá Thương (đồ tế tự, đồ dùng của tầng lớp khanh sĩ, vua chúa) thì có thể thấy văn hoá Thương phải bắt đầu từ vùng Nam Dương Tử chứ không phải ở Hoàng Hà. Điều này cũng trùng với cách giải thích sự có mặt của các địa điểm khảo cổ thời Tiền và Trung Thương ở Tân Can, Ngô Thành và Bàn Long Thành ven sông Dương Tử.

Cùng thời với Lương Chử ở hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông có văn hoá Long Sơn, được coi là một trong những nền văn hoá khởi thủy của Trung Nguyên cùng với Ngưỡng Thiều ở trung lưu Hoàng Hà. Văn hoá Long Sơn còn gọi là văn hoá "gốm đen", còn Ngưỡng Thiều là văn hoá "gốm đỏ" (gốm vẽ).





Các khu vực hậu kỳ đồ đá mới Trung Quốc:


Tuy nhiên khu vực hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông ngay trong giai đoạn đồ đồng tiếp theo lại được xác định là của tộc người Đông Di, với đặc trưng là các mộ đá, và có quan hệ trực tiếp với văn hoá đồ đồng ở bán đảo Triều Tiên (theo phân bố của dao găm đồng Liêu Ninh). Như vậy văn hoá Long Sơn không phải là của người Hoa Hạ. Chính văn hoá Lương Chử mới là tiền thân của nhà Ân Thương ở Hoàng Hà.

Lương Chử có thể coi là giai đoạn tiếp theo của nền văn hoá lúa nước từ Hà Mẫu Độ, rồi Mã Gia Bang ở Nam Dương Tử. Đây rõ ràng là những địa điểm khảo cổ của người Mongon Nam (Bách Việt). Với trình độ ngọc khí cao như vậy (hơn cả Ngưỡng Thiều lẫn Long Sơn) người ta đã nói đến một "vương quốc Lương Chử" dọc theo bờ Nam sông Dương Tử. Nhưng vương quốc này sau đó biến đi đâu, không còn vết tích gì, là câu hỏi khó cho các nhà khảo cổ Trung Quốc.

"Vương quốc Lương Chử" đã không "biến mất" do "lũ cuốn trôi" hay do chiến tranh như quan niệm khảo cổ ngày nay, mà nó đã phát triển thành văn hoá Ân Thương ở giai đoạn đồ đồng tiếp theo và tiến lên phương Bắc theo bước dời đô của Bàn Canh. Chỉ vì không muốn nhìn nhận nhà Thương có nguồn gốc từ Nam Dương Tử nên nền văn hoá Lương Chử mới phải "đột ngột biến mất" như vậy. Và như vậy "vương quốc Lương Chử" không phải gì khác mà chính là nhà Hạ (trung hưng), triều đại trước của nhà Thương.



Thursday, August 4, 2011

Ở NƠI ĐÓ (2)

Photobucket


Ở NƠI ĐÓ (2)

Ở nơi đó có thềm hoang đan nắng
Một trưa nào mộng mị với tinh khôi
Mây trôi xuống, lá xanh lên trời thẳm
Gió mười phương em thì ở bên tôi


Ở nơi đó núi muôn đời đứng lặng
Gian đôi tay ôm trọn bóng chân trời
Ai thấu hiểu tiếng lở ngầm câm lặng
Bởi còn nghe tiếng động dội của đời


Ở nơi đó biển cúi mình thật thấp
Nên nghìn sông cùng thác theo về
Đại dương lớn dấu hình hài  giọt lệ
Mặn vì chung một ẩn số đam mê


Ở phương ấy đã có thời lữa cháy
Với đôi điều chưa nói gởi khói bay
Hồn tạc tượng im lìm nơi góc tối
Mơ cuộc đời độ lượng mở vòng tay


Và phương ấy buồn chưa sầu mắt đẹp
Xem cuộc đời nhẹ tựa khói mây bay
Mơ cùng mộng thơm quanh giường chiếu hẹp
Khi bụi đời chưa lấm láp đôi tay


Ở nơi đó hôm nào anh trở lại
Chiều lao xao cây lớp lớp phủ lòng
Anh quay mặt  ngạo nụ cười nhân thế
Lòng hỏi lòng ngôn ngữ của đam mê


Badmonk - Tâm Nhiên

Tuesday, August 2, 2011

Vua Ngọc Tông có màu vàng nhạt pha trắng, với một vài điểm tím . Ngọc Tông Vương này hình dạng giống như một hình trụ vuông bao bọc một khối hình tròn bên trong ; Ở giửa là một lỗ tròn chạy dọc thẳng từ trên bề mặt xuống đáy . Trên bề mặt ngoài khối vuông được chạm khắc với những khuôn mặt hình tượng như mặt một vị thần tổ tiên ( thần mặt trời ) hay khuôn mặt của một loài chim ? Những hình ảnh được khắc lên biểu tượng như hình ảnh của Toten tổ tiên với nhiều biến thể bởi những hình vẽ bằng của những tạo vạch khắc liên tục , dứt khoát không trùng lặp . Toàn bộ hình thể nhìn của vết khắc được nhìn thấy một hình ảnh ghép toàn thể là một người đàn ông đội một chiếc mũ lông chim lớn với chân ngồi chồm hổm hai tay
chắp lại. Hình mặt người có một cái mũi lớn đâm từ dưới lên trên ( có thể rất giống với bộ phận sinh dục của người đàn ông, và cái miệng có thể được coi là rốn mặc dù nó nằm khá thấp, (hoặc có thể âm đạo. ) Từ những nét khắc đó như là mắt, tay và chân... của một ngừơi bị đập dẹp tuy nhiên hình vẻ khuôn mặt vẫn như ẩn chứa các ý tưởng của một hình người hay một nhân vật tổ tiên thần thánh đã được hợp nhất.



không biết những người dân Lãng Chu sử dụng ngọc tông vuông tròn dùng cho việc gì? Có lẽ ngọc tông được sử dụng trong các buổi nghi lễ để thông thiêng giữa trời và đất qua các tay pháp sư chăng? Cái lỗ tròn giữa ngọc tông muốn nói lên điều gì mà lỗ khoang không bao giờ được khoan thông suốt , có dạng hơi méo như hình soáy hút lực tạo như hình tượng như âm dương ....




Bốn bên thành của Công được chia bởi một đường rãnh rộng 5cm trung thành hai phần và của rãnh ngang thành bốn phần. Công vuông tròn này nặng khoảng 6.500 gram .Các chuyên gia suy đoán rằng ngọc tông có thể là vật dùng để đại diện cho tổ tiên trời đất, với lối suy luận :mái vòm bán cầu là nơi tiếp xúc trời và đất ( Đường chân trời ) của niềm tin trời tròn đất vuông . Có nghĩa là trái đất hình vuông là nơi cõi con người sinh sống , hình tròn như là cõi trời linh thiên tổ tiên ... Và ngọc tông như là một biểu tượng của sự kết nối giữa trời và đất , con người với vũ trụ .




Trên mỗi bề mặt hình khối vuông tượng trưng cho 4 hướng , mỗi cạnh góc được điêu khắc tỉ mỷ những hình nổi lên như là mặt người và mặt của một loài chim như tượng trưng cho 8 hướng . Phia bề mặt đỉnh và đáy của ngọc tông là 2 hình tròn như là 2 đĩa Bi úp chồng lên như vòng tròn 360 độ xoay vận chuyển ngược chiều nhau .



Ý Nghĩa của những bi này chưa được biết được ý nghĩa trong các nền văn hóa đồ đá mới .Chưa có lịch sử được viết bằng bằng văn bản nhưng thông qua sự bố trí bên cạnh các xác ướp( được chôn với người chết) như một biểu tượng trên bầu trời mà người chết sẻ đi về đó vào thế giới sau khi chết . Bi đôi khi được tìm thấy gần dạ dày và ngực trong thời kì đồ đá chôn cất.

Giống như đĩa Bi, đã được sử dụng trong suốt lịch sử Trung Quốc để chỉ địa vị của một cá nhân , chức vụ hay biểu tượng quan trọng của các cấp bậc. Chúng được sử dụng trong các công việc thờ phượng và nghi lễ ( như các nghi lễ họ tượng trưng cho cấp bậc của hoàng đế, vua, công hầu khanh tướng ...

Trong thời chiến tranh thuộc thời kỳ nhà Chu (11 đến 250 TCN), đĩa Bi được dùng làm biểu tượng cho các cấp lãnh đạo . Bi còn thể hiện như :Các thành phần lực lượng bị đánh bại được bàn giao lại quyền hạn cho người chiến thắng , đỉa Bi được trao lại cho kẻ chiến thắng như là một dấu hiệu của sự quy phục .


Các bí mật ẩn chứa trong Ngọc Tông Vương















Các cấu tạo hình thể vuông tròn trong các kiến trúc xây dựng



Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, một nhà điêu khắc và kiến trúc sư của đền Parthenon.
Như hình bên phải, tỷ lệ vàng được biểu diễn như sau:



Phương trình này có nghiệm đại số xác định là một số vô tỷ:


Đến thời kỳ Phục Hưng, các nghệ sĩ và kiến trúc sư bắt đầu tính toán và xây dựng sao cho các tác phẩm của họ xấp xỉ tỷ số vàng, đặc biệt là trong hình chữ nhật vàng - tỷ số giữa cạnh dài và cạnh ngắn chính là tỷ số vàng. Các nhà toán học đã nghiên cứu tỷ số vàng vì tính độc đáo cũng như các đặc tính lý thú của nó.



Vẽ một hình chữ nhật vàng:
1. Vẽ một hình vuông cạnh 1 (đỏ).
2. Vẽ một đoạn thẳng từ trung điểm của một cạnh đến một trong hai giao điểm của hai cạnh đối diện.
3. Lấy đoạn thẳng vừa vẽ làm bán kính, vẽ một đường tròn. Đường tròn này sẽ định vị điểm thứ ba của hình chữ nhật tại giao điểm của đường tròn và cạnh chứa tâm đường tròn kéo dài.


Hai đại lượng a và b có tỷ số vàng φ nếu:


Phương trình này định nghĩa chính xác φ.
Theo vế phải a = bφ, thế vào vế trái, có:


Nhân và chia hai vế cho b có:


Nhân hai vế cho φ và sắp xếp lại, có:


Nghiệm xác định duy nhất của phương trình bậc hai là


TỶ LỆ VÀNG:
Là tỷ lệ cân đối nhất, với đặc điểm độc đáo là tương quan giữa thành phần nhỏ đối với thành phần lớn cũng bằng tương quan giữa thành phần lớn đối với thành phần tổng cộng, lớn và nhỏ– tức toàn thể và tất cả chỉ có một giá trị tương quan duy nhất: 0,6180389 hay 61,8% .
Nói một cách khác ,thành phần thứ 1 tỷ lệ với thành phần thứ 2, thành phần thứ 2 tỷ lệ với thành phần thứ 3 là tổng của hai thành phần 1&2 , và cứ thế ta có một chuỗi thành phần vô tận mà tất cả đều tuân theo một tỷ số 61,8%
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH của LE CORBUSIER: Vẽ một hình vuông rồi chia đôi hình vuông đó ra, rồi lấy trung điểm của cạnh vuông làm tâm vẽ một cung tròn có bán kính bằng đường chéo của hình chữ nhật nửa hình vuông, sẽ giúp ta kéo dài cạnh vuông ra thành một chiều dài cân đối Tỷ Lệ Vàng với cạnh vuông. Ngoài ra ta còn có diện tích của hình vuông Tỷ Lệ Vàng với diện tích của hình chữ nhật mới hình thành bởi cạnh kéo dài.
Phương pháp LE CORBUSIER xem như có tính tổng hợp các phương pháp có trước đó, cho nên khá phong phú, toàn diện: một chiều dài hoặc một diện tích có sẵn, ta có thể tìm ra các thành phần lớn hơn và nhỏ hơn mà cân đối với nhau.
NGUỒN GỐC TỶ LỆ VÀNG: Người ta đã phát hiện các di bút về Tỷ Lệ Vàng xuất hiện khá sớm trong các kim tự tháp ở Memphis- AI CẬP cách đây gần 300 năm. Từ đó về sau như ta đã biết đã có khá nhiều phát hiện về sự tồn tại của Tỷ Lệ Vàng trong các hình kỹ hà tự nhiên như hình ngôi sao 5 cánh ,hình đa giác 10 cạnh… trong chuỗi số nguyên Fibonacci (người Ý) (:1,2,3,5,8,13,21,34,… thì 13/21 = 61,9% 21/34=61,76%… ngày càng tiến gần đến Tỷ Lệ Vàng với đặc điểm 8 + 13 =21 , 13+21=34… Trong các công trình kỳ quan về kiến trúc như : quần thể kim tự tháp Cheops 233/146 + 233 = 61,48% trong đó 233m= cạnh đáy 146m= chiều cao, kim tự tháp Mikerinos: 66/180= 61,11%, trong đó 108 m= cạnh đáy, 66 m= chiều cao, dù những kích thước có bị sai lệch qua thời gian , song ta thấy chúng rất
gần với Tỷ Lệ Vàng, Tháp Eiffel [184,8/300,5= 61,5% trong đó 184,8 m = chiều cao phần thân chính 300,5 m= chiều cao tháp]… và ngay trong kích thước của cơ thể con người [chiều cao rốn, chiều cao toàn thân, chiều dài cẳng tay, chiều dài cánh tay …].
Do đó tất nhiên “thước tầm” của Việt Nam với những số đo xuất phát từ kích thước của con người đều rơi vào quy luật của Tỷ Lệ Vàng: 416/266 + 416= 60,99% trong đó 416= khoảng nằm, 216= khoảng đứng (ta thấy tỷ lệ ở đây chưa chuẩn chính xác Tỷ Lệ Vàng chẳng qua cũng vì có sự chênh lệch kích thước khác nhau giữa những người thợ cả ở những vùng phường thợ khác nhau)… song tất cả chỉ có một Tỷ Lệ Vàng chuẩn mực, tuyệt diệu.
Như thế,Tỷ Lệ Vàng đã tồn tại như là một quy luật tự nhiên gắn liền với tâm lý thị giác thẫm mỹ tự nhiên của con người, con người đã phát hiện giá trị cụ thể của nó bằng toán học, hình học và cho đến ngày nay cũng chưa xác định được rõ ràng Tỷ Lệ Vàng đã xuất hiện từ lúc nào! Song có một điều mà chúng ta thấy rõ ràng, đó là: Tỷ Lệ Vàng– cây đũa thần của người kiến trúc.




Qui ước phương vị: bên trên là hướng Nam, dưới là hướng Bắc, bên trái là hướng Đông, bên phải là hướng Tây, ở giữa là trung cung.



- Phương Bắc số 1 – 6
- Phương Nam số 2 – 7
- Phương Đông số 3 – 8
- Phương Tây số 4 – 9
- Cung trung ở giữa số 5 – 10.




Trời 5 con số, đất 5 con số. Vị trí 5 số tương đắc nhau thế là hợp nhau. Trời lấy 1 sinh Thủy, đất lấy 6 thành Thủy. Đất lấy 2 sinh Hỏa, Trời lấy 7 thành Hỏa. Trời lấy 3 sinh Mộc, Đất lấy 8 thành Mộc. Đất lấy 4 sinh Kim, Trời lấy 9 thành Kim. Trời lấy 5 sinh Thổ, đất lấy 10 thành Thổ.

Tổng số của Trời là 25 = 1+3+5+7+9
Tổng số của Đất là 30 = 2+4+6+8+10
Cộng số Trời và Đất thành số 55.

Như vậy: Một là số sanh Thủy, Sáu là số thành Thủy; Hai là số sanh Hỏa, Bảy là số thành Hỏa; Ba là số sanh Mộc, Tám là số thành Mộc; Bốn là số sanh Kim, Chín là số thành Kim; Năm là số sanh Thổ, Mười là số thành Thổ.

Theo các số sinh thành của Hà đồ thì số thành tại trung cung thật đặc biệt, là tổng cộng của bốn số sinh đông tây nam bắc. Còn bốn số thành của đông tây nam bắc đều dùng số 5 của cung trung cộng vào.






1.2 Miền âm dương số
- Miền dương gồm có bắc số 1 – 6 và đông số 3 -8;
- Miền âm gồm có nam số 2 – 7 và tây số 4 – 9;
Hệ từ truyện nói: “ Trời một đất hai, trời ba đất bốn, trời năm đất 6, trời bảy đất tám, trời chín đất mười. Trời năm số đất năm số”


Với hình tượng số âm dương ngũ hành cho ta ý niệm về sự hòa hợp âm dương sinh thành khởi đầu cho thế giới vạn vật. Sự hài hòa âm dương số được biểu trưng bằng âm dương ngũ hành tượng là biểu tượng cụ thể hóa của thế giới hiện tượng.

1.3 Âm dương Ngũ hành là biểu tượng cụ thể của các con số Hà đồ
Cồ nhân qui lý âm dương ngũ hành Hà đồ gọi là chính ngũ hành, được xắp xếp theo từng cặp:
- Phương Bắc số 1 – 6; trong dương ngòai âm thuộc hành Thủy
- Phương Nam số 2 – 7; trong âm ngòai dương thuộc hành Hỏa
- Phương Đông số 3 – 8; trong dương ngòai âm thuộc hành Mộc
- Phương Tây số 4 – 9; trong âm ngòai dương thuộc hành Kim
- Cung trung ở giữa số 5 – 10.; trung ương trong dương ngòai âm thuộc hành Thổ.