LOT # HM 0001
Nhiều hiện vật ngọc Hongshan được xem là tốt , được giữ nguyên vẹn là do thực tế là nền văn hóa Hongshan là nền văn hóa của tế lễ và chôn cất cho nên các hiện vật thường nằm trong các hầm mộ trong lòng đất nên có được sự bảo quản khá tốt . Ngoài ra vì khí hậu khô cằn và khô của Nội Mông Cổ do ít mưa cũng là một yếu tố ...
LOT#HM 0002 ( Kiểu rồng đầu lợn )
LOT# HM 0003 ( Kiểu rồng cuộn thai nhi .)
Có lẽ nổi tiếng được biết đến ngọc Hongshan là rồng cuộn thai nhi hay rồng trư long ( Đầu rồng nhưng miệng giống như con lợn )Sau khi nghiên cứu các di tích khảo cổ thời tiền sử tìm thấy ở thành phố Chifeng thuộc vùng tự trị Mông Cổ (Đông Bắc Trung Quốc), các nhà khoa học cho rằng đầu rồng có thể có nguồn gốc từ lợn hoặc cũng có thể là ngựa hay một loại động vật có sừng.
LOT # HM0004
LOT # HM 0005
LOT # HM 0006
Ngoài ra hình chim cũng xuất hiện như biểu tượng Toten tổ tiên của nền văn hóa này
Năm 1970, tại địa điểm Chifeng, thuộc Nội Mông, nhóm khảo cổ Nhật đào được cả trăm tượng bằng soapstone, từ 3 đến 30cm. Hình người, đa số là phụ nữ, chíên sĩ, thợ săn, nô lệ, thầy phù thuỷ , đến các loài quái thú …. Các con thú, nhiều nhất là rồng và heo, có cả rùa, thỏ, mèo, chim, phượng hoàng, cú mèo, ve sầu, cào cào, bướm, sâu…
Soapstone không thể nào sánh được với nephrite, tuy vậy loại đá này đã hân hạnh ghi lại thời Đồ Đá châu Á. Đó là nền văn hoá Hongshan (3500 - 2000TCN), bao trùm một vùng từ Nội Mông/Inner Mongolia , Hà Bắc(Hebei )và Liêu Ninh
LOT # HM 0007
Nền văn hóa (Lãng Chu) được hình thành vào khoãng (3400-2250 TCN)
Đây là khoãng thời gian phát triển rực rỡ của nền văn hóa đồ ngọc trên sông Dương Tử của Trung Quốc. Tầm ảnh hưởng của nền văn hóa Lãng Chu kéo dài từ khắp vùng Thái Hồ về phía Bắc đến Nam Kinh ( Chang Jiang ) Còn phía đông thì kéo cho đến Thượng Hải và tiến dần đến biển . Phía nam thì kéo xuống tận đến Hàng Châu. Văn hóa của Lãng Chu đã được đánh giá với trình độ tạo ra các sản phẩm với chất lượng rất cao: như ngọc, lụa, ngà voi và đồ tạo tác sơn mài đã được tìm thấy trong các cổ mộ chôn cất của các vua quan ; và trong khi đó đồ gốm thường được tìm thấy trong các mảnh mai táng của các cá nhân nghèo thường dân . Nền văn hóa Liangzhu được phát hiện tại Chiết Giang và bước đầu khai quật bởi ông Shi Xingeng vào năm 1936.
LOT # HM 0008 (Đồ trang sức có hình lưỡi rìu đá )
LOT # HM 0009
Những người dân của những người thời cổ đại đã xem các biểu tượng làm từ ngọc như những đối tượng ma thuật và từ đó người ta sử dụng nó như một công cụ bảo vệ và hỗ trợ họ trong khả năng để giao tiếp với các đấng sáng tạo hay đấng hủy diệt của vũ trụ trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Trong nửa thế kỷ qua, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã thực hiện nhiều khám phá mới về nền văn minh tiền sử Trung Hoa. Từ thời Đá Mới đến đầu triều đại nhà Hạ (khoảng 7000-2000 TCN), đã tìm thấy rất nhiều di chỉ văn hóa tiền sử ở trung lưu thung lũng Hoàng Hà và trung, hạ lưu thung lũng sông Dương Tử, chẳng hạn như văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao - , 4600-3000 TCN), văn hóa Long Sơn (Longshan - 3000-2200 TCN) trong thung lũng Hoàng Hà; các di chỉ văn hóa Hà Mỗ Độ (Hemudu 5000-4000 TCN), văn hóa Liangzhu (2800-1800 TCN) tại vùng hạ luu Dương Tử. Các di chỉ này cho thấy thung lũng Hoàng Hà và Dương Tử là một trong những khu vực đầu tiên trên thế giới xuất hiện văn minh nông nghiệp.
LOT # HM 0010 (Ngọc tông với nét khắc mặt Thao thiết Vuông Tròn .)
Nền văn hóa Yangshao (Ngưỡng Thiều ) là một văn hóa thời kỳ đồ đá mới đã tồn tại rộng khắp dọc theo miền trung Hoàng Hà tại Trung Quốc. Văn hóa Ngưỡng Thiều có niên đại khoảng 5000 TCN tới 3000 TCN. Văn hóa này được đặt tên theo Ngưỡng Thiều, di chỉ khai quật đại diện đầu tiên của văn hóa này, được nhà khảo cổ học Thụy Điển là Johan Gunnar Andersson (1874-1960) phát hiện năm 1921 tại khu vực ngày nay thuộc huyện Thằng Trì, địa cấp thị Tam Môn Hiệp , tỉnh Hà Nam.
LOT # HM 0011
Văn hóa này từng thịnh vượng tại khu vực ngày nay là các tỉnh Hà Nam, Cam Túc, Thiểm Tây và Sơn Tây.Nền văn hóa này chuyên về nông nghiệp và chăn nuôi. Các vật dụng được tạo tác ra từ đá ngọc hay đất nung.
LOT # HM 0012
Nền văn hóa(Tam Tinh Đồi) Sanxingdui có từ khoảng 4.800-2.800 năm trước đây. Nền văn này trãi dài thời gian từ giai đoạn cuối của thời kỳ đồ đá mới đến giai đoạn cuối của triều đại nhà Thương và giai đoạn đầu của triều đại nhà Chu.Nền văn hóa Sanxingdui được xác định là sớm nhất và lớn nhất của nền văn hóa cổ đại nhà Thục. . Các vật hiện vật Sanxingdui có vị trí tìm thấy khoảng 40 km về phía đông bắc Thành Đô Chengdu ở tỉnh Tứ Xuyên, 10 km về phía đông của thành phố Quảng Hán, cách khoãng 50km từ thành phố Chengdu (thành phố Trùng Khánh, tỉnh Sơn Tây, Cam Túc… ) thủ đô của tỉnh Tứ Xuyên ngày nay....
LOT # HM 0013 - Tượng ngọc cùng cái mặt nạ của Shaman tế sư là biểu trưng của nền văn hóa Tam tinh Đôi.
Ngày xưa, người Trung Quốc xem ngọc như một “vật thiêng”, vật trân trọng, quý giá bậc nhất. Chỉ những nhà quyền quý mới có được ngọc trong nhà và những bậc vua chúa mới được quyền sở hữu ngọc và dùng ngọc để làm biểu tượng quyền lực, địa vị tối cao. Ví dụ như ngọc tỷ, tức con dấu riêng của các bậc hoàng đế dùng để đóng dưới các chiếu chỉ, văn kiện. Hay như các ngọc ấn, ngọc bội mang tính đặc trưng mà các đại thần, vương tước thường hay sử dụng để làm vật gia bảo, vật trấn trạch cho riêng mình. Chính vì thế nên có thời ở Trung Quốc, dân thường không được dùng bạch ngọc là của riêng, bởi vì bạch ngọc chỉ để dùng làm ngọc tỷ, ngọc bội...
LOT # HM 0014 (Hình tượng rồng khắc theo kiểu thời Hán )
LOT # HM 0018 - Hình tượng rồng khắc thời Hán.
LOT # HM 0019(Đĩa Bi , biểu tượng của quyền lực của các vua chúa thời Hán)
LOT # HM 0019(Đĩa Bi , biểu tượng của quyền lực của các vua chúa thời Hán)
Cứ theo truyền thuyết, kiếm có từ thời nhà Chu, đến đời Xuân Thu Chiến Quốc thì cực thịnh. Thời này là giai đoạn mà người Tàu mới tìm ra sắt, lại thêm một số kỹ thuật mới được dùng trong việc luyện kim nên khí cụ thời đó cứng hơn đồ đồng đời Thương Chu. Thành thử nhiều kiếm đúc vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc được xưng là bảo kiếm. kiếm không những là một loại võ khí tùy thân còn là một loại trang sức. Ngô Đạo Tử họa hình Khổng Tử, cũng có đeo trường kiếm. Sang đời Tần Hán, hiệp khách và giới sĩ đại phu đeo kiếm để thêm uy nghi. Vì thế món võ khí này có một giá trị đặc biệt.
Đây là bộ kẹp kiếm bằng ngọc :
LOT # HM 0020 ( Bộ kẹp kiếm - Jade Sword scabbard )
Thời Chiến Quốc kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần năm 221 TCN. Thông thường nó được coi là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu .
Các hình tạo tác rồng được khắc từ ngọc theo kiểu mẩu đời Hán :
LOT # HM 0021
LOT # HM 0022
LOT # HM 0023
LOT # HM 0024
LOT # HM 0025
LOT # HM 0026 - Rồng Huan được chế tác từ ngọc , được đeo như biểu tượng quyền lực
LOT # HM 0027
LOT # HM 0028 - Lưỡi búa, vũ khí bằng ngọc làm biểu cho quyền lực.Tượng Hình chim Phụng Hoàng bắt đầu xuất hiện làm vật biểu tượng cùng chung với rồng.
LOT # HM 0029
Ấn và triện có khắc chử : Quan Vũ ( Quan Công ) Chi Ấn
Đồ trang sức thời nhà Đường (năm 618 – năm 907) là triều đại kế tiếp nhà Tùy. Nhà Đường được các nhà sử học coi như là đỉnh cao trong nền văn minh Trung Hoa ngang bằn thời nhà Hán.
LOT # HM 0030
Các kiểu ngọc khắc theo lối tạo tác nhà Đường
LOT # HM 0031
LOT # HM 0032
LOT # HM 0033 - Ly uống Rượu hình sừng có hoa văn theo lối đời Hán .
LOT # HM 0034
LOT # HM 0035
Rồng thời Hán có khi được tạo tác dưới dạng hình con nghê dành cho trang trí, phong thủy hay biểu trưng của sự phát đạt ...
Năm 138 TCN trào Hán Vũ Đế, Trương Khiên mạo hiểm 30 năm, hoàn thành sứ mạng mở cánh cửa cho nhà Hán ra phương Tây. Từ thành Dunhuang/Đôn Hoàng đến Khotan, dần dần thành hình một con đường, men giữa sa mạc Taklamakan và rặng Kunlun/núi Ngọc nối với Con Đuờng Ngọc Bích đã sẵn có. Từ đó, triều Hán mới biết tới nephrite Khotan . Ngày nay, ngưòi Trung Hoa gọi vùng này là Hetien, thuộc vùng tự trị Tân Cương. Ngọc ở đó, họ gọi là ngọc Hetian. (ngọc Hòa Điền ) .
LOT # HM 0036 - Tô ngọc được làm bằng Ngọc Trắng Hòa Điền đời Thanh
LOT # HM 0037
Ngọc trắng đời Thanh có con dấu Khang Hy ngự dụng
LOT # HM 0038
LOT # HM 0039 - Bộ ấm trà bằng ngọc trắng Hòa Điền đời Thanh
Đồ Ngự dụng có khắc dấu triện của vua Càng Long
LOT # HM 0040
LOT # HM 0041
LOT # HM 0042 - Chậu bằng ngọc bích đời Thanh có triện Thanh Cao Tông
LOT # HM 0043
LOT # HM 0044 - Cuốn sách bằng bích ngọc : Ngũ Phúc Kinh đời Thanh .
LOT # HM 0045 - Vật đựng văn thư bằng bích ngọc của Ung Chính đời Thanh
Bộ ấn Quốc Tỷ Truyền Quốc được khắc chử Hán cùng chử Mản Thanh đời Thanh.
LOT # HM 0046
LOT # HM 0047
LOT # HM 0048
LOT # HM 0049
Các vật đeo trang sức bằng ngọc
LOT # HM 0050
LOT # HM 0051
LOT # HM 0052 - Trâm ngọc cùng dây đeo .
LOT # HM 0053
LOT # HM 0054
Ấn ngọc
LOT # HM 0055
LOT # HM 0056
Tượng Quan Công và Đức Phật Thích Ca bằng ngọc trắng
LOT # HM 0057
LOT # HM 0058
LOT # HM 0059
LOT # HM 0060
LOT # HM 0061
LOT # HM 0062
LOT # HM 0063
LOT # HM 0064
LOT # HM 0065
LOT # HM 0066
LOT # HM 0067
LOT # HM 0068 - Hốt ngọc - Cây Như Ý
LOT # HM 0069 - Bình được tạo tác bằng ngọc Brazil
LOT # HM 0070 - Hai cây Phurba bằng ngọc, báu vật của Tây Tạng .
LOT # HM 0071 - Bình được tạo tác bằng đá floride .
Đá thổ sơn :
LOT # HM 0072
LOT # HM 0073
LOT # HM 0074
Đá thổ sơn
LOT # HM 0075
LOT # HM 0076
LOT # HM 0077
LOT # HM 0078
Hổ phách - Amber
LOT # HM 0079
LOT # HM 0080
LOT # HM 0081
LOT # HM 0082
Bình đồng đời Thanh
LOT # HM 0083
Tượng Phước-lộc-thọ đời Thanh
LOT # HM 0084
Gốm và tượng đời Thanh
LOT # HM 0085
LOT # HM 0086
LOT # HM 0087 - Gốm đời Thanh
LOT # HM 0088 - Gốm đời Tống.
LOT # HM 0089 - Gốm đời Minh .
LOT # HM 0090 - Gốm đời Minh .
LOT # HM 0091 - Gốm đời Minh .
LOT # HM 0092 - Con hà mã được tạo tác bằng ngà voi
LOT # HM 0093 - Tượng Lão Tử .