Thursday, June 30, 2011

Cái Rìu của tổ tiên chúng ta cũng có một sự tích lý thú, được đặt thành tên dân tộc: Về ý nghĩa của tộc danh Việt, lâu nay một số người dựa trên dạng chữ Hán hiện đại [越] có chứa bộ tẩu [走] của chữ này để giải thích rằng Việt nghĩa là chạy, vượt. Thực ra chữ Việt trong Hán tự đã trải qua nhiều cách viết rất khác nhau, đây là tên gọi có từ lâu đời (họ Việt[粤] –thường, chủng Bách Việt được nhắc đến trong sử Bắc từ rất sớm).
Theo Bình Nguyên Lộc (7), việt [钺] vốn là tên gọi một loại công cụ kiêm vũ khí rất đặc thù của người Việt cổ : cái rìu. Như chúng ta đã biết, khảo cổ học đã tìm được ở khắp nơi trong địa bàn cư trú của người Việt cổ rất nhiều loại rìu với các nguyên liệu khác nhau (đá, đồng, sắt) như rìu đá có tay cầm, rìu đồng hình tứ giác, rìu đồng lưỡi xéo. Trong ngôn ngữ Nam-Á cổ đại, rìu hay dìu có lẽ đã được phát âm là “uỵt” hoặc một âm gì đó tương tự (các truyền thuyết Mường gọi vua Việt là Bua Dịt hay Dịt Dàng). Khi tiếp xúc với người phương Nam, tổ tiên người Hán, với tính cách du mục vốn có, đã rất chú ý đến loại công cụ có thể được dùng như vũ khí này, coi nó là đặc trưng quan trọng của ngưòi phương Nam nên đã gọi họ là bọn Rìu : “Uỵt” được phiên âm qua tiếng Hán cổ (tiếng Quảng Đông-vùng Bách Việt), rồi từ tiếng Hán lại phiên âm trở lại theo cách đọc Hán-Việt thành Việt. Chính cái vật chất là cái rìu lưõi xéo có cán đã là nguyên mẫu để tổ tiên người Trung Hoa, khi tiếp xúc với phương Nam, đã mô phỏng theo đó mà tạo nên chữ Việt nguyên thủy. Còn trong tiếng Việt, chữ”Uỵt” nguyên thủy ở bản địa đã trải qua nhiều biến đổi ngữ âm để có được bộ mặt của chữ rìu hiện nay cùng với cả một họ các từ gần nghĩa : rìu , rèn, rào, dao , rựa , ... Bên cạnh đó, cho đến gần đây vẫn có một chữ Việt với tư cách danh từ chung có nghĩa là rìu ; nó xuất hiện trong kết hợp phủ việt (phủ = búa, việt = rìu), tương tự giống trường hợp chữ Ná người Hán mượn rồi trở về ta là chữ Nỏ.
chim cắt là chim Rìu, chim Việt, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế. Viêm Đế có họ Khương (Sừng) có chim biểu là chim mũ Sừng, Mường ngữ gọi là chim Khướng (biến âm của Khương) và Anh ngữ gọi là Hornbill (chim mỏ sừng). Việt có một nghĩa là Rìu thì phải hiểu Rìu Việt là Rìu mỏ chim Rìu, chim Cắt. Việt là một đại tộc của thần mặt trời Viêm Đế. Việt là Rìu, là rìu chim Cắt, chim Rìu.



Thời Thương Chu Việt được sử dụng vừa như là vũ khí vừa như là nghi trượng. Vua dùng Việt để biểu thị vương quyền, Tướng dùng Việt để biểu thị tướng quyền. Sử Ký ghi Chu Võ Vương dùng Hoàng Việt, Chu Công dùng Đại Việt,Thiệu công dùng Tiểu Việt. Thời cổ đại vua thường ban cho đại thần “Thanh đồng Việt” mang ý nghĩa giao cho họ quyền cầm quân và quyền chinh phạt để phò tá và bảo vệ vương quyền.
Tại sao có danh xưng Việt, Văn hóa Lương Chử khai quật được ở tỉnh Chiết Giang cho ta câu trả lời:
Ngọc Việt đào được tại Chiết Giang,văn hóa Lương Chử, là tượng chứng quyền lực của thủ lãnh người Việt. Việt Tộc do đó mà gọi tên là Việt (wet,vet,viet) là khí vật điển hình của văn hóa Bách Việt, lưu truyền phạm vi bao quát Đông Nam Á và một bộ phận các đảo Thái bình dương. Trong số văn vật của Triều Thương có thể tìm thấy Thanh đồng Việt (rìu bằng đồng xanh), và một dạng Ngọc Tông có khả năng là một bộ phận nhân tố văn hóa của nhóm người Việt ở đông bộ di chuyển lên phía bắc được người Ân du nhập về (chủ thể là tộc Đông Di)”.(theo Baiyueren)

   Ríu Trận thuôc loại Binh-Khí Chấn-Nện, phôi-thai từ lưỡi Rìu Đồng cổ xưa, để trở thành một loại Búa Trận gọi là Đao-Phủ, mà ngày nay gọi vắn-tắt là Phủ.

Búa Trận gồm có hai loại :
1 - Búa Trận không gắn lưỡi Dáo, gọi là Phủ (), được chia ra làm ba thứ :

a) Song-Phủ (双 ) : Đó là thứ Búa Trận không gắn Lưỡi Dáo và cán ngắn để sử-dụng một cặp ;

b) Độc-Phủ (獨 ) : Đó là thứ Búa Trận không gắn Lưỡi Dáo và cán dài trung-bình ;

c) Đại-Phủ (大 斧) : Đó là thứ Búa Trận không gắn Lưỡi Dáo, nhưng có móc ngạnh sắc bén phía đối-diện với lưỡi Búa Riều, có cán dài để sử-dụng bằng hai tay, và được gọi là «Khai Sơn Đại Phủ» (開 山 大 斧) .
Loại Đại-Phủ này là binh-khí thường được sử dụng ở Trung-Hoa nhiều hơn là ở Việt-Nam và nhất là được tướng-sĩ triều Nhà Liêu (Liao - 915–1125) và Tây-Liêu (1124–1218) ngày xưa ưa chuộng. Hùng-tướng La-Tinh-Hải của Tây-Liêu đã từng nổi danh xưa kia nhờ cây Khai Sơn Đại Phủ này.


2 - Búa Trận có gắn lưỡi Dáo, gọi là Việt (), được chia ra làm hai thứ :

a) Song-Việt (双 ) : Đó là thứ Búa Trận có gắn Lưỡi Dáo và cán ngắn để sử-dụng một cặp ;

b) Đại Phủ-Việt (大 斧 鉞) : Đó là thứ Búa Trận có gắn Lưỡi Dáo và cán dài để sử-dụng bằng hai tay.
Loại Búa Trận Đại Phủ-Việt này trọng-lượng tương-đối nhẹ hơn loại Khai Sơn Đại Phủ và là loại binh-khí thường được sử-dụng xưa nay tại nước Việt nhiều hơn là ở Trung-Quốc. Mãi tới thời Nhà NGUYỄN (1802-1945) Đại Phủ-Việt này vẫn còn được chọn để sử-dụng trong ngày Tế Lễ Đàn NAM-GIAO
 
Chữ Việt (yuè) cũng viết là “”. Việt là búa lớn (đại phủ) ta gọi là Rìu thường nói chung là “Phủ Việt”( 斧戉).
Về sau chữ Việt được ghi theo dạng:
Theo tự dạng này chữ Việt có thêm bên cạnh chữ thổ nằm trên chữ chỉ , hai chữ này ghép lại chính là chữ chỉ có nghĩa là nơi chốn chỗ ở, cơ sở, nền móng.Cấu trúc này khẳng định người sử dụng Việt có quyền uy nơi chính lãnh địa của họ. Và chữ Việt này đã được dùng để gọi tên chủng tộc Việt. Phải nói đây là chủ quan của người tạo chữ vuông, họ tự hào chủng tộc họ mang tên, một chủng tộc có lãnh thổ và có quyền uy với sức mạnh được biểu trưng trên vũ khí và quyền trượng việt. Nói chính xác hơn họ là người Việt, đã tạo ra chữ của người Việt, chữ khối vuông. Họ có đất đai, có sức mạnh, đã định cư chứ không nay đây mai đó như người du mục.
Người Hoa là người đến sau, không phải là người tạo chữ nên chỉ được chọn một bông hoa mỏng manh để làm chữ:
Kim Văn Triện
Nhưng khi lịch sử đã sang trang, mọi chuyện đều có thể đảo ngược, cánh hoa yếu ớt đó đã quật ngã cái búa việt cứng rắn, chủng Việt thua trận, chủng Hoa lên ngôi, cùng với chiến thắng chữ Hoa cũng bước lên đài vinh quang mang thêm nhiều nghĩa quang huy, quang thái, phồn vinh, rực rỡ. Chữ Việt cùng chung số phận của chủng Việt ly tán, biến thái. Chữ Việt xuống nghĩa bi ai: chạy, ngã đổ, tan tác!Khuôn mặt oai hùng của chữ Việt cũng bị kẻ thắng trận làm biến dạng méo mó.
Từ dạng chữ (gồm chỉ và Việt) đã bị đổi thành ( gồm chữ tẩu và việt).Việc thay đổi này rất nhẹ nhàng thoạt nhìn chẳng xáo trộn nhiều,nhưng chỉ một cái rạch nhẹ của lưỡi lam trên mặt mỹ nhân cũng đủ làm tan nát một khuôn mặt khả ái, chữ Việt trước (chữ Việt nguyên thủy) với vũ khí khẳng định quyền uy thì chữ Việt sau (chữ Việt biến thái) đã được cách điệu lại diễn cảnh người ôm vũ khí bại tẩu. Trên Kim văn có họa đồ chữ tẩu rất sinh động,hình đó diễn tả cảnh con người bỏ chạy khỏi vị trí của mình:
Chữ Tẩu trên Kim Văn (Chung Đỉnh văn).
Cũng có ý kiến nói rằng Việt là vượt, là siêu việt nhưng nghĩa này chỉ là nghĩa phát triển về sau chứ thâm ý của người cải biên chữ Việt theo dạng Tiểu Triện thì không phải như vậy.
Ngay thời cực thịnh của nước Việt,Câu Tiễn vượt Trường Giang vào Trung Nguyên xưng bá cũng chưa có chữ Việt có bộ tẩu,chữ Việt trên thanh kiếm của Câu Tiễn đã nói lên điều này.
(Bốn chữ sau là “Việt Vương tự tác” trích trên thanh “Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm”)
Thói đời không ai không nghĩ tốt về mình, về người thân, về dòng họ, về chủng tộc của mình, chữ Việt nguyên thủy là bài ca về sức mạnh,về quyền lực của chủng Việt nên ta có thể nói chữ đó phải do người của chủng Việt tạo ra, thêm nữa nhà Thương cũng là triều đại của chủng Việt chứ không
phải là chủng Hoa (xin xem bài Ghét đời Kiệt Trụ-cùng tác giả), chữ khối vuông xuất hiện vào đời nhà Thương thì sự kiện chứng càng mạnh hơn nữa.
Chỉ có đối phương mới mạt sát đối thủ của mình, việc sửa lưng chữ Việt làm biến dạng nó từ chữ “chỉ” xác định địa bàn sang chữ “tẩu” bỏ địa bàn chạy khỏi địa bàn thì chỉ có người Hoa mới làm thế sau khi đã chiến thắng người Việt, sáp nhập mọi tài sản của người Việt vào tài sản của mình.
Tần Thủy Hoàng sau khi tiêu diệt lục quốc thống nhất Trung Hoa đã ra lịnh chỉnh lý,thống nhất chữ viết, định dạng chữ viết chuẩn gọi là Tiểu triện đã hoàn toàn xóa bỏ khuôn mặt chữ viết của người Việt bằng cái áo khoát màu Hoa, nhưng đâu đó trong cách viết chữ Hán vẫn không ngơi bàng bạc hồn Việt.
Lịch sử hào hùng của chữ Việt đã được thay bằng trang bi sử, vậy người Việt có nên giữ mãi hình dạng chữ này để nhắc mình nhớ mãi cảnh bại vong của cả một chủng tộc! Riêng tôi, tôi chỉ ước gì được thay hai chữ Việt Nam 越南 bằng hai chữ “Việt Nam - Tổ Quốc tôi”.
Có thể xem chữ Việt này cũng có nghĩa tương đồng với chữ Hán (chỉ dân tộc Trung Hoa) và chữ Hãn /Khan của Mông Cổ đều dùng để chỉ quyền lãnh đạo.

http://www.hoidautieng.com/baiviet/ChuViet.htm

Tuesday, June 28, 2011

Thị chư thiền lão tham vấn thiền chỉ Lý Thái Tông


示諸禪老參問禪旨  -  李太宗 
般若真無宗,
人空我亦空。
過現未來佛,
法性本相同。

 
Thị chư thiền lão tham vấn thiền chỉ -  Lý Thái Tông 

 Bát nhã chân vô tông ,
Nhân không, ngã diệc không .
Quá hiện vị lai Phật ,
Pháp tính bản tương đồng .

Trả lời các vị thiền lão hỏi về yếu chỉ đạo thiền  

Trí huệ vốn không gốc ,
Không phải ai Không phải ta .
Trước phật sau phật vô lượng phật,
Pháp tính kìa sen nỡ một tòa
.

Badmonk - Tâm Nhiên

Lý Thái Tông 李太宗 (1000-1054) tên là Lý Phật Mã 李佛瑪, huý Đức Chính, sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (1000) tại châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, con trưởng của vua Lý Thái Tổ. Ông lên ngôi năm 1028, ở ngôi 27 năm, mất ngày 1 tháng Mười năm Giáp Ngọ (1054), làm vua trong đời thịnh trị của nhà Lý. Ông là người thông minh, lập được nhiều chiến công, thích nghiên cứu sách vở, thơ văn, âm nhạc và đạo Phật, luôn quan tâm đến đời sống của dân chúng, coi trọng việc mở mang kinh tế. Ông thường hay bàn bạc về giáo lý nhà Phật với các bậc thiền lão. Lê Quý Đôn (trong Toàn Việt thi lục) từng so sánh Lý Thái Tông với vua Quang Vũ nhà Hán. Ông mất ngày 1 tháng Mười năm Giáp ngọ (tức ngày 3 tháng Mười một năm 1054), làm vua 27 năm, thọ 55 tuổi.

Tác phẩm: hiện còn 2 bài chiếu, 2 bài thơ. Ngoài ra, vào năm 1042, ông còn ra lệnh cho một số quan lại đương thời biên soạn bộ Hình thư làm nền tảng pháp luật của triều đại mình. Tác phẩm này hiện đã mất.

Monday, June 27, 2011

By a house collapsed A pear-tree is blooming Here a battle was fought






Nashi saku ya
ikusa no ato no
kuzure ie  -  Masaoka Shiki


By a house collapsed
A pear-tree is blooming
Here a battle was fought



Dừng lại nơi đây giây phút này
Hoa lê trong gió thoảng đâu đây
Biết đâu hôm trước căn nhà ấy

Là bãi chiến trường có ai hay

Badmonk - Tâm Nhiên 

Thính vũ Nguyễn Trãi



聽雨 - 阮廌

寂寞幽齋裏,
終宵聽雨聲。
蕭騷驚客枕,
點滴數殘更。
隔竹敲窗密,
和鐘入夢清。
吟餘渾不寐,
斷續到天明。

Thính vũ - Nguyễn Trãi

Tịch mịch u trai lý,
Chung tiêu thính vũ thanh.
Tiêu hao kinh khách chẩm!
Điểm trích sổ tàn canh.
Cách trúc xao song mật,
Hoà chung nhập mộng thanh.
Ngâm dư hồn bất mị,
Đoạn tục đáo thiên minh.

NGHE MƯA
Đêm thơm phòng vắng lạnh quanh vườn
Nghe mưa sầu ý rụng muôn phương
Mưa xuống hoa khuya trôi phấn mỏng
Ngổn ngang tâm sự gió cùng sương
Trúc vườn xào xạc khua song cửa
Nửa hồi chuông mộng nữa ba sinh 
Ngâm xong giấc ngủ sao chẳng đến
Chập chờn chấp nối tận bình minh


Badmonk - Tâm Nhiên

TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ Trần Quang Khải



頌 駕 還 京 師 - 陳 光 凱

奪 槊 章 陽 渡
擒 胡 函 子 關
太 平 須 努 力
萬 古 此 江 山


TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ - Trần Quang Khải

Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.


PHÒ GIÁ VỀ KINH

Chương Dương đoạt giáo quân thù,
Cửa Thiêng Hàm Tử cầm tù rợ Nguyên.
Thái bình gắng sức trung kiên,
Non sông đứng vững như kiền muôn thu .

Badmonk - Tâm Nhiên

Sunday, June 26, 2011

Đề Đông Sơn tự Trần Minh Tông

Photobucket

題東山寺 -  陳明宗

雲似青山山似雲,
雲山長與老僧親。
自從圓公去世後,
天下釋子空無人。

Đề Đông Sơn tự - Trần Minh Tông

Vân tự thanh sơn sơn tự vân,
Vân sơn trường dữ lão tăng thân.
Tự tòng Viên công khứ thế hậu,
Thiên hạ Thích tử không vô nhân.

VIẾT Ở CHÙA ĐÔNG SƠN

Sắc mây mầu núi một mầu
Sư ông làm bạn cùng bầu núi mây
Viên công viên tịch đến nay
Hồng trần Phật tử chẳng hay mất còn


Badmonk - Tâm nhiên

Trần Minh Tông 陳明宗 (1300-1357), tên huý là Trần Mạnh 陳孟, là con thứ tư vua Trần Anh Tông, cháu ngoại của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, sinh ngày 21 tháng Tám năm Canh Tý (4-9-1300), mất ngày 19 tháng Hai năm Đinh Dậu (10-3-1357).
Thuở nhỏ, vua cha sợ ông khó nuôi như các hoàng tử khác nên Trần Nhật Duật đã nhận ông về nuôi nấng, dạy dỗ như con. Năm 15 tuổi, vua cha lên làm thượng hoàng, Trần Minh Tông được kế vị, trở thành vị hoàng đế thứ năm của triều Trần.
Trong 15 năm làm vua (1314-1329) và 28 năm làm thượng hoàng (1329-1357), Trần Minh Tông đã ban hành nhiều chính sách nhằm củng cố thêm cơ nghiệp nhà Trần. Ông tỏ ra cứng rắn hơn trong việc dùng sức mạnh để quét sạch các lực lượng quấy rối biên giới phía Tây và phía Nam, bảo đảm một bờ cõi yên ổn và vững mạnh. Trong quan hệ với nhà Nguyên, ông vẫn giữ thái độ mềm dẻo nhưng không nhân nhượng, chủ động chống mọi âm mưu lấn đất, nhòm ngó của họ. Về nội trị, Minh Tông chú ý đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, kêu gọi vương hầu trả lại ruộng đất lấn chiếm, giải quyết thoả đáng các vụ tranh chấp ruộng đất. Nho học được đề cao hơn, Phật học giảm dần uy thế. Minh Tông không xuất gia như các tiên đế, ông dặn dò các hoàng hậu cũng đừng đi tu. Dưới triều đại ông, truyền thống cởi mở, thân ái giữa vua tôi vẫn được duy trì. Hai thế hệ sĩ phu - lão thành và trẻ tuổi - đều được thi thố tài năng như nhau, nên sử sách đời sau bình luận rằng thời này "nhân tài đầy dẫy". Tuy nhiên, về cuối triều Minh Tông, mâu thuẫn trong triều dần dần trở nên gay gắt, hình thành những phe phái đối lập, có lúc phát thành những vụ thanh toán tàn khốc đẫm máu. Nhà vua cũng không đủ sáng suốt nên chính ông cũng bị lôi kéo vào những vụ đó, để sau này ông đã phải hối hận.
Về thơ văn, mặc dù khi lâm chung, Minh Tông có sai đốt hết đi, nhưng ngày nay vẫn còn giữ lại được một số. Có thể nói, dưới những sắc thái khác nhau, thơ ông đã phản ánh trung thực tư tưởng, tình cảm và tính cách vủa ông. Qua thơ, Minh Tông tỏ ra là một vị vua có tinh thần chủ động, năng nổ với việc nước, ưu ái đối với các bề tôi giỏi, thương yêu dân chúng trong bờ cõi và cả dân chúng các nước láng giềng. Thơ Minh Tông hùnh hồn, phóng khoáng, nhưng cũng bình dị, tự nhiên, tinh tế. Nhà thơ không ngần ngại bộc bạch những tâm sự sâu kín, những lỗi lầm thời trẻ mà sau này ông mới nhận thức được.
Tác phẩm có "Minh Tông thi tập", 1 quyển, nay đã mất. Hiện chỉ còn 25 bài thơ chép rải rác trong "Toàn Việt thi lục", "Trần triều thế phả hành trạng", "Việt âm thi tập", "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Nam Ông mộng lục". Ngoài ra còn một bài tựa cho tập "Đại hương hải ấn thi" của Trần Nhân Tông.

Saturday, June 25, 2011

Cảm hoài Bảo Giám Thiền Sư

Photobucket
 
感懷 - 寶鑑禪師
(其二)
智者猶如月在天,
光含塵剎照無邊。
若人要識須分別,
嶺上扶疏鎖暮煙。


Cảm hoài - Bảo Giám Thiền Sư
(kỳ nhị )
Trí giả do như nguyệt tại thiên,
Quang hàm trần sát chiếu vô biên.
Nhược nhân yếu thức tu phân biệt,
Lĩnh thượng phù sơ toả mộ yên.

CẢM HOÀI

(Bài hai)
Trí huệ như trăng sáng giữa trời,
Quang minh cát bụi tỏa muôn nơi .
Ai cầu cảm ứng đừng phân biệt,
Bóng khói nương chiều nhè nhẹ rơi .


Badmonk - Tâm Nhiên

Bảo Giám thiền sư 寶鑑禪師 (?-1173) tên tục là Kiều Phù 喬浮, người hương Trung Thuỵ, chưa rõ năm sinh. Lúc bé học đạo Nho, thông hiểu ngũ kinh, lại có tài vẽ khéo, viết đẹp. Tính giản dị, điềm đạm.
Đời vua Lý Anh Tông (1137-1175) làm đến chức Hậu xá nhân. Vì hâm mộ đạo Phật mà năm 30 tuổi bỏ quan, đến chùa Bảo Phúc, hương Đa Vân, quận Mỹ Lăng cắt tóc đi tu, thuộc thế hệ thứ chín, dòng thiền Quan bích. Đến khi nhà sư trụ trì chùa này mất, ông bèn lên thay. Những bài văn sám, tụng dùng trong chùa đều do tay ông viết.
Ông mất ngày 7 tháng Năm năm Quý Tỵ, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ mười một (tức ngày 18 tháng sáu năm 1173)

Friday, June 24, 2011

Sơn trung Nguyễn phi Khanh

Photobucket

山中 - 阮飛卿

雨餘煙樹籠籠翠
日暮寒雲冉冉生
睡醒不知春早晚
深山啼到杜鵑聲

Sơn trung - Nguyễn phi Khanh

Vũ dư yên thụ lung lung thúy
Nhật mộ hàn vân nhiễm nhiễm sinh
Thụy tỉnh bất tri xuân tảo vãn
Thâm sơn đề đáo đỗ quyên thanh

Ở trong núi


Sau mưa cây quyện khói lam chiều
Mây hồng lẫn trắng nhẹ phiêu diêu
Tỉnh mộng mới hay xuân đã hết
Rừng sâu vọng tiếng đỗ quyên kiêu


Badmonk - Tâm Nhiên

Tuesday, June 21, 2011

Photobucket



Nashi saku ya
ikusa no ato no
kuzure ie  -  Masaoka Shiki

The pear blossoming . .
after the battle this
ruined house

Dừng lại nơi đây giây phút này
Hoa lê trong gió thoảng đâu đây
Biết đâu hôm trước căn nhà ấy
Là bãi chiến trường có ai hay

Badmonk - Tâm Nhiên 
Photobucket



yukaze ya
shirobara no hana
mina ugoku - Masaoka Shiki (1867-1902)

In the evening breeze,
the white roses
all move.

Chiều gió run run về mơn trớn
Hoa hồng trắng nở phải vì yêu ?

Wednesday, June 8, 2011

Lưu Gia độ Trần Quang Khải

Photobucket

劉 家 渡  -  陳光啓(凱?)


劉家渡口樹參天,
扈從東行昔泊船。
舊塔江亭秋水上,
荒祠古塚石麟前。
太平圖誌幾千里,
阮代山河二百年。
 詩客重來頭髮白,
梅花如雪照晴川。


Lưu Gia độ - Trần Quang Khải





Lưu Gia độ khẩu thụ tham thiên,
Hỗ tụng đông hành tích bạc thuyền.
Cựu tháp giang đình lưu thủy thượng,
Hoang tử cổ trùng thạch lân tiền.
Thái bình đồ chí kỷ thiên lý,
Lý đại quan hà nhị bách niên.
Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên

BẾN ĐÒ LƯU GIA 
Bến nước Lưu Gia cây chạm trời
Xưa thuyền phò giá từng ghé chơi
Sông thu soi bóng đền cổ tháp
Mồ hoang lân đá lạnh lùng phơi
Thái bình mở nước dài muôn dặm
Cơ đồ triều Lý hai trăm năm
Khách thơ bạc tóc về thăm lại
Thấy mai mầu tuyết nở ven sông

Badmonk  -  Tâm Nhiên


Trần Quang Khải sinh năm 1240, mất năm 1294, là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.
Dưới triều Trần Thánh Tông (1258 - 1278). Trần Quang Khải được phong tước Chiêu minh đại vương. Năm 1274, ông được giao giữ chức Tướng quốc Thái úy. Năm 1282, dưới triều Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng tướng Thái sư, nắm giữ quyền nội chính. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Trần Quốc Tuấn, có nhiều công lao lớn trên chiến trường.
Trong sự nghiệp quân sự của Thượng tướng Trần Quang Khải, thì trận ông chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5-1285 "là chiến công to nhất lúc bấy giờ", như sử sách từng ca ngợi.
Trần Quang Khải còn là một nhà ngoại giao giỏi. Năm 1281, khi nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Việt Nam lần thứ hai, chúng cho Sài Thung đem 1.000 quân đưa bọn Trần Dĩ ái về nước. Khi tới biên giới, quân Nguyên bị nhà Trần phục đánh. Trần Dĩ ái bỏ chạy. Sài Thung được "rước" về Thăng Long để dùng vào kế hoãn binh để có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với giặc. Lúc Sài Thung về Trung Quốc, Trần Quang Khải làm bài thơ tiễn tặng rất thân, nhã, đoạn kết có câu viết:
Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện,
Ân cần ác thủ tự huyên lương.


(Chưa biết ngày nào lại cùng gặp mặt,
Để ân cần nắm tay nhau hàn huyên).
Đối với viên sứ giả hống hách của một nước sắp tràn quân sang xâm lược, thái độ Trần Quang Khải vẫn ung dung, niềm nở như vậy, đó cũng thể hiện một nghệ thuật ngoại giao khôn khéo của ông và con người Việt Nam thời ấy.
Trong văn học sử Việt Nam, Trần Quang Khải là một nhà thơ có vị trí không nhỏ. Thơ ông sáng tác có tập Lạc đạo, nay đã thất truyền, chỉ còn lưu được một số bài. Là một vị tướng cầm quân xông pha khắp trận mạc đánh giặc, song thơ ông lại "thanh thoát, nhàn nhã", "sâu xa, lý thú" (Phan Huy Chú). ấy cũng là cốt cách phong thái của các vua Trần, của người Việt Nam ngàn đời nay.( Theo GS Trần Quốc Vượng )Trần Quốc Vượng